Tội nghiệp Anh Đức quá, sóng gió cứ liên tiếp.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi antishino, 27/03/2019.

2004 người đang online, trong đó có 801 thành viên. 20:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5564 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. antishino

    antishino Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2007
    Đã được thích:
    46
    Campuchia thu hồi đất từ Hoàng Anh Gia Lai để trả dân

    Mười hai cộng đồng bản địa tại tỉnh Ratanakiri ở miền đông bắc Campuchia vừa giành được thắng lợi quan trọng khi chính phủ tuyên bố trả lại phần đất rừng bị tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Việt Nam thâu tóm để làm đồn điền cao su quy mô lớn.

    Đây là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang phải đối diện với việc bị rà soát chặt chẽ hơn, Reuters tường thuật.

    Người dân địa phương đã có cuộc xung đột kéo dài cả thập niên với HAGL nhằm phản đối việc tước đoạt đất đai tổ tiên của họ để lại, tổ chức Inclusive Development International (IDI) chuyên hỗ trợ các cuộc đấu tranh phản đối việc cướp đất nói.

    QUẢNG CÁO
    Bầu Đức dọa kiện Global Witness

    Kêu gọi Arsenal 'tuyệt giao với HAGL'

    Fitch lại cảnh báo về Hoàng Anh Gia Lai

    Hôm thứ Ba, tỉnh trưởng tỉnh Ratanakari đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp trả lại 64 khu vực đất đai khỏi tổng diện tích đất đã lấy, bao gồm các phần rừng, đầm lầy và các nghĩa trang của những cộng đồng dân cư này.

    Việc trả lại đất mới chỉ là bước đầu, giám đốc điều hành của Highlanders Association, một tổ chức hoạt động vì quyền của dân bản địa tại Ratanakari, nói.

    Bà Dam Chanty trong tuyên bố của mình nói rằng người dân còn cần được bồi thường và cần được trợ giúp để có thể trở lại với phần đất, nước đó.

    Cái giá của phát triển
    [​IMG]
    Image captionRatanakiri thu hút du khách đến các vùng hồ và rừng xanh tươi
    Kể từ đầu thập niên 2000, Campuchia đã trao nhiều khu đất cho các công ty nước ngoài để đổi lấy việc họ đầu tư vào việc khai mỏ, xây nhà máy điện và các nông trường nhằm thúc đẩy kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

    Tuy nhiên, các thỏa thuận đó đã 'ăn' hết hơn 10% tổng diện tích đất của cả nước, tính đến 2012, và đẩy hơn 770 ngàn người vào cảnh mất nhà mất đất, các luật sư nhân quyền nói.

    Khiếu nại kéo dài
    Mười năm trước, HAGL được giao 19 ngàn hectare đất thuộc 12 cộng đồng dân bản địa nêu trên.

    Tới 2014, người dân địa phương đệ đơn khiếu nại lên Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài trợ cho các dự án của HAGL tại Campuchia và Lào, về các tác động môi trường và xã hội "nghiêm trọng".

    [​IMG]Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionNhiều diện tích rừng ở Campuchia được giải tỏa để biến thành đồn điền cao su
    [​IMG]Bản quyền hình ảnhDUCCIO PUGLIESE
    Image captionLàng của người bản địa tại Ratanakiri, Campuchia - hình minh họa
    Trong tiến trình giải quyết tranh chấp, HAGL đồng ý dừng việc giải phóng mặt bằng thêm đối với các phần đất chưa giải tỏa.

    Một năm sau, HAGL đồng ý trả lại phần đất chưa biến thành đồn điền hoặc chưa giải tỏa. Điều này khiến diện tích đất mà HAGL được giao tại Campuchia giảm đi hơn 60%, còn lại gần 8.400 hectare.

    Quá trình thương lượng chưa kết thúc. Đến đầu năm nay, HAGL đơn phương rút khỏi các cuộc đàm phán và nói rằng người dân địa phương cần tìm giải pháp từ phía chính quyền Campuchia, IDI nói.

    Quyết định hôm thứ Ba, 26/3/2019 khiến tập đoàn của Việt Nam giảm tiếp 742 hectare đất nữa tại Campuchia, Reuters dẫn nguồn đại diện các cộng đồng dân địa phương nói.

    Quyết định mới đây được đưa ra chỉ ít hôm sau khi thủ tướng Campuchia tái khẳng định chính quyền nước này hoan nghênh mọi công ty vào đầu tư mà không có bất kỳ phân biệt đối xử nào về chủng tộc hay chính trị.

    Ông Hun Sen được báo Reaksmei Kampuchea của Campuchia hôm 22/3 dẫn lời phát biểu tại lễ động thổ xây dựng đường cao tốc dài 190km nối Phnom Penh với Sihanoukville:

    "Campuchia mở cửa với tất cả các nhà đầu tư, nhưng họ cần tôn trọng chủ quyền và độc lập của Campuchia".

    [​IMG]Bản quyền hình ảnhREUTERS
    Image captionNgay từ hồi 2012, người bản địa tại Ratanakiri đã có cuộc đấu tranh chống nạn đốn gỗ trong vùng này, sau khi nhà vận động Chut Wutty bị giết chết, theo phóng viên BBC News Guy Delauney từ Phnom Penh trong một tường thuật năm đó.
    Ông thủ tướng cũng nói rằng hiện nước này đang có nhiều nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và các nước châu Âu, Reuters tường thuật.

    Cuộc đấu tranh chống nạn đốn gỗ ở Ratanakiri được báo chí quốc tế chú ý đến từ 2012, sau khi nhà vận động Chut Wutty bị giết chết, theo phóng viên BBC News Guy Delauney từ Phnom Penh trong một tường thuật năm đó.
  2. dng0211

    dng0211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2019
    Đã được thích:
    193
    Tin này ở đâu ra thế :(
    --- Gộp bài viết, 28/03/2019, Bài cũ: 28/03/2019 ---
    Hoá ra là BBC đưa tin. Tuy nhiên thì đòi lại đất thì HAGL cũng sẽ được nhà nước bồi thường chứ nhỉ ?
    duong116thienduong_xxx thích bài này.
  3. jetdolee44

    jetdolee44 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Đã được thích:
    880
    Dân Campuchia vốn có thù với VN mình.
    Nói ra thì phải từ đời xa xưa, cả dọc miền trong vốn là đất của Chăm pa (Chiêm thành). Từ đời Lý, Trần VN đã thôn tính miền trong bằng nhiều cách như chiến tranh, hoặc gả các công chúa sang làm vợ các vua Chiêm.
    Đến đời chúa Nguyễn là Nguyễn Hoàng, phải trốn chúa Trịnh vào đàng trong, thấy đc tiềm năng đất đai ở đây nên mở rộng khai phá, xâm chiếm đất, đặc biệt là các dải đất dọc bờ biển, nhờ đó mà giờ đây con cháu VN mới có Nha Trang, Vũng Tàu tươi đẹp để đi du lịch.
    Còn về phần Campuchia thực chất là sau khi đế quốc Khmer sụp đổ thì tách ra Lào, Campuchia và Thái Lan. Trong đó, Campuchia giáp với Chiêm nhất và có 1 phần lãnh thổ là Nam bộ và Phú Quốc ngày nay. Cũng chính vì vị trí địa lý như thế nên cả Campuchia và VN đều nhòm ngó Chiêm thành và cuối cùng, các đời chúa Nguyễn đã thành công khi tiêu diệt Chiêm thành và thôn tính luôn cả Nam bộ và Phú Quốc của Campuchia vào lãnh thổ VN.
    Tiếp đến là thời Khơme đỏ, thực chất Campuchia là chiến trường của VN- Trung Quốc đánh nhau để tranh giành ảnh hưởng tại khu ĐNA. Sau giải phóng, VN có ý tiến lên làm bá chủ khu ĐNA nên gây ảnh hưởng sang Lào và Campuchia; tuy nhiên Tàu khựa cũng đã nhòm ngó Campuchia từ lâu, dẫn tới 2 bên gằm ghè mà đỉnh điểm là chiến tranh biên giới 1979.
    Tóm lại, dân Miên (Campuchia) ko có thiện cảm gì với VN, hiện Campuchia đang dựa vào TQ đòi đất Nam bộ và Phú Quốc. TQ thì ủng hộ Campuchia và ngầm thao túng cả VN, cho 2 bên cự nhau mà bên nào thắng thì Tàu khựa đều thao túng đc.
    VN mà sang campuchia lấy đất để kinh doanh thì coi như chơi dao, làm ăn ko ra gì thì lỗ, làm ăn đc họ trở mặt xúi dân đòi đất vì chính quyền đâu có ngán VN mình như ngán TQ
  4. thienduong_xxx

    thienduong_xxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2011
    Đã được thích:
    1.945
    Thu thì phải đền bù. Vụ này Campuchea đềb khối tiền.
  5. Hcm12345

    Hcm12345 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2017
    Đã được thích:
    2.314
    Đúng. Dân CAMPOT đời đời thù VN . Dân này ăn cháo đái bát.
  6. Meiphuong

    Meiphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/10/2018
    Đã được thích:
    383
    Haizzzz... căng cho hag hng rồi đây, bảo sao hng hôm trước chúng nó xả lấy được vào đầu dân giá 16x
  7. dat0039

    dat0039 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/04/2015
    Đã được thích:
    22.123
    Nhiều cty có đất cao su bên Lào Cam lắm
  8. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.936
    Gửi bác jetdolee44 , do bài của bác dài quá nên e ko post, bác đã ko hiểu gì về lịch sử thì đừng có post bừa. Ko biết thì không nói cũng chả sao. Nam bộ nào của Campuchia, nó là đất khai hoang, kể cả đảo Phú Quốc cũng là 1 người gốc Hoa khai phá rồi sau này dâng lên chúa Nguyễn ( càng ko liên quan gì đến Campuchia ) .
    cophieuviet thích bài này.
  9. dng0211

    dng0211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2019
    Đã được thích:
    193
    Đúng là vẫn rủi ro khi chơi với Cam. Phần nhiều dân nó vẫn ko thích VN mình
  10. baihat1

    baihat1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    25.182

Chia sẻ trang này