Triển vọng ngành Thép 2021 2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 10/10/2021.

7027 người đang online, trong đó có 1001 thành viên. 13:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13065 lượt đọc và 75 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Ngành năng lượng khủng hoảng sẽ đẩy giá Thép lên cao @};-
    ................................
    Khủng hoảng năng lượng bao trùm thế giới - Hậu quả có thể kéo dài nhiều năm
    Vũ Ngọc Diệp | 10-10-2021 - 07:37 AM

    [​IMG]
    (Tổ Quốc) - Ngành năng lượng toàn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn khi một số tỉnh ở Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện, người dân Châu Âu phải trả giá cao ngất trời cho khí tự nhiên hóa lỏng, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than, và giá một gallong xăng ở Mỹ đã vọt lên mức 3,25 USD vào ngày thứ Sáu (8/10) từ mức chỉ 1,72 USD hồi tháng Tư.
    Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi và các nhà lãnh đạo chuẩn bị tổ chức một hội nghị mang tính bước ngoặt về biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng năng lượng bất ngờ ập đến trên toàn thế giới, đe dọa các chuỗi cung ứng vốn đã bị co thắt, khuấy động căng thẳng địa chính trị và đặt ra câu hỏi về việc liệu thế giới đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh hay chưa.

    Sự phục hồi kinh tế gần như ngưng trệ. Các yếu tố tác động khác bao gồm mùa đông lạnh giá bất thường ở châu Âu làm cạn kiệt nguồn dự trữ, một loạt cơn bão buộc các nhà máy lọc dầu vùng Vịnh Mỹ phải đóng cửa, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia trở nên xấu đi khiến Bắc Kinh ngừng nhập khẩu than từ Down Under, và thời tiết lặng gió ở Biển Bắc đã làm giảm mạnh sản lượng của các tuabin gió phát điện.

    Daniel Yergin, tác giả của của tác phẩm mang tên "Bản đồ mới: Năng lượng, Khí hậu và Xung đột giữa các quốc gia" cho biết: "Khủng hoảng lan từ thị trường năng lượng này sang thị trường năng lượng khác", "Các chính phủ đang cố gắng dành những khoản trợ cấp nhằm tránh phản ứng chính trị to lớn," và "Có một nỗi lo lắng lan rộng về những gì có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong mùa đông này, bởi vì thứ mà chúng ta không thể kiểm soát được, đó là thời tiết."

    Khi các nhà lãnh đạo toàn cầu chuẩn bị tập trung tại Glasgow, Scotland, vào cuối tháng này để tham dự hội nghị về khí hậu. Những người ủng hộ năng lượng tái tạo cho rằng cuộc khủng hoảng cho thấy cần phải rời xa than, khí đốt và dầu khi giá các mặt hàng này tăng đột biến, thì những người có tư tưởng trái chiều nói về điều ngược lại - rằng năng lượng gió và mặt trời đã được thử nghiệm và còn nhiều nhược điểm.

    Mỹ, với tư cách là nhà sản xuất năng lượng, luôn cố gắng không để xảy ra hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng ngay cả khi giá xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá khí đốt tại Mỹ cũng đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua, lên mức 5,9 USD/1 triệu BTU, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Bộ trưởng Năng lượng, Jennifer Granholm, hôm thứ Tư (6/10) đề nghị chính quyền của ông Biden hãy bán bớt một phần dầu dự trữ chiến lược, hoặc cấm xuất khẩu dầu thô.

    Tại châu Âu, tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng bắt đầu nổi lên từ đầu tháng 9, khi lượng khí đốt dự trữ trong khu vực xuống thấp nhưng nguồn cung khí đốt cung cấp từ một số quốc gia, đặc biệt từ Nga, Na Uy bị hạn chế.

    Giá khí đốt tăng chóng mặt trong lúc mùa đông đang đến gần, khiến các chính phủ trong khu vực phải trợ cấp cho các hóa đơn nhiên liệu và áp trần giá nhiên liệu. Chỉ trong vòng một năm qua, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã tăng khoảng 500%, lên gần mức kỷ lục.

    [​IMG]
    Châu Âu cạn kiệt nguồn khí đốt dự trữ.

    Châu Âu hiện đang phải tranh giành để tìm kiếm nguồn than và khí đốt cho các nhà máy phát điện truyền thống của mình, trong bối cạnh mùa đông đang đến gần mà lượng nhiên liệu dự trữ còn rất thấp.

    Trong khu vực này, tình hình ở Anh đặc biệt nghiêm trọng. Nước Anh những ngày này trải qua một đợt khan hiếm nghiêm trọng xăng và dầu diesel. Nhiều công ty ở nước này đa bị gián đoạn hoạt động vì không có nhiên liệu, nhiều trạm xăng phải đóng cửa, các công ty bán lẻ xăng dầu suy sụp, giá năng lượng tăng chóng mặt, và người tiêu dùng hoảng sợ. Tình trạng khan hiếm xăng dầu ở Anh xuất phát từ một số nguyên nhân đặc thù, bao gồm thiếu tài xế lái xe chở xăng dầu sau Brexit, nhưng câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra ở châu Âu và châu Á.

    Khủng hoảng năng lượng đã gây ra những bất đồng gay gắt trong nội bộ Liên minh Châu Âu về cách ứng phó với khủng hoảng. Một số Thủ tướng yêu cầu khối này phải đưa ra một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng này, trong khi một số người khác đổ lỗi cho các chính sách sâu rộng liên quan đến chống biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải.

    Các nhà phân tích năng lượng cho rằng châu Âu đã rời xa nguồn năng lượng hóa thạch quá nhanh chóng, trước khi đảm bảo rằng các nguồn năng lượng tái tạo đủ có thể đáp ứng nhu cầu trong mọi tình huống, kể cả trường hợp khẩn cấp. Họ nói rằng, tình trạng Châu Âu bị kẹt giữa chừng trong quá trình chuyển đổi có thể kéo dài hàng thập kỷ.

    Tại châu Á,giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay, được đo bằng một triệu đơn vị nhiệt của An (mmBtu), đã từ dưới 5 USD vào tháng 9 năm 2020 lên hơn 56 USD vào tháng 10 này.

    Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên quét qua thế giới, đầu năm 2020, dự tồn trữ đốt thế giới còn dồi dào và giá ở mức thấp. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cả khí đốt và dầu mỏ đều giảm mạnh do các nền kinh tế suy yếu, và lượng tồn trữ giảm đáng kể khi thời tiết lạnh bất thường

    Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên quét qua thế giới vào đầu năm 2020, trữ lượng khí đốt dồi ở châu Âu vào mùa đông năm ngoái.

    Cuộc khủng hoảng năng lượng lần này lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, công xưởng sản xuất của thế giới, khi nhu cầu trên toàn cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc tăng đột biến và bất ngờ trong năm nay. Tồn trữ than ở mức thấp và lệnh cấm không chính thức của Trung Quốc đối với than non của Australia có nghĩa là các kho dự trữ than không thể nhanh chóng được bổ sung. Thay vào đó, các công ty điện đã chuyển sang thị dùng khí tự nhiên hóa lỏng, đẩy giá khí tăng vọt theo giá than.

    Hậu quả là 2/3 các khu vực trên khắp Trung Quốc buộc phải hạn chế tiêu thụ điện, làm gián đoạn hoạt động sản xuất của nhà máy và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

    Một số nhà máy đã đóng cửa hoàn toàn. Việc cắt điện ở Trung Quốc khiến cho chuỗi cung ứng quốc tế vốn đã bị đứt gãy kéo dài bởi đại dịch nay càng thêm tan tác. Các nhà máy đã phải giảm sản lượng vào thời điểm mà họ thường tăng mạnh cho kỳ nghỉ lễ, vào tháng 12.

    Tại Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc, chính quyền đã cấm sử dụng thang máy trong các tòa nhà văn phòng từ tầng ba trở xuống, khuyến khích người dân sử dụng ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt và yêu cầu điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ cao hơn. Bắc Kinh và Thượng Hải đã hủy bỏ các buổi trình diễn ánh sáng hàng năm trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng kéo trong tuần đầu tiên của tháng Mười.

    [​IMG]
    Các nhà máy nhiệt điện Trung Quốc thiếu than trầm trọng.

    Tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng hơn do thời tiết tiếp tục khắc nghiệt. Ở tỉnh Sơn Tây nằm ở phía bắc Trung Quốc, 27 mỏ than đã phải đóng cửa vào tuần trước do lũ lụt. Ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, thủy điện đã gặp khó khăn do tình trạng hạn hán trong nhiều năm - nhiều như ở California.

    Cơ quan kế hoạch kinh tế chính của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã cảnh báo vào tuần trước rằng việc hạn chế sử dụng điện sẽ còn kéo dài trong năm tới.

    Một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự đang diễn ra ở Ấn Độ, nơi đã chứng kiến nguồn cung điện dư thừa vào đầu năm nay khi một đợt bùng phát dịch Covid-19 tàn phá khiến các nhà máy không hoạt động và đường phố vắng tanh. Kể từ đó, hoạt động kinh tế ở nền kinh tế lớn phát triển nhanh thứ hai thế giới đã hồi phục nhanh hơn dự kiến, cơn khát điện cũng theo đó tăng lên.

    Giờ đây, Ấn Độ đang vô cùng lo ngại về tình trạng thiếu điện và mất điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nguy cơ ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất đang phục hồi và đến cuộc sống của các hộ gia đình trong mùa lễ hội, bắt đầu từ tháng này.

    Theo các quan chức Ấn Độ, các nhà máy điện đã không đảm bảo được nguồn cung than và do dự trong việc nhập khẩu do giá quá cao. Cơ quan Điện lực Trung ương của đất nước cảnh báo hôm thứ Ba (5/10) rằng gần một nửa số nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ - 63 trong số 135 - có nguồn cung cấp than chỉ còn tương đương hai ngày trở xuống, trong khi kho dự trữ đã cạn kiệt tại 17 cơ sở khác.

    Cuộc khủng hoảng năng lượng ở một số nước được nhận định có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường đối với kinh tế thế giới, có thể khiến lạm phát trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, thêm trầm trọng.

    Các chuyên gia đánh giá nếu nhiệt độ ở Mỹ giảm sâu trong những tháng mùa đông sắp tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt để sưởi ấm sẽ càng tăng mạnh, khiến lượng tồn kho khí đốt của nước này giảm sâu thêm, và giá sẽ còn lên cao hơn nữa. Giá khí đốt tăng cao có thể khiến lạm phát ở Mỹ thêm trầm trọng.

    Người tiêu dùng ở nước này đang phải trả nhiều tiền hơn cho hầu như tất cả các mặt hàng từ ô tô cũ cho tới xăng và thực phẩm. Lạm phát leo thang đang gây sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm cắt giảm chương trình mua tài sản và thậm chí phải tăng lãi suất từ năm 2022.

    Chính sách tiền tệ thay đổi sẽ tác động mạnh đến thị trường tài chính không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu.

    Trong khi đó, với Trung Quốc, việc thiếu hụt năng lượng trên diện rộng đã buộc các nhà máy phải hạn chế sản xuất và khiến các nhà kinh tế phải cắt giảm dự báo tăng trưởng. Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo rằng các biện pháp ngặt nghèo nhằm cắt giảm lượng tiêu thụ điện sẽ dẫn tới sụt giảm sản lượng ngành sản xuất tại những địa phương đầu tàu trong lĩnh vực này. Khủng hoảng thiếu điện cũng làm gia tăng áp lực đối với kinh tế Trung Quốc, vào đúng thời điểm nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc vì những nhân tố như biện pháp kiểm soát Cocvid-19 và hạ sốt thị trường bất động sản.

    Trong khi đó, đối mặt với tình trạng giá khí đốt và giá điện tăng cao kỷ lục, cuộc họp nhóm các Bộ trưởng Tài chính các quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) ngày 4/10 tại Luxembourg cũng đã tập trung thảo luận về các biện pháp để giúp các nước thành viên đối phó với giá năng lượng tăng. Trước đó, ngày 22/9, EU đã tuyên bố sẵn sàng thông qua các biện pháp tạm thời của các quốc gia thành viên trước tình hình giá năng lượng tăng vọt.

    Tham khảo: Washingtonpost

    Vũ Ngọc Diệp
    Last edited: 10/10/2021
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ......................................
    Giá thép xây dựng hôm nay 9/10: Trên sàn giao dịch vượt ngưỡng 5.800 Nhân dân tệ/tấn
    THÀNH LUÂN
    09-10-2021 14:15


    Kinhtedothi - Ngày làm việc cuối tuần (9/10), giá thép trong nước duy trì đi ngang; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng mạnh lên mức 5.866 Nhân dân tệ/tấn.

    Giá thép xây dựng hôm nay (9/10) trong nước duy trì đi ngang, trên sàn giao dịch tăng mạnh.
    " style="margin-bottom: 12px; list-style: none; outline: 0px; line-height: 23px; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: baseline; background: transparent;">


    Giá thép tại miền Bắc



    Theo SteelOnline.vn, thép Hòa Phát tiếp tục duy trì đi ngang, hiện dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.510 đồng/kg. Tương tự, thép D10 CB300 hiện có giá 16.610 đồng/kg.
    Tương tự, thép Việt Ý bình ổn giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá 16.510 đồng/kg.
    Thép Việt Mỹ sau khi tăng mạnh giá bán vào hôm thứ 6 (8/10), hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức cao 16.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.
    Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 ổn định 4 ngày liên tiếp ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
    Thép Việt Sing duy trì giá bán ở mức cao, với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
    Thép Việt Nhật duy trì ổn định từ 1/10, với thép cuộn CB240 có giá 16.700 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.750 đồng/kg.
    Thương hiệu thép Kyoei từ 3/8 duy tri giá bán, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.


    Giá thép tại miền Trung


    Thép Hòa Phát giữ nguyên mức giá, hiện thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.660 đồng/kg.
    Thương hiệu thép Việt Đức không có biến động 30 ngày qua, với thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
    Thép Pomina ổn định 4 ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 ở mức 17.100 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
    Thép Việt Mỹ duy trì đi ngang 30 ngày qua, với dòng thép cuộn CB240 đang có giá 16.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.


    Giá thép tại miền Nam


    Thép Hòa Phát ổn định 4 ngày liên tiếp, 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.660 đồng/kg.
    Thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.100 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.310 đồng/kg.
    Thép Việt Mỹ không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.060 đồng/kg.
    Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 16.600 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.750 đồng/kg.


    Giá thép trên sàn giao dịch


    Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng mạnh 101 Nhân dân tệ lên mức 5.866 Nhân dân tệ/tấn. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản cho biết, sản lượng thép thô của Nhật Bản được dự báo sẽ tăng 9,6% nhờ sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất.
    METI ước tính sản lượng thép thô ở mức 24,11 triệu tấn trong ba tháng, tăng so với mức 21,99 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự gia tăng nhu cầu trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô và máy móc công nghiệp.
    Tại một diễn biến khác, British Steel Ltd., có trụ sở tại Vương quốc Anh, thuộc Tập đoàn Jingye của Trung Quốc, đã đưa ra một lộ trình carbon thấp được thiết kế để thực hiện cam kết của công ty là sản xuất thép phát thải khí nhà kính (GHG) “bằng không” vào năm 2050 và để giảm KNK. trong thời gian tạm thời.
    “Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng các sản phẩm của mình có thể đóng vai trò trung tâm trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế vòng tròn, carbon thấp và chúng tôi có kế hoạch đầy tham vọng để giảm cường độ carbon trong các hoạt động của mình bằng các giải pháp được công nhận và chấp nhận trên toàn cầu” - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của British Steel Li Huiming nhận xét.
    British Steel cho biết họ sẽ đầu tư vào một số kỹ thuật và công nghệ, bao gồm hỗ trợ tái chế và tái sử dụng, cả việc sử dụng gia tăng lượng phế liệu trong quá trình luyện thép và khuyến khích tái sử dụng các sản phẩm thép khi hết tuổi thọ, nếu thích hợp; triển khai các phương pháp luận kinh tế vòng tròn và hiệu quả vật chất khác; đánh giá và áp dụng các lựa chọn công nghệ như thu giữ và lưu trữ carbon, hydro, tăng cường sử dụng phế liệu và luyện thép bằng lò điện hồ quang (EAF) và tìm kiếm sự đổi mới sản phẩm thép...
    Vị chủ tịch này nói thêm: “Khi mua British Steel 18 tháng trước, chúng tôi đã hứa sẽ biến công ty thành một doanh nghiệp bền vững và quá trình khử cacbon là cơ bản cho điều này. Việc áp dụng công nghệ và cách thức làm việc mới sẽ giúp chúng tôi hướng tới việc giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) theo từng giai đoạn vào năm 2030, 2035 và 2050 ”.
    British Steel hiện đang vận hành một nhà máy luyện thép bằng lò oxy cơ bản (BOF) ở Scunthorpe và những nhà máy cán và các cơ sở hạ nguồn khác ở các khu vực khác của Vương quốc Anh và châu Âu.
    https://kinhtedothi.vn/gia-thep-xay...h-vuot-nguong-5800-nhan-dan-tetan-437449.html
    catepilar thích bài này.
  3. catepilar

    catepilar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2009
    Đã được thích:
    855
    Quý IV trọng tâm vẫn ngành thép, phân.
    Thép tôi chọn NKG
    Phân chọn DPM (giá phân tiếp tục tăng, một số NM như DCM…. có lịch tạm dừng sx để bảo dưỡng, ảnh hưởng nguồn cung)
    Hàng đầu cơ chọn BCG (LN Q3 dự 300 tỷ) hoặc LCG
    (Tiếp tục theo dõi DDV, core tốt, dư nợ bank =0 dự KQKD Q3, Q4 rất tốt, đg bị đạp quá đà do hiệu ứng họ Luis)
    Tinhledt thích bài này.
  4. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.656
    THÉP + Dầu Khí + BĐS : các tiền đạo và tiền vệ tiên phong đẩy Vni tiến sát đỉnh củ...
    Banks: vẫn là các hậu vệ rất cứng khó xuyên thủng sẵn sàng hổ trợ hoặc tham gia tấn công bất cứ lúc nào... vni cần vượt cản quan trọng!!!
    Tóm lại VNI sẽ tiến sát đỉnh củ ngắn hạn!!!
    Tinhledt thích bài này.
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Thép đang thời kỳ Hoàng Kim ạ! :drm
    --- Gộp bài viết, 10/10/2021, Bài cũ: 10/10/2021 ---
    Sóng này E nghĩ to lắm, anh em đang khí thế hừng hực cầm tiền mà ngứa ngáy á :D
    tinnoibocatepilar thích bài này.
  6. cancaucom02

    cancaucom02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    878
    Cứ HPG mà múc thôi! LN Quý 3 vẫn rất khủng.. quá yên tâm.!
    Tinhledt thích bài này.
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Ngành thép đang thiên thời! :drm
    Last edited: 10/10/2021
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..................................................
    Ngành thép bứt tốc lợi nhuận trong quý 3 trong khi nhóm ngân hàng ghi nhận đà tăng có phần chậm lại
    10-10-2021 - 21:15 PM | Thị trường chứng khoán

    [​IMG]
    SSI Research nhận định, kết quả kinh doanh trong quý 3/2021 của nhóm "cổ phiếu vua" phải chịu tác động tiêu cực bởi yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nước trong việc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
    Mới đây, bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) đã công bố ước tính lợi nhuận quý 3/2021 của các công ty trong phạm vi nghiên cứu.

    Là một trong số ít ngành hưởng lợi giữa bối cảnh của làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, lợi nhuận doanh nghiệp thép được ước tính sẽ tăng trưởng tới 3 chữ số trong quý 3/2021. Cơn "bão giá" nguyên vật liệu toàn cầu khi cầu vượt quá sức cung khiến giá các sản phẩm về thép tăng cao kỷ lục, giúp tăng doanh thu.

    Danh sách theo dõi của SSI Research có hai doanh nghiệp đầu ngành thép là CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG). Cụ thể, HPG theo ước tính có thể đạt 8.700 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng trưởng đáng kể 131% so với quý 3/2020. Điều này chủ yếu nhờ sản lượng HRC trong quý 3 đã tăng mạnh tới 167%, trong khi đây là mảng có biên lợi nhuận cao nhất trong số các dòng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc giá thép xây dựng tăng 50% và giá HRC tăng gấp đôi cũng giúp biên lợi nhuận của HPG tăng đáng kể so với cùng kỳ.

    Trước đó, HPG công bố kết quả sản xuất lũy kế 9 tháng đầu năm với sản lượng thép thô 6,1 triệu tấn, tăng 50% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn, tăng 43%. Trong đó, thép xây dựng là 2,8 triệu tấn; thép cuộn cán nóng (HRC) đạt gần 2 triệu tấn; tôn Hòa Phát ghi nhận 273.000 tấn và sản phẩm ống thép là 498.000 tấn.

    Đối với Hoa Sen (HSG), ước tính lợi nhuận ròng quý 4/2021 năm tài chính (bắt đầu từ 1/10/2019 đến 30/9/2021) tăng 110% lên 950 tỷ đồng. Nguyên nhân xuất phát từ sản lượng ghi nhận tăng 6,5% và giá bán trung bình đã leo dốc tới 72%.

    [​IMG]
    Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán là ngân hàng cũng được SSI Research kỳ vọng giữ được mức tăng trưởng dương, tuy nhiên sẽ có sự chậm lại so với 6 tháng đầu năm. Mặc dù các khoản cho vay tái cơ cấu có thể tăng lên nhưng điểm tích cực là tỷ lệ nợ xấu sẽ có thể vẫn ở mức dưới 1%.

    SSI Research nhận định, kết quả kinh doanh trong quý 3/2021 của nhóm "cổ phiếu vua" phải chịu tác động tiêu cực bởi yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nước trong việc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời, các ngân hàng cũng được yêu cầu tăng chi phí tín dụng để chuẩn bị cho khả năng nợ xấu cao hơn sau một thời gian dài giãn cách xã hội tại miền Nam.

    "Anh cả" Vietcombank (VCB) góp mặt trong nhóm tăng trưởng dương với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.000 tỷ đồng trong quý 3/2021, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ. Theo SSI Research, tăng trưởng tín dụng của VCB sẽ tăng khoảng 11,5% so với đầu năm và tăng trưởng tiền gửi ước đạt 7,3% so với đầu năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, lãi trước thuế của VCB đạt 18.600 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Vietinbank (CTG) được ước tính lợi nhuận trước thuế ghi nhận trong quý 3/2021 vào khoảng 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt đạt 6,5% và 7,5%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, SSI Research kỳ vọng lợi nhuận trước thuế đạt 13.900 tỷ đồng, tương ứng mức tăng gần 34% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ sự đóng góp từ lợi nhuận rất tốt trong quý đầu của năm 2021

    Cũng nhờ đà tăng trưởng tín dụng duy trì tốt với mức 9,5% tại thời điểm cuối tháng 9, tăng trưởng thu nhập lãi thuần của HDBank (HDB) ước tính ở mức khá trong quý 3/2021. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hay MBBank (MBB) được kỳ vọng với mức lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 3.300 - 3.400 tỷ đồng, tương đương tăng 10%-12% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo SSI Research, các gói giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng đã khiến thu nhập lãi thuần của MBB bị ảnh hưởng khoảng 550 tỷ đồng trong quý 3/2021.

    Đối với Techcombank (TCB), SSI tính toán lợi nhuận trước thuế có thể đạt mức 5.200 tỷ đồng trong quý 3/2021, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 16% từ đầu năm. Sau 3 quý đầu tiên của năm 2021, lợi nhuận trước thuế của TCB đạt 16.700 tỷ đồng, tăng 56,2% so với cùng kỳ

    SSI Research ước tính ngân hàng Á Châu (ACB) sẽ tăng trưởng tín dụng khoảng 7-8% so với đầu năm, và khoảng 12% so với cùng kỳ. Theo đó, NIM của ACB có thể giảm so với quý trước, nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2020, xuất phát từ công tác trích lập dự phòng thận trọng với số dư lớn. Tuy vậy, điều này có thể giúp ngân hàng duy trì nguồn lợi nhuận ổn định. Lợi nhuận trước thuế trong quý 3/2021 của ACB ước tính sẽ tăng 13-15%.

    Được chú ý bởi thương vụ lớn đầu năm, ngân hàng VPBank (VPB) có LNTT hợp nhất quý 3 năm nay ước đạt 3.200 tỷ đồng, tương ứng tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên giảm tới 36% so với quý trước đó. SSI Research cho rằng lợi nhuận giảm mạnh so với quý 2/2021 bởi VPB trong quý 2 đã có một khoản lãi từ kinh doanh trái phiếu chính phủ. Do đó, nếu loại trừ khoản mục này thì mức tăng trưởng lợi nhuận của quý 3 so với quý 2 chỉ giảm khoảng 12%.

    Duy nhất trong danh sách, ngân hàng VIB được SSI Research đưa ra quan điểm tăng trưởng mới âm, cụ thể là lợi nhuận trước thuế quý 3 ước đạt 1.300 - 1.400 nghìn tỷ đồng, tương ứng giảm 16% so với cùng kỳ. Theo đó, thu nhập lãi thuần của ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách hỗ trợ khách hàng, thu nhập từ các khoản cho vay liên quan không được ghi nhận cùng với mảng kinh doanh bancassurance chịu áp lực trong khoảng thời gian giãn cách.

    Tuy nhiên, luỹ kế 9 tháng2021, lợi nhuận trước thuế dự báo vẫn đạt 5.500 tỷ đồng, tăng trưởng tăng 36,6% so với cùng kỳ 2020.

    [​IMG]
    Nguồn: SSI Research

    Phương Linh

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    https://cafef.vn/nganh-thep-but-toc...-da-tang-co-phan-cham-lai-202110090109568.chn
  9. Trauvang8888

    Trauvang8888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2021
    Đã được thích:
    582
    Tinhledt thích bài này.
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ......................
    Nhìn hình này Sắt Thép tăng sản lượng xuất khẩu đáng kể so với 7 tháng cùng kỳ năm 2020. :drm
    "Trong tháng 7/2021, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường EU tiếp tục bứt phá mạnh, tăng 77,89% so với tháng 6/2021 và tăng 3.087% so với tháng 7/2020."
    [​IMG]

    .................................................
    Sản lượng cty Thép lớn của TQ đang giảm rõ rệt ;)

    [​IMG]

Chia sẻ trang này