Topic dành cho ACB: Rồng vàng bạo chúa đang trên đà bay cao!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi emthanh, 07/06/2007.

6247 người đang online, trong đó có 852 thành viên. 21:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4670 lượt đọc và 91 bài trả lời
  1. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Topic dành cho ACB: Rồng vàng bạo chúa đang trên đà bay cao!

    Các bác canh giá 153 trung bình giá nhé em đã xác định điểm đáy ACB cho các bác rồi đấy tối nay về em sẽ bình lựng xem báo cáo tài chính của thằng này và lôi ra cho các bác ngắm nghía tổng hợp
  2. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Thời điểm này và với mức giá 156 hiện nay thì kô nên mua ACB .....

    Hãy kiên nhẫn chờ đợi, tháng 7 sẽ mua được ACB giá 130 hoặc thấp hơn ....
  3. nhay_loan_xa

    nhay_loan_xa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ thằng này mà xuống được á, nhìn STB kia kìa ...hoành tá tràng lắm
  4. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    bác tacdang sao nói thế em hiểu acb lắm em rất là nể acb nếu em được trao quyền quản lý một ngân hàng cạnh tranh mà ko nhìn acb một cái, tức là acb luôn là đối thủ cạnh tranh rất đáng sợ và acb hiện nay là ngân hàng tốt nhất việt nam về hoạt động và hiệu quả tài chính cao nhất lợi nhuận 5 tháng đã khoảng 650 -700 tỷ so với eximbank chỉ có 260 tỷ, 2 con số này đã nói lên hết roài, thương tín chưa có kết quả 5 tháng mà thấy bà ngọc mua vào cũng đủ biết hàng ngon!
    ACB và STB ssánh vai nhau tiến bước
  5. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    ACB khai trương Sở Giao dịch Hà Nội
    06/06/2007 15:34
    (HNMĐT) - Ngày 6/6, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã khai trương Sở Giao dịch Hà Nội tại 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là đơn vị thứ 84 thuộc hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước của ACB.



    ACB-Sở Giao dịch Hà Nội thực hiện huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dân cư; cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; cho vay tiêu dùng, mua nhà ở, xây dựng sửa chữa nhà; thực hiện các dịch vụ thẻ ngân hàng, thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union...


    Lãnh đạo ACB cho biết, Sở Giao dịch Hà Nội được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các đơn vị trong hệ thống ACB. Vì vậy, khách hàng của Sở Giao dịch này có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong toàn hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử như Home Banking, Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking.



    Đặc biệt, Sở Giao dịch Hà Nội còn có hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán, thực hiện nhận lệnh các giao dịch.




    >>>>> đang bành trướng rất mạnh.
  6. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    Đến ngân hàng mua bán nhà
    SGGP:: Cập nhật ngày 06/06/2007 lúc 14:30''(GMT+7)
    Khi mua bán nhà, bạn thường lo lắng điều gì? Nếu là người mua, bạn sẽ lo âu khi phải giao tiền cho bên bán nhưng chưa làm xong các thủ tục. Còn nếu là người bán, bạn khó nắm chắc khả năng chi trả của người mua ? Ngân hàng (NH) sẽ là nơi giúp bạn yên tâm khi thực hiện mua bán bất động sản (BĐS).

    Hạn chế rủi ro, tranh chấp

    Khách hàng đang giao dịch tại Ngân hàng Á châu. Ảnh: Hùng Tín
    Thực tế trong tổng số các vụ án dân sự ở nước ta thì có đến 60% vụ liên quan đến BĐS, trong đó 70% liên quan đến tranh chấp trong thanh toán cho việc đặt cọc và bàn giao BĐS. Điều này càng dễ xảy ra trong bối cảnh giá BĐS có nhiều biến động. Khi mua bán đặt cọc rồi mà giá BĐS tăng lên, người bán tìm cách xóa cọc để bán cho người khác với giá cao hơn, ngược lại giá nhà giảm xuống người mua đòi cọc.Một số trường hợp tranh chấp do người bán không trả lại tiền cọc hoặc người mua đặt cọc 1-5% số tiền mua và tìm người mua khác bán lại kiếm lời.

    Theo khảo sát của Công ty cổ phần Địa ốc ACB (ACBR), hơn 90% người bán nhà có nhu cầu mua lại nhà và họ chỉ giao nhà cho người mua khi có chỗ dời đi. Điều này cũng nguy cơ dẫn đến tranh chấp khi người bán không giao nhà theo hợp đồng vì chưa có nơi dời đến... Như vậy thanh toán BĐS trực tiếp có lợi là nhanh chóng nhưng có nguy cơ rủi ro và tranh chấp rất lớn. Nếu thực hiện điều này qua NH sẽ đảm bảo quyền lợi cả người mua và người bán.

    NH TMCP Á Châu (ACB) là NH đầu tiên triển khai dịch vụ trung gian thanh toán mua bán BĐS. Ông Võ Đình Quốc, Phó Tổng giám đốc ACBR, cho biết với dịch vụ này khi thỏa thuận mua bán BĐS, người mua và người bán sẽ đến ACB và được NH hướng dẫn làm hợp đồng chuyển nhượng thanh toán tiền, trong đó ghi rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và phương thức thanh toán. Sau đó ACB mở cho bên mua một tài khoản đảm bảo thanh toán và người mua đưa số tiền cam kết mua nhà vào tài khoản này. NH sẽ phong tỏa tài khoản và khi thủ tục chuyển nhượng hoàn tất, căn nhà được bàn giao thì người bán sẽ nhận tiền trong tài khoản. Tùy thỏa thuận, tiền bán nhà có thể thanh toán một lần hay nhiều lần. Nhiệm vụ NH là đôn đốc 2 bên thực hiện thỏa thuận.

    Theo ông Quốc, hiện nay ACB tính phí 0,2%/giá trị BĐS thanh toán qua NH, nhưng khống chế tối thiểu 500 ngàn đồng và tối đa 60 triệu đồng. Vì vậy có trường hợp NH thanh toán một BĐS trị giá 100 tỷ đồng, nhưng khách hàng chỉ phải trả 60 triệu đồng tiền phí thay vì 200 triệu đồng theo mức 0,2%.

    Nhiều tiện lợi
    Để gia tăng tiện lợi cho khách hàng, ACBR còn có chương trình tư vấn miễn phí cho khách hàng. Trường hợp khách hàng không thể đến NH thanh toán tiền, có thể yêu cầu ACB cử nhân viên đến nhà để làm các thủ tục thanh toán như tại NH. Đặc biệt đối với việc thanh toán BĐS có thế chấp vay NH khác ACB còn thay mặt người bán nhà nhận tiền của người mua nhà đến NH chủ nợ thanh toán tiền vay và nhận giấy chủ quyền chính đem về tiến hành dịch vụ chuyển đổi chủ quyền. Dịch vụ này đã được rất nhiều NH bạn hoan nghênh, giúp không ít NH thu được nợ mà không phải đưa ra tòa án phát mãi tài sản thế chấp.

    Ông Quốc cho biết từ khi triển khai dịch vụ trung gian thanh toán BĐS, ACBR chi nhánh Sài Gòn đã thực hiện hơn 4.000 căn nhà với giá trị BĐS là 485.790 lượng vàng và 1007,8 tỷ đồng, trong đó thanh toán qua NH là 432.003 lượng vàng và 931,3 tỷ đồng, đồng thời giải chấp với NH khác hơn 250 hồ sơ vay vốn với hơn 65,15 tỷ đồng tiền nợ.

    Theo các chuyên gia, dịch vụ trung gian thanh toán mua bán BĐS không những an toàn tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp NH có nguồn tư liệu về mặt bằng giá thực tế giao dịch trên thị trường BĐS. Khi triển khai dịch vụ này các NH vẫn còn gặp một số vướng mắc do tiến độ hồ sơ chuyển nhượng chậm xuất phát từ chính sách BĐS có quá nhiều thay đổi. Tuy nhiên, dịch vụ này ngày càng được người dân ưa chuộng. Nếu trước đây tỷ lệ thanh toán mua bán BĐS qua NH chỉ chiếm 30-40% thì đến nay đã hơn 80%. Đặc biệt luật kinh doanh BĐS quy định những dự án khi giao dịch thì phải thông qua sàn BĐS sẽ là định hướng tốt giúp các NH mở rộng dịch vụ thanh toán mua bán BĐS không những cho cá nhân mà còn cho các dự án của các doanh nghiệp.


    >>>> chiều nay kakalotta sẽ khám thai cho ACB này!
  7. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Hế hế ... Kakalotta ơi Tarzan này buôn ck nên chỉ quan tâm tới cung cầu cp, yếu tố mùa vụ lên xuống của CK hàng năm và tổng thể TT chứ ít khi để ý tới cụ thể cái cty xyz đó kinh doanh gì, có tốt kô lắm.... cái gì đang là mốt thì lao theo, cái gì hết mốt trong ngắn hạn thì bỏ ... ACB thời điểm này tạm gọi là ''hết mốt'' và đang nằm trong giai đoạn toàn TT xấu đi nên em nó xuống là tất yếu, bất kể ACB có mở thêm 10 chi nhánh hay là mở thêm sàn GD vàng, đô la hay karaoke tay vịn bác à ..hê hế...
  8. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    [Năm 2006, lợi nhuận của ACB tăng hơn 77,21%


    
    (TP.HCM) ?" Năm 2006 là năm ACB tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về quy mô, lợi nhuận và chất lượng hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

    Kế hoạch đưa ra từ đầu năm 2006 của ACB cho đến 31/12/2006: tổng tài sản là 33.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 555 tỷ đồng, tổng vốn huy động là 30.769 tỷ đồng, dư nợ tín dụng là 14.500 tỷ đồng.

    Tính đến ngày 31/12/2006, so với năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế của tập đoàn ACB (bao gồm ACB, ACBS và ACBA là 2 công ty cho ACB sở hữu 100% vốn) tăng 77,21%, đạt 682,4 tỷ đồng; tổng tài sản của ngân hàng tăng 85,07%, đạt 44.875 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng 77,09%, đạt mức 39.548 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay tăng 78,94%, đạt 17.116 tỷ đồng (*). Ngân hàng Á Châu chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối để phục vụ khách hàng tốt hơn. Trong năm 2006, Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc lên 80 đơn vị.

    Như vậy, dự kiến cổ đông ACB trong năm 2006 sẽ được hưởng cổ tức là 38%, trong đó 8% bằng tiền và 30% bằng cổ phiếu. Để thực hiện việc phân chia cổ tức bằng cổ phiếu để nâng vốn phải có nghị quyết của Đại Hội Đồng Cổ Đông và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

  9. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Năm 2007, ACB tăng tốc phát triển hướng tới trở thành tập đoàn tài chính

    Thứ 4, 28/02/2007


    Năm 2007, ACB tăng tốc phát triển với mục tiêu đưa ra là: nâng vốn điều lệ lên 2.536 tỷ đồng; mức lợi nhuận trước thuế sẽ đạt 1.205 tỷ đồng; tổng tài sản sẽ là 60.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay là 24.000 tỷ đồng, tỉ lệ cổ tức dự tính chia là 40,9%. Mạng lưới hoạt động sẽ được tăng cường thêm 33 phòng giao dịch và chi nhánh đặt tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Năm nay là năm ACB sẽ tập trung phát huy những lợi thế có sẵn và đẩy mạnh hơn các hoạt động khác để thực hiện cho chiến lược phát triển dài lâu của ngân hàng chuyển từ từ thành một tập đoàn tài chính với hoạt động ngân hàng là chủ lực. Hiện nay, ACB thông qua các công ty con (công ty trực thuộc) đang tăng cường thâm nhập vào các dịch vụ phi ngân hàng như quản lý quỹ, cho thuê tài chính, kinh doanh địa ốc, môi giới chứng khoán, kinh doanh vàng bạc đá quý?.

    Thực hiện chiến lược thu hút ?ochất xám? được đưa ra từ đầu năm qua, chuẩn bị cho quá trình phát triển quy mô và lâu dài, ACB đã thực hiện tăng lương cho nhân viên trong toàn hệ thống kể từ đầu năm 2007. So với năm 2006, quỹ lương của ACB đã tăng lên 60%, lương bình quân của nhân viên tăng 50%. Việc tăng lương khá cao của ACB đã trở thành sự kiện gây tiếng vang trong giới tài chính ?" ngân hàng, theo ước tính, mức lương của nhân viên ACB hiện nay ngang tầm với nhân viên làm việc cho các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, ACB còn đưa ra các quyền lợi khác khuyến khích nhân viên an tâm làm việc, cống hiến tối đa vì sự phát triển chung của ngân hàng. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự năm 2007 của ACB dự kiến lên đến 1200 người.

    Sự chuyên nghiệp và tăng tốc phát triển còn thể hiện ở đặc điểm ACB liên tục cho ra đời những sản phẩm ?" dịch vụ tài chính ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng. Vào dịp trước Tết Nguyên Đán, sản phẩm ?oVay siêu tốc 24 giờ? tung ra đúng thời điểm nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang cần vốn gấp và mong muốn tốc độ giải quyết hồ sơ nhanh chóng đã được khách hàng đón nhận tích cực. Và đón đầu nhu cầu cần gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao của khách hàng sau Tết, ACB đã tăng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD, trở thành một trong những ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi USD cao nhất hiện nay. ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản, tương đương 600 sản phẩm tiện ích và là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được coi vào loại phong phú nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.

  10. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    [Ngân hàng ACB trao 500 suất quà cứu trợ nạn nhân bão số 6




    Trong hai ngày 7 và 8/10/2006, lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng Á Châu tại các chi nhánh thuộc khu vực miền Trung đã tích cực tham gia cứu trợ người dân tại Đà Nẵng, Huế, Hội An nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 6.

    Phát huy tinh thần chia sẻ với cộng đồng, lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng Á Châu đã trực tiếp đến thăm và trao tặng các nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, mì ăn liền, mì chính?với tổng trị giá 100 triệu đồng đến 500 hộ dân là nạn nhân của cơn bão số 6 tại Đà Nẵng, Huế và Hội An.
    Ngân hàng Á Châu là doanh nghiệp có nhiều quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng. Đến nay, ngân sách dành cho các hoạt động xã hội trong năm 2006 của Ngân hàng Á Châu là hơn 2 tỷ đồng.


Chia sẻ trang này