Triển vọng ngành Thép 2021 2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 10/10/2021.

5148 người đang online, trong đó có 618 thành viên. 23:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13066 lượt đọc và 75 bài trả lời
  1. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.392
    Đánh cổ phiếu thép thì nên ngó giá thép
    Tinhledt thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Anh nhìn biểu đồ này sẽ thấy lợi nhuận Hòa Phát tăng trưởng thần kỳ từ 2019-2021, nhưng giá cổ phiếu chưa tương xứng với tiềm năng và nội lực doanh nghiệp. ~o)

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 11/10/2021, Bài cũ: 11/10/2021 ---
    E sẽ cố gắng cập nhật giá Thép mỗi ngày ở pic này ạ! ~o)
  3. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ............................
    Cổ phiếu thép có sóng dài
    07:03 28/09/2021
    (ĐTCK) Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu ngành thép có nhiều lần dậy sóng, một số mã có mức tăng giá tính bằng lần.

    Nhu cầu thép tại thị trường nội địa giảm, nhưng trên thế giới tăng cao.[​IMG]
    Ba động lực

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, có ba động lực đang giúp cổ phiếu nhóm ngành thép tiếp tục có triển vọng tích cực.

    Thứ nhất, xuất khẩu tăng trưởng, các nước đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng nên nhu cầu thép tăng cao.

    Thứ hai, tín hiệu mở cửa xây dựng trở lại ở nhiều địa phương sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thép xây dựng tại thị trường nội địa sau thời gian dài bị tạm ngưng vì giãn cách xã hội và đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

    Thứ ba, biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đang được cải thiện nhờ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU.

    Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 8/2021, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,53 triệu tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.

    Đây là tháng có trị giá xuất khẩu sắt thép các loại cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá gần 7,1 tỷ USD, tăng 43,4% về lượng và tăng 127% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

    Năng lực sản xuất thép thô của Việt Nam hiện đạt khoảng 24 triệu tấn/năm. Năm 2021, sản lượng sản xuất thép thô dự kiến đạt 21,2 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tính đến cuối tháng 8, sản lượng thép thô đạt 13 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ.

    Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong xuất khẩu là thép cuộn cán nóng, tăng 145%, nhờ ******* đẩy mạnh xuất khẩu; tiếp theo là xuất khẩu tôn mạ tăng 115%, thép cán nguội tăng 45%, thép xây dựng tăng 27%.

    Đối với mặt hàng thép xây dựng, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng cả nước trong 8 tháng đầu năm nay là 6,6 triệu tấn, trong đó xuất khẩu trên 1 triệu tấn.

    Riêng Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tiêu thụ được gần 2,5 triệu tấn, tăng 16% so với cùng kỳ. Kết quả này giúp HPG đạt 37% thị phần mặt hàng thép xây dựng, cao hơn 9% so với đầu năm (28%).

    Các doanh nghiệp ngành tôn mạ cũng đẩy mạnh xuất khẩu khi có đến 54% sản lượng tôn mạ sản xuất ở Việt Nam được xuất đi các nước. Xuất khẩu được coi là “cứu cánh” của doanh nghiệp trong bối cảnh tiêu thụ trong nước sụt giảm.

    10 tháng niên độ tài chính 2020 - 2021 (từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau), Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đạt sản lượng 1,88 triệu tấn, tăng 150%; doanh thu 37.850 tỷ đồng, tăng 175%; lợi nhuận sau thuế 3.674 tỷ đồng, tăng 439% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Như vậy, HSG đã thực hiện vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả niên độ. Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam, tháng 8/2021, HSG bán được 150.781 tấn tôn mạ, trong đó xuất khẩu 123.080 tấn, chiếm tỷ trọng 81% hàng làm ra.

    Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) ghi nhận sản lượng bán hàng tháng 8/2021 đạt 86.299 tấn tôn mạ, tăng 14,3%, trong đó xuất khẩu 80.610 tấn, tăng 30% so với tháng 7.

    Xuất khẩu phần lớn sản phẩm làm ra đã giúp HSG, NKG giữ được đà tăng trưởng. Công ty Chứng khoán SSI nhận định, kênh xuất khẩu sẽ giúp hai doanh nghiệp này duy trì hoạt động hết công suất trong thời gian tới, bất chấp tác động kéo dài của dịch Covid-19 đối với nhu cầu thép trong nước. Cả hai đều đã có đơn hàng xuất khẩu để hoạt động hết công suất đến hết tháng 11/2021.

    [​IMG]
    Kỳ vọng quý IV

    Ông Nguyễn Thế Minh cho biết, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các dự án đầu tư công bị tạm dừng, nhu cầu thép trong nước chậm lại, nhưng điểm sáng xuất khẩu đã giúp nhóm ngành thép có những yếu tố tích cực.

    Sang quý IV, giá trị xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng cao khi các nước đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng sau dịch.

    Song song với đó, doanh nghiệp thép Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh khi Trung Quốc hạn chế sản xuất thép do ô nhiễm môi trường, đóng cửa một số nhà máy thép khiến sản lượng xuất khẩu giảm.

    Ngoài ra, xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, Úc - Trung Quốc sẽ khiến doanh nghiệp tại Mỹ và Úc hạn chế nhập thép từ Trung Quốc, đây là điểm thuận lợi cho thị trường xuất khẩu thép Việt Nam.

    Tại thị trường nội địa, Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, sản lượng sản xuất thép xây dựng tháng 8/2021 thấp nhất trong giai đoạn 2017 - 2021, chủ yếu do nhiều tỉnh, thành phố tăng cường giãn cách xã hội.

    Cụ thể, các thành viên Hiệp hội sản xuất 713.000 tấn thép xây dựng, giảm 8%; bán được gần 560.000 tấn, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến quý IV, khi hoạt động xây dựng được mở cửa trở lại ở Hà Nội, TP.HCM (tại các “vùng xanh”) và Nhà nước đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công, nhu cầu thép sẽ tăng.

    Định giá cổ phiếu không phản ánh chính xác ngành thép. Nhà đầu tư cần nhìn vào câu chuyện tăng trưởng của từng ngành để có lựa chọn cơ hội đầu tư. Nhóm cổ phiếu ngành thép đang có mức giá thấp hơn mặt bằng chung của thị trường. Tiềm năng của nhóm cổ phiếu này còn lớn.

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam

    Giá thép trong nước gần đây ổn định, nhưng giá thép thành phẩm cũng như giá thép nguyên liệu trên thế giới duy trì ở mức cao. Đa phần doanh nghiệp thép phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và chưa có chu trình khép kín, nên khi giá thép nguyên liệu tăng sẽ gây áp lực lên chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.

    Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lớn như HPG chủ động được nguyên liệu thép cán nóng, giúp biên lợi nhuận tăng và đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới.

    Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cổ phiếu ngành thép có sự phân hóa, nhất là khi giá thép biến động. Nhà đầu tư nên cân nhắc các doanh nghiệp có tiềm lực tốt, biên lợi nhuận gộp cao để lựa chọn cổ phiếu. Nếu giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, các doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ tốt vẫn có triển vọng phát triển, bởi doanh thu tăng trưởng sẽ bù lại được chi phí. Những doanh nghiệp xuất hàng tới các thị trường như EU, Mỹ sẽ có biên lợi nhuận tốt hơn nhờ giá trị hàng hóa cao.

    Ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (DTL) đánh giá, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn tăng trưởng nhờ thị trường xuất khẩu tốt. Đặc biệt, những doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ có lợi nhuận cao nhờ giá thép tăng cao từ đầu năm đến nay. Ngoại trừ một số doanh nghiệp thép có nhà máy tại khu vực phía Nam bị tạm dừng hoạt động do giãn cách xã hội, những nhà máy đang hoạt động bình thường sẽ có triển vọng tăng trưởng tích cực.

    Trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng, nhóm cổ phiếu thép sẽ tiếp tục có sóng dài, nhất là quý IV thường là mùa cao điểm của thị trường xây dựng trong và ngoài nước.

    Hải Minh
    https://www.google.com/amp/s/m.tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-thep-co-song-dai-post280707.amp
    --- Gộp bài viết, 11/10/2021, Bài cũ: 11/10/2021 ---
    ............................
    Triển vọng cổ phiếu ngành Thép ~o)
    - .PG 86k, H.SG 75.6k, N.KG 80k, S.MC 90k
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ....................................................
    Thép vô địch :drm1:drm1:drm1
    Gamo1991 thích bài này.
    Gamo1991Tinhledt đã loan bài này
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ...................................................
    Giá thép xây dựng hôm nay 11/10: Giá thép thanh tiếp tục đi lên trên Sàn Thượng Hải
    10:00 | 11/10/2021

    Giá tiêu hôm nay 11/10: Hạt tiêu của Việt Nam vẫn duy trì khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới

    Giá thép hôm nay tiếp tục đi lên
    Giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 18 nhân dân tệ lên mức 5.783 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).

    Tên loại

    Kỳ hạn

    Ngày 11/10

    Chênh lệch so với ngày hôm qua

    Giá thép

    Giao tháng 1/2022

    5.783

    +18

    Giá đồng

    Giao tháng 11/2021

    69.210

    -60

    Giá kẽm

    Giao tháng 11/2021

    23.105

    +245

    Giá niken

    Giao tháng 11/2021

    145.210

    +2.910

    Giá bạc

    Giao tháng 12/2021

    4.852

    +57

    Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

    Giá quặng sắt châu Á sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực giảm do sản lượng thép của Trung Quốc hạn chế và tình trạng thiếu điện trong quý IV sau đợt điều chỉnh giá mạnh trong quý III, S&P Global Platts đưa tin.

    [​IMG]
    Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

    Chỉ số quặng sắt IODEX đã giảm 46% trong quý III do thiếu hụt sản lượng thép ở Trung Quốc, buộc các nhà máy phải bán lại khối lượng quặng sắt theo hợp đồng, khiến thị trường rơi vào tình trạng dư cung.

    Tuy nhiên, các loại quặng khác nhau lại có giá khác nhau, không chỉ do động lực cung cầu của chính chúng mà còn do các yếu tố bên ngoài như giá than cốc tăng cao ở Trung Quốc.

    S&P Global Platts đã quan sát thấy 88 giao dịch giao ngay cho các loại quặng trung cấp phổ biến từ ba công ty khai thác hàng đầu, gồm Rio Tinto, BHP và Vale, trong quý III.

    Con số này thấp hơn một chút so với 91 giao dịch được quan sát trong quý II, với sự sụt giảm doanh số giao ngay từ Rio Tinto được bù đắp một phần bởi sự gia tăng từ BHP.

    Cụ thể, Rio Tinto đã bán được 18 chuyến hàng giao ngay của Pilbara Blend Fines (PBF) trong quý III, giảm hơn một nửa so với con số 41 trong quý II. Trong khi đó, BHP đã bán 59 chuyến hàng giao ngay trong cùng thời điểm.

    Khi giá giảm và áp lực bán gia tăng trong quý III, các thợ đào đã chuyển từ nền tảng môi giới sang các kênh bán hàng linh hoạt hơn, giúp người bán có được “bức tranh” đầy đủ về tất cả các mức giá thầu trước khi quyết định có trao hàng hóa hay không.

    [​IMG]
    Ảnh: Steel Times International

    Khi thị trường chứng kiến tình trạng cung vượt quá cầu, phí bảo hiểm cho các thương hiệu hạng trung đã giảm mạnh, ngay cả thương hiệu có tính thanh khoản cao nhất PBF cũng ghi nhận phí bảo hiểm giảm từ 13,35 USD/dmt vào tháng 7 xuống khoảng -1,30 USD/dmt vào giữa tháng 9.

    Nguồn cung giao ngay tăng vọt từ BHP trong bối cảnh nhu cầu yếu trong tháng 9 đã gây ra sự điều chỉnh đối với các thương hiệu cấp trung bình có hàm lượng Fe thấp hơn.

    So với chỉ số 62% Fe của tháng trước, JMBF và MACF đã chứng kiến mức giảm giá lớn nhất trong ba năm qua, lần lượt đạt -21,90 USD/dmt và -15,90 USD/dmt vào giữa tháng 9, mặc dù mức chiết khấu đã thu hẹp phần nào vào cuối quý.
    https://vietnambiz.vn/gia-thep-xay-...len-tren-san-thuong-hai-20211011100114027.htm
    Tinhledt đã loan bài này
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .............................................
    Doanh nghiệp bất động sản ứng phó khi giá vật liệu xây dựng tăng
    07:14 | 11/10/2021

    Giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép tăng cao ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp đã chọn tăng giá sản phẩm chưa bán để bù đắp hoặc tạm ngừng thi công để quan sát đưa ra phương án tối ưu.

    [​IMG]
    Các dự án bất động sản ở Đà Nẵng. (Ảnh minh họa: Văn Luận).

    Thời gian qua, thị trường vật liệu xây dựng nhiều tỉnh, thành trên cả nước có xảy ra tăng giá. Cụ thể theo bảng giá của Sở Xây dựng TP Đà Nẵng công bố, so sánh quý II với quý I/2021 cho thấy giá cát đúc, xây, tô tăng cao nhất 75.000 đồng/m3; giá thép tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg tùy loại.

    Tại TP HCM, so sánh bảng giá vật liệu xây dựng quý II với quý I của Sở Xây dựng công bố, giá thép tăng cao 8.000 - 9.000 đồng/kg tùy loại.

    Mới đây, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên đã ra thông báo tăng giá thép. Theo đó, giá thép cây và thép cuộn các loại đồng loạt tăng 200.000 đồng/tấn trên phạm vi toàn quốc. Mức giá mới có hiệu lực từ ngày 7/10. Theo Thép Hòa Phát Hưng Yên, nguyên nhân của việc tăng giá bán là do giá phôi thép và nguyên liệu đầu vào thời gian qua liên tục tăng.

    Về giá xi măng, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, thị trường ghi nhận từ tháng 4 nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng điều chỉnh tăng giá bán 30.000 – 40.000 đồng/tấn do chi phí tăng cao và để đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất.

    Tuy nhiên, đợt tái bùng phát dịch bệnh vào cuối tháng 4 đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế, bao gồm việc đầu tư và xây dựng. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu không ngừng leo thang trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.

    Trao đổi với người viết, một số doanh nghiệp bất động sản (BĐS) cho biết, ngoài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nói chung phải tạm dừng thi công thì việc giá vật liệu xây dựng tăng quá cao khiến doanh nghiệp đưa ra lựa chọn thi công cầm chừng, giãn tiến độ dự án hoặc điều chỉnh giá bán.

    Ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, tỷ trọng giá trị thép trong giá trị đầu tư xây dựng cao tầng chiếm ít nhất khoảng 10% - 12%. Nếu tính từ thời điểm tháng 11/2020 đến nay, giá thép đã tăng hơn 5.000 đồng/kg, đây là một con số không hề nhỏ.

    "Việc giá thép tăng nóng trong thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến ngành BĐS. Đặc biệt là với dự án đang triển khai, chủ đầu tư đã xác định suất đầu tư, giá bán thì việc tăng giá này đã ảnh hưởng trực tiếp vào lợi nhuận kỳ vọng ban đầu của doanh nghiệp", Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh nói và nhận định giải pháp tốt nhất lúc này là doanh nghiệp giãn tiến độ thi công dự án, chờ xem những biến động tiếp theo thị trường rồi tùy cơ ứng biến.

    Một doanh nghiệp BĐS đang làm chủ đầu tư dự án nhà ở tại Quảng Nam chia sẻ, doanh nghiệp trực tiếp thi công nên ảnh hưởng rất nhiều từ việc tăng giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép.

    "Bảng giá bán sản phẩm công ty đưa lên hợp đồng từ năm 2020. Công ty đã chạy chương trình bán hàng, ký hợp đồng với khách hàng nên khi giá vật liệu tăng buộc công ty phải chấp nhận lợi nhuận giảm xuống. Có những sản phẩm chưa bán, công ty xem xét điều chỉnh tăng giá lên để bù đắp", đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

    Tại TP HCM, theo JLL, giá nhà mở bán mới tại TP HCM dự kiến tiếp tục tăng dưới áp lực thiếu hụt quỹ đất và chi phí vật liệu xây dựng leo thang.

    Trong khi đó, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang chia sẻ tại tọa đàm BĐS được tổ chức mới đây rằng, ông không đồng ý quan điểm việc giá vật liệu xây dựng tăng đẩy giá bán tăng.

    "Ở thị trường bình thường như giai đoạn 2015-2017, chuyện đó có thể đúng nhưng hiện nay là không. Hiện nay tôi đánh giá, nhiều chủ đầu tư trên thị trường có biên lợi nhuận 25-30%, thậm chí 40%.

    Nếu giá vật liệu xây dựng tăng 10-15% - mức này rất lớn với ngành xây dựng, nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá bán, chỉ làm tăng 5% giá thành sản phẩm, trong khi chủ đầu tư đang lời đến 25-30%", ông Quang nói và tiếp tục giữ quan điểm việc tăng giá vật liệu xây dựng làm tăng giá bán là không có, nhất là đối với thị trường căn hộ.
    https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-...-vat-lieu-xay-dung-tang-20211008160113592.htm
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..................................................
    Hoa Kỳ: Giá thép cuộn cán nóng tiếp tục neo ở mức cao
    [​IMG]
    144 liên quanGốc
    Giá thép cuộn cán nóng giao ngay tại Hoa Kỳ tiếp tục neo ở mức cao khi nhu cầu sử dụng đạt mức tốt, đặc biệt là nhu cầu sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Dự kiến giá thép tại Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh giảm kể từ đầu năm 2022 do nguồn cung thép nhập khẩu tăng lên.
    Hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Platts (Anh) cho biết giá thép cuộn cán nóng (HRC) trên thị trường giao ngay đối với các lô hàng sản xuất trong tháng 11/2021 tại Hoa Kỳ đang được giao dịch trong khoảng từ 1.940 USD – 1.960 USD/tấn ngắn (tương đương 907 kg). Trong đó, giá thép HRC tại khu vực Trung Tây Hoa Kỳ có vùng giá thấp hơn do chịu cạnh tranh từ thép nhập khẩu.

    Trong khi đó, giá thép cuộn cán nguội đối với các lô hàng sản xuất trong tháng 11 và tháng 12/2021 hiện được giao dịch trong khoảng 2.180 USD – 2.200 USD/tấn ngắn; giá thép mạ kẽm nhúng nóng đã tăng lên mức 2.260 USD/tấn ngắn đối với các lô hàng giao tháng 12/2021.

    [​IMG]

    Thời gian chờ giao hàng của các nhà máy sản xuất thép tại Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm dần (Đồ họa: S&P Global Platts)

    Dữ liệu cũng cho thấy thời gian chờ giao hàng của các nhà máy sản xuất thép tại Hoa Kỳ đã giảm xuống còn trung bình 7,4 tuần vào ngày 6/10, giảm đáng kể so với hồi tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên, mức thời gian chờ này vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 tuần trong 10 năm gần đây nhất.

    Cuối tuần trước, chỉ số giá thép Platts TSI US HRC đạt mức 1.950 USD/tấn ngắn, tăng 93% so với hồi đầu năm nay. Chỉ số này đo lường biến động giá thép HRC tại khu vực Trung Tây Hoa Kỳ và được xem là giá tham khảo chuẩn cho các giao dịch thép HRC trên thị trường Hoa Kỳ.

    Hãng S&P Global Platts cho biết hiện các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ vẫn có xu hướng giữ vững mức giá chào bán ra thị trường đối với các lô hàng giao ngày do nhu cầu sử dụng thép vẫn ở mức tốt. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng thép HRC của ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Hoa Kỳ vẫn ở mức mạnh bất chấp tình trạng thiếu hụt chip khiến hoạt động sản xuất suy yếu.

    Hiện các nhà sản xuất thép tại Hoa Kỳ đang tập trung đánh giá tác động của thép nhập khẩu. Nguồn cung thép nhập khẩu trên thị trường Hoa Kỳ có xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm nay khi nhiều lô hàng từ Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Hàn Quốc cập cảng.

    S&P Global Platts nhận định sự gia tăng của thép nhập khẩu sẽ khiến giá thép trên thị trường Hoa Kỳ điều chỉnh trong năm 2022. Dữ liệu của Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ cho thấy lượng thép HRC nhập khẩu vào nước này trong tháng 8 vừa qua đã đạt mức cao kỷ lục, lên tới 344.979 tấn.

    Hãng S&P Global Platts dẫn lời nguồn tin thị trường cho biết giá thép HRC Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu vào Hoa Kỳ tại cảng Houston hiện có giá 1.490 USD/tấn ngắn (theo điều kiện giao hàng DDP) đối với các lô hàng giao tháng 1 và tháng 2/2022. Trong khi đó, một lô hàng khác giao tháng 12/2021 từ Mexico đang được chào bán với mức giá 1.620 USD/tấn.

    Quang Đặng
    https://baomoi.com/hoa-ky-gia-thep-cuon-can-nong-tiep-tuc-neo-o-muc-cao/c/40513080.epi
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ....................................................
    Giá nhà sẽ tiếp tục tăng
    Quan tâm0
    11/10/2021 07:05 GMT+7
    Đây là nhận định chung của các thành viên thị trường khi cơn bão giá vật liệu tăng chưa qua thì nỗi lo thiếu hụt lao động đã tới sau giãn cách.
    Giá nguyên vật liệu leo thang, thiếu hụt lao động…

    Đã hơn một tuần kể từ khi TP.HCM nới lỏng giãn cách, hoạt động mua bán vật liệu xây dựng, nhất là các mặt hàng sắt, thép tại Công ty TNHH Xây dựng Tùng Anh (TP. Thủ Đức, TP.HCM) vẫn khá trầm lắng.

    Chị Hiên, thủ kho Công ty cho biết, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương khu vực phía Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, cộng với nguyên liệu đầu vào sản xuất của các vật liệu tăng đã đẩy giá thành sản phẩm tăng cao hơn so với thời điểm cuối năm 2020, dẫn đến các mặt hàng vật liệu xây dựng tiêu thụ chậm.

    Cụ thể, thép tròn hiện có giá 19 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 6 triệu đồng/tấn; thép hình và thép tấm có giá từ 24-25 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 10 triệu đồng/tấn… Giá sắt thép tăng, kéo giá một số loại vật liệu xây dựng khác như xi măng tăng theo, ví dụ xi măng PCB 30 Hoàng Thạch có giá 1.345 đồng/kg; xi măng Bút Sơn PCB 1.350 đồng/kg…

    “Khách hàng lưỡng lự khi giá các loại vật liệu xây dựng do nhà sản xuất đưa ra liên tục tăng, dẫn đến lượng bán ra của các cửa hàng vật liệu xây dựng giảm mạnh, doanh thu của chúng tôi giảm từ 35-50% so với trước đây”, chị Hiên nói và cho biết thêm, tình hình cung ứng cũng bị chậm lại ở một số mặt hàng do công tác vận chuyển, bởi trước đây, khi đi lại còn thuận lợi, hàng hóa chỉ sau 1-2 ngày đặt là đến tay khách hàng, nhưng nay có những mặt hàng phải sau 10 ngày mới tới nơi do nhà xe chờ đầy hàng mới chuyển đi.

    “Bên cạnh đó, cũng có một số phiền toái phát sinh khi tiếp tục phải tuân thủ kiểm tra phòng chống dịch khi ra vào công trường xây dựng hay di chuyển giữa các khu vực, ví dụ như việc test Covid cho đội ngũ lái và phụ xe sau mỗi 72 giờ, điều này cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp”, chị Hiên thông tin thêm.

    Trên cương vị là một nhà thầu, ông Nguyễn Lĩnh Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Kiến trúc xây dựng Center cũng đang “đau đầu” về sự biến động giá của các nguyên vật liệu trên thị trường hiện nay.

    Ông Nam cho biết, sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách, Công ty cũng tái khởi động. Tuy nhiên, khi ông liên hệ với các công ty/cửa hàng cung cấp vật tư thì đều nhận được bảng giá mới, tăng cao hơn so với trước giãn cách, chẳng hạn giá các thiết bị điện của hãng Panasonic tăng từ 3-5% so với thời điểm tháng 5/2021, các vật liệu khác như cát, đá, xi măng, gạch… giá còn tăng cao hơn.

    “Chỉ trong 3 tháng mà sản phẩm gạch ống dùng để xây dựng tăng từ 850-900 đồng/viên lên 1.100-1.200 đồng/viên. Như vậy, riêng tiền gạch xây dựng cho một công trình nhà phố có kích thước 4 x18 m, 3 tầng, sẽ tăng từ 54 triệu đồng lên 72 triệu đồng”, ông Nam nói và chia sẻ thêm, với những công trình chưa triển khai thì nhà thầu có thể ngồi lại với chủ nhà để thương thảo, còn những công trình đang trong quá trình xây dựng thì sẽ rất khó cho nhà thầu.

    Theo tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán, ngoài việc giá nguyên vật liệu tăng cao thì hiện nay, nhiều công trình vẫn chưa thể thi công trở lại do thiếu lao động. Một nhà thầu thi công công trình tại quận 8, TP.HCM cho hay, để duy trì quân số 30% cho mô hình “3 tại chỗ” trước đó, phần nhiều người lao động của nhà thầu này đã phải tạm nghỉ việc và trở về quê. Hiện nay, số công nhân này chưa thể quay trở lại để tiếp tục công việc.

    Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, với ngành xây dựng, việc đưa công nhân trở lại làm việc là không dễ dàng, nguyên do bởi đặc thù của ngành là sử dụng 70-80% lượng nhân công là lao động tự do ở các tỉnh, không có hộ khẩu tại nơi có công trường, trong khi việc kiểm soát người ra vào giữa các khu vực vẫn rất chặt chẽ, tốn kém chi phí, chưa kể tâm lý e ngại trở lại vùng có dịch để làm việc.

    “Ngoài ra, nhiều nhà thầu không có trụ sở đăng ký ở địa phương nơi có dự án, nên trong quá trình xem xét tiêm vắc-xin lực lượng công nhân xây dựng chưa được ưu tiên, nên giờ nhà thầu cũng không biết bấu víu vào đâu”, ông Hiệp nói.
    https://infonet.vietnamnet.vn/thi-t...ha-se-tiep-tuc-tang-sau-gian-cach-394765.html
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .....................................................................
    "Vua thép" vượt xa đại gia Australia, giàu có thứ 2 thị trường chứng khoán

    Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long hiện có vốn điều lệ 44.729 tỷ đồng, lớn thứ 4 trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

    • Đà tăng của cổ phiếu HPG đã đưa ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn này - lên vị trí giàu thứ hai thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị tài sản cổ phiếu là 64.502 tỷ đồng.

      5 cá nhân "bơm" 2.500 tỷ đồng vào công ty ông Đặng Thành Tâm

      Mới đây, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm đã huy động thành công hơn 3.400 tỷ đồng sau khi phát hành 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mức giá 34.096 đồng/cổ phần.

      Danh sách những nhà đầu tư tham gia mua vào cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc gồm 2 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital, quỹ đầu tư SGI cùng 5 nhà đầu tư cá nhân là ông/bà: Trần Thu Thảo, Trịnh Bảo Duy Tân, Lê Thị Anh, Nguyễn Hồng Nhung, Huỳnh Tấn Thập.

      Đáng chú ý, 5 nhà đầu tư cá nhân mua vào tổng cộng 73 triệu cổ phiếu KBC. Tính ra các nhà đầu tư cá nhân chi tổng cộng gần 2.500 tỷ đồng để đầu tư vào Kinh Bắc. Sau giao dịch trên, mỗi cá nhân nói trên sở hữu trên dưới 3% cổ phần Kinh Bắc.

      Hé lộ hạn mức thẻ tín dụng ông Hồ Hùng Anh

      Vừa qua, HĐQT Techcombank đã phê duyệt hạn mức thẻ tín dụng cho nhiều thành viên trong ban lãnh đạo và người thân, bao gồm cả Chủ tịch Hồ Hùng Anh.

      [​IMG]

      Nhấn để phóng to ảnh

      Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.

      Theo đó, Chủ tịch Techcombank sử dụng thẻ tín dụng với hạn mức 500 triệu đồng, thời hạn 3 năm, lãi suất theo quy định ngân hàng.

      Cuối tháng 8 vừa qua, Techcombank cũng phê duyệt hạn mức thẻ tín dụng với thời gian sử dụng tương tự cho Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang. Ông Quang hiện đang giữ chức vụ Phó chủ tịch tại Techcombank.

      Bất ngờ cổ phiếu "bầu" Hiển và ông Trịnh Văn Quyết

      Ngược với nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, SHB của "bầu" Hiển đã trở thành hiện tượng lạ trong phiên giao dịch đầu tuần khi tăng 8%. Đáng chú ý, SHB giao dịch nhạt nhòa gần như suốt phiên và chỉ thực sự đột phá vào ít phút cuối. Khối lượng giao dịch mạnh nhất lại ở mức giá cao nhất là 28.200 đồng. Điều này khiến nhiều cổ đông SHB ngỡ ngàng.

      Tạo bất ngờ không kém SHB của "bầu" Hiển, nhóm cổ phiếu "họ" FLC của ông Trịnh Văn Quyết, cổ phiếu FLC được giao dịch mạnh nhất phiên lại ở mức giá trần. Thậm chí cuối phiên mã này còn dư mua giá trần gần 20,5 triệu đơn vị, không hề có dư bán.

      Thế Hưng (tổng hợp)
      https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vu...-thi-truong-chung-khoan-20211010102658636.htm
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Thiếu năng lượng từ TQ đến Ấn Độ...Giá Thép dự sẽ tăng chóng mặt trong thời gian tới @};-
    .....................................................................
    Sau Trung Quốc, Ấn Độ có thể đối mặt với khủng hoảng điện nghiêm trọng

    Thủ hiến Delhi, ông Arvind Kejriwal, cảnh báo thủ đô của Ấn Độ có thể đứng trước nguy cơ khủng hoảng điện do thiếu than. Ông Kejriwal cũng đã gửi thư tới Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nêu rõ tình trạng thiếu than đang diễn ra tại một nhà máy điện bên trong và xung quanh Delhi.

    Ông Arvind Kejriwal cho biết đã hối thúc chính phủ liên bang cung cấp thêm than và khí đốt tới các nhà máy điện để đảm bảo nguồn cung cho Delhi.

    Thiếu than gây mất điện tại nhiều bang như Bihar, Rajasthan và Jharkhand. Người dân ở các bang này phải chịu cảnh mất điện đến 14 giờ/ngày. Hơn 1/2 trong số 135 nhà máy nhiệt điện, cung cấp khoảng 70% lượng điện của nước này, có lượng dự trữ than chỉ đủ dùng chưa đầy 3 ngày.

    [​IMG]
    Tồn kho than của các nhà máy phát điện ở Ấn Độ xuống thấp nhất gần 4 năm. Nguồn: Bloomberg

    Trước tình trạng trên, cuối tuần trước, Ấn Độ cho biết sẽ cung cấp khí đốt cho 2 nhà máy điện tại Delhi hoạt động. Tập đoàn thuộc chính phủ Ấn Độ NTPC Ltd cũng được yêu cầu tăng dự trữ than cho các nhà máy nhiệt điện từ bang Uttar Pradesh.

    Nhu cầu điện để sản xuất công nghiệp gia tăng tại Ấn Độ sau làn sóng dịch Covid-19 thứ 2. Hoạt động kinh tế tăng đã khiến lượng than tiêu thụ cũng tăng theo. Tuy nhiên, nguồn cung cấp than của Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết, khi mưa khiến hoạt động khai thác và vận chuyển giữa các khu vực ngày càng trở nên khó khăn.

    Trong khi đó, bài học thiếu điện khiến đời sống xã hội và sản xuất gặp khủng hoảng từ Trung Quốc khiến nhiều quốc giá lo ngại. Cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc hiện đã tác động sâu rộng đến toàn cầu, từ ngành sản xuất bìa giấy, thức ăn chăn nuôi đến sản xuất iPhone, ôtô.

    https://ndh.vn/nang-luong/sau-trung...oi-khung-hoang-dien-nghiem-trong-1301452.html

Chia sẻ trang này