Triển vọng của thị trường chứng khoán thông qua các hình ảnh sinh động

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MiuBang007, 13/07/2018.

145 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 03:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 66079 lượt đọc và 588 bài trả lời
  1. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    7 bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán 10 năm trước

    Hãy cùng nhìn lại cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán 10 năm trước đây và những bài học được rút ra để chuẩn bị tốt hơn trong giai đoạn khó khăn tiếp theo trong tương lai.
    Tháng 9 của 10 năm về trước là một quãng thời gian đầy biến động đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

    Ngày 15/8/2008, Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ - tuyên bố phá sản. Chỉ số Dow Jones mất hơn 500 điểm ngày hôm đó. Ngày hôm sau, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed tuyên bố giải cứu tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG với khoản hỗ trợ lên tới 85 tỷ USD để đổi lấy 79,9% sở hữu coong ty. AIG khi đó không có đủ tiền mặt để thanh toán các Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) cho các đối tác.

    Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ đối với các NĐT chứng khoán. Ngày 29/9/2008, chỉ số Dow Jones mất 777,68 điểm – cú giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử chỉ số. Giữa thời khắc hỗn loạn đó, các NĐT đã làm đúng, làm sai những gì? Dưới đây là 7 bài học mà NĐT có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng một thập kỷ về trước.

    Bài học số 1: Đầu tư là rủi ro
    Nhà đầu tư rất dễ quên mất rằng rủi ro là một phần không thể thiếu của hoạt động đầu tư, đặc biệt là khi các chỉ số chứng khoán lớn liên tục lập đỉnh mới. Tâm trạng lạc quan phơi phới của nhà đầu tư trong giai đoạn này thường khiến họ không chú ý đến những rủi ro luôn rình rập trên thị trường.

    Năm 2008, các nhà đầu tư mới hoàn hồn sau cuộc khủng hoảng cổ phiếu công nghệ vài năm trước đó. Chỉ số Dow Jones tăng trưởng vững chắc trong khoảng 5 năm và cùng với các chỉ số chứng khoán khác liên tục lập đỉnh mới. Các nhà đầu tư lúc đó tin rằng thị trường giá lên sẽ cứ lên mãi.

    Chính sự lạc quan này dẫn tới sự tự mãn; nhiều NĐT, nhất là NĐT nhỏ lẻ, đã không chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho những rủi ro phía trước và tiếp tục lao vào “đu đỉnh”.

    [​IMG]
    Diễn biến chỉ số chứng khoán Dow Jones theo thời gian.
    Bài học số 2: Chuyện gì cũng có thể xảy ra
    Câu nói quen thuộc “Hãy chờ đón những điều không lường trước được” (expect the unexpected) luôn đúng với thị trường chứng khoán. Bài học lớn nhất của đợt sụp đổ 2008 là NĐT cần phải chuẩn bị phương án đối phó cho trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra, vì nhiều khi thực tại có thể đáng sợ hơn trí tưởng tượng của NĐT rất nhiều.

    Tác giả Nicolai Nassim Taleb là người phổ biến thuật ngữ “thiên nga đen” dùng để chỉ một sự kiện ít khi xảy ra và rất khó dự đoán. Tuy không ai biết chính xác khi nào sự kiện này sẽ xảy ra, có một điều chắc chắn là nó sẽ xảy ra. Nhiều NĐT với tâm lý quá lạc quan và tham lam thường “múc mạnh”, tức nhận thêm nhiều rủi ro, ngay khi thị trường đang gần đạt đỉnh.

    Bài học số 3: Thận trọng với những dự báo
    Trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra, Phố Wall luôn hết sức lạc quan. Tâm lý chủ đạo thị trường khi đó là giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng cao, dù không có lý do thuyết phục nào.

    Ngay cả những quan chức cấp cao khi đó như Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson cũng nói: “Chúng tôi đã nghiên cứu dữ liệu từ năm 1945 đến nay và đi đến kết luận là giá bất động sản chắc chắn không thể giảm”. Tương tự như vậy, một kiểu dự báo phổ biến khác là thị trường chứng khoán sẽ có suất sinh lợi trung bình 9%/năm. Khi hỏi tại sao thì câu trả lời chỉ đơn giản là “trung bình lịch sử như vậy” hoặc bất kỳ một lý do nào khác mà các “chuyên gia” của Phố Wall có thể bịa ra.

    Những NĐT nào tin tưởng các dự báo kiểu này chắc hẳn đã thua lỗ nặng nề trên thị trường chứng khoán và phải trả một khoản học phí rất cao cho bài học đau đớn này. Trên các phương tiện truyền thông có đầy rẫy những người được gọi là “chuyên gia” đưa ra khuyến nghị đầu tư. Tuy vậy, NĐT cần có phân tích và đưa ra quyết định của riêng mình. Phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho những kịch bản không thể tránh được. Ngay cả khi đại đa số ý kiến cho rằng thị trường sẽ đi lên, NĐT cũng không nên chủ quan khinh suất.

    Bài học số 4: Những người quản lý cũng không phải nhà tiên tri
    Khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, ngay cả những bộ óc kinh tế hàng đầu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng phải ngạc nhiên. Các chuyên gia của Fed khi đó còn nghĩ rằng sự sụp đổ của thị trường nợ dưới chuẩn có thể được kiểm soát và sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

    Một trong những quan điểm phổ biến trước nay các quan chức biết nhiều hơn các NĐT bình thường. Tâm lý này được thể hiện rất rõ mỗi khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) họp và đưa ra quyết định tăng, giảm hoặc giữ nguyên lãi suất.

    Tuy nhiên suy nghĩ lại thì thấy, những người làm chính sách này cũng chỉ đang phản ứng lại những thay đổi trong nền kinh tế, giống như tất cả mọi người.

    Bài học số 5: Cái gì quá cũng không tốt
    Bong bóng không phải là một hiện tượng mới trong giới đầu tư. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra khi bong bóng nợ dưới chuẩn vỡ tan tành và sau đó những hệ quả tiêu cực cứ thế lớn dần lên.

    Bong bóng thường xuyên xảy ra trên thị trường nhưng không ai nhận ra điều đó cho đến khi bong bóng vỡ. Hiện cũng không có cách xác định hay dự báo chính xác khủng hoảng nhưng một cách giải thích hợp lý là cái gì nhiều quá cũng không tốt, cho dù đó là tăng trưởng, lạm phát, tín dụng hay lãi suất, …

    Bài học số 6: Cơ hội còn nhiều
    Ngay cả khi bão tố khủng hoảng đang hoành hành khắp thị trường, những NĐT tài năng vẫn luôn nhìn ra những cơ hội đầu tư. Câu nói nổi tiếng của nhà quý tộc thế kỷ thứ 18 Baron Rothschild “Hãy mua khi cả thị trường đang đổ máu” đã thể hiện một cách ngắn gọn tư tưởng đầu tư đi ngược đám đông này.

    Thông thường, giá cổ phiếu thường chạm đáy khi có khủng hoảng. Tuy không phải cổ phiếu nào cũng hồi phục mạnh mẽ, NĐT tinh ý có thể chọn được cổ phiếu tốt với mức giá hời và do vậy thu về lợi nhuận lớn trong tương lai.

    Cổ phiếu Starbucks là một ví dụ điển hình. Năm 2009, cổ phiếu này chạm đáy khoảng 4 USD/cp vào năm 2009. Nhiều chuyên gia dự báo rằng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, người dân sẽ mua ít cà phê hơn. Thực tế hoàn toàn trái ngược và giá cổ phiếu Starbucks hiện nay là trên 54 USD/cp, tức tăng 13 lần.

    Bài học số 7: Khủng hoàng không phải là tận cùng thế giới
    Mỗi khi thị trường có dấu hiệu đi xuống hay khủng hoảng, những người bi quan thường nói đây sẽ là đợt sụp đổ kinh khủng khiếp mà thị trường chứng khoán sẽ không bao giờ hồi phục lại được. Thực tế lịch sử cho thấy thị trường luôn hoạt động và tăng trưởng trở lại sau mỗi đợt giá xuống. Thời kỳ Đại Khủng hoàng 1929, đợt suy thoái những năm 1980, cuộc khủng hoảng cổ phiếu công nghệ năm 2000 và cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008 … là những minh chứng rõ ràng nhất.

    Đa số các nhà đầu tư không có được cơ hội hồi phục từ thua lỗ vì họ thường hoảng loạn và bán hết chứng khoán khi thị trường sụp đổ. Đúng là cổ phiếu không tăng trở lại chỉ sau một đêm nhưng qua một khoảng thời gian đủ dài, thị trường thường hồi phục và chinh phục những đỉnh cao mới.
    Hoanghontim2011 thích bài này.
  2. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    Kịch bản nào cho cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp theo?


    [​IMG]
    Nhìn qua thì có vẻ vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina chỉ là những trường hợp cá biệt không có tính hệ thống, nhưng nếu kết hợp các dấu hiệu suy thoái rõ rệt tại nhiều nước mới nổi khác như Nam Phi hay Nga, trong bối cảnh Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc có thể tạo hiệu ứng lan tỏa tạo khủng hoảng với dòng tiền toàn cầu.
    Hoanghontim2011 thích bài này.
  3. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    Tin vui: Mỹ đã chủ động xuống thang bằng việc chủ động mới TQ tái đàm phán, có vẻ đã hiểu ra được phần nào mục tiêu chiến lược của cái gọi là TQ2025. Việc còn lại vẫn phải lựa danh mục công thủ toàn diện để phòng ngừa!
    Hoanghontim2011, tcvckAdagioT thích bài này.
  4. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    Hai bài học đầu tư từ vụ Lehman Brothers sụp đổ năm 2008

    Lâm Ngọc/Theo Market Watch

    (NDH) Giá cổ phiếu có thể xuống một cách nhanh chóng nên nhà đầu tư đừng quá "hăng" khi thị trường tốt.

    Tháng 9 có một trong những ngày kỷ niệm quan trọng nhất cho các nhà đầu tư nhưng đó là kỷ niệm buồn. Tháng 9/2008, Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư xếp thứ 4 về quy mô của Mỹ lúc đó - có vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước này.

    Chứng khoán Mỹ tăng 141% trong 10 năm qua. Chỉ số S&P 500 cao hơn 84% so với mức đỉnh tiền Lehman, vào năm 2007. Thị trường đang trong giai đoạn giá lên nhưng giới chuyên gia khuyên nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, từ kinh nghiệm trong quá khứ.

    Bài học

    Khi ngân hàng này sụp đổ, một số quỹ thị trường tiền tệ lớn bắt đầu một điều chưa bao giờ xảy ra trước đó - không thể duy trì giá trị tài sản ròng (NAV) và bắt đầu bán với giá dưới 1 USD/cổ phiếu. Nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh bế tắc khi thanh khoản biến mất chỉ sau một đêm. Thị trường chứng khoán lao dốc, chỉ số Dow Jones mất 25% trong 30 ngày tiếp theo.

    Bài học đầu tiên nhà đầu tư nên rút ra: Khoản lỗ lớn như vậy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là một đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán mà không ai tránh được.

    Nếu không chịu được rủi ro, bạn nên giảm tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục. Thị trường đang gần hoặc chạm mức cao nhất mọi thời đại là cơ hội tốt để thoái vốn.

    Bài học thứ hai, theo chuyên gia tài chính Mark Hulbert, áp dụng cho những người nghĩ rằng có thể tránh "sóng gió" thị trường. Kinh nghiệm 3 thập kỷ theo dõi hiệu suất chứng khoán của ông cho thấy khó ai làm được điều này.

    Những nhà đầu tư với hiệu suất tốt nhất trước tháng 9/2008 giữ nhiều cổ phiếu hơn hẳn nhóm kém nhất, bất chấp việc thị trường đang đứng bên bờ vực. Kết luận này đúng trong mọi thời kỳ, dù 5 năm hay 20 năm.

    [​IMG]

    Nhóm hiệu suất tốt nhất luôn giữ nhiều cổ phiếu hơn. (Nguồn: Hulbert Ratings)

    Kết quả là nhóm đầu cuối cùng lỗ nặng hơn nhóm cuối trong giai đoạn đen tối, cho dù trước đó luôn đưa ra quyết định đầu tư đúng.

    Hai bài học này luôn cần được ghi nhớ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Hầu hết đều nhất trí thị trường đang ở giai đoạn sau của chu kỳ tăng trưởng. Khi cổ phiếu giữ đà tăng, nhà đầu tư thường tập trung kiếm lời mà quên đề phòng rủi ro.
    Hoanghontim2011AdagioT thích bài này.
  5. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    Chứng khoán Trung Quốc chính thức phá đáy 4 năm trước viễn cảnh mờ mịt về xung đột thương mại với Mỹ ngày càng leo thang. Tuy vậy dòng tiền đang có dấu hiệu dịch chuyển sang nhóm Midcap cơ bản đã nằm im khá lâu như LIX DGC BFC PLC hoặc nhóm dệt may như TCM GMC và nhóm Bảo hiểm có BMI khá ấn tượng!
    Trong khó khăn cũng luôn có cửa hẹp để kiếm tiền vui vẻ miễn là chờ đúng thời điểm!
    Dù sao thì vẫn phải giữ tâm thế một tay xách dép một tay trading và chỉ tin vào chính mình ~o)
    Hoanghontim2011, AdagioTtcvck thích bài này.
  6. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    Viễn cảnh ngày càng mờ mịt:
    Mỹ sẽ áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ ngày 24/9, động thái dự kiến làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nước.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/9 nói ông sẽ áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu nhưng không bao gồm đồng hồ thông minh của Apple, Fitbit, cùng các mặt hàng tiêu dùng khác như mũ bảo hiểm xe đạp, ghế dành cho trẻ em trên xe hơi, Reuters đưa tin.
    Chính sách thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 24/9. Thuế suất sẽ tăng lên 25% kể từ ngày 1/1/2019, cho phép các công ty Mỹ có thời gian để điều chỉnh chuỗi cung ứng của họ sang các nước thay thế, theo một quan chức chính quyền Mỹ. Ông Trump còn cảnh báo nếu Trung Quốc có hành động đáp trả nhằm vào nông dân hoặc các ngành công nghiệp Mỹ, Mỹ “sẽ lập tức theo đuổi giai đoạn 3, áp thuế với khoảng 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu”.
    Hoanghontim2011 thích bài này.
  7. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    Hàng có thể là khủng long đợt này! ~o)
    Và hứa hẹn sẽ là số 1 Banks trong 2 năm tới!

    [​IMG]
  8. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    Fed nâng lãi suất 0,25% và có thể tăng 5 lần nữa
    (NDH) Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngày 26/9 thông báo tăng lãi suất thêm 0,25%, động thái đã được dự báo từ trước.
    Sau khi nâng 0,25% vào ngày 26/9, lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng Mỹ sẽ vào khoảng 2 – 2,25%. Nó được dùng để quyết định lãi cho vay mua nhà, thẻ tín dụng và nhiều khoản vay khác tại nước này.
    “Tăng trưởng việc làm nhìn chung mạnh trong những tháng gần đây, tỷ lệ thất nghiệp thấp”, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan lập chính sách của Fed, cho biết trong thông báo phát đi sau hai ngày họp. “Chi tiêu hộ gia đình và đầu tư kinh doanh cố định cũng tăng trưởng mạnh".
    Fed nâng triển vọng tăng trưởng năm nay từ 2,8% lên 3,1%, dự báo tăng trưởng giảm còn 2,5% trong năm 2019 – cao hơn so với mức 2,4% đưa ra trước đó, do lo ngại cuộc chiến thương mại với Trung Quốc leo thang, 2% trong năm 2020.
    FOMC còn lần đầu đưa ra dự báo kinh tế Mỹ năm 2021, cho rằng tăng trưởng trong năm này giảm còn 1,8%.
    Lạm phát dự báo ở gần 2% trong 3 năm tới, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3,5% trong năm 2019 và duy trì hết năm 2020 trước khi tăng nhẹ vào năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 3,9%.
  9. tcvck

    tcvck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    1.706
    đoạn kết của đoản khúc hả bác Miu ~o)
  10. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.469
    Giờ vẫn đang vui cứ vui cùng đoản khúc đã, có vẻ một số xiêu phẩm còn sót lại như panda nói đang phô diễn rất tốt nên đừng sợ! Chắc vẫn còn vui vẻ thêm đoạn nữa!
    RainBow_Stormtcvck thích bài này.

Chia sẻ trang này