Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

3484 người đang online, trong đó có 1393 thành viên. 09:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 27565 lượt đọc và 211 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Phân tích cấu trúc cung của nhà bác học Albert Einstein

    Bài sau đây phân tích cấu trúc cung của nhà bác học thiên tài Albert Einstein, một linh hồn Cung 3, do GS Michael D. Robbins viết. Bài phân tích rất hay và sâu sắc. Các bạn sẽ học hỏi rất nhiều điều qua bài phân tích này của tác giả. Ví dụ, các bạn sẽ biết ngoài ảnh hưởng của các cung còn có ảnh hưởng của cung Hoàng Đạo và các hành tinh lên một người; cung di sản từ quá khứ; cung của dân tộc Do Thái; tại sao những người Do Thái được gọi là intersystemic travelers–những người du hành xuyên hệ thống; các Ashram chính (7 cái) và các Ashram phụ… Bài do Mai Oanh dịch.

    Albert Einstein

    Born, March 14, 1879— Died, April 18, 1955


    [​IMG]
    Albert Einstein Sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 – Mất ngày 18 tháng 4 năm 1955

    [​IMG]
    Tên gọi Albert Einstein đã trở thành đồng nghĩa với “thiên tài”. Ông được mọi người công nhận là một trong những người thông minh nhất từng sống và những thành tựu của ông trong lĩnh vực vật lí lý thuyết là bằng chứng không gì sánh nổi về những tiềm năng phi thường của trí tuệ loài người. Lý thuyết mang tính cách mạng của Einstein đã thay đổi sự hiểu biết của con người về thời gian, không gian và vũ trụ. Ông đã thực hiện một công cuộc phụng sự to lớn trong việc giúp phá vỡ ảo tưởng thế giới, dựa chủ yếu vào giới hạn tinh thần và những thành kiến mà sự giả dối đã thành thông lệ.

    Không hề hữu ý, Einstein đã chứng minh tính chân thực của nguyên lý Cabalistic cổ đại, khẳng định rằng vạn vật hữu hình trên thực tế là ánh sáng đông kết và năng lượng tích tụ. Nếu những đóng góp của ông được đánh giá một cách công bằng, thì ông đã giúp thúc đẩy động cơ của khoa học huyền bí hơn cả hàng ngàn cá nhân theo khuynh hướng tôn giáo và tinh thần, những người tự coi họ là những nhà bí truyền hay huyền bí học. Einstein đã thâm nhập vào “Trí của Thượng Đế” và trở lại với những hiểu biết mà lần đầu tiên cho con người những ý niệm thoáng qua về vũ trụ vật lý gần hơn với nhận thức của chính Người.
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Phân tích cấu trúc cung của nhà bác học Albert Einstein (tiếp theo)

    Các cung thể hiện
    Sự hiện diện của Cung Ba

    Trong tất cả các cung ảnh hưởng tới cuộc đời và suy nghĩ của Einstein, cung ba— “Cung của thể thượng trí” (như chân sư Tây Tạng gọi)— là cung nổi bật nhất. Hơn mọi cung khác, cung ba dường như mang trong nó những sự đối lập lớn nhất, như đã được mô tả qua một bài viết về những đặc điểm liên quan đến các nhánh cung 3A và 3B. Einstein chắc chắn là một điển hình của nhánh cung 3A, khía cạnh thương mại và vật chất của cung ba hoàn toàn không tồn tại ở ông.

    Khi xem xét phân tích của chân sư Tây Tạng về cung ba (trong cuốn Tâm lý học nội môn, Tập I, trang 204-205), chúng ta không khỏi ngạc nhiên bởi vô số đặc điểm của cung này biểu lộ ở Albert Einstein:

    Đây là cung của nhà tư tưởng trừu tượng, triết gia và nhà siêu hình học, của người say mê toán học cao cấp nhưng là người rất có thể gặp trở ngại trong việc viết cáo báo cáo của mình chính xác, trừ khi y chịu ảnh hưởng bởi cung thực tế nào đó. Năng lực tưởng tượng của y phát triển rất cao, nghĩa là y có thể nắm được bản chất của chân lý bằng sức mạnh trí tưởng tượng của mình; Chủ nghĩa duy tâm nơi y thường mạnh mẽ; Y là một người mơ mộng và một lý thuyết gia, và từ quan điểm rộng mở và sự cẩn trọng tối cao, y nhìn thấy rõ ràng mọi mặt của một vấn đề.

    Ở một mức độ nào đó, một nhánh thuộc cung này là khá bất bình thường. Luộm thuộm, cẩu thả, sai giờ, và không quan tâm tới hình thức.

    Đối với nhánh cung này, phương pháp tiếp cận Tìm Kiếm cao cả (great Quest) là thông qua suy tưởng sâu xa về lĩnh vực triết học hoặc siêu hình học cho tới khi y nhận thức được sâu sắc [nguyên văn] về Thế giới vĩ đại bên ngoài (great Beyond) và tầm quan trọng to lớn của việc đi theo Con Đường Đạo dẫn tới đó.

    Cho dù một người hiểu biết chút ít về cuộc đời của Einstein cũng có thể thấy sự phù hợp tuyệt vời của những mô tả này đối với ông.

    Đầu tiên chúng ta hãy xem xét vấn đề trừu tượng. Trong suốt nửa thế kỷ qua, Thuyết Tương Đối Đặc Biệt và Thuyết Tương Đối Tổng quát của Einstein đã được trình bày, giải thích và tái giải thích trong hàng trăm cuốn sách. Những khái niệm liên quan đã trở thành điều phổ biến chung trong giới trí thức, và cũng trở nên quen thuộc ngay cả trong tâm trí đại chúng. Chúng ta thường nghe cụm từ: “Tất cả đều là tương đối!”. Tuy nhiên cách nói đó là sự đơn giản hóa rất lớn của các khái niệm ban đầu. “Thuyết tương đối”, ở dạng nguyên sơ, rất khó hiểu một cách chính xác và đòi hỏi sức mạnh của tư duy trừu tượng cao siêu. Rõ ràng toán học ở đây có liên quan tới huyền môn, và vượt ra ngoài sự hiểu biết của tất cả, trừ một số rất ít các nhà toán học và các nhà vật lý toán học được đào tạo rất chuyên sâu. Hiển nhiên, để nắm bắt các khái niệm lý thuyết mang tính cách mạng, tâm thức của Einstein đã vượt lên một tầm cao mới của thể trí trừu tượng (một kỳ công tuyệt đỉnh đạt được dễ dàng nhất bởi những người chịu ảnh hưởng mạnh của cung 3 – cung của Trí tuệ Hoạt động và Trừu tượng).

    Trí tuệ của con người trung bình (thường được quy định bởi cung 5- cung Kiến thức cụ thể— cung của những hiểu biết chung nhất) chỉ hiểu những tư tưởng thật sự trừu tượng một cách khó khăn nhất. . Những ý niệm của Einstein vô cùng trừu tượng, và chúng đã làm rối trí không chỉ với những người bình thường, mà còn cả với rất nhiều đại diện tiêu biểu trong cộng đồng khoa học. Ngay cả ngày nay, hơn tám mươi năm sau khi những bài báo đầu tiên về Thuyết tương đối Đặc biệt được công bố, có rất nhiều nhánh khoa học ứng dụng và cụ thể mà theo đó các khái niệm của Einstein dường như vẫn không có liên quan và ít được hiểu biết tường tận (mặc dù tính xác thực và tầm quan trọng của chúng đã được chứng minh qua nhiều thực nghiệm phức tạp). Vì vậy, người ta có thể hiểu rõ cách thức các nhà khoa học thấm đẫm quan điểm vật lý Newton đã tiếp nhận những lý thuyết này như thế nào khi chúng lần đầu tiên xuất hiện. Kết quả của bài giảng của Einstein cho một nhóm các giáo sư kỹ thuật (theo mô tả của Giáo sư Hyman Levy, khi đó là một nghiên cứu sinh tại trường đại học) cho ta một ý niệm vềmột phản ứng rất phổ biến:

    Và đây, người đàn ông này nói tới những khái niệm trừu tượng về không-thời gian và hình học của không-thời gian, không phải hình học của một bề mặt mà bạn có thể nghĩ là bề mặt vật lý, mà là hình học không-thời gian và độ cong của không—thời gian; Và chỉ ra cách bạn có thể giải thích lực hấp dẫn bằng cách mà một cơ thể di chuyển trong không—thời gian dọc theo một đường trắc địa— đó là đường cong ngắn nhất trong không—thời gian. Tất cả những khái niệm này đều trừu tượng đến mức nó trở nên không thực tế đối với họ. Tôi nhớ đã thấy một trong những giáo sư đứng dậy và đi ra ngoài trong tức giận, vừa đi ông vừa nói “Das là Absolutle Blödsinn.” (Đó là điều hoàn toàn vô nghĩa.)

    Rõ ràng, những quan niệm đúng đắn chung nhất không đủ để hiểu được những ý tưởng, trên thực tế, mang tính thách thức lẽ thường. Khi được kể lại là không một người Anglo-Saxon nào có thể hiểu được thuyết tương đối, nhà thực nghiệm vĩ đại, Ernest Rutherford đã phản ứng một cách mạnh mẽ: “Không. Họ hoàn toàn có lý.” Rutherford là một nhà thực nghiệm xuất sắc được điều khiển bởi cung năm.
    Theo chân sư Tây Tạng, người cung ba là “một người mơ mộng và một nhà lý thuyết”, Einstein thực sự là người mơ mộng và lý thuyết. Thể trí của ông tập trung cao hơn cõi trần tục, điều mà ông cho là gần như là không có liên quan. Ông có thể thực tế hơn nhiều so với mức trông đợi (khi ông buộc phải như vậy), nhưng thường thì ông coi mọi chi tiết thông thường của cuộc sống chỉ gây sự phân tâm. Ông thật sự đã ở trạng thái thiền định thâm sâu. Một khi ông nắm bắt được một hướng suy nghĩ có hiệu quả, ông không bao giờ dứt ra, thậm chí ngay cả khi điều đó có nghĩa là đứng trong bão tuyết mà không hề hay biết, mê mải với các phép tính trên một cuốn sổ, hoặc viết kín tấm khăn trải bàn ăn của chủ nhà với các công thức toán học bí ẩn bất chợt nảy ra trong bữa tối . Trên mức độ trực giác cao siêu, việc theo đuổi chân lý của ông tiếp tục không ngừng nghỉ cho dù nhiệm vụ mà ông có thể tham gia ngoài đời là gì. Cuộc sống khách quan chỉ là một giấc mơ; Thế giới nội tại của tư duy mới là thực tại của ông.

    Einstein đưa ra cách tiếp cận tư duy khoa học tập trung vào lý thuyết. Phương pháp của ông gợi ý rằng tiến trình tốt nhất có thể không phải là quan sát rồi đưa ra các quy luật chung, mà là quá trình ngược lại: đưa ra một tiên đề lý thuyết và sau đó khám phá xem các dữ kiện thực tế có phù hợp hay không. Không bao giờ nên coi sự hiểu biết hiện tại về các dữ kiện là một giới hạn cho việc phát triển lý thuyết; Lý thuyết hoàn toàn có thể vượt xa các dữ kiện hiện tại (trong khi không bỏ qua chúng), và chỉ ra rất nhiều nhóm dữ kiện mới chưa được khám phá. Như vậy, Einstein đã có cách tiếp cận giống phương thức mà chân sư Djwhal Khul đã gợi ý các nhà bí truyền học nên làm– đi từ cái chung nhất đến đặc thù.

    Ông hoàn toàn không phải là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm cung năm. Ông là một nhà tổng quát cung ba theo trực giác, lập luận theo cách của mình đi từ những giả định sâu sắc đến việc tìm ra các dữ kiện mới có thể được kiểm chứng khoa học. Ví dụ, bằng chứng ảo của Einstein về sự tồn tại của các phân tử, vô hình đối với mắt thường, được đưa ra từ tiên đề lý thuyết chứ không thông qua chứng minh thực nghiệm, là một biểu hiện rõ ràng của hướng đi ông theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình. Nhà lãnh đạo phong trào phục quốc Do Thái Chaim Weitzman mô tả ngắn gọn hai người đàn ông vĩ đại của giới khoa học (và cũng là sự khác biệt điển hình giữa hai cung tinh thần): “Einstein – hoàn toàn tính toán, Rutherford – hoàn toàn thực nghiệm…” Chính Einstein cũng mô tả: “Tôi tập trung vào lý thuyết suy luận, trong khi Rutherford, đã đạt được các kết luận sâu sắc trên cơ sở những hiểu biết nguyên gốc kết hợp với các phương pháp thực nghiệm giản đơn”. Einstein tin rằng các lý thuyết được tạo ra trên cơ sở suy luận sau đó được chứng minh bởi nhiều dữ kiện phù hợp có nhiều khả năng bền vững qua thử thách thời gian hơn các lý thuyết được xây dựng hoàn toàn từ các bằng chứng thực nghiệm.

    Trong “lý thuyết cung”, một điều ai cũng biết là trong khi phương pháp khám phá chân lý của cung 5 là thông qua quan sát (sử dụng các giác quan hay các trang thiết bị), thì phương pháp cung ba rất khác. Những người tiến hóa cao thuộc cung ba không phụ thuộc vào giác quan để khám phá chân lý (mặc dù không bỏ qua sự thu nhận của các giác quan). Họ tin rằng, chân lý có thể được khám phá chỉ thông qua tư duy. Einstein đã từng nói “Thiên Chúa có thể bí hiểm, nhưng hoàn toàn không ác ý.” Với tư tưởng này, ông đã bày tỏ đức tin của mình rằng, các quy luật tự nhiên có thể là huyền bí, nhưng lý trí của con người vẫn có thể hiểu được chúng. Einstein không cần phòng thí nghiệm cũng như trang thiết bị cho công việc nghiên cứu của mình; Tất cả những gì ông cần chỉ là giấy, bút (tất nhiên cùng với chiếc tẩu hút không bao giờ rời xa) và giải trí trên du thuyền, tản bộ hoặc chơi violin.

    Tuy nhiên, Einstein cũng đã tiến hành các thực nghiệm theo cách riêng của mình; Chúng được gọi là các thực nghiệm suy tưởng (có thể theo lý thuyết, nhưng bị loại trừ bởi những khó khăn thực nghiệm). Chẳng hạn, ông tưởng tượng khi đi trên một chùm ánh sáng, hình dung ra từ nhiều hệ qui chiếu, sự thay đổi về khối lượng, không gian và thời gian có thể xảy ra (hoặc đạt tới) ở vận tốc cực đại; Ông tưởng tượng các thí nghiệm ở qui mô cực nhỏ của các nguyên tử và phân tử , và hình dung các động lực liên phân tử và liên nguyên tử có thể xảy ra.
    Phạm vi trí tuệ của ông vô cùng rộng lớn, thâm sâu trong tầm mức thâm nhập, và sâu sắc trong chiều suy tưởng. Vì thế nếu chỉ tư duy theo kinh nghiệm và chỉ dựa trên những dữ liệu thực nghiệm sẵn có, thì chính điều đó tạo ra giới hạn đối với sự sáng tạo tinh thần của ông. Thông qua phương thức thực nghiệm suy tưởng, ông có thể chơi với “các chiều” của không gian và thời gian, tạo ra (thông qua việc sử dụng trí tưởng tượng của mình) các điều kiện không thể tồn tại ở “tầm vĩ mô”, và quan sát kết quả. Thực nghiệm suy tưởng về cơ bản là một phương thức cùng ba được tạo ra để vận dụng các biến mà ý thức và điều kiện trí tuệ thông thường không thể (hay chưa thể) có được những trải nghiệm. Trong khi cùng 5 thường hoạt động theo cách thức rất phụ thuộc vào não bộ, người cùng bà (thường “mải mê suy nghĩ mà lãng quên thực tại”) đi vào giai đoạn thiền suy tưởng, và trải nghiệm những mức độ thực tính không thể có được với nhận thức thông thường của não bộ— tầm mức tư duy thuần túy và trừu tượng.
  3. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Khi xem xét liệu cung ba có ảnh hưởng tới cuộc sống và tư tưởng của Albert Einstein hay không, điều quan trọng là phải nhận thấy cung này liên quan đến nguyên lý thiêng liêng của Hoạt động, nghĩa là sự chuyển động. Cung ba thực sự được gọi là “Cung của hoạt động”, và phần lớn những tư tưởng tiên phong nhất của Einstein đã được đưa ra để làm sáng tỏ những thay đổi trong “không—thời gian” có thể xảy ra với sự thay đổi mức độ hoạt động.

    Tuyên bố của Heraclitus, “Không có gì vĩnh viễn ngoại trừ sự thay đổi” là đặc thù tương đối. Trong thế giới của Einstein, không gian và thời gian đang ở trong một trạng thái thay đổi liên tục liên quan lẫn nhau. Lý thuyết của Einstein đã phá huỷ khoảng không tuyệt đối và thời gian tuyệt đối của Newton, thay vào đó là một “khung tham chiếu” luôn thay đổi, tất cả đều chuyển động tương đối so với nhau, mỗi “khung” đặc trưng bởi kích thước không-thời gian riêng của nó. Tóm lại, trong vũ trụ của Einstein, “mọi thứ đều tương đối”— ít nhất ở mức độ thực thể vật chất. Ông đã không cố gắng chuyển các khái niệm về tương đối sang lĩnh vực giá trị và tinh thần.

    Ngay cả khi chúng ta tạm thời bỏ qua một bên các nền tảng khoa học và toán học sâu xa của thuyết tương đối, và thay vào đó, tập trung vào kinh nghiệm thực tế, chúng ta cũng sớm nhận ra rằng ngay cả những người cung 3 dù không phải là những thiên tài toán học cũng không lạ gì với quan niệm tương đối. Người cung ba bình thường cũng có xu hướng xem xét một tình huống cụ thể “từ mọi góc độ,” như nó là. Họ có quan niệm luôn thay đổi và là một trong những nhóm cung ít áp đặt, giáo điều và ít tuyệt đối nhất. Như chân sư D.K. nói về người cung ba “… y nhìn thấy mọi mặt của một vấn đề một cách rõ ràng.” Einstein có khuynh hướng trả lời tất cả các câu hỏi từ quan điểm tương đối, và mọi câu trả lời đều mang tính không chắn nhất— “Tất cả đều phụ thuộc vào nhiều thứ”. Với cách trả lời này, ông hàm ý rằng đánh giá của ông về bất kỳ vấn đề nào (hoặc tập hợp các biến số) phụ thuộc vào khung tham chiếu, quan điểm của ông, góc nhìn của ông, tất cả đều được xem là liên tục thay đổi. Điều thú vị là những người cung ba có tính linh hoạt cao và đầu óc hoạt động không ngừng nghỉ dường như ít khó khăn hơn trong việc hiểu (và hình dung) được các quan niệm tương đối của Einstein so với những người thuộc cung khác.

    Một phẩm chất khác của những người cung ba (đặc biệt là loại 3A) là tình yêu của họ đối với triết học. Theo một người biết ông rất rõ, điều thú vị là Einstein luôn luôn coi mình là một triết gia chứ không phải là một nhà khoa học. Những kiếm tìm triết học của ông (được thể hiện cô đọng qua khát vọng không bao giờ vơi của ông đối với việc xây dựng một “Lý thuyết trường thống nhất”) là để hiểu vũ trụ vật lý như một tổng thể— một hệ tích hợp vĩ đại.

    Ông tôn kính triết gia phiếm thần học Baruch Spinoza (người giống như ông là một người Do Thái, và— theo quan điểm của các thế lực cầm quyền tôn giáo— là một kẻ dị giáo, giống như Einstein ban đầu bị những tín đồ tôn thờ vật lý Newton coi ông là dị giáo). Có thể coi Einstein là một ‘nhà tư tưởng hệ thống’; ông luôn suy nghĩ trong toàn bộ hệ thống, và “các biến số” của ông là “phạm trù tư tưởng” vĩ đại (không gian và thời gian) vốn ẩn chứa trong tất cả các quá trình tư duy thông thường được coi là hoàn toàn tự nhiên.

    Những quan tâm đầu tiên của Einstein về triết học (cũng như trong khoa học và toán học) được khơi dậy bởi Max Talmey, một sinh viên y khoa và là bạn của gia đình Einstein. Ông tới thăm gia đình Einstein hàng tuần, cho chú bé Albert những quyển sách để đọc và đưa ra những vấn đề để chú giải quyết. Einstein đã tiến bộ nhanh chóng, và tài năng của chú ngay lúc đó đã bộc lộ. Talmey đã nói:

    Sau một thời gian ngắn, một vài tháng, cậu bé Albert đã đọc hết toàn bộ cuốn sách của Spieker. Sau đó, cậu dành hết tâm trí cho toán học cao cấp, nghiên cứu tất cả các tác phẩm xuất sắc của Lubsen về lĩnh vực này … Chẳng bao lâu tài năng toán học của cậu đã bay quá cao đến nỗi tôi không còn theo kịp. Sau đó triết học thường là chủ đề của các cuộc trao đổi giữa chúng tôi. Tôi đã gợi ý cậu thử đọc sách của Kant. Vào thời điểm đó, Albert vẫn còn là một đứa trẻ, chỉ mới mười ba tuổi, nhưng những tác phẩm của Kant, vô cùng khó hiểu đối với những người thông thường, dường như rất đơn giản đối với cậu. Kant trở thành nhà triết học ưa thích của Albert sau khi cậu đọc qua cuốn Phê phán lý tính thuần túy và các tác phẩm của nhiều triết gia khác.

    Qua đó, chúng ta có thể thấy, ngay từ đầu, toán học cao cấp và triết học (cả hai đều là những “cách thức tiếp cận” cung ba đặc trưng) liên quan mật thiết đến cuộc sống của Einstein, và ông trở nên xuất chúng trong cả hai lĩnh vực. Tình yêu của ông đối với nhà triết học Kant rất đáng chú ý, chắc chắn là Kant (một trong những triết gia với tư tưởng “khó khăn nhất”, cứng nhắc và trừu tượng nhất) có linh hồn cung ba.
  4. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Rõ ràng, Einstein là một người tinh túy, một “giáo sư đãng trí,” (đặc tính thường thấy nhất, ở cung ba). Nhiều câu chuyện hài hước (hầu hết trong số chúng có ít nhất phần nào sự thật) đã được truyền kể về tính đãng trí nổi tiếng của ông. Trên thực tế, ông chỉ đãng trí với những điều không quan trọng đối với ông (bao gồm hầu hết các công việc trần tục của cuộc sống hàng ngày). Trong khi không bao giờ quên suy nghĩ, ông thường xuyên quên chìa khoá căn hộ của mình và bị nhốt ở ngoài cửa ngay cả trong đêm tân hôn. Đây là một điển hình.

    Tất cả những giai thoại vui được lưu hành đều miêu tả một người đàn ông sôi nổi và tốt bụng, “đầu đội đám mây”, và “một chân treo trên không trung”, đi qua cuộc sống đời thường như một giấc mơ. Một lần Einstein cùng một người bạn, mời hai vị khách ăn trưa, và phát hiện ra (vào cuối bữa ăn) rằng ông không có đồng nào trong túi. May thay người bạn đã cứu vãn tình hình bằng cách dúi cho ông một tờ 100 franc dưới gầm bàn. Như nhiều người cung ba, Einstein là một người đi bộ rất giỏi và nói chuyện tuyệt vời. Một câu chuyện từ những ngày ông ở Princeton kể rằng ông quá say sưa trò chuyện trên đường đến một bữa tiệc tối, đến nỗi ông quên cả tên và địa chỉ của chủ nhà mời tiệc và phải gõ bao cánh cửa để tìm nhà. Những người biết ông đều đồng ý với đánh giá rằng “điều thực tế nhất về ông là ông (là người) hoàn toàn không thực tế.”

    Chắc chắn, phù hợp với mô tả của chân sư Tây Tạng về một trong những nhánh cung ba, Einstein không kiểu cách và “không hề quan tâm tới vẻ bề ngoài.” Ông hầu như luôn luôn ăn mặc theo phong cách giản dị (thường là luộm thuộm), ghét cay đắng những thứ hình thức không cần thiết theo ông gây lãng phí thời gian. “Quần là áo lượt” hoàn toàn xa lạ với ông; thực tế, ông thường mặc đồ nhàu nhĩ, thậm chí tới nơi đông người. Lúc về già, ông thậm chí không chịu đeo tất – cũng hoàn toàn phù hợp với quyết tâm đơn giản hóa cuộc sống của mình bằng cách tránh những phức tạp dù ở mức độ nào làm lãng phí năng lượng. Mái tóc lởm chởm bù xù gây sốc đã trở thành đặc hiệu của ông— biểu tượng của một người quan tâm nhiều tới những gì diễn ra trong đầu nhiều hơn là tới diện mạo thể hiện ra ngoài.

    Tuy nhiên, đặt tất cả tính giản dị bề ngoài sang một bên, những phẩm chất của Einstein gắn liền với cung ba (được gọi là “năng lượng sắc bén của nhận thức tinh thần thiêng liêng”) là quyết tâm của ông để hiểu được tư tưởng của Thượng đế. Ông nói “Tôi muốn biết Thượng đế tạo ra thế giới như thế nào”, qua đó thể hiện mối liên kết của ông với Brahma, hay khía cạnh sáng tạo thiêng liêng. Cung ba có mối quan hệ đặc biệt với cái được gọi là “bản thiết kế” của Cõi thiêng liêng, hay “thiên cơ” theo đó vị Chúa Sáng tạo (“Kiến trúc sư vĩ đại của vũ trụ”) thực hiện các thiết kế của Người. Để trả lời nhà triết học và thần học Do thái Martin Buber, người đã tấn công ông về vấn đề đức tin của mình, Einstein đã trả lời: “Điều mà chúng tôi (và theo ý ông “chúng tôi” ở đây là “các nhà vật lý “) phấn đấu là chỉ là đi sau Người và vẽ ra con đường của Người. Để vẽ lại— như tô lại một mô hình hình học.” Có thể mô tả tốt hơn về việc tìm hiểu những” bản thiết kế “của Thiêng liêng như ” Kiến trúc sư vĩ đại của Vũ trụ “(một trong những cái tên của vị Chúa cung ba) đã hoạch định. Hết sức tuyệt vời là nhờ những đóng góp lớn lao của Einstein đối với tư duy khoa học, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa hai cái tên khác của vị Chúa cung ba vĩ đại là “Người tạo ra Thời Gian” và “Chúa tể Của Không Gian”.
  5. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Sự hiện diện của cung hai
    Khi những giai thoại về Einstein ngày càng dầy thêm, ông trở nên nổi tiếng như là một vị thánh triết gia, một trong những người tốt bụng và và thanh nhã nhất. Có rất nhiều sự thật trong các giai thoại đó, mặc dù cũng có những lời chỉ trích về tính thẳng thắn, thậm chí gay gắt mà ông hướng tới những người hay những tập quán mà ông coi là ngu ngốc và nguy hiểm.

    Einstein là một người đầy thiện chí. Ông đã từng nói “Tôi ước gì ở đâu đó tồn tại một hòn đảo cho những người khôn ngoan và thiện chí! Tại một nơi như vậy, tôi sẽ là một người yêu nước nồng nàn.” Bất chấp những khó khăn rất lớn để hiểu được các khái niệm của ông, ông đã gây ấn tượng cho hầu hết mọi người như một con người vô cùng tốt bụng. Đánh giá sau đây của nhà vật lí Louis de Broglie về tính cách của Einstein là rất đặc trưng:

    Tôi đã đặc biệt bị thuyết phục bởi bản tính ngọt ngào của ông, bởi sự tử tế rộng lượng, bởi sự đơn giản, và thân thiện nơi ông. Đôi khi, vào lúc vui vẻ bốc đồng ông cũng bộc lộ bản thân nhiều hơn và thậm chí kể một số chi tiết về cuộc sống thường ngày của mình. Sau đó, ông sẽ quay trở lại với trạng thái suy tưởng trầm ngâm đặc trưng, ông sẽ khởi xướng những cuộc thảo luận sâu sắc và mới mẻ về khoa học và nhiều vấn đề khác. Tôi sẽ luôn nhớ sự hấp dẫn của tất cả những buổi họp đó, nơi đã để lại trong tôi một ấn tượng không thể xóa nhòa về những phẩm chất tuyệt vời của con người Einstein.

    Tình người và phẩm tính nhân đức của Cung hai Bác ái— Minh triết rõ ràng hiển hiện, và có vẻ (ít nhất ở đây) xảy ra ở mức độ bề mặt của hệ năng lượng của Einstein hơn là những phẩm chất sâu sắc của cung ba đã được thể hiện trong mô tả ở trên.

    Vui vẻ, sởi lởi, hài hước, bản tính tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái, thư giãn, thân thiện, không nghiêm nghị, tràn đầy tình yêu thương với mọi người, tính thích tán tỉnh (lúc còn trẻ)— tất cả đều là những dấu hiệu về năng lượng cung hai của Einstein, chắc chắn, ở mức độ phàm ngã. Ngay cả khi đã trở nên nổi tiếng, ông vẫn giữ cung cách giản dị và khiêm tốn, luôn vui vẻ và hài hước. Trong hầu hết các vấn đề cá nhân, ông đều điềm đạm và bình thản, tử tế ngoài cuộc sống, tách biệt về nội tâm, như thể ông nhìn thấy toàn bộ cuộc đời từ một nơi rất xa. Với những phẩm chất như vậy, chúng ta thấy sự pha trộn của cung ba và cung hai.

    Những người cung hai có dấu ấn mạnh mẽ của sự cởi mở và bình quyền rất rộng. Họ không quan tâm nhiều tới vị thế; điều lớn nhất hay nhỏ nhất cũng như nhau trong mắt họ. Einstein là như vậy. Ông là một giảng viên và giáo viên nổi tiếng vì phong cách giản dị, không kiểu cách, tính tình hài hước, và vì tình yêu lớn của ông dành cho sự nghiệp. Ông cũng vô cùng chân thành với mong muốn mọi học trò của mình hiểu rõ những gì ông đang giảng, vì vậy ông hết sức cởi mở cho phép sinh viên ngắt lời ông bất cứ lúc nào nếu có bất kỳ điểm nào họ không hiểu. (Ngay cả ở bên ngoài lớp học, ông cũng luôn sẵn sàng dừng công việc của mình bất cứ lúc nào để trả lời sinh viên.) Trong các buổi giải lao, quanh ông luôn đầy kín sinh viên có thắc mắc tới hỏi bài, và ông luôn kiên nhẫn và thân thiện trả lời. Một lần hồi mới đi giảng, ông đã từng nhận xét, “Giảng dạy cho tôi niềm vui lớn, chủ yếu bởi vì tôi thấy các chàng trai của tôi thực sự thích công việc họ đang theo đuổi.” Miễn là chủ đề của cuộc trò chuyện là vật lý, toán học hoặc các ý tưởng mới thú vị mà ông thực sự quan tâm, Einstein sẵn sàng tụ tập và bàn luận. Ông đã nuôi dưỡng nhiều tình bạn thân thiết với sinh viên, mời họ cùng ông tới các quán cà phê sau giờ học để tiếp tục thảo luận. Ông luôn vui vẻ giải thích sự sôi động của vật lý. Chắc chắn, đây là cách hành xử đặc trưng của cung hai.

    Einstein cũng là một người thống nhất, một người theo chủ nghĩa quốc tế (cả hai đều là đặc trưng bao gồm của cung hai, chưa kể đến năng lượng cung Song Ngư). Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đã xây dựng tình hữu nghị của các nhà vật lý ở một số nước châu Âu, và đánh giá cao mọi cơ hội để trao đổi hoặc hơn thế nữa, để kết nối với họ cùng thảo luận về những phát kiến mới nhất. Do đó, đối với ông, chiến tranh thật đáng kinh hãi khi nó gây ảnh hưởng vô cùng tồi tệ đến mối liên hệ mất thiết trong khoa học. Đối với ông, chủ nghĩa dân tộc là một điều ngu ngốc và không gì có thể tha thứ được— một trở ngại lớn cho sự tiến bộ của tri thức loài người. Mặc dù là một công dân Đức, Einstein không có thái độ thù địch đối với những kẻ thù của Đức, và sau Hiệp định đình chiến, ông đã làm tất cả những gì có thể để thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hiệu quả giữa tất cả các nhà khoa học châu Âu. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chính sự xâm lược của Đức đã châm ngòi chiến tranh, và hậu quả của nó, đã gây ra sự bài trừ rộng khắp trong phe đồng minh đối với mọi thứ liên quan tới Đức— thậm chí cả khoa học Đức. Nhưng giá trị của Thuyết Tương đối đã được chứng minh bởi một nhà khoa học người Anh, Sir Arthur Eddington vào năm 1919, và không ai có thể phủ nhận giá trị và tầm ảnh hưởng to lớn của nó, ngay cả khi cha đẻ của Thuyết này là một nhà khoa học người Đức. Do đó, Einstein đã được các nhà khoa học mời đến Anh, Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ và các quốc gia khác mà Đức đã từng gây chiến. Sự tử tế và thiện chí vô bờ bến của ông đã vượt qua mọi thù nghịch, xây đắp nên những mối quan hệ tri thức và văn hoá giữa những người trước kia ở hai chiến tuyến.

    Những người cung hai ghét chiến đấu. Người cung 4 cũng là những người kiến tạo hòa bình, nhưng họ sẵn sàng và có khuynh hướng tham gia vào một giai đoạn xung đột và tranh đấu trước khi đi tới hòa hợp và hòa giải. Người cung hai thích tránh xung đột hoàn toàn. Ngay từ đầu, Einstein là một người theo chủ nghĩa hòa bình. Khi còn là một đứa trẻ, ông đã có ác cảm với chủ nghĩa quân phiệt. Khi lên bốn, ông được đưa đi xem một cuộc diễu hành của Hoàng Gia diễu qua Munich trong những bộ đồng phục lộng lẫy. Trong khi hầu hết các chú bé lúc đó mơ ước trở thành người lính, Einstein đã khóc ngay trước mặt những người quân nhân bị buộc phải mặc quần áo lố bịch và đi đều bước theo nhịp quân hành.

    Khi lớn lên, ông ngày càng bất mãn sâu sắc đối với “tư tưởng Phổ” – nguyên tắc cứng nhắc, hẹp hòi, máy móc và tàn bạo. Ông thậm chí đã từ bỏ quốc tịch Đức của mình trong một nỗ lực thoát khỏi sự đàn áp khắc nghiệt mà ông đã nhận ra trong đặc tính Đức, đặc biệt khi điều đó được thể hiện qua hệ thống giáo dục. Do đó, khi đã trưởng thành, Einstein là một người công khai chủ trương hoà bình. Ông đã coi lời truyền trong Kinh thánh: “Ngươi không được giết người” như một lệnh cấm tới tất cả chiến tranh. Ông khẳng định quan điểm rằng: “Người trân trọng các giá trị văn hóa không thể thất bại trong chủ nghĩa hòa bình.” Phản đối mọi hình thức chiến tranh vì coi đó là tàn nhẫn, ngu xuẩn và man rợ, Einstein duy trì lập trường hoà bình của mình ngay cả khi điều đó gây ra những nguy hại đáng kể cho chính mình.

    Trong Thế chiến thứ nhất (mặc dù về mặt giấy tờ là một công dân Thụy Sĩ) ông đã thực hiện công việc của mình với tư cách là một giáo sư đại học ở Berlin. Trong khi rất nhiều đồng nghiệp của ông bị cuốn hút bởi sự nhiệt tình của chủ nghĩa dân tộc Đức, ông đã làm việc cởi mở vì hòa bình, bí mật hy vọng cho một chiến thắng của Đồng Minh. Ông đã từ chối ký Tuyên bố sai lầm cho Thế giới Văn minh, một phương cách mà gần 100 trí thức Đức cố gắng biện minh cho sự hiếu chiến của Đức, và thay vào đó, ông (cùng một hoặc hai người khác) ký tên vào bản Tuyên ngôn không phổ biến cho người châu Âu tố cáo chủ nghĩa quốc gia và kêu gọi chấm dứt chiến tranh, và kêu gọi sự ra đời một châu Âu thống nhất. Sau chiến tranh, danh tiếng của ông là một người đàn ông hòa bình đã nâng ông trở thành một đại sứ thiện chí trên thế giới cho dù ông là người Đức.

    Trớ trêu thay, một vài năm sau, khi ông nhận ra mức độ đe doạ của Quốc xã, ông đã từ bỏ chủ nghĩa hòa bình, và cống hiến bản thân mình, với tất cả nhiệt huyết, để chống lại Đức quốc xã. Sau cùng, chính Einstein đã viết thư cảnh báo tổng thống Franklin Roosevelt về nguy cơ Đức có khả năng tạo ra một quả bom nguyên tử; Do đó, người đàn ông suốt đời cam kết theo đuổi hòa bình tự thấy mình có một phần trách nhiệm lớn khuyến khích chính phủ Hoa Kỳ tạo ra vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất từng được biết.

    Tuy nhiên, ở đây phải nhớ rằng chân sư Tây Tạng (vị chân sư cung hai và chắc chắn là Con người của hòa bình) đã cho chúng ta biết rằng ngay cả Huyền giai Tinh thần của hành tinh này đã bị buộc phải “đứng sang một bên” trong cuộc chiến không khoan nhượng giữa Thế Lực Ánh sáng Và bóng tối mà biểu lộ ra bên ngoài là Thế chiến thứ hai. Trong cuộc xung đột đó, chân sư Tây Tạng không thể làm gì hơn là một người cổ vũ cho hòa bình, và nhưng bày tỏ rõ ràng rằngchủ nghĩa hòa bình lý tưởng, không khoan nhượng chính là rào chắn cản trở thế lực Ánh sáng. Einstein là một phiên bản khác của cách thức này. Trong chiến tranh, ông viết cho một người cực lực phản đối ông, nói rằng ông buộc phải từ bỏ chủ nghĩa hòa bình vì ông chỉ có thể duy trì hòa bình khi đứng lên ngăn chặn nguy cơ cả thế giới rơi vào tay những kẻ thù khủng khiếp nhất của nhân loại. Sau đó, ông đã viết, trả lời cho tạp chí Kaizo của Nhật Bản, lên án ông vì ông có liên quan đến vũ khí hạt nhân: “Trong khi tôi là một người tin tưởng sâu sắc vào hòa bình, có những hoàn cảnh mà tôi tin rằng việc sử dụng vũ lực là hợp lý— cụ thể là khi phải đối mặt với một kẻ thù bằng mọi cách chống lại tôi và người dân của tôi. ”
  6. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Xét tới chủ đề thống nhất vượt lên trên các hoạt động bình thường hàng ngày của Einstein và tầm tư duy thế giới, chúng ta khám phá ra rằng nó có thể liên quan đến động lực sâu xa nhất trong cuộc đời của ông— việc xây dựng một lý thuyết Trường Thống nhất lực điện từ và lực hấp dẫn. Einstein đã có một cuộc phỏng vấn với báo Daily Chronicle, trong đó bằng các thuật ngữ đơn giản, không mang nặng tính toán học, ông giải thích tính chất và mục đích của Lý thuyết trường Thống nhất của ông:

    Trong nhiều năm, tham vọng lớn nhất của tôi là thống nhất tính nhị nguyên của các quy luật tự nhiên. Tính hai mặt này nằm ở chỗ các nhà vật lí cho tới nay vẫn buộc phải đưa ra hai nhóm quy luật – nhóm kiểm soát lực hấp dẫn và nhóm kiểm soát các hiện tượng điện và từ tính …. Nhiều nhà vật lý đã nghi ngờ và cho rằng hai nhóm quy luật này phải dựa trên một quy luật chung, nhưng cho đến giờ, không có thí nghiệm hay lý thuyết nào được xây dựng thành công để chứng minh cho tính thống nhất đó. Tôi tin rằng bây giờ tôi đã tìm thấy một dạng thức phù hợp …. Thuyết tương đối đã tạo ra một công thức chung nhất cho các quy luật cả về không gian, thời gian và lực hấp dẫn, và do đó thích hợp với nhu cầu đơn giản hóa các khái niệm vật lý của chúng ta. Mục đích công việc của tôi là làm đơn giản hóa hơn nữa, và đặc biệt hướng tới một công thức chung giải thích cho cả trường hấp dẫn và lĩnh vực điện từ. Vì lý do này tôi gọi nó là một đóng góp cho “lý thuyết trường thống nhất” … Bây giờ, và chỉ tới bây giờ, chúng ta mới biết rằng lực đẩy electron trên quỹ đạo elip của nó quanh hạt nhân của các nguyên tử cũng là lực tạo ra chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời suốt cả năm, và cũng là lực mang lại cho chúng ta ánh sáng và nhiệt lượng đảm bảo sự tồn tại của sự sống trên hành tinh này.

    Nghe Einstein nói theo cách này, người ta chỉ có thể nghĩ ngay tới Cung hai Bác Ái – Trí tuệ và Cung bốn Hòa giải thông qua Xung đột (cũng có thể coi là một khía cạnh của cung hai, giống như những người linh hồn cung bốn thường chuyển đổi thành cung 2). (Có lẽ, Chân thần cung 4 (và theo chân sư Tây Tạng, điều đó có tồn tại) cũng sẽ chuyển hóa thành Chân thần cung 2.] Khía cạnh của phẩm tính Ý Chí Thiêng Liêng của cung hai là “Ý chí Hợp nhất”. Cụm linh từ của linh hồn cung bốn là “Hai Hợp thành Một”. Những cụm từ này chắc chắn cho thấy mục đích cơ bản sâu xa của việc Einstein theo đuổi Lý thuyết trường Thống nhất, và gợi ý sâu xa hơn rằng sẽ là hợp lý khi xem xét lý thuyết này như một khía cạnh của Luật hấp dẫn vũ trụ tổng quát, luật vũ trụ thứ hai, liên quan đến khía cạnh thứ hai của Thiêng liêng (khía cạnh bác ái). Có thể coi câu cuối cùng trong trích dẫn của Einstein ở trên có liên quan chặt chẽ hơn đến Luật Hấp dẫn tổng quát khi chúng ta nhớ rằng chân sư Tây Tạng đã gọi tình yêu là động lực lớn lao đằng sau sự sáng tạo và tiến hóa. Một câu duy nhất trong Thần Khúc của Dante đã làm rõ điều này: “Bác ái thúc đẩy mặt trời và các vì sao chuyển động.”

    Một điểm cuối cùng liên quan tới sự có mặt của cung hai, tập trung vào sự say mê của Einstein với ánh sáng. Dù biết rằng chính ông đã xây dựng những quy luật nhất định cho biết mối quan hệ sâu sắc và hoàn toàn chắc chắn giữa ánh sáng và vật chất, ông hầu như không có mấy hiểu biết về ánh sáng. Nếu ông có nhiều thời gian hơn, hẳn là ông sẽ củng cố sức mạnh tinh thần/trực quan của mình để hiểu thêm về nó. Đáng chú ý, chính cung hai có liên quan mật thiết nhất với hiện tượng ánh sáng, như linh từ của cung hai đã thể hiện— “Tôi thấy ánh sáng vĩ đại nhất”. Rất có thể cung hai không chỉ ở mức độ phàm ngã, mà còn ở vị trí sâu xa hơn trong hệ năng lượng của Einstein.
  7. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Sự hiện diện của Cung Năm
    Hầu hết mọi người đều cho rằng Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất từng sống và, ngay lập tức liên hệ ông với cung năm. Mặc dù đúng là trong hệ năng lượng của Einstein có biểu hiện rõ rệt năng lượng cung năm (dù là một khía cạnh của biểu đồ cung, hay là một “di sản” từ tiền kiếp), biểu lộ của nó có lẽ không được rõ ràng cho lắm như ta có thể mới đầu nghĩ. Ít ra, các cung khác cũng ở vị trí trung tâm hơn trong những theo đuổi chính yếu trong cuộc đời ông. Chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ cho thấy sự hiện diện của cung năm trong đề xuất biểu đồ cung của Einstein, để cùng bàn xem liệu cung năm có nên được tính đến, và nếu có ở mức độ nào.

    Khi bàn về vấn đề tài năng di truyền, với sự khiêm tốn đặc trưng, Einstein đã nói: “Tôi không có tài năng gì đặc biệt. Tôi chỉ tò mò tột bậc. ” Chúng ta nhận ra sự tò mò là một phẩm tính cung năm (mặc dù ở một mức độ nhất định, nó cũng liên quan đến cung ba). Khi thảo luận về cung năm trong Tâm lý học Huyền môn, quyển II, tr. 293, chân sư Tây Tạng đã liệt kê các đặc điểm của nó: “Xu hướng điều tra, đặt câu hỏi và tìm kiếm. Đây là bản năng để kiếm tìm và tiến bộ, nếu phân tích tới cùng, đó là sự thôi thúc để phát triển “Một lần nữa, có điểm tương đồng giữa cung 5 và cung 3, vì cung 3 có liên quan đến” Ý chí tiến hóa” , “Sức mạnh tiến hóa”, và được coi là “căn nguyên của sự tăng trưởng tiến hóa.” Nhu cầu kiếm tìm của Einstein không bao giờ giảm sút, cho dù đối với bất cứ vấn đề gì; Ông không bao giờ ngừng tự đặt ra cho chính mình những câu hỏi sắc sảo và uyên thâm, và tìm kiếm câu trả lời ở sâu trong tâm thức.

    Trải qua thời gian học tập cực kỳ khó chịu ở trường Luitpold Gymnasium ông đã hình thành thói quen nghi vấn mọi điều, một phẩm tính đặc biệt liên quan đến cung năm. Ông đã nghi ngờ mọi dạng thức của quyền lực và quyết tâm tìm hiểu chân lý cho chính mình. Niềm đam mê thời trẻ của ông, bắt đầu bằng một nghiên cứu về Châm ngôn của Solomon và Talmud ở tuổi lên mười, đã chấm dứt đột ngột ở tuổi mười hai khi ông đọc những cuốn sách khoa học thường thức, ông đã bị thuyết phục rằng những câu chuyện trong Kinh thánh có thể không phải là chân lý. Dưới ảnh hưởng của Max Talmey, ông đã có được rất nhiều hiểu biết về khoa học, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học vật lý.

    Dường như phải có một mức độ năng lượng cung 5 nhất định để ông tiếp thu khoa học vật lý nhanh chóng như vậy. Thật thú vị, trong toán học thông thường, Einstein lại không phải là người tính toán tốt, luôn cần nhiều thời gian để suy nghĩ (thể hiện cung ba), mặc dù ông luôn kiên trì, nhẫn nại và có năng khiếu cao trong việc giải quyết vấn đề. Ông có niềm đam mê to lớn đối với các con số, và dường như rất thất vọng vì các ngành sinh học không được thể hiện bằng công thức toán học. Ông không thể hiểu được tại sao Đấng Tạo Hóa đã tạo ra những thứ không thể định lượng. Vì tình yêu của ông đối với các vấn đề lượng hóa, ông tập trung vào khoa học vật lý, và khi mới mười sáu tuổi, ông đã giải quyết một trong những vấn đề khoa học hắc búa nhất, mối quan hệ giữa điện, từ và chất ether. Hẳn nhiên, ông phải có năng lượng cung năm cho vấn đề nan giải này.

    Đến tuổi vị thành niên Einstein đã tự trang bị cho mình đầy đủ để trở thành một giáo viên vật lý toán học. Ông nhập học trường ETH, thuộc đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ. Chương trình bốn năm vô cùng khắc nghiệt— tích phân và vi phân, hình học họa hình và hình học giải tích, hình học số, và lý thuyết tích phân xác định. Ông nghiên cứu chuyên sâu vật lý, cũng như vật lý thiên văn và thiên văn học một cách rất tự nhiên. Ngoài các khóa như phóng chiếu bí ẩn và xạ kích ngoài, ông đã học thêm các khóa triết học, địa chất và kinh doanh. Những cái tên các khóa học cũng đủ cho thấy rõ ràng sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cung năm.

    Như một lần tái khẳng định về sự hiện diện của cung năm, chúng ta thấy Einstein đã dành cả sự nghiệp của mình cho khoa học tự nhiên. Lấy đầu óc làm phòng thí nghiệm và cây bút là công cụ thực thi, ông đã dành hầu hết thời gian của mình trong phòng thí nghiệm vật lý, mê mải cuốn theo sự tiếp xúc trực tiếp với kinh nghiệm. Về sau, khi phạm vi công việc của ông vượt xa những khám phá khoa học của thời đại, ông không ngừng nhấn mạnh rằng các lý thuyết của ông (khác xa những điều thần bí) hoàn toàn dựa trên quan sát và những dữ kiện quan sát được. Những người coi Einstein chỉ đơn giản là một nhà lý thuyết chứ không phải là một nhà kinh nghiệm học sẽ quan tâm đến những nỗ lực thực nghiệm ban đầu của ông. Trong cuốn tiểu sử về ông do con trai riêng viết, có đoạn:

    Ông muốn thiết kế một cỗ máy đo lường chính xác sự chuyển động của trái đất đối với chất ether … Ông muốn tiến hành thực nghiệm một cách hợp lý, phù hợp với những quan điểm khoa học của thời đại, và tin rằng một cái máy như ông tìm kiếm sẽ giúp đưa ra giải pháp của một vấn đề về những quan điểm sâu rộng mà ông đã cảm nhận được. Tuy nhiên không có cơ hội để xây dựng nên cỗ máy này. Sự hoài nghi từ phía các giáo viên của ông quá lớn, trong khi tinh thần dám làm quá nhỏ.

    Là một công chức trong Cục Cấp bằng Sáng chế tại thành phố Berne của Thụy Sĩ, công việc của Einstein là rất “cụ thể” khi so sánh với bản chất trừu tượng của các suy đoán ông luôn theo đuổi. Đó là một công việc đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao. Ít nhất ban đầu, vị trí của ông đòi hỏi phải đọc và phân tích các tiêu chuẩn kỹ thuật và phải hiểu rõ về các bản vẽ đi kèm. Công việc này là một sự đào luyện tuyệt vời về quan sát và phân tích, nó yêu cầu ông đưa ra các thông số kỹ thuật dễ hiểu bằng tiếng Đức cho máy chữ và máy ảnh, thiết bị kỹ thuật và vô số các thiết bị đặc biệt khác mà các nhà sáng chế muốn được bảo hộ pháp lý. Theo Einstein, kinh nghiệm này vô cùng giá trị: “Nó đã dạy tôi diễn đạt chính xác.” Einstein đã làm rất tốt công việc của mình, và học cách xử lý xuất sắc các yêu cầu cấp bằng sáng chế không hề đơn giản. Chuyên môn của ông đã được đánh giá cao trong văn phòng. Không có gì có thể cụ thể hơn loại công việc này, và nó cũng khác xa vật lý lý thuyết. Một lần nữa, công việc liên quan chặt chẽ đến cung năm chứ không phải cung ba.

    Công trình khoa học của Einstein rất đa dạng, và ban đầu nó không liên quan gì đến thuyết tương đối mà ông nổi tiếng. Các bài báo đầu tiên của ông liên quan đến bản chất của các lực giữ phân tử chất lỏng. Ông viết “Mục tiêu lớn của tôi …., là tìm ra những dữ kiện có thể đảm bảo sự tồn tại của các nguyên tử có quy mô hữu hạn.” Bài báo của Einstein, “Về Chuyển động của các Hạt nhỏ bị treo trong Chất lỏng tĩnh theo Lý thuyết động lực phân tử của cảm ứng”, trên thực tế, là một nỗ lực thành công để định lượng chuyển động Brown. Những kỳ tích trong tư duy như vậy chắc chắn đòi hỏi sự hiện diện cung Kiến thức và Khoa học cụ thể trong hệ thống cung của ông.

    Từ một góc độ khác, cung năm rất có thể là nguyên nhân của tính chân thực và minh bạch của Einstein. Trong các bài giảng của Einstein, học sinh luôn thấy ông chính xác và rõ ràng. Mặc dù ông hiếm khi sử dụng giáo án nhưng ông không bao giờ bị sa đà quá mức, một việc ngay cả những giảng viên kỳ cựu cũng dễ bị mắc phải. Nhà nữ vật lý và hóa học Curie đã nhận xét về Einstein sau một hội nghị vật lý mà họ cùng tham dự, “tôi đánh giá cao chiều sâu kiến thức của ông và sự rõ ràng trong tâm trí của ông nhờ đó ông đã sắc sảo dẫn dắt các dữ kiện.” Đánh giá này, đến từ một người tràn ngập năng lượng cung 5, dường như cũng chỉ ra sự hiện diện của cung 5 trong hệ năng lượng của Einstein. Những nghi ngờ liên quan đến sự hiện diện của cung năm không xuất phát chủ yếu từ việc ông không sử dụng cung 5, mà từ thực tế là vì những kỳ công tuyệt vời nhất của trí tuệ và trực giác vượt xa tính hữu dụng của dòng năng lượng đó, tập trung khi ông vượt lên trên thể trí cụ thể.
    (Còn tiếp)
  8. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Sự hiện diện của Cung Một

    Thú vị nhất khi xem xét sự hiện diện của cung một trong hệ năng lượng của Albert Einstein. Những truyền thuyết về Einstein chứa rất ít thông tin về cung 1. Chủ yếu ông được coi là một “thiên tài thánh thiện”, nhưng phải nhớ rằng ông cũng là một nhà tư tưởng hình tượng, người đã phá vỡ ảo tưởng về sự đầy đủ và chính xác tuyệt đối của vật lý Newton. Tác động đột phá trong tư duy của Einstein thực sự phi thường. Điều này có thể là do sự hiện diện của Thiên Vương tinh như một hành tinh đơn lẻ trong (hoặc rất gần) nhà thứ ba trong cung hoàng đạo— Nhà thứ ba tượng trưng cho hạ trí, trí cụ thể và thế giới của tinh thần chung. Sự hiện diện của Thủy tinh trong Hỏa tinh cung Bạch Dương, và Mặt Trăng trong cung Nhân mã thẳng thắn, chắc chắn cũng góp phần vào sự mạnh mẽ trong các ý tưởng của ông, và sự kiên định của ông khi nói lên suy nghĩ của mình.

    Có quá nhiều lời đồn đại xung quanh sự nghiệp học hành của Einstein đến nỗi khó có thể tách rời thực tế và hư cấu. Một số giáo viên của ông nghĩ ông ngu si đần độn và xác định luôn rốt cuộc việc học của ông sẽ không đi đến đâu. Như chúng ta đều biết, sự thật tốt đẹp hoàn toàn ngược lại. Một số giáo viên cảm thấy lo lắng chỉ bởi sự hiện diện của Einstein trong lớp. Một giáo viên đã nói “Cậu đến lớp chỉ tổ gây rối và làm ảnh hưởng đến bạn bè.” Có giáo viên khác thì nhận xét, “Cậu là một người thông minh! Nhưng cậu có một lỗi lớn. Cậu không chịu nghe ai nói với cậu điều gì.” Trên thực tế, Einstein cực kỳ độc lập, một tinh thần nổi loạn (Thiên vương tinh). Một trong những bạn học của ông, Hans Byland, đã miêu tả Einstein như là một “Swabaian hỗn xược, ngay từ đầu đã tự coi mình cao quý khác biệt với mọi người.” Theo Byland, Einstein “luôn tin vào bản thân mình”, “có một tinh thần luôn tiến tới”, “không bị trói buộc bởi các nguyên tắc”, và “xuất hiện với một cái bĩu môi đầy mỉa mai làm e ngại bất cứ ai muốn kết thân với mình”. Einstein để lại ấn tượng cho mọi người là “một triết gia hài hước” người thường “nhạo báng đầy châm biếm, đả kích không thương tiếc bất kỳ ai giả tạo hay tự phụ”— một người “không ngần ngại nói ra những ý kiến cá nhân cho dù điều đó có làm mất lòng người khác hay không.”

    Tất cả điều này dường như đều mang phẩm tính của cung 1, người ta sẽ nghĩ đến mức độ thể trí (mặc dù cách giải thích khác sẽ được trình bày). Chính Einstein đã nhớ lại rằng ông “luôn lơ đãng và mơ mộng giữa ban ngày … và đôi khi, xa cách và bất mãn”, rõ ràng là một người không hề nhượng bộ và ít khéo léo trong cư xử. Khi còn trẻ, ông làm mọi thứ miễn là mình thích. Một cách tự nhiên, ông thách thức mọi truyền thống và thế lực, và (may mắn cho thế giới) ông luôn can đảm giữ vững niềm tin, nếu không ông đã không thể đưa ra những lý thuyết đập tan những nền tảng kiến thức đã được kiến tạo, làm rung chuyển cả giới khoa học.

    Cung một cũng làm cho người chịu ảnh hưởng của nó có khuynh hướng kiếm tìm “một bức tranh tổng thể”, và bỏ qua phần nào các chi tiết. Tuyên bố sau có xu hướng khẳng định cung một và cung ba, và nhấn mạnh cung năm:

    Tôi không gắn kết tốt với mọi người, và tôi không phải là người đàn ông của gia đình. Tôi chỉ muốn sự bình an của bản thân. Tôi muốn biết làm thế nào Thượng đế tạo ra thế giới này. Tôi không quan tâm đến hiện tượng này hay hiện tượng khác, trong quang phổ của nguyên tố này hay nguyên tố khác. Tôi muốn biết ý nghĩ của Người, phần còn lại chỉ là chi tiết.

    Đối với Einstein, những điều nhỏ bé không thực sự quan trọng. Ông tìm kiếm những nền tảng cơ bản và rộng lớn của tạo hóa.

    Những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cung một nghiên cứu các nguyên lý chứ không phải đặc trưng cụ thể. Einstein không quá quan tâm tới các thí nghiệm hay các triết lý cụ thể; Ông có một mục đích rộng lớn hơn— thâm nhập vào lớp mây mù và nhận thức rõ hơn các nguyên lý mà thế giới vật chất đã được tạo dựng. Ông không viết nhiều. Các bài báo của ông đều ngắn gọn (sự khúc triết của cung 1?), và tất cả đều chứa đựng nền tảng hoặc các nguyên lý cơ bản của các lý thuyết mới, mặc dù trong đó không giải thích chi tiết về chúng. Nhà vật lí Louis de Broglie mô tả những bài báo đầu tiên này là “những quả tên lửa chói lòa bất ngờ chiếu sáng màn đêm, chỉ trong chốc lát nhưng mạnh mẽ xuyên qua bóng tối mênh mông chưa từng ai khám phá”. Cách nói này gần tương tự như thuật ngữ “tia lửa điện” của cung 1. Einstein đã giải thích cách tiếp cận khoa học với bạn bè:

    Đối với tôi, sự quan tâm đến khoa học bị hạn chế trong việc nghiên cứu các nguyên lý, và điều này đưa ra lời giải thích tốt nhất cho công việc của tôi. Việc tôi đã công bố rất ít bài báo xuất phát từ cùng một nguyên nhân: khao khát hiểu biết các nguyên lý gây ra một hậu quả là phần lớn thời gian của tôi đã được dành cho những nỗ lực vô ích.

    Ông đã liều lĩnh tìm kiếm không ngừng nghỉ những nguyên lý cơ bản này; Einstein đơn giản chỉ đặt những việc ưu tiên lên trước nhất, loại bỏ không thương tiếc các vấn đề thông thường hoặc trần tục để theo đuổi con đường của mình.

    Einstein luôn cảm thấy rằng ngay cả những khái niệm khó hiểu nhất trong vật lý lý thuyết cũng có thể được giải thích rõ ràng và đơn giản cho dân chúng. Nhiều người đã phức tạp hóa trong cách giải thích thuyết tương đối. Einstein sửng sốt “Kể từ khi các nhà toán học lao vào thuyết tương đối, bản thân tôi cũng không còn hiểu nó nữa.” Thật vậy, so với những cách giải thích của người khác, cách của Einstein đơn giản tuyệt vời. Có thể giải thích rằng điều đó có được là nhờ tính minh bạch của cung năm hoặc sự đơn giản không bị che khuất bởi bất cứ điều gì của người cung một. Chắc chắn là một trong những mục tiêu lớn nhất của Einstein là đơn giản hóa sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên, như đã nêu rõ ràng trong lời giải thích của ông về thuyết trường thống nhất, đã được trích dẫn ở trên.

    Việc tìm kiếm sự giản đơn là nền tảng cơ bản nhất cho quan điểm khoa học của Einstein. Ông viết “Một lý thuyết sẽ càng ấn tượng nếu nó càng đơn giản, và càng liên quan tới nhiều vấn đề, thì phạm vi áp dụng của lý thuyết đó sẽ càng rộng lớn.” Khi xây dựng một lý thuyết, Einstein đã dự định để giải thích một trong những bản thiết kế chính của tự nhiên. Các nguyên tắc và phác thảo rõ nét là quan trọng nhất; các chi tiết có thể được bổ sung sau.

    Một khi Einstein đã khám phá ra một nguyên lý, hoặc xác định được sự cần thiết nội tại của nguyên lý đó, ông không từ bỏ một cách dễ dàng. Ông quả quyết rằng tính xác thực của Thuyết Tương đối có thể được chứng minh bằng thực nghiệm. Theo thuyết này, ánh sáng có thể cân đo được, và chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Theo ông, lý thuyết này có thể được kiểm chứng, bằng cách quan sát (trong thời kỳ nhật thực) để xem liệu ánh sáng của các vì sao ở gần mặt trời có bị chuyển dời (hay bị bẻ cong) bởi trường hấp dẫn của mặt trăng hay không. Einstein tuyên bố Thuyết Tương đối sẽ đứng vững hoặc thất bại phụ thuộc vào kết quả thực nghiệm. Tất nhiên, các kết quả đã chứng minh một cách thuyết phục rằng Thuyết của ông là hoàn toàn chính xác; Ánh sáng đã bị di chuyển ở mức gần như chính xác tuyệt đối so với những gì Einstein dự đoán. Xét về khía cạnh này, có vẻ như ông đầy đủ biểu hiện của một nhà khoa học cung 5. Tuy nhiên, ngay cả khi nếu thực nghiệm thất bại, Einstein hẳn là sẽ không từ bỏ lòng tin bên trong của mình về tính đúng đắn của thuyết tương đối. Trước rất xa khi các phép đo được thực hiện, ông viết cho một người bạn, ông Besso, và khẳng định: “Bây giờ tôi hoàn toàn hài lòng, và tôi không còn nghi ngờ sự chính xác của toàn bộ hệ thống, mặc cho quan sát nhật thực có thành công hay không. Ý nghĩa của điều này là quá hiển nhiên.” Rõ ràng, Einstein đã chuẩn bị để giữ vững quan điểm của mình, tin tưởng vào trực giác của ông cho dù bằng chứng có chứng minh được điều đó hay không. May mắn cho tất cả các bên liên quan, thực nghiệm đã rất thành công. Sự gắn kết chặt chẽ với nguyên lý đến từ trực giác cho thấy sự hiện diện của cung một.
  9. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT (TRÍCH TRONG BÀI THAM THIỀN GEMINI)

    “Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của mình; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

    'Tuổi của ta giờ đã già, cuộc đời ta sắp chấm dứt: Ta sẽ rời xa các con, ta sẽ ra đi. Các con chỉ nên dựa vào chính mình!

    Này các con, hãy tinh tấn, đầy tâm tưởng! Hãy kiên định! Hãy theo dõi trái tim của các con!

    Những ai không mệt mõi, giữ vững theo chánh pháp và giới luật của mình, sẽ vượt qua bể cuộc đời và chấm dứt các khổ đau.

    Khi ánh sáng chánh pháp xua tan bóng tối của vô minh, khi mà tất cả các hiện hữu được xem là như là hư vô, an lạc sẽ đến khi cuộc đời kết thúc, giống như cuối cùng chữa lành căn bệnh. Mọi thứ, dù là tĩnh hay động, cuối cùng đều có thể bị hủy hoại.

    Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con”.
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    LỄ ASALA

    Lễ Asala năm nay sẽ diễn ra vào rằm tháng 5 âm lịch (AL), chính xác là 20g09 tối thứ Sáu ngày 09/06/2017 nhằm ngày 15/05 AL.

    Hãy thiền định vào những ngày trăng tròn (14 – 16 AL) vì khi đó nguồn năng lượng thiêng liêng của vũ trụ rất mạnh mẽ, thiền dễ “vào” nhất. Trên thế giới có rất nhiều nhóm thiền, các tổ chức duy trì thực hành thiền vào Ngày trăng tròn. Việc hành thiền tập thể tại thời điểm năng lượng thiêng liêng của vũ trụ mạnh nhất trong tháng; tạo cơ hội cho mối liên hệ giữa linh hồn và trái tim cũng như tâm trí của con người, giữa loài người và nguồn ánh sáng tinh thần, giữa tình yêu và sức mạnh tinh thần.

    **************

    Trong Ngày Trăng tròn Song Tử (thường rơi vào tháng 6), đức Christ (Đức Di lặc) đọc lại bài Thuyết Pháp Cuối Cùng của Đức Phật trước Thánh Đoàn (chúng ta có thể tra trên internet bài Thuyết Pháp đó, và THầy HT có trích đoạn đưa vào bài Tham thiền Trăng tròn Gemini). Đây là đoạn trích nói về điều đó:

    It has long been a legend (and who shall say it is not a fact?) that at each Full Moon of June, Christ repeats and preaches again to the assembled world (to the hearts and minds of men) the last sermon of the Buddha, thus linking the full enlightenment of the pre-Christian era and the wisdom of the Buddha to the cycle of the distribution of the energy of love, for which Christ is responsible.

    Có một truyền thuyết từ xa xưa ( và có ai nói đó không phải là sự thật?), rằng vào mỗi kỳ Trăng Tròn Tháng sáu, đức Christ lặp lại và thuyết giảng lần nữa bài thuyết pháp cuối cùng của Đức Phật cho Thế Giới tụ hội lại (cho trái tim và khối óc của con người), do đó kết nối sự giác ngộ của Thời đại trước Giáng Sinh và Minh triết của Đức Phật với chu kỳ ban rải năng lượng bác ái mà đức Christ là đại diện.

    Standing in His Own place at a central point in Asia, remote from the throngs and the impact of humanity, Christ will bless the world at the exact moment of the Full Moon of June. He will then repeat the Buddha's last words or sermon, as well as the Beatitudes which He uttered when on earth and which have been so inadequately and misleadingly translated—a translation based upon the memory of what He said but not upon direct dictation. To these two messages, the Christ will add a new one, imbued with power for the future. That part of what He says in which it is possible for men to participate will be used for years to come in the place of the two Stanzas of the Great Invocation which have been used for nine years....

    Từ nơi chốn riêng tư của Ngài tại một điểm trung tâm ở châu Á, cách xa dân làng và tác động của con người, đức Christ sẽ ban phước cho thế giới vào thời điểm chính xác của Trăng Tròn tháng Sáu. Sau đó Ngài sẽ lặp lại những lời nói hay bài thuyết pháp cuối cùng của Đức Phật, cũng như những Phúc Âm mà Ngài đã thốt lên khi còn trên thế gian và đã được dịch sai lạc--một bản dịch dựa vào trí nhớ về những gì Ngài đã nói, chứ không dựa vào lời nói trực tiếp. Với hai thông điệp này, đức Christ sẽ thêm một thông điệp mới, thấm nhuần quyền năng cho tương lai.

Chia sẻ trang này