Triển vọng ngành Thép 2021 2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 10/10/2021.

3637 người đang online, trong đó có 1454 thành viên. 15:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13045 lượt đọc và 75 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    [​IMG]

    %%- Nhu cầu đầu tư công hấp thu lượng lớn VLXD. @};-
    %%- Khủng hoảng năng lượng đẩy giá Thép tăng cao. @};-
    %%- Giá Quặng sắt giảm dài thời gian qua rất có lợi cho Ngành Thép. @};-
    %%- TQ đang hạn chế sản xuất Thép do ô nhiễm môi trường, cơ hội xuất khẩu cho Thép Việt.@};-
    %%- Giá Thép đang trên đà tăng chóng mặt. @};-
    %%- Xuất khẩu Thép VN tăng mạnh trong các quý gần đây @};-
    %%- Tin gần đây Thép xuất khẩu vào Philipines sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá @};-
    ..........................................................
    Kỳ vọng với những lợi thế này ngành Thép sẽ có bước tiến dài, sẽ có cổ phiếu ngành này vào CLB 100 trong Năm 2022. @};-

    Chúc các cụ thành công trên con đường đầu tư !

    Cheer...Cheer :drm

    [​IMG]

    .........................................................................................
    10:06 24/09/2021
    Việt Nam xuất siêu hơn 13 tỷ USD sang thị trường EU
    Nguyễn Mạnh -
    Với kết quả xuất siêu 2,03 tỷ USD trong tháng 7/2021, đã nâng tổng mức xuất siêu của Việt Nam sang thị trường các nước liên minh châu Âu (EU) trong 7 tháng năm 2021 lên con số 13,02 tỷ USD…
    [​IMG]
    Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 32,09 tỷ USD, tăng 17,42% so với cùng kỳ năm 2020.
    Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) vừa công bố báo cáo tình hình xuất nhập khẩu một số mặt hàng chính sang các nước thành viên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) trong tháng 7 và 7 tháng năm 2021.

    Theo đó, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường EU tháng 7/2021 đạt 4,73 tỷ USD, tăng 1,41% so với tháng 6/2021 và tăng 13,03% so với tháng 7/2020.

    Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường EU đạt 32,09 tỷ USD, tăng 17,42% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 8,56% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 9,54% trong 7 tháng năm 2020.

    [​IMG]
    Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU
    Tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 2,03 tỷ USD sang thị trường EU, tăng 15,25% so với tháng 6/2021 và tăng 3,13% so với tháng 7/2020.

    Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 13,02 tỷ USD hàng hóa sang thị trường EU, tăng 15,75% so với mức xuất siêu của 7 tháng năm 2020 và bằng 57,73% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU.

    Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khối thị trường EU trong tháng 7/2021 đạt 3,38 tỷ USD, tăng 5,21% so với tháng 6/2021 và tăng 9,86% so với tháng 7/2020.

    Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng7/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 22,55 tỷ USD, tăng 16,93% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 12,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, bị thu hẹp so với tỷ trọng 13,06% của 7 tháng đầu năm 2020.

    [​IMG]
    Xuất khẩu của Việt Nam sang EU
    Hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhất và tăng trưởng nhanh sang các thị trường thành viên EU là Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2021 lần lượt đạt 20,06%; 18,65%; 9,84%; 9,03% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU.

    Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang thị trường EU trong 7 tháng năm 2021 là điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, giày dép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may.


    [​IMG]
    Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
    Đáng chú ý, trong số 5 mặt hàng xuất khẩu đạt trị giá cao nhất thì chỉ có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn lại tăng trưởng ở mức cao.

    Trong tháng 7/2021, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường EU tiếp tục bứt phá mạnh, tăng 77,89% so với tháng 6/2021 và tăng 3.087% so với tháng 7/2020.

    Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắt thép đạt 841,25 triệu USD, tăng 828,6% so với 7 tháng năm 2020, bằng 3,73% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU, tăng mạnh so với tỷ trọng 0,47% của 7 tháng năm 2020.

    Từ chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ khối thị trường EU trong tháng 7/2021 đạt 1,35 tỷ USD, giảm 6,98% so với tháng 6/2021 nhưng tăng 21,81% so với tháng 7/2020.

    Tính chung 7 tháng năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ EU đạt 6,53 tỷ USD, tăng 18,58% so với cùng kỳ năm 2020, bằng 5,05% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, thu hẹp so với tỷ trọng 5,79% trong 7 tháng năm 2020.

    [​IMG]
    Nhập khẩu của Việt Nam từ EU
    Hàng hóa của Việt Nam được nhập khẩu nhiều từ các thị trường thành viên Ai Len, Đức, Italia, Pháp, Hà Lan…

    Các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU trong 7 tháng năm 2021 là: máy móc thiết bị phụ tùng, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu dệt may…

    Trong tháng 7/2021, mặt hàng nhập khẩu từ EU tăng cao so với tháng 6/2021 và tháng 7/2020 là sản phẩm hóa chất, khi tăng tới 138,71% so với tháng 6/2021 và tăng 192,01% so với tháng 7/2020 đạt 118,05 triệu USD.
    https://vneconomy.vn/viet-nam-xuat-sieu-hon-13-ty-usd-sang-thi-truong-eu.htm

    .......................................................................
    Xuất khẩu sắt thép vượt 7 tỷ USD
    VTV Digital-Thứ tư, ngày 22/09/2021 09:21 GMT+7

    Tiêu thụ thép xây dựng "xuống đáy"
    Theo số liệu mới công bố từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,53 triệu tấn với trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 35,2% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này cao gấp 2,5 lần. Đây là tháng có trị giá xuất khẩu sắt thép các loại cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD.

    [​IMG]
    Tháng 8 là tháng thứ hai liên tiếp mặt hàng sắt thép có giá trị xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

    Tính đến hết tháng 8 năm nay, cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt gần 7,1 tỷ USD, tăng 43,4% về lượng và 127% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

    Sắt thép được các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: ASEAN, Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm hàng này lại ghi nhận tăng vượt trội sang 2 thị trường EU và Mỹ, lần lượt đạt 1,43 triệu USD (tăng 7,5 lần) và 540.000 tấn (gấp 4 lần) so với cùng kỳ năm trước.

    Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, mặt hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong xuất khẩu là HRC - thép tấm cuộn cán nóng, ở mức 145% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp theo là tôn mạ, thép cán nguội và thép xây dựng.

    Theo VSA, xuất khẩu sắt thép đang thuận lợi khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường gia tăng nhiều tháng qua. Xuất khẩu sang EU tăng 7,5 lần so với cùng kỳ nhờ tác động từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) hơn 1 năm qua. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội từ hiệp định này, đẩy mạnh xuất khẩu nhờ thuận lợi hóa thương mại. Theo cam kết trong Hiệp định EVFTA, thuế suất nhập khẩu sắt thép các loại của EU từ Việt Nam hầu hết đã về 0%.

    EU vốn được biết tới là thị trường đòi hỏi các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn cao và khắt khe. Việc xuất khẩu sắt thép sang thị trường này tăng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn hóa sản xuất, thỏa mãn được yêu cầu cao từ quốc gia nhập khẩu.

    VSA cho biết, năng lực sản xuất thép thô (phôi thép các loại) của Việt Nam hiện khoảng 24 triệu tấn một năm. Sản lượng sản xuất thép thô năm 2021 dự kiến đạt khoảng 21,2 triệu tấn, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và dành cho xuất khẩu. Qua 8 tháng, sản lượng thép thô đạt trên 13 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ.

    Về sản xuất và tiêu thụ trong nước, số liệu của VSA cho thấy, riêng với mặt hàng thép xây dựng, tháng 8 ghi nhận sản lượng sản xuất và bán hàng giảm mạnh. Trong đó, sản xuất thép xây dựng của các doanh nghiệp trong tháng 8 là 713.000 tấn, giảm 8% so với cùng kỳ và bán hàng giảm gần 40% cùng kỳ, chỉ đạt gần 560.000 tấn.
    https://vtv.vn/kinh-te/xuat-khau-sat-thep-vuot-7-ty-usd-20210922083718037.htm
    .................................................
    Giải ngân đầu tư công tăng, thị trường trái phiếu Chính phủ dự kiến sẽ sôi động hơn trong những tháng cuối năm
    12:41 PM 05/10/2021
    Thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng gần đây đã tạo thuận lợi cho Chính phủ huy động trái phiếu với lãi suất ngày càng thấp song cũng phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi tỷ lệ trúng thầu tương đối cao.
    [​IMG]


    Theo Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 9 do Công ty chứng khoán MBS vừa công bố, trên thị trường sơ cấp tháng 9, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chào bán 48.000 tỷ đồng trái phiếu, có 38.458 tỷ đồng được huy động, tỷ lệ 80%. Lượng phát hành thành công tăng so với mức 36.226 tỷ đồng trong tháng 8. Tuy vậy, KBNN mới chỉ phát hành được tổng cộng 248.738 tỷ đồng TPCP trong 9 tháng đầu năm, đạt 71% kế hoạch năm.

    Mức lợi suất trúng thầu của các trái phiếu đi ngang so với cuối tháng 8. Lợi suất kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt là 2,12%/năm và 2,35%/năm, tăng 7-9 điểm cơ bản so với cuối tháng 8. Lợi suất kỳ hạn 5 năm giảm 2 điểm cơ bản xuống mức 0,82%/năm.

    Theo MBS, thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng gần đây đã tạo thuận lợi cho Chính phủ huy động trái phiếu với lãi suất ngày càng thấp, nhưng đã phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi tỷ lệ trúng thầu tương đối cao. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho hoạt động giải ngân đầu tư công, lượng phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng.
    .................................................................
    Thép Việt Nam hưởng lợi ra sao khi “cường quốc thép” giảm nhiệt?
    LĐO | 29/08/2021 | 07:04
    [​IMG]
    Sản xuất thép tại Việt Nam. Ảnh: vsa.com.vn.
    Ngành thép Việt Nam đang trong những ngày tháng "lên hương" với mức tăng trưởng phi mã về cả sản xuất và đặc biệt là xuất khẩu, từ đó giúp cho cổ phiếu của nhóm ngành này không ngừng tăng giá trong những tháng qua.

    Điểm sáng sản lượng và hưởng lợi xuất khẩu

    Theo cập nhật mới nhất từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 7.2021, sản xuất thép các loại đạt 2.398.028 tấn, giảm 6,48% so với tháng trước nhưng tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020.

    Về kinh doanh, bán hàng thép các loại đạt 2.101.200 tấn, ngang mức tháng 6.2021 nhưng tăng 7,4% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, thép xuất khẩu các loại đạt 658.207 tấn, tăng 5,96% so với tháng trước, và tăng mạnh đến 55% so với cùng kỳ tháng 7.2020.

    Tính gộp 7 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép các loại đạt 18.325.583 tấn, tăng 33,5% so với cùng kỳ 2020. Doanh số bán hàng đạt 16.161.179 tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, thép xuất khẩu các loại đạt 4.078.190 tấn, tăng 78,9% so với 7 tháng năm 2020.

    Trong khi đó, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, các sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ, tiếp đó là EU và đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản.

    Xuất khẩu thép Việt Nam hưởng lợi trong thời gian qua nhờ vào việc Mỹ mở cửa nền kinh tế với chương trình thúc đẩy đầu tư hàng ngàn tỉ USD từ chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong đó gồm xây dựng hạ tầng đã thúc đẩy nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng.

    Tuy nhiên, sự hưởng lợi còn nhờ vào việc "cường quốc thép" Trung Quốc tiếp tục gia hạn các biện pháp cắt giảm sản lượng thép tại Đường Sơn cho đến hết tháng 3.2022 trong nỗ lực giảm 40% mức độ ô nhiễm không khí ở nơi này trước khi Thế vận hội mùa Đông 2022 diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 2 năm tới. Được biết, sản xuất thép ở Đường Sơn chiếm khoảng 8% tổng sản lượng thép toàn cầu. Chính vì thế, các thị trường nhập khẩu thép chủ lực từ Trung Quốc phải tìm kiếm nguồn nhập khẩu khác, trong đó có Việt Nam.

    Hưởng lợi thị trường trong nước và giá cổ phiếu

    Ngoài việc hưởng lợi về xuất khẩu trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp thép Việt Nam còn hưởng lợi từ nhu cầu thị trường trong nước. Minh chứng là từ đầu năm 2021 đến tháng 6, giá thép xây dựng trong nước liên tục tăng và tăng đột biến.

    Đến mức, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đã phải kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét, thanh tra tình trạng giá thép xây dựng tăng nóng khiến nhiều công trình có nguy cơ vỡ trận.

    Cùng với việc giá thép tăng mạnh và nóng trong 6 tháng đầu năm thì giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thép hàng đầu như Thép Hòa Phát (HPG), Tôn Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG)… đã tăng phi mã từ mức khoảng 50% (HPG) lên đến hơn 75% (HSG) và thậm chí hơn 100% (NKG).

    Có thể nói, đây là một trong những giai đoạn ăn nên làm ra nhất từ trước đến nay của các doanh nghiệp thép Việt Nam. Đơn cử như Tôn Hoa Sen, tính đến tháng 7.2021 là tháng thứ 10 trong niên độ tài chính của doanh nghiệp này, HSG đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về cả doanh thu và lợi nhuận, hệ số EPS (mức lợi nhuận trên cổ phiếu) đạt “khủng” khoảng 7.500 đồng.

    Hay HPG, lợi nhuận quý 2 vừa qua đạt cao nhất từ trước đến nay ở mức 9.745 tỉ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

    Trên thị trường chứng khoán hiện nay, nhóm mã ngành thép là một trong những nhóm quan trọng đã đóng góp vào tăng trưởng lớn cho chỉ số VN-Index thời gian qua nhờ vào việc giá liên tục tăng.

    THẾ LÂM
    https://laodong.vn/thi-truong/thep-...sao-khi-cuong-quoc-thep-giam-nhiet-947158.ldo
    ....................................................................
    16:48 08/10/2021
    Thép Việt Nam xuất khẩu sang Philippines không bị áp thuế tự vệ
    Huyền Vy -
    Các doanh nghiệp xuất khẩu thép sang Philippines có thể tiếp tục hoạt động xuất khẩu mà không bị ảnh hưởng bởi nguy cơ Philippines áp dụng thuế tự vệ đối với các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ hợp kim nhôm kẽm, thép phủ màu...
    [​IMG]
    Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thép mạ của Việt Nam sang Philippines không đáng kể.
    Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) vừa thông báo dừng điều tra 3 vụ việc tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu bao gồm thép mạ kẽm, thép mạ hợp kim nhôm kẽm, thép phủ màu.

    Theo Cục Phòng vệ thương mại, các vụ việc tự vệ toàn cầu mà Philippines tiến hành thời gian qua tập trung vào một số sản phẩm thép nhập khẩu từ các nước trong đó có Việt Nam, bao gồm thép mạ kẽm, thép mạ hợp kim nhôm kẽm, thép phủ màu.

    Vụ việc được DTI khởi xướng điều tra vào ngày 15/6/2020, sau khi ngành sản xuất trong nước nộp đơn kiện cáo buộc hàng hóa nhập khẩu từ các nước tăng đột biến, là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Philippines.

    Tại thời điểm Philippines thông báo khởi xướng điều tra đối với các sản phẩm thép, Cục Phòng vệ thương mại đã có thư gửi Cục Nhập khẩu thuộc DTI bày tỏ quan ngại về vụ việc, và đề nghị Cơ quan điều tra của Philippines tuân thủ nghiêm túc các điều kiện khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định tại Hiệp định Tự vệ của WTO, đồng thời yêu cầu Cơ quan điều tra Philippines cần xem xét các số liệu nhập khẩu cập nhật nhất khi phân tích, đánh giá việc nhập khẩu có gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không.

    Theo các số liệu nhập khẩu cập nhật, Cục Phòng vệ thương mại cho rằng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ nhôm kẽm và thép phủ màu của Philippiness từ Việt Nam ở mức không đáng kể, đủ điều kiện để được loại trừ khỏi các biện pháp tự vệ của Philippines căn cứ theo quy định.


    Như vậy, với kết luận mới này của DTI, các doanh nghiệp xuất khẩu thép sang Philippines vẫn có thể tiếp tục hoạt động xuất khẩu mà không bị ảnh hưởng bởi nguy cơ Philippines áp dụng thuế tự vệ đối với các sản phẩm này.

    Tính đến năm 2020, Philippines đã điều tra 13 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm 1 vụ điều tra chống bán phá giá, 12 vụ điều tra tự vệ.

    Riêng trong năm 2020, Philippines đã khởi xướng điều tra 4 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng Philippines điều tra chủ yếu là các sản phẩm thép, ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như xi măng, gạch ốp lát, hạt nhựa.

    Theo thống kê, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Philippines năm 2020 đạt hơn 3,5 tỷ USD, chiếm 1,26% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong đó kim ngạch bị ảnh hưởng bởi các vụ kiện phòng vệ thương mại khởi xướng mới hoặc rà soát năm 2020 khoảng 2 triệu USD.
    https://vneconomy.vn/thep-viet-nam-xuat-khau-sang-philippines-khong-bi-ap-thue-tu-ve.htm

    ........................................................
    Khủng hoảng năng lượng sẽ thúc đẩy sản xuất kim loại ngoài Trung Quốc

    Giá than và giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang cao ở mức kỷ lục. Cụ thể, giá than tại cảng Newcastle của Australia có giá 203,7 USD/tấn trong tuần đến ngày 1/10, mức cao chưa từng có. Giá LNG ở châu Á tuần trước đạt 32 USD/mmBtu, cũng là mức cao kỷ lục.

    Trước tình hình than tăng cao, nhà chức trách Trung Quốc phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường nguồn cung than để cung ứng cho mùa đông lạnh giá. Trong đó, có việc nới quy định an toàn tại các mỏ than và yêu cầu các doanh nghiệp tăng sản lượng dù đã vượt quá hạn ngạch...

    [​IMG]
    Bên trong nhà máy sản xuất thép ở An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Global Times

    Nhiều nhà phân tích cho rằng sự thiếu hụt nguồn cung chỉ tạm thời và không kéo dài sau mùa đông. Khi mùa đông đi qua, nhu cầu nhiên liệu giảm và Trung Quốc cũng có thể tăng nguồn cung than và khí đốt trong nước.

    Tuy nhiên, những ảnh hưởng về cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài. Mức độ ảnh hưởng của các mặt hàng phụ thuộc phần lớn vào cách Trung Quốc lựa chọn để phân bổ nhu cầu điện trong mùa đông năm nay.

    Nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu nhiều doanh nghiệp kim loại cơ bản cắt giảm lượng điện sử dụng cho sản xuất. Khi lượng điện bị giới hạn, sản lượng thép, nhôm, đồng sẽ giảm. Nguồn cung kim loại giảm trong khi các lĩnh vực sản xuất và xây dựng vẫn cần thép, nhôm, đồng để duy trì sự phát triển kinh tế, sẽ đẩy giá các mặt hàng này tăng cao. Giá thép, nhôm, đồng tăng cao sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất ngoài Trung Quốc, nơi nguồn điện dồi dào, giá than không tăng cao, tăng sản lượng.

    Yếu tố khác thúc đẩy sản xuất kim loại ngoài Trung Quốc là do Bắc Kinh ưu tiên sử dụng nguồn trong nước, hạn chế xuất khẩu.

    Tháng 8 năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 490.000 tấn nhôm và các sản phẩm từ nhôm, tăng từ mức 470.000 tấn trong tháng 7. Tuy nhiên, lũy kế 8 tháng, xuất khẩu nhôm giảm 10,3%.

    Về thép, Trung Quốc xuất khẩu 5,1 triệu tấn trong tháng 8 so với 5,7 triệu tấn trong tháng 8. Mức xuất khẩu trong tháng 8 thấp hơn rất nhiều so với 8 triệu tấn hồi tháng 4/2020. Theo nhiều chuyên gia, nếu giá thép tăng do nguồn cung trong nước hạn chế vì Trung Quốc hạn chế sử dụng điện, xuất khẩu thép sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

    Trung Quốc vốn là quốc gia xuất khẩu thép lớn. Khi lượng thép xuất khẩu giảm sẽ tác động đến nguồn toàn cầu và thúc đẩy các quốc gia khác sản xuất mặt hàng này.

    https://ndh.vn/nang-luong/khung-hoa...n-xuat-kim-loai-ngoai-trung-quoc-1301101.html

    .......................................................
    Vĩ mô hiện tại tạo ra cơ hội đầu tư những nhóm ngành nào?

    Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá tổng thể bức tranh vĩ mô quý III khá xấu do ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh trên phạm vi cả nước, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiều lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, CTCK này cho rằng sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, bán lẻ tiêu dùng hồi phục, xuất siêu trở lại, đầu tư công được đẩy mạnh giải ngân vào các tháng cuối năm thì GDP quý IV sẽ có sự hồi phục tốt.

    [​IMG]
    Điểm tích cực của nền kinh tế là lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt và dự báo sẽ dưới 3% trong năm nay. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kéo dài các chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra dư địa tăng trưởng cho các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản.

    [​IMG]
    Tăng trưởng GDP quý III âm kỷ lục là thông tin đáng thất vọng, tuy nhiên thị trường chứng chứng khoán phần nào phản ánh kết quả này thông qua những phiên giảm điểm mạnh trước khi dần hồi phục trong các phiên gần đây. P/E VN-Index hiện quanh 16,x, là mức ngang trung bình của chỉ số trong lịch sử và thấp hơn nhiều so với các thị trường chứng khoán khác trong khu vực. Với kỳ vọng dịch bệnh được khống chế, các doanh nghiệp quay trở lại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Agriseco đánh giá chứng khoán sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang thấp kỷ lục

    Các động thái quyết liệt của Chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh và tiến triển bao phủ vaccine mở ra những kỳ vọng cho nền kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đạt được miến dịch cộng đồng vào giữa năm 2022. Agriseco đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục tốt khi tỷ lệ bao phủ vaccine được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, việc Chính phủ mở cửa trở lại các khu vực đầu tàu kinh tế cũng sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế, tăng dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp, tiêu dùng được đẩy mạnh.

    Agriseco kỳ vọng các nhóm bất động sản khu công nghiệp, bất động sản, vật liệu xây dựng, bán lẻ sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế được phục hồi. Về bất động sản khu công nghiệp, nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi nhờ Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút vốn FDI toàn cầu nhờ lợi thế cạnh tranh từ vị trí địa lý, chi phí nhân công, giá thuê đất và các chính sách ưu đãi so với khu vực. Ngoài ra, các ngành bất động sản, vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư công khi Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh đầu kéo của nền kinh tế. Nhóm ngành bán lẻ tiêu dùng được kỳ vọng phục hồi khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trở lại.

    [​IMG]
    Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu cũng có các cơ hội khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch, đặc biệt các hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng sẽ trở lại trạng thái bình thường.

    Agriseco đánh giá mảng xuất khẩu sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ vào các yếu tố như chuỗi cung ứng toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển và Việt Nam là một trong những điểm đến của xu hướng trên. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại trên thế giới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… Điều này giúp giảm mức thuế với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam về mức 0% và tạo động lực tăng cường giao thương. Cùng với đó là nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ sau khi nền kinh tế tái khởi động. Một số nhóm ngành Agriseco nhận định có nhiều động lực tăng trưởng trong quý IV nhờ xu thế này bao gồm sắt thép, gỗ và các sản phẩm gỗ, may mặc, thủy hải sản.
    https://ndh.vn/co-phieu/vi-mo-hien-tai-tao-ra-co-hoi-dau-tu-nhung-nhom-nganh-nao-1301081.html
    Last edited: 10/10/2021
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    .......................................................
    Giá thép xây dựng hôm nay 8/10: Tiếp đà đi lên, đạt mức 5.742 nhân dân tệ/tấn
    10:07 | 08/10/2021

    Giá tiêu hôm nay 8/10: Giá thu mua vẫn duy trì ở mức cao

    Giá thép hôm nay tiếp đà tăng
    Giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 93 nhân dân tệ mức 5.742 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).

    Tên loại

    Kỳ hạn

    Ngày 8/10

    Chênh lệch so với ngày hôm qua

    Giá thép

    Giao tháng 1/2022

    5.742

    +93

    Giá đồng

    Giao tháng 11/2021

    67.170

    +1.000

    Giá kẽm

    Giao tháng 11/2021

    22.895

    +340

    Giá niken

    Giao tháng 11/2021

    141.590

    +3.770

    Giá bạc

    Giao tháng 12/2021

    4.789

    +152

    Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

    Triển vọng về giá quặng sắt đã trở nên tồi tệ khi Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép, một nguyên liệu quan trọng trong lĩnh vực bất động sản, và đẩy mạnh công tác khử cacbon trong nền kinh tế, S&P Global Platts đưa tin.

    [​IMG]
    Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

    Trong suốt tháng 8, giá quặng sắt đã giảm mạnh sau khi Trung Quốc kêu gọi giới hạn sản lượng thép và tìm cách hạ nhiệt giá trên thị trường kim loại, đồng thời đưa ra những chính sách giảm ô nhiễm từ ngành thép.

    Tính đến giữa tháng 9, giá S&P Global IODEX 62% Fe đã giảm khoảng 100 USD/tấn xuống mức thấp nhất là 94 USD/tấn. Tương tự, giá NYMEX 62% Fe cũng giảm xuống gần mức 100 USD/tấn.

    Trước đó, hai loại quặng sắt này đã được giao dịch ở trên mức 200 USD/tấn cho đến cuối tháng 7, một phần là do sản lượng thép Trung Quốc tăng mạnh trong nửa đầu năm trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng 12,7%.

    Ông Tom Price, Lãnh đạo Bộ phận Chiến lược Hàng hóa tại Liberum Capital, cho biết: “Thị trường sẽ chứng kiến sự vật lộn của giá quặng sắt và giá mặt hàng này sẽ sớm quay trở lại mức khoảng 100 USD/tấn”.

    S&P Global Market Intelligence đã giảm dự báo giá quặng sắt trong quý IV xuống còn 110 USD/tấn. Trước đó, con số dự báo này là 145 USD/tấn.

    Nhà phân tích Ronnie Cecil của S&P Global Market Intelligence cho biết: “Triển vọng về nhu cầu và giá cả đang yếu hơn rất nhiều. Giá có thể sẽ tiếp tục giảm do sản lượng quặng sắt thường tăng trong nửa cuối năm”.

    Trong bối cảnh nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đang giảm, ông Cecil nhận định, rủi ro về giá sẽ giảm. Các nhà phân tích của Liberum cũng có quan điểm tương tự, cho rằng giá quặng sắt có thể dao động quanh mức 90 USD/tấn trong vài tháng tới.

    [​IMG]
    Ảnh: Steel Times International

    Đối với triển vọng cho năm 2022, các nhà phân tích cho biết, họ chủ yếu mong muốn giá quặng sắt sẽ duy trì ở mức thấp là 100 USD/tấn, mặc dù những cú sốc về nguồn cung quặng sắt có thể làm tăng thêm sự biến động.

    Nhà phân tích John Tumazos của Very Independent Research nêu lên kỳ vọng rằng, việc hạn chế sản xuất thép của Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đến năm 2022, và điều này phù hợp với mục đích giữ sản lượng ở mức thấp vào năm 2022, tạo tiền đề cho sự phục hồi vào năm 2023, 2024.
    https://vietnambiz.vn/gia-thep-xay-...uc-5742-nhan-dan-te-tan-20211008100724545.htm
    chicbong thích bài này.
  3. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    ..................................
    Big_Trends: Dòng tiền sẽ hướng đến nhóm cổ phiếu thép
    Tác giả Big_Trends

    03/10/2021 15:22
    Nam miền Bắc Nam miền Nam
    (ĐTCK) Đã có nhiều sự kiện gây chấn động TTCK thế giới, TTCK Việt Nam trong tuần giao dịch vừa qua.
    Mối lo ngại quả “bom nổ chậm EverGrande” gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Hệ quả, nhiều chỉ số chứng khoán các nước đã điều chỉnh sâu.

    Bên cạnh đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng đang hé lộ về khả năng giảm chương trình thúc đẩy kinh tế bằng việc sẽ tiến hành việc giảm chương trình mua tài sản vốn, trái phiếu chính phủ.

    Chỉ số chứng khoán công nghiệp DJ giảm điểm mạnh trong tuần nhưng đã kịp quay trở lại hồi phục mạnh ở phiên giao dịch cuối tuần phần nào cũng khiến các nhà đầu tư bất ngờ khi không hiểu tại sao diễn biến TTCK có thể tăng giảm mạnh trái chiều trong bối cảnh nhiều thông tin tiêu cực đang lan tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Có lẽ, các nhà đầu tư Việt Nam sẽ không thể hiểu được tại sao có những thời điểm dù thị trường đón nhận nhiều thông tin xấu nhưng lại không giảm mạnh. Tăng trưởng GDP quý III giảm 6,17% càng khiến mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm trở nên xa vời.

    Niềm tin nhà đầu tư suy yếu nhưng dòng tiền tham gia vào thị trường vẫn ở mức cao cũng sẽ khiến TTCK không chỉ khó điều chỉnh sâu mà ngược lại có có thể diễn biến tích cực ở giai đoạn cuối năm 2021.

    Nếu quan sát kỹ diễn biến TTCK trong tuần giao dịch vừa qua chúng ta có thể thấy, cho dù nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng - 2 nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm giá nhưng thị trường cũng không điều chỉnh quá mạnh.

    Dòng tiền lại phân hóa chuyển dịch sang nhóm cổ phiếu thép, điện, khí, xi măng… Nhiều thông tin tiêu cực cũng không khiến TTCK giảm mạnh thì rất có thể, VN-Index vẫn tiếp tục đứng trên mốc hỗ trợ mạnh 1.315 – 1.330 điểm để tích lũy và hồi phục ở giai đoạn quý IV.

    Cơ sở cho dự đoán này có thể đến từ đà hồi phục của nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng, than, khí đốt trong thời điểm tới.

    Ngay cả cổ phiếu tiện ích, điện nước cũng có khả năng tăng điểm khi nhu cầu năng lượng tăng cao, quá trình sử dụng điện hồi phục trở lại. VN-Index vẫn sẽ có thể quay trở lại vùng 1.360 điểm trong tháng 10.

    Có lẽ, giai đoạn hiện nay không phải là lúc chúng ta đưa ra những dự báo xem thị trường sẽ đi đâu về đâu mà ưu tiên hơn cả là dòng tiền sẽ vào nhóm cổ phiếu gì mà chúng ta sẽ nên phân bổ tỷ trọng vốn vào cổ phiếu đó ra sao.

    Có lẽ, triển vọng nhóm cổ phiếu điện, khí, năng lượng thời điểm sắp tới sẽ là khá lớn…, trong khi các cổ phiếu VN30, nhóm cổ phiếu chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng có thể đuối sức nhưng lực cầu mua lên ở các cổ phiếu riêng lẻ sẽ vẫn gia tăng.

    Dòng tiền phân hóa sẽ chuyển sang những cổ phiếu hưởng lợi, có triển vọng kết quả kinh doanh hấp dẫn giai đoạn cuối năm như nhóm cổ phiếu thép, nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ hoạt động đầu tư công vật liệu xây dựng, hạ tầng hay nhóm cổ phiếu mà nguồn nguyên liệu đang có diễn biến tăng giá mạnh.

    Khéo chọn cổ phiếu sẽ có hiệu quả đầu tư tốt trong giai đoạn còn lại của năm 2021.
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/big-trends-dong-tien-se-huong-den-nhom-co-phieu-thep-post281442.html
    catepilar thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    .............................
    HPG, HSG khởi sắc phiên đầu tháng, Việt Nam có hai cổ phiếu thép vốn hóa tỷ đô
    07:33 | 03/10/2021

    [​IMG]
    Một chi nhánh tôn Hoa Sen tại Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

    Cổ phiếu thép tiến sát đỉnh lịch sử
    Trong phiên giao dịch 1/10, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tiêu cực khi các chỉ số đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. VN-Index và VN30-Index giảm lần lượt 0,53% và 0,82%. HNX và UPCoM-Index cũng mất tương ứng 0,24% và 0,6%.

    Cổ phiếu ngành thép là một trong những nhóm diễn biến khả quan và hỗ trợ thị trường. NKG của Nam Kim và VGS của Việt Đức cùng tăng 1,2%, HPG của Hòa Phát thêm 0,9%, HSG của Hoa Sen tăng 0,5%.

    Hiện nay, HPG chỉ còn cách đỉnh lịch sử thiết lập hôm 1/6 (ngày chốt quyền cổ tức) chưa đầy 4%. HSG và NKG cũng ở sát các mức giá kỷ lục đạt được hồi giữa tháng 9 vừa qua.

    Trong một tháng 1/9 – 1/10, VN-Index chỉ đi ngang quanh 1.335 điểm nhưng nhiều cổ phiếu thép tăng trưởng tốt, có những mã đi lên hai chữ số.

    [​IMG]
    Xét về vốn hóa, HPG tiếp tục bỏ xa các doanh nghiệp khác với giá trị niêm yết gần 239.000 tỷ, tương đương 10,4 tỷ USD. HSG đứng thứ 2 ngành thép với vốn hóa 23.070 tỷ đồng, tức vừa đủ 1 tỷ USD. Theo sau là TVN với 11.500 tỷ và NKG với 9.800 tỷ.

    Một trong những nhân tố thúc đẩy cổ phiếu ngành thép vượt trội so với thị trường chung là kết quả kinh doanh tương đối khả quan trong bối cảnh dịch bệnh vẫn hoành hành.

    Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thành phẩm thép các loại trong 8 tháng đầu năm nay đạt hơn 18 triệu tấn, tăng 25% so với cùng kỳ 2021.

    Trong đó, bán hàng thép cuộn cán nóng (HRC) tăng trưởng mạnh nhất khi vọt lên 113% và đạt 4,85 triệu tấn, chủ yếu nhờ Hòa Phát đưa thêm lò cao tại Khu liên hợp Dung Quất vào hoạt động.

    Tiêu thụ tôn mạ đạt 3,4 triệu tấn, tăng gần 37%. Thị trường xuất khẩu chiếm tới 61% tổng sản lượng. Một số doanh nghiệp chuyên về tôn mạ như Hoa Sen và Nam Kim đã bán tới 70 – 75% sản lượng ra nước ngoài trong 8 tháng đầu năm. Tỷ lệ xuất khẩu/tổng tiêu thụ tôn mạ của Đông Á là 61%, của Hòa Phát là 59%.

    Riêng tháng 8 vừa qua, thị trường nước ngoài chiếm tới trên 80% sản lượng tôn mạ của nhiều doanh nghiệp, với Nam Kim là hơn 93%.

    Mỹ và châu Âu là những thị trường xuất khẩu quan trọng và cũng là nơi mà sản phẩm thép của Việt Nam có lợi thế về giá thành.

    Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) dự báo sản lượng tiêu thụ thép của EU sẽ tăng 10,2% vào năm 2021 và 4,8% vào năm 2022 do các hoạt động sản xuất và xây dựng phục hồi sau đại dịch.

    Theo ước tính của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), giá HRC (nguyên liệu để làm tôn mạ, ống thép) tại Mỹ lên tới 2.100 USD/tấn, trong khi ở Việt Nam chỉ khoảng 900 USD/tấn. Sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu, giá HRC Việt Nam tại Mỹ là khoảng 1.350 USD/tấn, vẫn đảm bảo cạnh tranh.

    Trong 7 tháng đầu niên độ tài chính (bắt đầu từ tháng 10/2020), Hoa Sen đã vượt mục tiêu lợi nhuận cả niên độ.

    Lũy kế 11 tháng tính đến tháng 8 vừa qua, sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen là 2,05 triệu tấn, vượt 14% kế hoạch toàn niên độ và tăng 43% so với cùng kỳ. Doanh thu ước tính 42.551 tỷ, lãi sau thuế xấp xỉ 4.000 tỷ, tăng lần lượt 74% và 279% so cùng kỳ và đều vượt xa kế hoạch.

    Hòa Phát đã bán gần 218.000 tấn tôn mạ trong 8 tháng, đạt 66% kế hoạch cả năm và cao gần gấp đôi cùng kỳ 2020. Tiêu thụ thép xây dựng những tháng gần đây gặp khó khăn do nhiều địa phương giãn cách chống dịch, nhưng lũy kế 8 tháng vẫn đạt 2,47 triệu tấn, tăng trưởng gần 16%.

    Ngoài ra, Hòa Phát còn đẩy mạnh tiêu thụ HRC, là sản phẩm có nhu cầu và biên lợi nhuận cao hơn. Chủ tịch Trần Đình Long cho biết: “Hiện nay mỗi tháng Hòa Phát sản xuất 250.000 - 300.000 tấn HRC nhưng nếu có 1 triệu tấn cũng bán hết, nhu cầu thép trên thị trường là rất lớn và lâu dài”.

    [​IMG]
    Triển vọng cổ phiếu dầu, khí
    Cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index phiên 1/10 vừa qua là GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas). Với mức tăng 6,7%, GAS đã giúp chỉ số thị trường có thêm 3,35 điểm. Kết phiên, GAS dừng ở giá 103.500 đồng/cp, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 trở lại đây.

    [​IMG]
    Việc giá dầu thô Brent tiến lên sát ngưỡng 80 USD/thùng trong tháng 9 này đã tác động tích cực tới cổ phiếu dầu khí. Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán VNDirect cho biết giá dầu vẫn sẽ là động lực dẫn dắt nhóm cổ phiếu "dòng P" trong thời gian tới.

    Bất chấp những khó khăn trong hoạt động năm 2021 do làn sóng COVID-19 hiện tại, VNDirect tin rằng giá dầu tăng mạnh sẽ không chỉ thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà còn cải thiện nền tảng cơ bản của ngành trong những năm tới.

    Giá dầu tăng có thể mang lại nhiều động lực hơn cho các đơn vị liên quan để tái khởi động những dự án lớn tại Việt Nam, trước tiên là mang lại cơ hội rất lớn cho các công ty thượng nguồn như PVD và PVS.

    Tất cả giàn khoan tự nâng của PVD đều đã ký hợp đồng trong 6 tháng cuối năm, cho thấy hoạt động thăm dò & khai thác (E&P) tại Việt Nam đang được đẩy mạnh nhờ giá dầu tăng. Đáng chú ý, tại Việt Nam, giá dầu Brent duy trì trên 60 USD/thùng là điều kiện thuận lợi để hoạt động E&P hoạt động hiệu quả.

    VNDirect có cái nhìn lạc quan về cổ phiếu GAS trong những năm tới nhờ ba lí do.

    Thứ nhất, giá dầu được kỳ vọng sẽ dao động trên mặt bằng giá mới trong giai đoạn 2021-2023.

    Thứ hai, nhu cầu cấp thiết về khí tự nhiên trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng ở Việt Nam,

    Thứ ba, GAS hiện đang trong giai đoạn đầu tư lớn, các dự án LNG (cảng Thị Vải ...) và một số dự án khai thác khí trọng điểm (Lô B, Cá Voi Xanh. ...) sẽ là động lực chính cho GAS trong dài hạn. Nhìn chung, VNDirect dự báo tăng trưởng kép lợi nhuận ròng của GAS đạt 18,3% trong giai đoạn 2021-2023.

    https://vietnambiz.vn/hpg-hsg-khoi-...hieu-thep-von-hoa-ty-do-20211003070653203.htm
    tinnoibo thích bài này.
  5. Tuonglucsi

    Tuonglucsi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2017
    Đã được thích:
    208
    Con nào bác
    Tinhledt thích bài này.
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    ...................................
    Mua cổ phiếu nào đón sóng hồi phục vĩ mô trong quý 4 và năm 2022?
    10:00 AM 05/10/2021
    Xét về cơ hội cho thị trường chứng khoán, Agriseco Research đánh giá bức tranh quý 3 ảm đạm dù là thông tin đáng thất vọng, tuy nhiên các chỉ số và giá cổ phiếu phần nào đã phản ánh kết quả này thông qua những phiên giảm điểm mạnh trước khi dần hồi phục trong các phiên gần đây.
    [​IMG]


    Nhiều điểm nhấn đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam đã được hé lộ sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu vĩ mô quý 3/2021, đặc biệt là việc tăng trưởng GDP quý 3 giảm mạnh nhất với mức âm 6,17%. Nguyên nhân là do sự bùng phát nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng tới mọi hoạt động kinh tế.

    Tính chung GDP 9 tháng, kinh tế Việt Nam chỉ tăng 1,42% so với mức 2,12% của 9 tháng đầu năm 2020 đây là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây, Agriseco Research vẫn giữ kỳ vọng GDP quý 4 sẽ khởi sắc do tình hình dịch bệnh đang được khống chế.

    Theo đó, Agriseco Research đánh giá GDP quý 4 năm nay sẽ tăng trưởng trở lại nhưng với tốc độ tăng chậm so với cùng kỳ năm 2020 do mặt bằng năm trước tương đối cao. Báo cáo ước tính GDP năm 2021 sẽ tăng khoảng 2-3%, mặc dù mức tăng trưởng thấp tuy nhiên vẫn rất khả quan khi so sánh với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tương tự.

    Điểm tích cực của nền kinh tế là việc lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt. CPI quý 3 chỉ tăng 2,51% và 9 tháng lần lượt tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

    Agriseco Research cho rằng lạm phát các tháng cuối năm có thể gặp áp lực tăng từ các yếu tố như áp lực tăng giá xăng dầu, giá thực phẩm cùng với cầu tiêu dùng dần hồi phục trong khi chuỗi cung ứng hồi phục chậm. Tuy nhiên, lạm phát năm 2021 vẫn trong mức kiểm soát dưới 3% và có thể tăng lên trong năm 2022 do độ trễ từ các chính sách tài khóa, tiền tệ. Agriseco Research đánh giá đây vẫn là tín hiệu tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

    [​IMG]
    Tổng mức bán lẻ có dấu hiệu phục hồi trong tháng 9 khi tăng khoảng 10% so với tháng 8. Điều này có thể tiếp tục hồi phục nhanh nhờ việc mở cửa trở lại nhiều khu vực kinh tế có thể tạo ra sức cầu bật tăng mạnh trong nhóm các mặt hàng không thiết yếu như hoạt động thương mại, trang sức, đồ điện tử, may mặc, mỹ phẩm. Mặt khác, kỳ vọng FDI sẽ hồi phục trong quý 4 cả về đăng ký và giải ngân nhờ vào lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về vị trí địa lý, chi phí nhân công, giá thuê đất cũng như môi trường kinh doanh; hưởng lợi như chiến tranh thương mại và hiệp định thương tự do.

    Đánh giá về đầu tư công, tiến độ giải ngân vẫn còn chậm sau 9 tháng, thực hiện 57,3% kế hoạch và không hoàn thành kế hoạch giải ngân 60% vào quý 3. Với các động thái thúc đẩy, Agriseco Research kỳ vọng đầu tư công sẽ là “đầu kéo” chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý 4 và năm 2022. Điều này tạo động lực cho đà tăng của nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công.

    [​IMG]
    Đối với xuất nhập khẩu, sau 6 tháng nhập siêu liên tục thì Việt Nam đã trở lại xuất siêu 0,5 tỷ USD trong tháng 9 nhờ vào việc xuất khẩu từ các khu vực có vốn nước ngoài và các mặt hàng nông sản, hóa chất, sắt thép, điện tử. Agriseco cho rằng cán cân thương mại quý 4 sẽ có thể trở lại xuất siêu khi giá hàng hóa đã hạ nhiệt.

    Tổng thể, báo cáo đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục nhập siêu trong cả năm 2021 khi đồng VND đang tăng so với USD. Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng tốt như sắt thép, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, xăng dầu sẽ tạo ra những kỳ vọng kết quả kinh doanh các tháng cuối năm với các doanh nghiệp trong ngành.

    [​IMG]
    Agriseco Research đánh giá bức tranh quý 3 ảm đạm dù là thông tin đáng thất vọng, tuy nhiên các chỉ số phần nào đã phản ánh kết quả này thông qua những phiên giảm điểm mạnh, trước khi dần hồi phục trong các phiên gần đây.

    Hiện, P/E của VN-Index quanh mức 16 lần, ngang trung bình của chỉ số trong lịch sử và thấp hơn nhiều so với các thị trường khác trong khu vực. Với kỳ vọng dịch bệnh được khống chế giúp các doanh nghiệp quay trở lại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Agriseco Research đánh giá thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang thấp kỷ lục.

    Đồng thời, nhờ các động thái quyết liệt của Chính phủ, nhiều dự báo cho rằng Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng vào giữa năm 2022. Agriseco Research đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục tốt khi tỷ lệ bao phủ vaccine được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, việc mở cửa trở lại các khu vực đầu tàu kinh tế cũng sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế, tăng dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp, tiêu dùng được đẩy mạnh.

    Những nhóm ngành "trong nguy có cơ" cho quý 4/2021 và năm 2022

    Bức tranh nền kinh tế vĩ mô hiện tại nhìn chung vẫn tạo ra cơ hội đầu tư tại một số nhóm ngành.Agriseco Research kỳ vọng các nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi nhờ Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút vốn FDI toàn cầu. Ngoài ra, ngành bất động sản, vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư công khi Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh đầu kéo của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cổ phiếu bán lẻ - tiêu dùng được kỳ vọng phục hồi khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trở lại.

    [​IMG]
    Cùng với đó, cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ trở nên khả quan khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch, đặc biệt các hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng sẽ trở lại trạng thái bình thường. Agriseco đánh giá mảng xuất khẩu sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ vào (1) chuỗi cung ứng toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển và Việt Nam là một trong những điểm đến của xu hướng trên; (2) Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại trên thế giới, giúp giảm mức thuế với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam về mức 0% và tạo động lực tăng cường giao thương và (3) nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ sau khi nền kinh tế tái khởi động.

    Cụ thể, một số nhóm ngành xuất khẩu được Agriseco Research nhận định có nhiều động lực tăng trưởng trong quý 4 bao gồm sắt thép, gỗ và các sản phẩm gỗ, may mặc, thủy hải sản.

    Phương Linh
    --- Gộp bài viết, 10/10/2021, Bài cũ: 10/10/2021 ---
    E đang tin tưởng vào H...P....G anh nghiên cứu xem sao ạ ~o)
    Last edited: 10/10/2021
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    .......................................................
    Vĩ mô hiện tại tạo ra cơ hội đầu tư những nhóm ngành nào?

    Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá tổng thể bức tranh vĩ mô quý III khá xấu do ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh trên phạm vi cả nước, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiều lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, CTCK này cho rằng sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, bán lẻ tiêu dùng hồi phục, xuất siêu trở lại, đầu tư công được đẩy mạnh giải ngân vào các tháng cuối năm thì GDP quý IV sẽ có sự hồi phục tốt.

    [​IMG]
    Điểm tích cực của nền kinh tế là lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt và dự báo sẽ dưới 3% trong năm nay. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kéo dài các chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra dư địa tăng trưởng cho các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản.

    [​IMG]
    Tăng trưởng GDP quý III âm kỷ lục là thông tin đáng thất vọng, tuy nhiên thị trường chứng chứng khoán phần nào phản ánh kết quả này thông qua những phiên giảm điểm mạnh trước khi dần hồi phục trong các phiên gần đây. P/E VN-Index hiện quanh 16,x, là mức ngang trung bình của chỉ số trong lịch sử và thấp hơn nhiều so với các thị trường chứng khoán khác trong khu vực. Với kỳ vọng dịch bệnh được khống chế, các doanh nghiệp quay trở lại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Agriseco đánh giá chứng khoán sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang thấp kỷ lục

    Các động thái quyết liệt của Chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh và tiến triển bao phủ vaccine mở ra những kỳ vọng cho nền kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đạt được miến dịch cộng đồng vào giữa năm 2022. Agriseco đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục tốt khi tỷ lệ bao phủ vaccine được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, việc Chính phủ mở cửa trở lại các khu vực đầu tàu kinh tế cũng sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế, tăng dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp, tiêu dùng được đẩy mạnh.

    Agriseco kỳ vọng các nhóm bất động sản khu công nghiệp, bất động sản, vật liệu xây dựng, bán lẻ sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế được phục hồi. Về bất động sản khu công nghiệp, nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi nhờ Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút vốn FDI toàn cầu nhờ lợi thế cạnh tranh từ vị trí địa lý, chi phí nhân công, giá thuê đất và các chính sách ưu đãi so với khu vực. Ngoài ra, các ngành bất động sản, vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư công khi Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh đầu kéo của nền kinh tế. Nhóm ngành bán lẻ tiêu dùng được kỳ vọng phục hồi khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trở lại.

    [​IMG]
    Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu cũng có các cơ hội khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch, đặc biệt các hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng sẽ trở lại trạng thái bình thường.

    Agriseco đánh giá mảng xuất khẩu sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ vào các yếu tố như chuỗi cung ứng toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển và Việt Nam là một trong những điểm đến của xu hướng trên. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại trên thế giới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… Điều này giúp giảm mức thuế với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam về mức 0% và tạo động lực tăng cường giao thương. Cùng với đó là nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ sau khi nền kinh tế tái khởi động. Một số nhóm ngành Agriseco nhận định có nhiều động lực tăng trưởng trong quý IV nhờ xu thế này bao gồm sắt thép, gỗ và các sản phẩm gỗ, may mặc, thủy hải sản.
    https://ndh.vn/co-phieu/vi-mo-hien-tai-tao-ra-co-hoi-dau-tu-nhung-nhom-nganh-nao-1301081.html
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    ............................................
    Nhà đầu tư trong nước mở mới gần 1 triệu tài khoản chứng khoán sau 9 tháng, lớn hơn tổng lượng tài khoản 3 năm trước cộng lại
    06-10-2021 - 16:42 PM | Thị trường chứng khoán


    BÁO NÓI - 2:42

    [​IMG]
    Lũy kế 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 957.215 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới trong 3 năm 2018; 2019 và 2020 cộng lại (tổng 3 năm đạt 837.345 tài khoản).


    Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 9, nhà đầu tư trong nước mở mới 114.810 tài khoản chứng khoán, giảm gần 6.000 tài khoản so với tháng trước đó. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 114.713 tài khoản và 97 tài khoản đến từ nhà đầu tư tổ chức.

    [​IMG]
    Mặc dù số tài khoản mở mới giảm trong tháng 9 nhưng đây vẫn là mức rất cao trong bối cảnh nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, việc các Công ty chứng khoán hiện đã áp dụng eKYC (định danh khách hàng điện tử), giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng mở tài khoản trực tuyến mà không phải ra tận nơi như trước kia.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 957.215 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới trong 3 năm 2018; 2019 và 2020 cộng lại (tổng 3 năm đạt 837.345 tài khoản).

    [​IMG]




    [​IMG]
    Cũng trong tháng 9, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 152 tài khoản, giảm 107 tài khoản so với tháng trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020 tới nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 3.235 tài khoản chứng khoán tại Việt Nam.

    Minh Anh

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    ..........
    Hòa Phát lọt Top 15 Công ty thép vốn hóa lớn nhất thế giới
    06/10/2021 18:00

    Ngày 6/10/2021, Hãng dữ liệu của Anh quốc Refinitiv Eikon (tiền thân là Thomson Reuters Data) công bố Top 30 công ty thép vốn hóa lớn nhất thế giới. Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đứng thứ 15 trong danh sách này với mức vốn hóa 11 tỷ đô la Mỹ, lớn hơn vốn hóa của Tập đoàn Thép hàng đầu Nhật Bản là JFE Holdings.

    [​IMG]
    Hòa Phát lọt Top 15 công ty thép vốn hóa lớn nhất thế giới (nguồn: Theo Refinitiv Eikon ngày 6/10/2021)

    Nhà sản xuất thép có sản lượng hàng đầu Nhật Bản là JFE Holdings có vốn hóa 8,9 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 19. Một doanh nghiệp thép lớn của Úc là BlueScope Steel cũng góp mặt trong danh sách này với vốn hóa 7,3 tỷ đô la Mỹ tương đương vị trí số 23 trong danh sách.

    Với công suất thép thô 8 triệu tấn/năm, Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á và tương đương nhà sản xuất thép Top 50 thế giới.

    Tập đoàn Hòa Phát hiện có vốn điều lệ 44.729 tỷ đồng, lớn thứ 4 trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong phiên giao dịch ngày 6/10, cố phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát chính thức lập đỉnh mới khi đóng cửa ở mức 56.100 đồng. Với tổng số 4,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, mức vốn hóa của HPG đạt 247.000 tỷ đồng, tương đương 11 tỷ đô la Mỹ.
    Lũy kế 9 tháng 2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng thép thô 6,1 triệu tấn, tăng 50% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn, tăng 43%. Trong đó, thép xây dựng là 2,8 triệu tấn, tăng 12%. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt gần 2 triệu tấn. Tôn Hòa Phát ghi nhận 273.000 tấn, gấp 2,6 lần cùng kỳ.

    HPG News
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.976
    Nhỏ lẻ bán đổ, bán tháo...Tự doanh âm thầm múc như Trâu uống nước đìa :)):)):))
    ............................................
    Tự doanh CTCK mua ròng 6 tuần liên tiếp, đạt hơn 2.000 tỷ đồng

    Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (8/10), VN-Index đứng ở mức 1.372,73 điểm, tương ứng tăng 37,84 điểm (2,83%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 15,43 điểm (4,33%) lên 371,92 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 2,32 điểm (2,4%) lên 98,3 điểm.

    Điểm tích cực của thị trường chứng khoán là việc khối tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK) đẩy mạnh mua ròng ở tuần này. Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, tự doanh CTCK mua vào 41 triệu cổ phiếu, trị giá 1.794 tỷ đồng, trong khi bán ra 21,3 triệu cổ phiếu, trị giá 1.904 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức gần 20 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng gần 700 tỷ đồng (gấp 12 lần so với tuần trước đó. Đây cũng là tuần mua ròng thứ 6 liên tiếp của dòng vốn này với tổng giá trị hơn 2.041 tỷ đồng.

    Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì khối tự doanh mua ròng tuần thứ 5 liên tiếp với giá trị gấp 2,2 lần tuần trước đó và đạt gần 410 tỷ đồng.

    [​IMG]
    10 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ có giá trị mua, bán ròng mạnh nhất của khối tự doanh.

    Khối tự doanh mua ròng mạnh nhất mã VPB với 150 tỷ đồng. SSI đứng thứ 2 về giá trị mua ròng với 106 tỷ đồng. HPG và GEX được mua ròng lần lượt 100 tỷ đồng và 76 tỷ đồng. Trong khi đó, KOS bị bán ròng mạnh nhất với 75 tỷ đồng. MWG và HCM bị bán ròng lần lượt 28 tỷ đồng và 26 tỷ đồng.

    Trái ngược với khối tự doanh, khối ngoại ở sàn HoSE có tuần bán ròng thứ 9 liên tiếp với giá trị tương đương tuần trước đó và ở mức gần 1.017 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 33,3 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này bán ròng đến trên 1.976 tỷ đồng, gấp đôi tuần trước đó. Như vậy, sau 9 tuần giao dịch vừa qua, khối ngoại sàn HoSE bán ròng tổng cộng gần 20.000 tỷ đồng.

    HPG bị khối ngoại bán ròng rất mạnh với 1.072 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là CTG với 252 tỷ đồng. STB và NVL đều có giá trị bán ròng của khối ngoại trên 180 tỷ đồng. Chiều ngược lại, TPB được khối ngoại mua ròng đột biến 1.323 tỷ đồng, nhưng phần lớn đến từ giao dịch thỏa thuận.Các cổ phiếu gồm DHC, GAS và VHM đều được khối ngoại mua ròng trên 100 tỷ đồng trong tuần từ 4 - 8/10.
    https://ndh.vn/co-phieu/tu-doanh-ctck-mua-rong-6-tuan-lien-tiep-dat-hon-2-000-ty-dong-1301339.html

Chia sẻ trang này