Tránh xa những cổ sắp ''Đốt lò'' đang ''đốt lò'', múc cổ đã ''Đốt lò xong''

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CANSLIM241, 18/07/2019.

1257 người đang online, trong đó có 502 thành viên. 21:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 210 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. CANSLIM241

    CANSLIM241 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2017
    Đã được thích:
    267
    Chữ ''P'' có 1 chữ P. Và rất nhiều cổ có chữ ''P''. Tất cả đã xong và giờ là lúc bắt đầu đi lên từ đáy.
  2. CANSLIM241

    CANSLIM241 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2017
    Đã được thích:
    267
    Chủ tịch PVN: "Ngành dầu khí như con gái lỡ thì"
    18/07/2019 16:13 Ông Trần Sỹ Thanh cho rằng, ngành dầu khí đang bị ràng buộc, khó phát triển bởi những chế tài khiến "các nhà đầu tư không muốn ngó ngàng".

    Chia sẻ tại hội thảo Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, vai trò ngành dầu khí ngày 18/7, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch HĐTV cho rằng, quan điểm và cơ chế hiện nay khiến cho ngành dầu khí không có cơ chế, nguồn quỹ để khoan và thăm dò. Do đó, ngành này "đang ăn vào quá khứ, công lao của thời kỳ trước".

    Nếu trước đây, mỗi năm nhà đầu tư nước ngoài rót khoảng 2 tỷ USD vào thăm dò, khai thác dầu khí nhưng giờ chỉ vài trăm triệu. Việc gia tăng trữ lượng đang chững lại, khi thời kỳ trước hút một tấn dầu thô thì gia tăng 1,5-2 lần tấn dầu quy đổi, giờ lượng gia tăng còn 0,3-0,4 lần.

    "Với ngành dầu khí không thăm dò thì làm sao mà gia tăng trữ lượng. Nghị quyết 4 của Bộ Chính trị (năm 2017) về phát triển ngành dầu khí mục tiêu không thay đổi nhưng giải pháp thì thực sự chưa có gì. Trong khi pháp luật, thể chế với chúng tôi chẳng khác nào đặt điều kiện gả chồng cho con gái lúc 18 đôi mươi, thế nhưng chúng tôi giờ đã là gái lỡ thì rồi thì ai mà người ta đến", ông Thanh ví von.

    Ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí (PVN). Ảnh: PVN
    Chưa kể Luật Dầu khí mới sửa đổi, theo ông Thanh, quy định nhiều điều kiện khắt khe. Hay Luật Thuế tài nguyên nước khiến mỗi lô thăm dò dầu khí phải trả chi phí tài nguyên đến 10-15 triệu USD là quá cao, không nhà đầu tư thăm dò nào chịu được. Thời kỳ trước, trung bình một năm, ngành này thu hút khoảng 2 tỷ USD từ các nhà đầu tư bên ngoài để thăm dò, khai thác thì nay chỉ vài trăm triệu USD.

    "Quy định này áp dụng cho môi trường thuỷ sản, với phạm vi vài km2 thì được. Nhưng với chúng tôi thì thật sự khó khăn. Như thế chẳng khác nào tự chúng ta đóng cửa chúng ta", ông Thanh nói.

    Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam thì so sánh PVN như gã khổng lồ nhưng thiếu máu. Ông cắt nghĩa, khổng lồ là vì có tổng tài sản rất lớn, nhưng lại thiếu máu do bị siết bởi cách quy định, cơ chế khiến hoạt động của ngành rất khó khăn. Ví dụ, khi khoan một mũi không như ý, phải khoan chệch sang một nhánh mới thì cần điều chỉnh tổng mức đầu tư khoảng vài chục triệu USD, lúc đó cần Thủ tướng quyết định. Trong khi với doanh nghiệp nước ngoài thì họ được điều chỉnh trong vòng 1 tuần. "Thủ tục đang là rào cản cho sự phát triển của dầu khí", ông Minh nhận định.

    Nhận xét "ngành dầu khí có nhiều vấn đề cần xử lý", song ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Thương mại cho rằng mấu chốt để giải những ách tắc của ngành này là sửa Luật Dầu khí để tạo động lực cho PVN hoạt động.

    "An ninh năng lượng là một trong ba trụ cột của an ninh kinh tế, tác động mạnh đến an ninh lương thực và an ninh tài chính. Vấn đề là sửa luật dầu khí, tạo động lực cho một ngành rủi ro, cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm và thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam. Trên tinh thần đó, ngành dầu khí tái cấu trúc lại và nâng cao nội lực của mình", ông Tuyển góp ý.

    Theo thống kê, nhu cầu năng lượng Việt Nam tăng bình quân 10% một năm, trong số này dầu khí đóng góp 40% tổng cung năng lượng sơ cấp, và khoảng 35% tổng cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng.

    Cùng với than, thuỷ điện, dầu khí luôn là nguồn năng lượng chính đảm bảo cho sự ổn định hoạt động sản xuất thương mại, dân sinh. Đến nay, ngành dầu khí đã khai thác được gần 400 triệu tấn dầu và 150 tỷ m3 khí, sản xuất 170 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 15% tổng công suất lắp đặt và 30% tổng sản lượng điện của cả nước... Theo dữ liệu kinh doanh đến cuối tháng 6, PVN đạt doanh thu hơn 365.500 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 53.000 tỷ đồng.
    Last edited: 18/07/2019
  3. BMW01

    BMW01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/04/2016
    Đã được thích:
    175
    Phát súng đầu tiên:
    Có 12 tỷ USD thôi ạ!

    http://pvc.vn/tinchitiet/tabid/93/i...an-dien-gio-ngoai-khoi-lon-nhat-Viet-Nam.aspx
    PVC-MS là nhà thầu dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất Việt Nam
    Vừa qua, tại Bình Thuận, Tập đoàn Enterprize Energy (EE) đã tổ chức Lễ công bố Giấy phép khảo sát dự án ThangLong Wind - khu vực ngoài khơi mũi Kê Gà, Bình Thuận với tổng mức đầu tư khoảng 12 tỉ USD.
    Đột phá mới cho nền kinh tế Việt Nam

    Ngày 25/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    [​IMG]
    Các chuyên gia đến từ Tập đoàn EE


    Nội dung chính của Chiến lược là khuyến khích huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững và phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh. Căn cứ trên chủ trương này, dự án ThangLong Wind - khu vực ngoài khơi mũi Kê Gà, Bình Thuận, đã ra đời.

    Trên thực tế, việc đầu tư xây dựng cánh đồng gió ngoài khơi mũi Kê Gà đã được nhà đầu tư EE ấp ủ và nghiên cứu nhiều năm. Những nghiên cứu ban đầu của nhà đầu tư cho kết quả đầy triển vọng trên một vùng biển có diện tích hơn 2.000 km2, cách xa đất liền tối thiểu 20km ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, tính từ mũi Kê Gà.

    Đáng lưu ý là các turbine sử dụng trong dự án có thể có công suất khác nhau, trong đó những tuabin gió đầu tiên được xây dựng có công suất 9,5MW. Trong suốt quá trình xây dựng của từng giai đoạn, công suất các tuabin sẽ còn tăng lên với sự phát triển của công nghệ turbine gió. Trong tương lai, với dự án này, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có công trình điện gió với công nghệ tân tiến nhất trên thế giới.

    Đáng chú ý, tham gia tổ hợp nhà thầu thực hiện dự án có hai nhà thầu chịu trách nhiệm chính về xây lắp cho toàn bộ dự án cả trên bờ và dưới biển là hai đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Liên doanh Việt Nga - Vietsovpetro (Vietsovpetro) và Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) - đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

    Nếu Vietsovpetro là "Anh cả đỏ" của ngành Dầu khí Việt Nam với bề dầy truyền thống và kinh nghiệm trong thăm dò khai thác dầu khí thì PVC - MS là một trong những nhà thầu chủ lực chuyên ngành thiết kế, lắp dựng cho các chân đế, giàn khoan và hệ thống kết cấu kim loại của các công trình trên biển. Có thể kể đến loạt giàn DK1, các giàn khoan khai thác tại các mỏ Sư Tử Nâu, Sư Tử Vàng, Thiên Ưng... Đặc biệt PVC - MS được các nhà đầu tư thăm dò khai thác dầu khí đánh giá là một trong những nhà thầu tin cậy trong các hoạt động xây lắp trên biển.

    Khẩn trương khảo sát đánh giá dự án


    Một trong những nền tảng của công nghiệp điện gió là phải đo được lượng gió tại địa điểm dự định đặt các turbine. Chính vì vậy, EE dự kiến tiến hành khảo sát và thu thập số liệu gió trong thời gian liên tục 12 tháng. Dữ liệu đo gió sẽ được thu thập từ cột khí tượng trên đảo Phú Quý và thiết bị đo gió lắp trên các giàn khoan khai thác dầu lân cận vùng dự án điện gió và một số thiết bị phao nổi đo gió. Độ cao đo gió lên tới 200m so với mực nước biển. Trong đó, các thông số quan sát gồm hướng gió, tốc độ gió. Các tham số quan sát được ghi tự động liên tục, các giá trị tối đa/tối thiểu đều được ghi lại trong quá trình quan sát.

    [​IMG]
    Lãnh đạo PVC cùng các nhà thầu tham gia dự án Điện gió Thăng Long ra mắt tại lễ công bố giấy phép khảo sát.
    Một số khảo sát quan trọng khác như địa vật lý, công trình cũng được khẩn trương tiến hành để thực hiện các công việc quan trong như xây lắp tuyến cáp điện truyền tải và khu vực phát triển điện gió ngoài khơi, khoan lấy mẫu thí nghiệm hiện trường. Các khảo sát này sẽ tiến hành đo độ sâu đáy biển, khảo sát địa hình đáy biển, đo địa chấn nông và khảo sát từ tính. Các lỗ khoan lấy mẫu phải thực hiện dưới độ sâu khoảng 80m dưới đáy biển để đánh giá điều kiện địa chất đáy biển.

    Đặc biệt, EE cũng tiến hành nghiên cứu và khảo sát môi trường dưới nước, khảo sát sinh thái biển… trong khu vực 2800km2 quanh dự án. Trong đó, khu vực dự án chỉ gồm 2800km2 (khu vực đặt turbine và khu vực cáp điện ngầm truyền tải về bờ). Tỉ lệ diện tích thực tế để thực hiện dự án chỉ chiếm khoảng 25-30% diện tích khảo sát. Đây sẽ là một trong những tài liệu quý về sinh thái vùng biển Bình Thuận, không chỉ góp phần đảm bảo dự án được án toàn, hiệu quả, còn có lợi ích lâu dài đối với ngư dân và quốc phòng.Theo ông Ian Hatton - Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy, ngay khi nhận được Giấy phép khảo sát chính thức, nhà đầu tư sẽ đồng thời tiến hành khảo sát và lập báo cáo bổ sung quy hoạch, lập báo cáo môi trường, báo cáo khả thi của dự án.


    Giai đoạn I của dự án ThangLong Wind sẽ được hòa lưới điện vào cuối 2022, đầu 2023 với công suất 600 MW, 64 cột gió. Giai đoạn phát triển tiếp theo ThangLong Wind II, ThangLong Wind III, ThangLong Wind IV, ThangLong Wind V lần lượt đưa vào khai thác từ 2023-2026 với công suất mỗi giai đoạn 600 MW.

    Giai đoạn phát triển cuối là Thăng Long Wind VI với công suất 400 MW. Tổng công suất của dự án đạt khoảng 3.400 MW. Vốn đầu tư được thu xếp cho toàn bộ dự án 3.400 MW, tương ứng khoảng 11,9 tỷ USD, chưa kể phần đầu tư cho kết nối vào hệ thống điện quốc gia.

    PVC - MS là nhà thầu chuyên ngành xây lắp dầu khí chuyên nghiệp có tới 35 năm xây dựng và phát triển. Một số công trình tiêu biểu như chân đế Thăng Long, chân đế Sư tử Vàng Đông Bắc, chân đế và gian khoan H5 mỏ Tê Giác Trắng...

Chia sẻ trang này