tóm tắt tình hình 9 tháng đầu năm và dự đoán tình hình cuối năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Le_Vu, 01/10/2007.

252 người đang online, trong đó có 100 thành viên. 05:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 742 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. Le_Vu

    Le_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Đã được thích:
    0
    tóm tắt tình hình 9 tháng đầu năm và dự đoán tình hình cuối năm

    Đây là bản báo cáo mình viết cho các nhà đầu tư Đông Âu. Xin gửi lên đây cho các bạn cùng tham khảo.

    I. Lời dẫn
    Khác với hai bản báo cáo trước vào tháng 2 và tháng 3 năm 2007, lúc mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở thời kỳ đỉnh cao của thị giá cổ phiếu. Trong hai bản báo cáo đó tôi có khuyên là nên mua vào nếu đó là một chiến lược đầu tư dài hạn. Trong hai bản báo cáo đó tôi cũng có đính kèm bảng tính toán và có nhắc đến chỉ số P/E trung bình của toàn thị trường là quá cao, vào khoảng 40. Nhưng vì nền kinh tế Việt Nam đang và sẽ tăng trưởng tốt, cộng với việc các công ty niêm yết tăng trưởng khoảng 20-30%/ năm. Sự tăng trưởng này kéo dài ít nhất là đến năm 2010. Do vậy, tôi đã mạnh dạn phân tích và đề xuất ?zmua và nắm giữ? dài hạn 15 mã cổ phiếu: BHS, BMC, BT6, DRC, HRC, PGC, PPC, REE, RHC, SJD, SMC, STB, TCR, TYA, VGP. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại đã khác rất nhiều so với thời điểm cuối tháng 2/2007: Sau đợt điều chỉnh bắt đầu từ ngày 13/3 đến cuối tháng 8, hiện nay thị giá hầu hết các loại cổ phiếu đã bắt đầu tăng giá, nhiều loại đã tăng 15-20% so với đáy thị trường hồi cuối tháng 8, chỉ số Vn-index đã tăng hơn 100 điểm từ mức kháng cự 900 điểm lên hơn 1000 điểm, tương đương hơn 10%. Nhưng đây mới chỉ là dấu hiệu của sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam vào cuối năm nay, theo tôi thị giá của nhiều loại cổ phiếu sẽ còn tăng rất mạnh từ nay cho đến đầu năm sau. Do vậy, lời khuyên của tôi lúc này là giải ngân khẩn cấp và mua khẩn cấp những loại cổ phiếu đang niêm yết cho mục đích đầu tư ngắn hạn (3-4 tháng), trung hạn (1 năm) và dài hạn (3-5 năm).

    II. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam 9 tháng đầu năm 2007
    Để hình dung rõ hơn hơn về tình hình giao dịch chứng khoán 9 tháng đầu năm 2007 chúng ta hay quan sát biểu đồ dưới đây. Biểu đồ nhìn chung rất đơn giản, nó chỉ bao gồm những cột màu xanh biểu thị khối lượng giao dịch và đường hình răng cưa màu đỏ biểu thị chỉ số Vn-index của HOSE (sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh).
    Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy đầu năm 2007 là thời điểm sôi động nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam: khối lượng giao dịch lớn, chỉ số Vn-index luôn trong xu hướng tăng giá với nhiều đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, đến 12/3 Vn-index lập kỷ lục 1170 điểm.Trong giai đoạn này, tâm lý nhà đầu tư rất phấn khởi vì Vn-index liên tục đi lên. Trái ngược với tâm lý phấn khởi của nhà đầu tư, nhiều chuyên gia, tổ chức tài chính khuyến cáo thị trường tăng quá nóng, thị giá của các cổ phiếu đã vượt qua xa giá trị thực. Trong số này đặc biệt phải nói đến khuyến cáo của IMF vào đầu tháng 02/2007 rằng chỉ số P/E trung bình của các công ty niêm yết trên sàn HOSE là khoảng 73, con số quá cao và quá ảo. Nhưng theo tính toán của nhiều công ty chứng khoán, và theo tính toán của cá nhân tôi lúc đó thì P/E trung bình của toàn thị trường là vào khoảng 40 (con số này cũng quá cao và quá ảo, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với 73). Phản ứng với những khuyến cáo này, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động và tăng trưởng hơn 1 tháng sau đó cho đến ngày 13/3.

    Tình hình tăng giá đầu năm có thể được giải thích rằng đây là thời điểm các công ty niêm yết công bố kết quả hoạt động kinh doanh tốt, kế hoạch tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới và hoạt động kinh doanh? Cộng với lượng tiền kiều hối dồi dào ở thời điểm cuối năm được đổ vào chứng khoán, nhiều nhà đầu tư ngoại tập trung sự chú ý vào thị trường chứng khoán Việt Nam, và đặt biệt là tình hình giao dịch khả quan ở thời điểm cuối năm 2005- đầu năm 2006 đã tiếp thêm niềm tin cho nhà đầu tư trong nước như hình minh họa dưới đây.

    Nhìn vào biểu đồ trên ta dễ dàng thấy được khối lượng giao dịch và Vn-index tăng rất mạnh vào thời điểm cuối năm 2005 và đầu năm 2006. Từ kinh nghiệm và diễn biến trong quá khứ này, cộng với những yếu tố vừa nêu ở đoạn trên mà những nhà đầu tư đã đẩy Vn-index diễn biến như trong biểu đồ 3.

    So sánh biểu đồ 3 với biểu đồ 2, ta nhận thấy rằng diễn biến thị trường đầu năm 2007 đảo chiều sớm trước 20 ngày so với đầu năm 2006. Đây có thể là do tâm lý nhà đầu tư suy nghĩ ?znên bước trước thị trường nửa bước chân?, và vì vậy những nhà đầu tư này đã rút lui khỏi thị trường sớm hơn so với năm trước.

    Tình hình tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được các tổ chúc tài chính quốc tế dự báo trước đó, mà cụ thể là của HSBC và Merrill Lynch vào tháng 9 và tháng 10 năm 2006. Lúc đó tôi cũng đã khuyến nghị nên mua nhiều nhất có thể những loại cổ phiếu nhưng rất tiếc là tôi không có báo cáo bằng văn bản kèm theo (khi chúng ta có cuộc nói chuyện lần đầu tiên ở khách sạn Đông Đô vào tháng 12/2006).

    Từ ngày 13/3 thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống đến ngày 22/4, khi đó Vn-index đã xuống mức 900 điểm, tương đương đã giảm 23%. Đến lúc này nhiều nhà đầu tư cho rằng đó là thời điểm cần phải mua vào (bottom fishing). Vn-index vì thế mà cũng nhanh chóng vượt mức 1100 điểm 1 tháng sau đó (biểu đồ 1).

    Nhưng tiếp theo đó là những chuỗi ngày mà Vn-index đã giảm giá theo hình răng cưa. Thị trường ảm đạm, khối lượng giao dịch giảm đáng kể cho đến cuối tháng 8. Trong khoảng thời gian này thị trường khá im ắng, và báo đài cũng vậy. Có thể mọi người đã dành thời gian để nghỉ hè thay vì đến sàn chứng khoán? Rất có thể! Nhưng theo tôi, nguyên nhân chính làm giảm giá là trong thời gian này các thông tin tốt đã được công bố trước đó rất lâu, nhà đầu tư lo chuẩn bị và nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm của doanh nghiệp, sau đó cổ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm đã về tài khoản tạo ra nguồn cung dồi dào!

    Đến cuối 7 và đầu tháng 8 thì hết Merill Lynch, rồi đến HSBC công bố những bản nghiên cứu rất bi quan về thị trường chứng khoán Việt Nam mà theo tôi là không có cơ sở và rất chủ quan. Trái ngược hoàn toàn với những gì họ đã công bố trước đó một năm. Theo họ, thì đến cuối năm nay Vn-index vẫn sẽ dao động ở mức 900 điểm như thời điểm lình xình của tháng 7 và tháng 8 (biểu đồ 1). Và họ khuyến nghị không nên mua vào, thậm chí rút khỏi thị trường nếu có thể!

    Đúng vào lúc thị trường đang cố gắng gượng dậy thì hai bản báo cáo trên như gáo nước lạnh đập tan sự trỗi dậy ngấm ngầm của thị trường sau một thời gian dài điều chỉnh. Nhưng nghịch lý ở chỗ, cùng thời điểm này khối nhà đầu tư ngoại đã tăng mạnh lượng mua vào! Đây liệu có phải là một chiêu kìm hãm giá để mua vào đúng vời thời điểm đáy của thị trường (bottom fishing), hay các nhà đầu tư ngoại đã không đọc, hoặc không tin vào những bản báo cáo trên?

    III. Dự đoán xu hướng thị trường

    Trở lại với biểu đồ 1 ta thấy Vn-index từ đầu tháng tháng 9 đến nay (25/09/2007) đã tăng hơn 100 điểm, từ 900 điểm lên 1010 điểm, tương đương 12%. Cùng với xu thế tăng giá vào dịp cuối năm thì khả năng Vn-index quay về 900 điểm là điều khó có thể xảy ra!

    Dựa trên kết quả thị giá của các loại cổ phiêu trên sàn HOSE vào ngày 25/09/2007, tôi tính ra được rằng chỉ số P/E trung bình của các cổ phiếu niêm yết trên HOSE là 32. Chỉ số này vẫn tương đối cao so với các thị trường khác ở châu Á ?" Thái Bình Dương, nhưng đối với các công ty có hoạt động kinh doanh tốt, tăng trưởng cao trên HOSE thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm mua mạnh vào lúc này (tất nhiên là sau khi sàn lọc những mã cổ phiếu tốt, phần này tôi sẽ nghiên cứu và viết trong một báo cáo khác nếu sếp có yêu cầu!). Nhà đầu tư vào thời điểm này sẽ được xem là đầu tư vào sự tăng trưởng của công ty. Những ai đã từng đọc sách về chứng khoán, có hiểu biết về chứng khoán đều suy nghĩ đến và dành sự ưu tiên vào đầu tư tăng trưởng.

    Thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện nhiều báo cáo của các chuyên gia, công ty chứng khoán trong nước nhận định về tình hình khả quan của thị trường chứng khoán Việt Nam vào cuối năm 2007. (Xin nói thêm rằng trước đây hiếm khi nhà đầu tư thấy các báo cáo như thế này, vì hầu hết các công ty chứng khoán ở Việt Nam đều còn non trẻ, các bộ phận phân tích và nghiên cứu đều mới được thành lập và chắp vá). Thời gian này, họ đưa ra những nhận định trên một phần nào đó phục vụ cho mục đích và lợi ích của riêng họ, nhưng một phần nào đó cũng đánh giá đúng xu hướng của thị trường. Trong hầu hết các bản phân tích đó đều nhận định Vn-index sẽ đạt mức 1150 điểm vào cuối năm nay.

    Nhưng theo ý kiến chủ quan của tôi, Vn-index sẽ thiết lập đỉnh cao mới, thấp nhất là 1200 điểm. Cơ sở nào để tôi khẳng định như vậy? Xin xem xét hai biểu đồ dưới đây (biểu đồ 4 và 5)và đem chúng so sánh với biểu đồ 1.

    Dựa vào biểu đồ Vn-index từ năm 2005-2007 (biểu đồ 4, 5, 1) ta dễ dàng nhận thấy thời gian gần đây từ năm 2005 đến nay Vn-index ở từng thời điểm năm sau đều cao hơn năm trước, và xu hướng này cũng có thể sẽ trở thành quy luật trong tương lai cho thị trường chứng khoán còn rất non trẻ của Việt Nam. Đỉnh cao nhất đầu năm nay của Vn-index là 1170 điểm. Cộng với xu hướng tăng giá khá chắc chắn vào cuối năm nay và đầu năm sau, tôi khẳng định Vn-index sẽ thiết lập kỷ lục mới trên 1200 điểm, có thể sẽ quanh mốc 1300 điểm vào thời điểm đầu năm sau.

    Hiện nay, nhiều chuyên gia đang lo lắng khi Chỉ thị 03 có hiệu lực từ 31/12/2007 (các ngân hàng buộc phải điều chỉnh cho vay chứng khoán xuống dưới 3%), và các đợt IPO lớn sắp tới sẽ ảnh hưởng xấu đến Vn-index. Lí do mà họ đưa ra là nguồn tiền trong dân sẽ cạn kiệt, cung sẽ vượt cầu, Vn-index vì thế cũng sẽ có nhiều phiên giảm giá hơn là tăng giá.

    Nhưng trong số những thông tin liên quan xung quanh hai sự kiện trên có rất nhiều tin đồn tốt như: Ngân hàng Nhà nước sẽ lùi thời hạn có hiệu lực của Chỉ thị 03 sang quý II năm 2008, hoặc sẽ tăng mức cho vay từ 3% lên 6%, hoặc cả hai khả năng cùng xảy ra. Đối với một thị trường khá nhạy cảm với thông tin như thị trường chứng khoán thì những tin đồn như thế này đã bắt đầu có ảnh hưởng.

    Về việc IPO các doanh nghiệp lớn vào cuối năm nay. Theo thiển ý của tôi, đó là cơ hội lớn của thị trường chứng khoán, cũng như nền kinh tế Việt Nam. Theo tôi, khối nhà đầu tư ngoại mới có vai trò lớn nhất quyết định đến sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam, chứ không phải khối nhà đầu tư nội. Hàng mà nhà đầu tư ngoại cần là cổ phiếu của những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, tốt độ tăng trưởng tốt, cùng với quy mô doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần lớn... Những yêu cầu trên cả Vietcombank và BIDV (hai doanh nghiệp lớn nhất, có vai trò quyết định nhất đến tương lai của Vn-index sắp được IPO) đều đáp ứng tốt. Kết quả là khối nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng giải ngân mạnh. Gián tiếp kích cầu đối với những nhà đầu tư nội đối với những ngân hàng đã niêm yết, hết room cho nhà đầu tư ngoại như STB hay ACB, kéo theo sự ăn theo của nhiềm mã chứng khoán, thị trường chứng khoán cuối năm vì thế sẽ rất sôi động. Thêm nữa, với việc VCB và BIDV chọn và bán cho đối tác nước ngoài trước khi IPO 10% còn lại ra công chúng, khối lượng nhỏ nhoi này liệu có làm thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư muốn sở hữu VCB và BIDV?

    Cuối cùng, thay lời kết tôi đề nghị rằng: Nếu không muốn mua giá cổ phiếu với giá đắt thì hãy giải ngân sớm nhất có thể, mua nhanh nhất có thể những loại cổ phiếu tốt nhất có thể ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
  2. khoainuoc

    khoainuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Này Ông COPY cua ai thế
  3. Le_Vu

    Le_Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Đã được thích:
    0
    Cái này mình viết đó, và đây là bản tiếng Việt, mình post để các bạn góp ý kiến.

Chia sẻ trang này