Tôi có vài câu hỏi cần các chuyên gia phân tích vĩ mô, học giả, nhà đầu tư lão luyện trả lời giúp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gaconhocchoichung, 03/10/2022.

2742 người đang online, trong đó có 1096 thành viên. 17:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 4812 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    7.388
    Trong năm đỉnh điểm dịch Covid 2020, theo số liệu của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, tháng 7-2021, thống kê từ 197 quốc gia, lãnh thổ), tính đến hết quý 2-2021, thế giới đã cam kết chi 17.910 tỷ USD, tương đương 15,9% GDP toàn cầu năm 2020, trong đó khoảng 10.905 tỷ USD (9,7% GDP, chiếm 61% tổng các gói hỗ trợ) là các gói hỗ trợ tài khóa, còn lại 7.005 tỷ USD (6,2% GDP, chiếm 39%) là các giải pháp tiền tệ. Riêng Mỹ đã đưa ra các gói hỗ trợ với tổng giá trị khoảng 5.838 tỷ USD, tương đương khoảng 28% GDP của Mỹ năm 2020.
    1. Vấn đề thứ nhất: Mỹ đưa ra gói hỗ trợ tương đương khoảng 28% GDP trong khi tăng trưởng GDP của Mỹ năm2020 là -3,5% và 2021 là 5,7%. Tính chung 2 năm là 2,2%. Nếu đơn giản hóa vấn đề thì USD phải mất giá khoảng 26%. Trong khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2020 là 2,9% và 2021 là 2,6%, các gói hỗ trợ 2020 khoảng 129.000 tỷ, 2021 là khoảng 138.000 tỷ chiếm khoảng gần 3% GDP. Như vậy theo gà em thì USD phải mất giá khoảng 28% so với VND nhưng tại sao USD vẫn không mất giá nhiều?
    2. Vấn đề thứ 2: mà gà em đã nhận định từ lâu, tất cả các nước phát triển đều in tiền nên các đồng tiền mạnh đều mất giá nhưng tại sao tỷ giá của các đồng tiền mạnh lại không chênh lệch nhiều? chẳng nhẽ các nước sử dụng ngoại tệ mạnh đều in tiền tương đương nhau, cái này em không được rõ lắm.
    3. Vấn đề thứ 3: theo như IMF, thế giới cam kết hỗ trợ covid tương đương 15,9% GDP trong khi tăng trưởng GDP toàn cầu 2020 là -3,1% và năm 2021 là 5,9% tức lạm phát toàn cầu phải là 13,1%. Vậy hiện lạm phát toàn cầu đang là bao nhiêu %?
    4. Vấn đề thứ tư: trong 2 năm Covid lượng tiền in ra rất nhiều nhưng cuối cùng dòng tiền ấy đã đi đâu? Gà em có đọc ở đâu đó cảnh báo bong bóng tiền ảo, chứng khoán, đất, năng lượng sạch, xe điện...Vậy bao giờ những thị trường này nổ tung. Tiền ảo nổ rồi, bất động sản nổ rồi, chứng khoán cũng nổ rồi, còn năng lượng sạch và xe điện nữa liệu có nổ không? bao giờ nổ?
    5. Vấn đề cuối cùng là: so với các cuộc khủng hoảng đã diễn ra trước đây thì mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng lần này thế nào? Đâu là điểm cuối cùng của tất cả những sự kiện trên?
    Rất mong được sự giúp đỡ của các chuyên gia, nhà đầu tư lão luyện và các học giả trả lời giúp.
    https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM216307
    https://baodautu.vn/nguon-luc-tai-chinh-nao-de-ho-tro-phuc-hoi-kinh-te-d156451.html
    https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van...ghiep-nguoi-dan-anh-huong-boi-covid-19-673516
    https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM226334
    https://consosukien.vn/kinh-te-the-...hoang-toi-va-con-duong-phuc-hoi-mong-manh.htm
    Last edited: 03/10/2022
  2. wtam007

    wtam007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    14.968
    Số liệu vn thì à thôi ko nói nhiều thì ai cũng biết. ;;);;)
    Mấy cái còn lại để gà con giải ngố:o):o)
    gaconhocchoichung thích bài này.
  3. TamSuHocDao2021

    TamSuHocDao2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2021
    Đã được thích:
    1.889
    Dạ câu hỏi này đúng thắc mắc của Gà như em, chắc cụ cũng gà như em nhỉ, nhưng đúng là cao siêu quá, ko thể lý giải nổi, mà trộm vía có lý giải được thì em cũng chả phải lên đây hóng làm gì
    gaconhocchoichung thích bài này.
  4. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    29.106
    Tại số liệu thống kế của bạn dựa trên quan niệm cố định tiền . Trong khi nó lại trượt =)) .
  5. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.644


    Tớ ko phải chuyên gia, học giả hay lão luyện gì cả, nhưng nay đang có tgian nên chém tý (ko biết đúng sai)

    (Trên các giả thiết lập luận và số liệu của bác)


    1/ USA có lạm phát nhưng dxy thì lại tăng giá (dxy là so giá trị $ với các đồng tiền mạnh khác). Như vậy về cơ bản là giá trị đồng $ tăng chứ ko phải giá trị đô giảm. Nên tỷ giá các đồng tiền khác so $ thường là giảm (kể cả đồng tiền ngoại tệ đó ko chịu lạm phát của nước đó). Như vậy vnd/$ chịu sức ép về giá trị $ tăng.


    2/ Khái niệm in tiền trong lập luận của bác có thể chưa đúng với chuẩn tắc thông thường được hiểu và sử dụng trong kinh tế học. Về mặt thực tiễn tỷ giá các đồng tiền đều biến động trong tgian vừa qua chứ ko phải là ko chênh lệch. Về mặt kinh tế, quốc gia in tiền phải dựa vào kinh tế lượng. Còn cung tiền khác in tiền. Khi nói cung tiền người ta hiểu ở phạm trù cung tiền M2. Ko dùng in tiền (M1) cho khái niệm cung tiền mà mọi người dùng.


    3/ Lạm phát là 1 phạm trù được hiểu thông dụng là giá cả hàng hoá. Có lạm phát cơ bản, lạm phát tiêu dùng, lạm phát giá tiền, lạm phát (khác) .


    Như vậy, khái niệm lạm phát thường được hiểu ở 2 góc độ là: Lạm phát cơ bản và lạm phát giá tiêu dùng ( chỉ số lạm phát đầu vào và chỉ số lạm phát đầu ra cuối)


    Như vậy, giá cổ phiếu tăng, giá giấy tờ có giá tăng ko tính vào lạm phát theo các cách hiểu trên. Hay giá vàng, bitcon... Cũng ko tính vào kn được hiểu về lạm phát...


    Như vậy, có những loại hàng hoá tăng giá nhưng ko được tính vào chỉ số lạm phát.


    Mặt khác, mỗi quốc gia lại tính chỉ số lạm phát (cơ bản, tiêu dùng) với trọng số hay công thức khác nhau .


    Từ những cái trên suy ra lượng tiền bơm ra (%) sẽ ko bao giờ khớp tuyến tính thẳng với gdp (%) và lạm phát. ( Dù kinh tế lượng và vi vĩ mô có công thức quan hệ này) nhưng về mặt thực tiễn thì nó quan hệ với nhau ko phải là đường thẳng tuyến tính. Nếu điều hành chính sách mà dùng cthuc đường thẳng sẽ phạm sai lầm điều hành vĩ mô. Và nếu nó là mối quan hệ dg thẳng thì các quốc gia trên tgioi này đã ko phải đau đầu để điều hành vĩ mô (ví dụ như hiện tại).


    4/ Vấn đề này hỏi ông trời.


    5/ Đây là vde nhạy cảm và có nói ra thì mỗi người 1 quan điểm khó có thể khẳng định ngay hiện tại và có thể dẫn tới tranh luận vô bổ và nếu (là luận điểm chuẩn xác) thì.... Đã có thể cứu cánh khủng hoảng kinh tế.


    Trên góc nhìn của tớ: Sự ổn định và cân bằng trở lại khi phương trình kinh tế lượng vĩ mô cân bằng.


    Hiện tại, chả có ai dám công bố phương trình cấp vũ trụ về kinh tế lượng vĩ mô (liên quan đến mọi tham số: tỷ giá, lạm phát, gdp, cung tiền, lãi suất....)


    Chỉ khi hàm phương trình này cân bằng (2 vế phương trình bằng nhau) thì kinh tế mới ổn định. Nếu 2 vế của pt là 1 bất đẳng (ko phải dấu bằng) thì càng lệnh nhau lớn khủng hoảng càng lớn, hậu quả của khủng hoảng càng mạnh.


    Về trực quan: Lượng tiền cân đối với lượng hàng và thanh khoản.


    Như vậy, bơm tiền quá cần tăng gdp để cân. Gdp tăng mạnh thì tiền cần dc bơm nhiều...


    ...
  6. ckhettien

    ckhettien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    4.803
    Nói thật trong kinh doanh 3thang nay không làm gì ra tiền..... hàng bán ra rất chậm...tê nhất trong các năm. tôi cũng đang dôi lòng về kte VN.
    Ngay cả Samsung cũng ế.. làm giãn ca...cho nghĩ phép..v.v
    :drm1:drm2:drm
    Tư tôi nghĩ ra kinh tế VN phục hồi tốt hơn thế giới.. rồi L cho lắm vào.
    Chém gió về vi mô mò mu..v.v trong khi DN khó khăn rất nhiều ko biết
    Vothuong623gaconhocchoichung thích bài này.
  7. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    7.388
    Cái vấn đề 1 và 2 em muốn hỏi bác là khi Mỹ bơm tiền thì dxy phải giảm tương ứng với các đồng tiền khác chứ, nhưng thực tế nó giảm rất ít nên khi nó tăng lãi suất thì các đồng tiền mạnh khác mất giá liền chưa kể đồng tiền yếu như mình.
    Cái vấn đề 3 thì theo em hiểu chiến tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng chỉ là lý do đi giải thích thôi, còn gốc rễ vấn đề vẫn là cung tiền hàng thập kỷ nay rồi, covid chỉ là giọt nước tràn ly thôi. Em cũng nghe rất nhiều về dư địa chính sách tài khóa của các quốc gia đã bị thu hẹp đáng kể từ 2018
    Vấn đề 5 thì em đồng ý với quan điểm của bác
  8. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.644
    Từ đó có thể thấy vde 3 và vde 5 là 2 vde mà tưởng đơn giản nhưng phức tạp.


    Nếu hiểu thô kệch về 1 hay hệ các phương trình kinh tế lượng với các tham số rời rạc ko liên quan nhau sẽ phạm sai lầm kinh tế dù (các pt đó đã được phổ cập, được dạy, được dùng...v.v.)


    Tôi vẫn cho rằng, mọi tham số đều liên quan nhau ở 1 phương trình kinh tế lượng duy nhất thì mới giải được bài toán điều hành kinh tế vĩ mô. Và phương trình này không thể là phương trình đường thẳng (bậc 1).


    Nên ko thể cộng trừ nhân chia ... Và như VN chúng ta không phải chỉ bơm (cung) có mấy trăm nghìn tỷ trong 2 năm dịch như bác chủ dẫn dắt.


    Về thực tế, chúng ta cung là 1 lượng tiền lớn hơn rất nhiều so với con số bác chủ nói.... Nhưng có thể VN cta có pt kinh tế kia nên mọi người thấy quá linh hoạt chứ ko chỉ ở con số khơi khơi ra .


    Ví dụ: Lượng $ đã mua trong 2 năm đó... Cung ra bao nhiều tỷ vnd vào nền kinh tế...
    binhnguyenpnam thích bài này.
  9. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    7.388
    Về trực quan: Lượng tiền cân đối với lượng hàng và thanh khoản.


    Như vậy, bơm tiền quá cần tăng gdp để cân. Gdp tăng mạnh thì tiền cần dc bơm nhiều...
    --- Gộp bài viết, 03/10/2022, Bài cũ: 03/10/2022 ---
    Lượng $ đã mua trong 2 năm đó... Cung ra bao nhiều tỷ vnd vào nền kinh tế...
    đó, em cũng đi tìm câu trả lời đó, lượng tiền in ra mua USD thì đáng lẽ VND cũng phải mất giá chứ, hay lượng USD mình mua vào quá ít?
    binhnguyenpnam thích bài này.
  10. CPBee

    CPBee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2020
    Đã được thích:
    164
    Trước tiên bạn gà hãy tìm hiểu sức mạnh của đồng tiền USD đứng thứ mấy thế giới, đồng vnd xếp thứ mấy thế giới.
    thứ 2 người ta đo lường sức mạnh của đồng tiền bằng cách nào
    thứ 3 tại sao người ta có thể in tiền thoải mái mà hầu như đều phải cân nhắc rất kỹ trước khi in tiền
    Tìm hiểu xong chắc bạn gà ko cần câu trả lời mấy câu bạn đã hỏi. :D
    ngoisaoxanhatchungtruong thích bài này.

Chia sẻ trang này