Tôm - Tôm - Tôm Ép Mờ Xê

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 06/09/2019.

387 người đang online, trong đó có 154 thành viên. 05:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 18072 lượt đọc và 232 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Butchep01 thích bài này.
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Có cụ nào còn hàng không hay hôm qua rụng hết rồi?
    Thứ tư, 11/09/2019 | 09:23 GMT+7
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Hy vọng sáng cho con tôm - LỒI MỒM
    Với những thông tin vui liên tiếp cả trong sản xuất lẫn xuất khẩu thời gian vừa qua, con tôm đang tràn đầy hy vọng về đích thành công.

    Tín hiệu tích cực

    Bước sang quý III, thị trường tôm bắt đầu sôi động trở lại. Trong tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên kể từ đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trên 334 triệu USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm tiêu thụ sang 8 thị trường chính đều tăng.

    Cụ thể, với thị trường Trung Quốc, ghi nhận trong tháng 7, xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng 47,7% và đạt 51,6 triệu USD. Trung Quốc mua mạnh tôm Việt Nam do giảm nhập khẩu từ các nguồn cung khác. Trong đó, nguồn cung tôm lớn thứ hai của Trung Quốc, Ấn Độ, dự báo giảm sản lượng trong năm nay do thời tiết xấu và dịch bệnh. Đứng thứ 4 về cung cấp tôm cho Trung Quốc, Argentina, cũng công bố giảm sản lượng khai thác tôm do sinh khối tôm tại ngư trường khai thác của nước này giảm.

    Còn với thị trường Mỹ, tôm Việt Nam có triển vọng tươi sáng hơn sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá chính thức cho đợt rà soát hành chính lần thứ 13 là 0% cho 31 doanh nghiệp của Việt Nam. Đây là cơ hội để sản phẩm tôm của nước ta cải thiện cơ cấu thị trường. Theo VASEP, trong tháng 7, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng 37,2% và đạt 77 triệu USD. Nhu cầu mua tôm từ Việt Nam đang ấm dần lên do tồn kho giảm trong bối cảnh Mỹ giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan, và đặc biệt từ Trung Quốc do tác động của cuộc chiến thương mại.

    Tại EU, trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 77 triệu USD, tăng 3,8%. Xét về thị trường, bán hàng sang Anh và Đức tăng lần lượt 12,9% và 13%, nhưng sang Hà Lan giảm 12,8%. VASEP dự báo xuất khẩu sang EU trong nửa cuối năm nay chưa thể phục hồi. EU là khu vực có thu nhập đầu người cao và ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nhiều tiện ích. Đây cũng là thị trường đủ lớn để các doanh nghiệp tôm Việt Nam lựa chọn hệ thống phân phối vừa tầm cung ứng của mình. Nếu biết tận dụng ưu đãi thuế quan, áp dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU có thể tăng từ năm 2020.

    [​IMG]

    Tôm nguyên liệu trong nước đang tăng giá


    Doanh nghiệp cần tận dụng

    Theo các chuyên gia, mức thuế chống bán phá giá Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố chứng tỏ các doanh nghiệp tôm Việt Nam trung thực trong hoạt động, khai báo số liệu kinh doanh đầy đủ, chính xác và kịp thời; chứng tỏ DOC hết sức công bằng và xem xét hết sức thấu đáo hồ sơ được cung cấp; cũng chứng tỏ hãng luật được các doanh nghiệp bị đơn thuê bảo vệ đã làm việc tận tâm. Cùng đó, phía VASEP cũng đã tập họp các doanh nghiệp tôm, thống nhất trong chương trình hành động ứng xử với vụ kiện tăng thêm niềm tin và sức mạnh chung. Đây là thành quả tốt nhất trong 13 lần xem xét hành chính. Tuy nhiên, dù có lợi thế nhưng sắp tới các doanh nghiệp tôm nên duy trì nhịp độ tăng trưởng vừa phải ở thị trường Mỹ nhằm tránh tình huống bất lợi trong tương lai do hệ quả từ thương chiến Trung Mỹ.

    Trước mắt, 31 doanh nghiệp được hưởng thuế chống bán phá giá 0% vào thị trường Mỹ sẽ có lợi là thu lại tiền đặt cọc ở Hải quan Mỹ bằng 4,58% giá trị hàng xuất. Ở POR14, các doanh nghiệp tôm duy trì mức thuế này do đã thỏa thuận với bên nguyên đơn từ trước và sẽ tiếp tục thu lại tiền đặt cọc giống như trên, trở thành nguồn lợi nhuận. Ở POR15 về sau (cho niên độ bán hàng từ năm 2019 trở về sau), các doanh nghiệp tôm Việt có thể sử dụng nguồn lợi thế này tiếp tục thoả thuận với nguyên đơn để tạo ổn định trong kinh doanh tôm với thị trường Mỹ.

    >> Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam 7 tháng đầu năm, TTCT chiếm 68,2%, tôm sú chiếm 21,6%, còn lại là tôm biển. Xuất khẩu TTCT đạt 1,2 tỷ USD, giảm 7% so cùng kỳ năm ngoái; tôm sú đạt gần 383,7 triệu USD, giảm 15%; tôm biển khác đạt 181 triệu USD, tăng 5%. Xuất khẩu tôm sú chế biến giảm mạnh nhất 34%, xuất khẩu tôm biển chế biến đóng hộp tăng mạnh nhất 57%.

    Vân Anh
    Butchep01 thích bài này.
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Cơ hội cho tôm Việt giành thêm thị phần

    Sản lượng tôm Ấn Độ giảm có vẻ tốt hơn cho giá tôm thế giới
    Thứ 5, 12/09/2019 | 08:56 GTM +07
    (vasep.com.vn) Ông Jim Gulkin, CEO của Tập đoàn Siam Canadian cho rằng, hoạt động sản xuất tôm chân trắng Ấn Độ gặp phải nhiều khó khăn trong năm 2019, khiến sản lượng tôm Ấn Độ giảm. Điều này có vẻ tốt hơn cho nguồn cung tôm thế giới.
    Lũ lụt tại Ấn Độ khiến sản lượng tôm nước này có khả năng giảm 5% trong năm nay. Một số nguồn khác lại cho rằng sản lượng có thể giảm tới 30%. Ông Jim Gulkin dự đoán sản lượng tôm Ấn Độ giảm khoảng 15-20%.

    Sau khi giá tôm nguyên liệu giảm xuống mức thấp trong năm 2018, trong năm 2019, người nuôi giảm thả nuôi cộng với dịch bệnh và thời tiết khiến sản lượng tôm Ấn Độ sụt giảm.

    Theo ông Gulkin, nếu hoạt động sản xuất tôm tại Ấn Độ suôn sẻ, sản lượng tôm nước này có thể đạt 700.000-750.000 tấn, điều này sẽ làm giá tôm duy trì ở mức thấp.

    Tại Thái Lan, trước khi xảy ra dịch EMS, cũng diễn ra tình trạng dư cung trong khi nhu cầu thấp. Giá nguyên liệu vẫn cao vì các nhà chế biến cần đảm bảo nguồn nguyên liệu nhưng giá XK lại không tăng. Ấn Độ có khả năng phải đối mặt với rủi ro giống như Thái Lan trong những năm tới khi một số nhà máy chế biến đang mở rộng sản xuất, Ấn Độ đang tập trung tăng sản lượng.

    Tăng mạnh diện tích nuôi tôm ở bang Punjab của Ấn Độ

    Diện tích đất nuôi tôm của bang Punjab ở tây bắc Ấn Độ đã tăng gấp đôi. Nông dân ở các quận Muktsar, Fazilka, Ferozepur, Mansa và Bathinda của bang Punjab mới đây đã chuyển sang nuôi tôm do thu được lợi nhuận cao hơn làm nông nghiệp truyền thống.

    Trên toàn bang, diện tích đất sử dụng cho nuôi tôm đã tăng từ 248 mẫu năm 2018 lên gần 400 mẫu năm nay và dự kiến đạt 500 mẫu tính tới cuối năm nay.Kim Thu
    Butchep01 thích bài này.
  4. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Đến thời của FMC rồi.
    --- Gộp bài viết, 12/02/2020, Bài cũ: 12/02/2020 ---
    Mời kao thủ @Mhoang79 về tàu gấp
    Mhoang79 thích bài này.
    Butchep01 đã loan bài này
  5. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Tôm 2020 ngon đấy cụ. Nhất là FMC 2019 kqkd vẫn tăng trưởng tốt mà giá lại bị giảm. Nó sẽ sớm khởi nghĩa thui.

    Thứ 3, 11/02/2020 09:42:24 GMT+7
    1
    Ngành tôm nỗ lực cho tương lai
    Đánh giá bài viết
    (Thủy sản Việt Nam) - Vụ tôm nước lợ năm 2019 được đánh giá là có nhiều biến động nhất, khiến cho những dự báo của doanh nghiệp về sản lượng, thị trường gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, ngành tôm cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng cũng kịp về đích, dù thành công được đánh giá là chưa trọn vẹn. Và hiện tất cả đang nỗ lực cho vụ tôm mới với những kỳ vọng cao hơn.
    Vẫn có thuận lợi

    Ngay khi còn trong giai đoạn cải tạo ao, nhiều dự báo đã cho thấy vụ tôm năm 2019 sẽ trúng mùa khi các yếu tố về thời tiết, môi trường đều khá thuận lợi. Và thực tế đã chứng minh những dự báo trên là hoàn toàn chính xác khi hầu hết các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL đều trúng mùa. Tại Sóc Trăng, theo báo cáo từ Chi cục Thủy sản tỉnh, sản lượng tôm năm nay đạt trên 150.000 tấn, dù diện tích thả nuôi chỉ vào khoảng 57.000 ha. Một số tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn ở ĐBSCL như: Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau… đều ghi nhận có sản lượng tôm nuôi tăng so năm 2018. Đánh giá về tình hình vụ nuôi, ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, cho biết: “Sản lượng tôm năm nay đúng ra sẽ tăng rất cao nếu như giá tôm những tháng đầu năm không xuống thấp và bệnh EHP không xuất hiện ở giai đoạn gần cuối vụ nuôi chính. Tuy nhiên, vụ tôm năm nay vẫn được đánh giá là thành công với sản lượng ước khoảng 860.000 - 870.000 tấn và tỷ lệ thiệt hại thấp”.

    [​IMG]

    Nuôi tôm công nghệ cao góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: PTC.

    Không chỉ có sản lượng tăng, mà chất lượng tôm nuôi cũng được nâng lên đáng kể, như nhận xét của ông Hà Hữu Tri, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex): “Năm nay tình hình nuôi tôm thuận lợi hơn và chất lượng tôm nuôi cũng tốt hơn, nên hầu như không có doanh nghiệp xuất khẩu tôm nào bị trả hàng như những năm trước. Điều này cùng với việc thế giới thiếu hụt nguồn cung đã làm cho giá tôm tăng mạnh trở lại, nhất là từ tháng 9 đến nay; trong đó, tôm ở size từ 40 con/kg trở về lớn có giá tăng mạnh nhất, do được tiêu thụ tốt tại các thị trường”.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, niềm vui của người tôm và doanh nghiệp xuất khẩu không được trọn vẹn do giá tôm thế giới và trong nước liên tục giảm mạnh trong hơn 7 tháng đầu năm và dịch bệnh xuất hiện làm cho việc thả nuôi có phần chững lại và gây thiếu hụt nguyên liệu lúc cuối vụ. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, phân tích: “Năm nay, ngành tôm có nhiều biến động, điển hình nhất là giá tôm giảm rất mạnh so với năm 2018. Do đó, dù sản lượng tôm vẫn tăng, nhưng giá trị xuất khẩu ước tính chỉ đạt 3,6 tỷ USD, tức giảm khoảng 600 triệu USD so với kế hoạch. Tuy nhiên, về tổng thể, hoạt động của các doanh nghiệp tương đối ổn định và có lãi; người nuôi cũng không quá bấp bênh như những năm trước”.



    Kỳ vọng cho năm mới

    Nhận định về thị trường xuất khẩu tôm năm 2020, các doanh nghiệp đều nghiêng về yếu tố thuận lợi nhiều hơn. Thuận lợi trước tiên được các doanh nghiệp nhắc đến chính là thuế suất chống bán phá giá tại thị trường Mỹ đã về 0%; Thứ hai, Hiệp định EVFTA khả năng có hiệu lực từ tháng 6/2020, sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu tôm vào thị trường châu Âu nhờ lợi thế về thuế suất; Thứ ba, thị trường Trung Quốc hiện khoảng 75 - 80% hàng hóa thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch là yếu tố quan trọng giúp cho việc hồi phục và tăng trưởng xuất khẩu tôm vào thị trường này trong thời gian tới.

    Tuy nhiên, để gia tăng cũng như đạt kết quả xuất khẩu tôm tốt trong năm 2020, điều trước tiên theo các doanh nghiệp là cần có sản lượng và chất lượng tôm tốt hơn. Ông Hòe giải thích: “Hiện Việt Nam khó có thể giảm giá thành, nên để cạnh tranh, chỉ còn mỗi yếu tố là tạo sự khác biệt về mặt chất lượng để thuyết phục được khách hàng chấp nhận mua sản phẩm của Việt Nam với mức giá cao hơn”. Liên quan đến việc liệu có diễn ra sự cạnh tranh nội bộ hay không ở thị trường châu Âu khi EVFTA có hiệu lực, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết: “Cạnh tranh vốn dĩ là bản chất của thương trường, ở đó các doanh nghiệp luôn đối đầu cạnh tranh nội bộ lẫn từ các cường quốc tôm. Do đó, muốn có năng lực cạnh tranh tốt, doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh bài bản, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu hàng đầu; đồng thời coi trọng chọn lựa tôm nguyên liệu sạch, có thể truy xuất nguồn gốc và chú trọng xây dựng thương hiệu...”.

    Với những kết quả ở cả hai lĩnh vực nuôi trồng và chế biến xuất khẩu tôm chúng ta tiếp tục có thêm một vụ tôm thành công, dù kết quả chưa được như mong muốn. Hy vọng, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn trong năm 2020 khi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

    >> Ông Trương Đình Hòe cho rằng: “Chúng ta phải biết chấp nhận tính bão hòa của thị trường, từ đó đề ra các mục tiêu hợp lý hơn, với mặt hàng tôm, giá trị kim ngạch 4 - 4,2 tỷ USD cũng đã là một nỗ lực”.
    Xuân Trường
    Butchep01 thích bài này.
  6. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Mhoang79 thích bài này.
  7. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Nắm bắt cơ hội xuất khẩu, chinh phục thị trường nội địa

    Trung Quốc là một trong 4 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 16 - 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, do đó, những diễn biến từ thị trường lớn này và tình hình dịch bệnh cần tiếp tục được theo dõi để có những nhận định sát hơn và kịp thời tìm kiếm giải pháp.

    Ông Hòe cho biết, VASEP đang tích cực tìm hiểu thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kịch bản ứng ứng phó kịp thời. Mặc dù thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn, VASEP nhận thấy, có 2 cơ hội mà các doanh nghiệp có thể nắm bắt.

    Một là, nên chuẩn bị để sản xuất hàng đông lạnh, đồ hộp, bởi khi có dịch bệnh, thói quen, văn hóa ăn uống của người dân sẽ thay đổi, nhiều khách hàng chuyển sang dùng đồ hộp thay vì hàng tươi sống.

    Hai là, một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam (như cá ngừ) đang bị giảm sâu. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có thủy sản, tạo cơ hội cho nguồn cung từ các thị trường khác vào Mỹ, trong đó có Việt Nam.

    Đồng thời, năm 2020 sẽ diễn ra nhiều sự kiện lớn như Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, vòng chung kết Euro 2020, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu, đặc biệt là tôm, nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm trên thế giới. Dịch Corona bùng phát tại Trung Quốc sẽ khiến nhiều thị trường lớn giảm nhập hàng hóa từ Trung Quốc.

    “Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng xuất khẩu vào Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu…”, ông Hòe nói.

    Đặc biệt, khi xuất khẩu có tín hiệu không thuận, nên tập trung gia tăng thị phần ngay tại thị trường nội địa. Đại diện VASEP nhấn mạnh, đây cũng là hướng đi để ngành thủy sản phát triển bền vững.

    Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, trước tình hình xuất khẩu tới một số thị trường chính gặp khó khăn từ năm 2019, đến đầu năm 2020 lại ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên nhiều doanh nghiệp trong ngành đang có xu hướng đưa cá tra quay lại chinh phục thị trường trong nước.

    Theo ông Quốc, cá tra có giá trị dinh dưỡng cao, giá lại rẻ, nhưng chưa được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. “Vì vậy, bên cạnh chiến lược xuất khẩu sang những thị trường trọng điểm, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiếp thị, mở rộng kênh phân phối tại thị trường trong nước...”, ông Quốc nhấn mạnh.
    Butchep01 thích bài này.
  8. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2020 sẽ tích cực

    VIÊN VIÊN (t/h) 09:00 | 03/02/2020

    Năm 2019 không khả quan như kỳ vọng nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cho thấy những tín hiệu tích cực trong năm 2020.
    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Năm 2019, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,36 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2018. Mặc dù không đạt kết quả khả quan như kỳ vọng nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong năm 2020.

    Năm 2019, xuất khẩu tôm chân trắng giảm 3,4% đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 70,1% giá trị tôm xuất khẩu, tôm sú giảm mạnh 15,9% đạt trên 687 triệu USD, chiếm 20,4%, các sản phẩm tôm biển và tôm khác đạt 317,6 triệu USD, chiếm gần 9,4%.

    [​IMG]
    Xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2020 sẽ tích cực.
    Nửa đầu năm 2019, sản lượng tôm tăng, giá tôm nguyên liệu giảm, trong khi lượng tồn kho tôm tại các thị trường cao, nguồn cung tôm từ các nước khác cũng tăng khiến giá tôm nhập khẩu tại các thị trường hạ thấp hơn so với năm ngoái, do vậy xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng sụt giảm từ năm 2018.

    Trong khi đó, Trung Quốc siết chặt kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc tại biên giới và những diễn biến khó lường của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. xuất khẩu tôm giảm chủ yếu do kết quả xuất khẩu nửa đầu năm kém. Nửa cuối năm, xuất khẩu tôm hồi phục dần nhờ giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu tăng.

    EU

    EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018.

    xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU năm 2019 sụt giảm so với năm 2018 tuy nhiên Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực năm 2020 có thể tạo kỳ vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020.

    Theo EVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

    Mỹ

    Mỹ đứng thứ 2 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,4%. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 653,9 triệu USD, tăng 2,5% so với năm 2018.


    Từ đầu năm 2019, mặc dù tăng trưởng không cao nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ duy trì được giá trị xuất khẩu ổn định so với năm 2018. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam giai đoạn cuối năm 2019 tích cực hơn nhờ Mỹ có xu hướng giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

    Trong tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ.

    Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có sản phẩm tôm. xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang Mỹ càng thêm khó khăn, tạo cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam.

    Mặt hàng tôm bao bột từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc trên thị trường Mỹ. 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm bao bột từ Việt Nam sang Mỹ đạt 9.045 tấn, trị giá 64,9 triệu USD, tăng 52% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. xuất khẩu tôm bao bột từ Trung Quốc sang Mỹ đạt 16.113 tấn, trị giá 85,3 triệu USD, giảm 31% về khối lượng và giảm 38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

    Nhật Bản

    Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản năm 2019 đạt trên 618,6 triệu USD, giảm 3,3% so với năm 2018. Trong cơ cấu tôm xuất khẩu sang Nhật Bản, tôm chân trắng chiếm 58%, tôm sú 23,4% và tôm biển 18,7%.

    Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm trên thế giới.

    Xuất khẩu tôm năm 2020 dự kiến sẽ thuận lợi hơn so với năm 2019. Thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ đã về 0%. Hiệp định EVFTA khả năng có hiệu lực từ tháng 6/2020, sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu tôm vào thị trường châu Âu nhờ lợi thế về thuế suất. Đối với thị trường Trung Quốc, hiện từ 75 - 80% hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch là yếu tố quan trọng giúp cho việc hồi phục và tăng trưởng xuất khẩu tôm vào thị trường này trong thời gian tới.
    Butchep01 thích bài này.
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Giá vượt 25 là dòng tiền tức khắc lại vào thôi. 2020 ngành XK tôm rất thuận lợi vì:
    - Thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ đã về 0%.
    - Hiệp định EVFTA khả năng có hiệu lực từ tháng 6/2020, sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu tôm vào thị trường châu Âu nhờ lợi thế về thuế suất.
    - Đối với thị trường Trung Quốc, hiện từ 75 - 80% hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch là yếu tố quan trọng giúp cho việc hồi phục và tăng trưởng xuất khẩu tôm vào thị trường này trong thời gian tới. Đặc biệt trong và sau dịch nCoV, nhu cầu tôm của TQ sẽ vô cùng cao.
    - Hiện tại Minh Phú bị phía Mỹ đưa vào điều tra về khả năng trốn thuế nên FMC có thể sẽ nhân cơ hội này thâu tóm thêm thị phần Mỹ của MPC.

    Tôi mới có vài K trong tài khoản để theo dõi thôi. Nhưng sẽ múc mạnh khi có cơ hội cụ @Butchep01 . Cụ lên tầu chưa?
    Butchep01 thích bài này.
  10. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Thanks, cứ khi nào cần phân tích, tôi lại phải hỏi bác. Bác làm đủ quá, tôi chỉ việc đọc.@};-%%-**==
    Mhoang79 thích bài này.

Chia sẻ trang này