Triển vọng ngành Thép 2021 2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 10/10/2021.

766 người đang online, trong đó có 306 thành viên. 06:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13061 lượt đọc và 75 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Khủng hoảng năng lượng sẽ kéo giá Thép toàn cầu tăng lên mức cao chưa từng có @};-
    .................................................
    17:59 11/10/2021
    Khủng hoảng năng lượng toàn cầu: Không có lối thoát nào dễ dàng
    An Huy -
    Giá khí đốt tăng phi mã. Giá than đá bùng nổ. Giá dầu được dự báo sớm đạt mốc 100 USD/thùng...
    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.
    Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu - do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gồm thời tiết bất lợi và sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhu cầu – đang ngày càng trở nên căng thẳng và gây lo ngại lớn bởi bán cầu Bắc sắp bước vào những tháng mùa đông, khi các quốc gia cần nhiều năng lượng hơn để thắp sáng và sưởi ấm.

    Các chính phủ trên thế giới đang cố gắng hạn chế ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm năng lượng đối với người tiêu dùng, nhưng nhà chức trách cũng phải thừa nhận rằng có thể họ không đủ khả năng để ngăn sự phình to của hoá đơn nhiên liệu.

    GIÁ KHÍ ĐỐT Ở CHÂU ÂU TĂNG GẤP 8 LẦN TRONG 1 NĂM
    Theo trang CNN Business, bức tranh năng lượng toàn cầu càng phức tạp hơn do có thêm yếu tố là sức ép ngày càng lớn đối với các quốc gia về dịch chuyển sang năng lượng sạch, nhất là khi các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh khí hậu vào tháng 11 tới đây.

    Tại Trung Quốc, cắt điện luân phiên đối với các hộ gia đình đã được triển khai. Tại Ấn Độ, các nhà nhiệt điện đang xoay sở nguồn than. Các tổ chức ủng hộ người tiêu dùng ở châu Âu đang kêu gọi quy định cấm cắt năng lượng nếu người tiêu dùng không thể thanh toán hoá đơn tức thời.

    “Cú sốc giá cả này là một cuộc khủng hoảng hoàn toàn bất ngờ và xảy ra đúng vào một thời điểm khó khăn”, Giám đốc phụ trách vấn đề năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), ông Kadri Simson, phát biểu cách đây ít hôm và khẳng định khối sẽ vạch ra một kế hoạch phản ứng chính sách dài hạn trong tuần này. “Ưu tiên tức thời sẽ là giảm bớt ảnh hưởng xã hội và bảo vệ những hộ gia đình yếu thế”.

    Tại châu Âu, khí đốt tự nhiên đang được giao dịch với mức giá tương đương 230 USD/thùng dầu, tăng hơn 130% kể từ đầu tháng 9 đến nay và tăng gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái – theo dữ liệu từ D Independent Commodity Intelligence Services.

    Tại khu vực Đông Á, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 85% kể từ đầu tháng 9, đạt mức tương đương gần 204 USD/thùng dầu. Tại Mỹ - một nước xuất khẩu ròng khí đốt, giá khí đốt hiện thấp hơn nhưng cũng đã đạt mức cao nhất 13 năm.

    “Những thông tin như thế này làm dấy lên mối lo ngại về việc mọi thứ sẽ ra sao trong mùa đông”, chuyên gia năng lượng và địa chính trị Nikos Tsafos thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington nhận định. Ông Tsafos cho rằng tâm lý bất an đã khiến thị trường có những diễn biến vượt khỏi các yếu tố nền tảng là nguồn cung và nhu cầu.

    Việc các quốc gia tranh nhau mua khí đốt tự nhiên đang góp phần đẩy giá than và giá dầu leo thang, vì hai nhiên liệu này có thê sử dụng thay thế cho than trong một số trường hợp nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn. Ấn Độ, quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào than, vào tuần trước cho biết có tới 63 trong số 135 nhà máy nhiệt điện của nước này chỉ còn lượng than đủ dùng trong 2 ngày hoặc ít hơn.

    Tình trạng này khiến các ngân hàng trung ương và nhà đầu tư lo lắng. Giá nhiên liệu leo thang “tiếp lửa” cho lạm phát, trong lúc giá cả tăng vốn dĩ đã là một mối lo lớn khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ sau cú sốc do đại dịch Covid-19 gây ra. Những diễn biến trong mùa đông có thể khiến tình hình thêm phần tồi tệ.

    KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP NÀO DỄ DÀNG
    Cuộc khủng hoảng năng lượng mà thế giới đang đối mặt bắt nguồn từ nhu cầu tăng vọt khi kinh tế hồi phục, cộng thêm những sự kiện thời tiết và kỹ thuật bất lợi khiến nguồn cung bị gián đoạn ở một số nơi. Đầu năm nay, thời tiết lạnh giá kéo dài bất thường đã hút gần cạn nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên ở châu Âu. Nhu cầu tăng mạnh đã cản trở quá trình làm đầy dữ trữ khí đốt vốn thường diễn ra trong mùa xuân và mùa hè.

    Nhu cầu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) ngày càng lớn của Trung Quốc đồng nghĩa với thị trường LNG không thể bù đắp tình trạng thiếu hụt. Xuất khẩu khí đốt của Nga giảm và mùa gió yếu bất thường khiến sản lượng điện gió thấp càng khiến tình hình tệ hơn.

    [​IMG]
    Một nhà máy nhiệt điện ở Nam Kinh, Trung Quốc.
    “Đợt tăng giá năng lượng hiện nay ở châu Âu thực sự đặc biệt”, một báo cáo mới đây của ngân hàng Societe Generale nhận định. “Trước đây, chưa bao giờ giá năng lượng lại tăng mạnh và nhanh đến như vậy. Mà bây giờ mới bắt đầu mùa thu, nhiệt độ còn chưa giảm sâu”.

    Những động lực tăng giá năng lượng đang lan rộng toàn cầu. Giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ đã tăng 47% từ đầu tháng 8. Nhu cầu chuyển sang sử dụng than cũng đẩy tăng mạnh mức giá mà nhiều công ty ở châu Âu phải trả để mua tín dụng carbon để có thể sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

    Trong tuần trước, giá dầu thô WTI giao sau tại thị trường New York đạt mức cao nhất 7 năm. Ngân hàng Bank of America gần đây dự báo một mùa đông lạnh giá có thể đẩy giá dầu Brent giao sau tại thị trường London – giá tham chiếu của thị trường năng lượng toàn cầu – vượt 100 USD/thùng. Lần gần đây nhất giá dầu Brent ở mức 100 USD/thùng là vào năm 2014.


    Ông Jim Burkhard, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường năng lượng thuộc IHS Markit, nói rằng “trước mắt, chưa có một lối thoát nào” nào cho thế giới trong cuộc khủng hoảng năng lượng này.

    “Về khí đốt, không có nước nào như Saudi Arabia trên thị trường dầu lửa”, ông Burkhard phát biểu, ý nói rằng không có một nước này riêng lẻ nào có thể nhanh chóng tăng mạnh sản lượng khí đốt tự nhiên như Saudi Arabia có thể làm với sản lượng dầu. “Tình trạng hiện nay có vẻ như sẽ kéo dài trong suốt mùa đông này ở bán cầu Bắc”.

    Về lý thuyết, Nga có thể tăng sản lượng khí đốt. Các nhà phân tích của Societe Generale cho rằng nếu Chính phủ Đức phê duyệt nhanh hơn Dòng chảy phương Nam 2 (Nord Stream 2) - đường ống dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga tới châu Âu và là một dự án nhạy cảm chính trị - thì áp lực sẽ được giải toả nhiều.

    Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát tín hiệu rằng Nga có thể tăng sản lượng khí đốt, nói rằng hãng khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga chưa bao giờ “từ chối tăng nguồn cung cho khách hàng nếu họ đưa ra mức giá chào mua hợp lý”.

    KINH TẾ TOÀN CẦU BỊ ĐE DOẠ
    Tuy nhiên, tại một hội thảo ngành dầu khí vào tuần trước, Phó chủ tịch cấp cao Neil Chapman của hãng dầu lửa Mỹ ExxonMobil, đã nhấn mạnh về những nút thắt ngắn hạn. “Dĩ nhiên là đang có những mối lo ngại lớn. Trong ngành của chúng ta, vốn đầu tư là rất lớn, nên chuyện nhanh chóng tăng nguồn cung là điều không dễ dàng”, ông Chapman nói.

    Theo ông Burkhard, kịch bản tốt nhất là một mùa đông với nhiệt độ trung bình không quá thấp sẽ giúp áp lực về nguồn cung năng lượng sẽ dịu đi trong quý 2/2022. Tuy nhiên, nếu điều kiện trong những tháng sắp tới là khắc nghiệt, căng thẳng trên thị trường năng lượng sẽ gia tăng hơn nữa, đặc biệt ở những nước có mức độ phụ thuộc lớn vào nguồn khí đốt tự nhiên để phát điện, như Italy và Anh. Nước Anh ở vào một vị thế đặc biệt bất lợi vì thiếu năng lực dự trữ khí đốt tự nhiên và đang lao đao vì bị gián đoạn đường điện với Pháp.

    “Rõ ràng Anh đang ở vào vị thế rủi ro cao nhất trong số các nền kinh tế lớn ở châu Âu nếu xét về tình trạng thiếu nguồn cung năng lượng trong mùa đông năm nay”, ông Henning Gloystein, Giám đốc phụ trách mảng năng lượng thuộc Eurasia Group, nhận định trong một báo cáo hồi tuần trước. “Nếu điều đó xảy ra, Chính phủ Anh có thể sẽ phải yêu cầu các nhà máy giảm sản lượng và giảm tiêu thụ khí đốt để đảm bảo nguồn cung cho các hộ gia đình”.

    [​IMG]
    Kho chứa khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) ở miền Đông Nam nước Anh.
    Với giá năng lượng giữ đà leo thang và không có dấu hiệu sớm giảm tốc, áp lực lạm phát trên toàn cầu càng thêm lớn. Trong tháng 8, giá năng lượng tại các nước phát triển tăng 18%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2008, theo dữ liệu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra vào tuần trước. Đó là trước khi tình hình xấu đi nhiều trong những tuần gần đây.

    Giá năng lượng tăng cao có thể buộc người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” trong các khoản chi khác như quần áo, ăn uống ở nhà hàng… đặt ra trở ngại đối với sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm hoạt động để giảm tiêu thụ điện, nền kinh tế cũng thiệt hại.

    “Đang có những mối lo rằng giá khí đốt tăng cao sẽ đặt sự phục hồi kinh tế từ đại dịch ở châu Âu vào tình thế rủi ro”, ông Gloystein nhận định.

    Cũng theo ông Gloystein, biến động giá năng lượng cũng có thể làm gia tăng mối hoài nghi của công chúng về chiến lược dịch chuyển sang các nguồn năng lượng sạch. Rất có thể, người tiêu dùng sẽ đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào khai thác dầu khí để hạn chế khả năng xảy ra những đợt tăng giá như thế này trong tương lai.

    Tuy nhiên, các chính phủ với cam kết cắt giảm phát thải đang cố gắng gửi đi một thông điệp có tính “phủ đầu” rằng cuộc khủng hoảng năng lượng này chỉ làm mạnh thêm chứ không hề làm suy yếu chiến lược đầu tư vào các nguồn năng lượng đa dạng.

    “Rõ ràng là trong dài hạn, điều quan trọng là đầu tư vào năng lượng tái sinh”, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tuần trước. “Cách đó sẽ giúp chúng ta có giá cả ổn định và sự độc lập lớn hơn, vì 90% khí đốt mà EU tiêu thụ là từ nguồn nhập khẩu”.

    https://vneconomy.vn/khung-hoang-nang-luong-toan-cau-khong-co-loi-thoat-nao-de-dang.htm
    --- Gộp bài viết, 11/10/2021, Bài cũ: 11/10/2021 ---
    Anh nhập Hòa Phát chưa, nay vượt đỉnh rùi ạ! :drm
    --- Gộp bài viết, 11/10/2021 ---
    Khủng hoảng năng lượng kéo giá Thép và Oil lên cao...Ngon ạ! :drm
    --- Gộp bài viết, 11/10/2021 ---
    Hòa Phát hút tiền kinh, đã vượt đĩnh rùi cụ...Phía trước là bầu trời. Hành trình 8x bắt đầu! :drm
    --- Gộp bài viết, 11/10/2021 ---
    Thép sau thời gian tích lũy tuần này quay lại đường đua rùi ạ! :drm1:drm1:drm1
    tinnoibo thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  2. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.651
    Sóng oil đang hình thành nhóm cp thượng nguồn có thể bất chấp rủi ro vni và covid...
    Tinhledt thích bài này.
  3. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Sóng này chắc to anh nhỉ, khủng hoảng TQ, Ấn Độ, Châu Âu, Anh...Hầu như toàn TG. ~o)
    tinnoibo thích bài này.
  4. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.651
    Sắp cháy hàng khét lẹt hihi... cà phê j h này? ngủ ngon nha
    Tinhledt thích bài này.
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .........................................................................................
    Trung Quốc dường như đang áp dụng một cách tiếp cận dần dần để tăng giá điện. Ví dụ, ở tỉnh Quảng Đông, chính quyền áp dụng chính sách tăng 25% với giá điện trong tháng này nhưng chỉ áp dụng vào giờ cao điểm và với những đối tượng trong ngành công nghiệp, không có các hộ gia đình. Các nhà phân tích cho rằng một số tỉnh khác cũng có thể làm theo.

    Cách tiếp cận như vậy nhằm mục đích “hạ nhiệt” lạm phát tiêu dùng ngay cả khi giá sản xuất, tính cả giá than, kim loại và các mặt hàng khác, tăng cao hơn. Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc tăng 9,5% trong tháng 8 và các nhà kinh tế của Bank of America dự đoán nó sẽ tăng lên 10,5% trong tháng 9.
    .....................................................................................................................
    Trung Quốc, Ấn Độ thiếu than ảnh hưởng sao đến kinh tế thế giới?
    10-10-2021 - 19:57 PM | Thị trường

    Việc Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế lớn của châu Á, rơi vào khủng hoảng thiếu than trầm trọng đang ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế thế giới.
    Tình trạng thiếu điện trầm trọng ở Trung Quốc và Ấn Độ đang gây ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh tế châu Á, đồng thời dấy lên nguy cơ áp lực lạm phát gia tăng trên toàn khu vực này.

    Một số chuyên gia kinh tế hàng đầu Trung Quốc dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chậm lại đáng kể trong những tháng tới do việc thiếu điện ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp và cuộc suy thoái của lĩnh vực bất động sản khiến hoạt động kinh tế thêm suy yếu.

    “Chúng tôi hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong quý IV xuống 3,6% từ 5% và với năm 2022 giảm xuống 5,4% từ 5,8%. Việc hạ dự báo diễn ra dù chúng tôi kỳ vọng chính phủ sẽ thay đổi chính sách kinh tế trong 3 tháng cuối năm nay để hỗ trợ tăng trưởng”, Louis Kuijs, trưởng phòng nghiên cứu kinh tế châu Á tại Oxford Economics, nói.

    [​IMG]
    Tình trạng thiếu điện trầm trọng ở Trung Quốc và Ấn Độ đang gây ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh tế châu Á. Ảnh: Bloomberg.

    Còn theo Miao Ouyang và Helen Qiao, chuyên gia tại Bank of America, Trung Quốc bị giảm sản lượng công nghiệp trong tháng 9 do sản lượng của các ngành thâm dụng năng lượng bị cắt giảm mạnh. Họ cũng cho rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội sẽ bị ảnh hưởng.Andrew Batson, giám đốc tại công ty nghiên cứu Gavekal, cũng cho biết: “Tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại trong những tháng tới do cuộc suy thoái trong lĩnh vực bất động sản ngày càng nghiêm trọng và tình trạng thiếu điện lan rộng”. Tuy nhiên, ông dự đoán kinh tế vẫn được hỗ trợ bởi xuất khẩu mạnh mẽ và đầu tư vốn ổn định.

    Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đóng góp tỷ trọng lớn vào tăng trưởng GDP toàn cầu và IMF dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng 8,1% trong năm nay, còn kinh tế Ấn Độ được dự báo tăng trưởng ở 9,5%.

    Trong một dự báo dài hạn được công bố trước đại dịch, IMF cho rằng trong giai đoạn 2019 – 2024, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ lần lượt đóng góp 28% và 15% vào tăng trưởng GDP toàn cầu, nói cách khác, họ được xác định là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của thế giới với Mỹ đứng ở vị trí thứ 3.

    Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu than trầm trọng, một thứ vật liệu quan trọng để tạo ra điện, nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Tính đến ngày 3/10, 135 nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ chỉ còn đủ than cho 4 ngày, giảm từ 13 ngày tính tới ngày 1/8, bộ điện lực nước này thông báo. Chính phủ Ấn Độ cho biết sản lượng than của tập đoàn quốc doanh Coal India đang tăng dần lên sau khi sản xuất bị trì trệ vì mùa mưa.

    Các chuyên gia kinh tế cảnh báo việc cắt điện trên diện rộng có thể gây tổn hại đến tăng trưởng dù sản lượng công nghiệp của Ấn Độ đã trở về mức trước đại dịch được ghi nhận vào tháng 2/2020. Quốc gia này cũng đang chuẩn bị cho mùa lễ hội hàng năm, thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh.

    “Đây không phải là một tình huống vui vẻ gì cho lắm. Sau làn sóng Covid-19 thứ hai, nền kinh tế bắt đầu bình thường hóa và tốc độ tăng trưởng phục hồi. Nếu ở thời điểm này, đất nước rơi vào tình trạng thiếu điện, tôi e rằng nó sẽ có tác động rất lớn đến tăng trưởng”, Sunil Kumar Sinha, chuyên gia kinh tế tại India Ratings & Research, cho biết.

    [​IMG]
    Chính phủ Ấn Độ cho biết sản lượng than của tập đoàn quốc doanh Coal India đang tăng dần lên sau khi sản xuất bị trì trệ vì mùa mưa. Ảnh: Getty Images.





    Khoảng 66% tổng sản lượng điện của Ấn Độ đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, tăng từ 62% vào năm 2019. Sản lượng điện từ thủy điện, khí đốt và hạt nhân giảm do mưa thất thường, giá và chi phí bảo trì tại các nhà máy điện hạt nhân cao.
    Ông Sinha cho rằng trừ khi chính phủ phân bổ hiệu quả nguồn cung than hạn hẹp hiện nay, Ấn Độ mới có thể đối phó được những vấn đề tương tự như Trung Quốc, nơi mà các ngành công nghiệp buộc phải đóng cửa hoặc dựa vào nguồn điện thay thế đắt tiền hơn.

    Dựa vào nguyên nhân của tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc, một giải pháp nhanh chóng là điều khó có thể xảy ra. Theo Alicia García Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cuộc khủng hoảng này là kết quả của ba yếu tố.

    Thứ nhất, chính quyền các địa phương đang gấp rút hoàn thành mục tiêu phát thải của Bắc Kinh, do đó đã hạn chế sản xuất của nhiệt điện than. Thứ hai, nguồn cung cấp than bị thiếu hụt khi đất nước chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Thứ ba, việc áp trần giá điện có nghĩa là nhu cầu không bị ảnh hưởng bởi việc giá than và các nguyên liệu đầu vào khác tăng.

    Tất cả yếu tố này đang gây áp lực lớn lên Bắc Kinh trong việc thả nổi giá điện, một động thái mặt khác làm tăng nguy cơ lạm phát lên cao. Michael Gill, giám đốc khu vực châu Á tại công ty tư vấn Dragoman, nói: “Chính sách hiện nay khiến quá nhiều nhà sản xuất điện phải đóng cửa để tránh thiệt hại về tài chính. Quyền tự do định giá sẽ khắc phục được điều đó”.

    Trung Quốc dường như đang áp dụng một cách tiếp cận dần dần để tăng giá điện. Ví dụ, ở tỉnh Quảng Đông, chính quyền áp dụng chính sách tăng 25% với giá điện trong tháng này nhưng chỉ áp dụng vào giờ cao điểm và với những đối tượng trong ngành công nghiệp, không có các hộ gia đình. Các nhà phân tích cho rằng một số tỉnh khác cũng có thể làm theo.

    Cách tiếp cận như vậy nhằm mục đích “hạ nhiệt” lạm phát tiêu dùng ngay cả khi giá sản xuất, tính cả giá than, kim loại và các mặt hàng khác, tăng cao hơn. Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc tăng 9,5% trong tháng 8 và các nhà kinh tế của Bank of America dự đoán nó sẽ tăng lên 10,5% trong tháng 9.

    Ngược lại, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng hơn 0,8% trong tháng 8 và Bank of America dự báo nó có thể giảm xuống 0,6% vào tháng 9.

    Cuộc chiến về áp lực giá là rất quan trọng. Nếu áp lực lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát, Bắc Kinh có thể buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ, gây ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong những tháng tới.

    Và nó cũng sẽ ảnh hưởng đến thế giới.

    Ting Lu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura, cho biết: “Tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Các thị trường trên thế giới sẽ cảm thấy thiếu hụt nguồn cung mọi thứ, từ hàng dệt may, đồ chơi đến các bộ phận máy móc… và rất có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng cho Lễ Tạ ơn và Giáng sinh”.

    Thủ phủ than của Trung Quốc lại "đóng băng" vì mưa lớn
    Theo Thanh Long

    NDH
  6. Tuonglucsi

    Tuonglucsi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2017
    Đã được thích:
    208
    mới mua ủng hộ HPG 30k
    Tinhledt thích bài này.
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    TQ tiếp tục cắt điện giá Thép sẽ tăng bền thui ạ @};-
    ....................................................
    Giá than tăng cao kỷ lục, Trung Quốc tiếp tục cắt điện
    Lê Quân - 12/10/2021 08:59

    Trung Quốc thiếu than, nhà máy điện bí bách vì không thể tăng giá
    [​IMG]
    Một người bán đồ ăn trước lối vào một khu công nghiệp ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - nơi bị ảnh hưởng bởi thiếu điện. Ảnh: AFP
    Chia điện trong giờ cao điểm

    Mưa lớn đã khiến 60 mỏ than ở tỉnh Sơn Tây, trung tâm khai thác than lớn nhất Trung Quốc, phải đóng cửa, theo thông báo mới đây của Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của chính quyền tỉnh này.

    Sơn Tây là nơi đóng góp 1/4 sản lượng khai thác than của Trung Quốc. Còn tỉnh giáp ranh Thiểm Tây đứng thứ ba về sản lượng than của nước này, cũng thông báo rằng mưa lớn và lở bùn làm ảnh hưởng đến hoạt động tại các mỏ địa phương, theo thời báo tài chính quốc gia Trung Quốc Securities Times.

    Giá than giao sau trên Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu, chủ yếu dùng để sản xuất điện, đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong phiên giao dịch 11/10 sau khi tăng 12% lên 1.408 nhân dân tệ (tương đương 219 USD)/tấn. Mức giá này đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm đầu năm.

    Than là nguồn năng lượng chính ở Trung Quốc và được sử dụng rộng rãi để sưởi ấm, phát điện, và luyện thép. Năm ngoái, than đóng góp gần 60% tổng sản lượng năng lượng sử dụng ở Trung Quốc.

    Thiên tai ập đến đúng vào lúc Trung Quốc đang nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu điện bằng cách tăng cường sản xuất than và cho phép các nhà máy nhiệt điện than tích lũy nhiều hơn để phát điện.

    Tình trạng thiếu điện của Trung Quốc đã lan rộng ra ít nhất 20 địa phương trong những tuần gần đây, buộc chính phủ nước này phải chia "khẩu phần" điện trong giờ cao điểm và yêu cầu một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất. Điều này làm ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

    Tại sao Trung Quốc thiếu điện?

    Tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc là hệ lụy của việc nhu cầu phục hồi mạnh từ đại dịch trong khi nguồn cung nhiên liệu giảm mạnh. Sống dựa vào nhiên liệu hóa thạch, ngành xây dựng ở Trung Quốc bùng nổ sau đại dịch, trong khi Bắc Kinh nỗ lực giảm phát thải carbon và yêu cầu hàng trăm mỏ than phải đóng cửa hoặc cắt giảm sản lượng vào đầu năm nay, khiến giá than tăng vọt từ đó.

    Mặt khác, nguồn than nhập khẩu từ nhà cung cấp chính là Australia đã giảm mạnh trong bối cảnh quan hệ Australia - Trung Quốc xấu đi, cộng với thiên tai lũ lụt, càng làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu điện.

    Theo Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (CNEA), mùa hè vừa qua nóng hơn bình thường nên khiến mức tiêu thụ điện năng lên mức kỷ lục vào tháng 7. Mức tiêu thụ điện năng trong giai đoạn 8 tháng đầu năm 2021 đã tăng 14% so với cùng thời điểm năm trước. Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như thủy điện, gặp khó khăn vì hạn hán trong những tháng gần đây.

    Các nhà phân tích của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody's cho rằng: "Việc Trung Quốc cắt điện sẽ làm gia tăng căng thẳng kinh tế, đè nặng lên tăng trưởng GDP năm 2022". Họ cảnh báo rằng rủi ro đối với dự báo GDP có thể lớn hơn do tình trạng gián đoạn sản xuất và chuỗi cung ứng.

    Trước tình trạng thiếu điện trên, chính quyền Trung Quốc cuối tuần trước đã cho phép các nhà máy nhiệt điện than tăng giá điện tới 20%. Đài CNN dẫn đánh giá của Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết: "Kể từ đầu năm nay, giá năng lượng trên thị trường quốc tế đã tăng mạnh, và nguồn cung điện và than trong nước vẫn eo hẹp". "Những yếu tố này đã dẫn đến tình trạng cắt điện ở một số nơi, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thông thường và cuộc sống của người dân".

    Các nhà máy điện ở Trung Quốc vốn không mặn mà thúc đẩy sản xuất vì giá than đang quá cao, khiến họ khó bảo đảm lợi nhuận hoạt động. Kể từ khi Bắc Kinh kiểm soát chi phí điện năng, các nhà sản xuất không thể tự ý tăng giá mà không có ý 0kiến của chính quyền.

    Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp khác để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng. Các nhà chức trách ở Nội Mông - khu vực cung cấp sản lượng than lớn thứ hai ở Trung Quốc - cuối tuần trước cũng đã yêu cầu 72 mỏ tăng sản lượng lên 98,4 triệu tấn, tương đương khoảng 30% sản lượng than hàng tháng của Trung Quốc.

    Khủng hoảng năng lượng có thể sớm đè nặng lên vai người tiêu dùng theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như làm rối loạn chuỗi cung ứng trong mùa mua sắm nghỉ lễ sắp tới. Thời báo công nghệ thông tin (IT Times) có trụ sở tại Thượng Hải đưa tin, thành phố Nghĩa Ô ở phía đông tỉnh Chiết Giang - một trung tâm chính cho thương mại điện tử - đang phải vật lộn với tình trạng cắt điện trên diện rộng.

    Theo IT Times, tình trạng thiếu và cắt giảm điện ở thành phố Nghĩa Ô - một thị trường bán buôn sôi động đồ dùng nhà bếp, đồ chơi, đồ điện tử, và các mặt hàng khác lớn nhất thế giới - có thể làm sụt giảm doanh số mua sắm Ngày Độc thân của Trung Quốc vào cuối năm nay. Trước khi Covid-19 xuất hiện, sự kiện này thường mang về cho các nhà bán lẻ lớn của Trung Quốc doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm.
    https://baodautu.vn/gia-than-tang-cao-ky-luc-trung-quoc-tiep-tuc-cat-dien-d153352.html
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .............................................................
    Báo cáo triển vọng ngành thép quý 4/2021
    FireAnt | Hôm qua lúc 15:39
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (23)
    I. TÌNH HÌNH CHUNG

    1.1. BIẾN ĐỘNG GIÁ THÉP VÀ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO

    Giá thép đã chững lại sau nhịp tăng liên tục từ đầu năm

    - Giá thép đã tăng liên tục từ đầu năm cho đến tháng 5/2021 do sự gián đoạn về cung ứng thép trên toàn cầu. Hiện tại, giá thép đã đi vào giai đoạn chững lại sau nhịp tăng từ đầu năm và duy trì ở mức 660 USD/tấn với thép thanh và 900 USD/tấn với thép HRC

    Giá nguyên liệu đầu vào ngành thép diễn biến trái chiều

    - Quặng sắt: sau khi tăng liên tục từ đầu năm thì giá quặng giảm mạnh từ đỉnh tháng 7 xuống còn 107 USD/tấn (về mức đầu năm 2021), do Trung Quốc tiến hành cắt giảm sản xuất thép từ cuối tháng 7.

    - Than cốc: giá than liên tục tăng mạnh từ đầu năm, do nhu cầu kinh tế phục hồi vượt quá dự báo, cùng với đó là việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than từ Úc.

    - Thép phế: vẫn đi cùng xu hướng với giá thép hiện tại, đạt 451 USD/tấn.

    [​IMG]

    [​IMG]

    1.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THÉP

    Tiêu thụ 7 tháng đầu năm tại thị trường Việt Nam

    - Sản lượng tiêu thụ thép nội địa trong 6 tháng đầu năm tiêu thụ khá tốt với tăng trưởng tiêu thụ +30.6% yoy. Tuy nhiên, bước sang tháng 7, với tình hình giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến hoạt động xây dựng và gây khó khăn trong tiêu thụ thép trong nước, đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam.

    Xuất khẩu sắt thép tăng trưởng ấn TƯợng

    - Ngược với đà tiêu thụ ảm đạm tại thị trường trong nước thì thị trường xuất khẩu từ đầu năm tăng trưởng rất ấn tượng, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm sắt thép đạt 4.1 triệu tấn (+78.2% yoy) và đạt 1.5 tỷ USD (+250% yoy). Động lực tăng trưởng đến chủ yếu từ việc xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Mỹ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    1.3. SẢN XUẤT THÉP TRUNG QUỐC

    Sản lượng sản xuất tăng

    - Sản lượng sản xuất của Trung Quốc đã tăng mạnh khi tỷ lệ huy động sản xuất liên tục tăng từ 86.4% năm 2019 lên 94.8% cho thời điểm hiện tại, bất chấp ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động đã giảm dần từ tháng 7 do các chính sách mới của Trung Quốc

    Chính sách hướng tới bảo vệ môi trường tiến tới giảm nguồn cung thép

    Sản xuất thép thuộc nhóm ngành phát thải carbon lớn trên thế giới. Trung Quốc với định hướng giảm phát thải carbon với mục tiêu cắt giảm thêm 13.5% tiêu thụ năng lượng/GDP và 18% lượng phát thải CO2/GDP cho giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng không khí (Olympic Blue) để chuẩn bị cho Thế Vận Hội mùa Đông 2022. Cụ thể các biện pháp như sau:

    - 3/2021: 23 nhà sản xuất lớn tại Đường Sơn được yêu cầu cắt giảm sản lượng 30-50% trong năm 2021. Lệnh cắt giảm dự kiến kéo dài cho đến hết tháng 3/2022

    - 5/2021: Cắt hoàn toàn chính sách hoàn thuế xuất khẩu thép ( từ 13% giảm về 0%) cho 23 sản phẩm (chủ yếu là dạng thép dẹt) khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu thép bị giảm mạnh. Chung tôi cũng lưu ý, trong giai đoạn chính sách hoàn thuế còn hiệu lực (2019) chênh lệch giữa giá HRC Trung Quốc và HDG Châu Âu khoảng 30%, chi phí cán HRC và vận chuyển chiếm 15% giá thành HDG và do vậy biên lợi nhuận gộp của các nhà xuất khẩu thép HDG với đầu vào HRC chỉ khoảng 2-3%.

    [​IMG]

    1.4. SẢN XUẤT THÉP CHÂU ÂU & BẮC MỸ

    Tỷ lệ huy động dần hồi phục trở lại mức bình thường

    - Từ năm 2020, do ảnh hưởng bởi COVID-19 khiến cho các nhà máy thép phải ngừng hoạt động hoặc giảm sản lượng. Sang năm 2021, nền kinh tế các nước dần hồi phục và mở cửa trở lại, đi kèm với các chính sách đầu tư công đã làm nhu cầu tiêu thụ sắt thép tăng mạnh giúp thúc đẩy các nhà máy quay trờ lại hoạt động. VCBS ước tính vào kết thúc cuối năm 2021 thì nguồn cung thép tại 2 thị trường này sẽ trở lại về mức trước đại dịch

    Chính sách tự vệ khiến cho giá thép tại các thị trường này giữ ở mức cao

    Từ năm 2018, việc sử dụng các biện pháp tự vệ đối với ngành thép để bảo vệ ngành thép trong nước được bắt đầu từ thời tổng thống Trump (bắt đầu từ 23/03/2018). Sau đó, EU đã bắt đầu mở cuộc điều tra thép nhập khẩu (26/03/2018) và chính thức áp hạn mức quota (02/02/2019).

    - Châu Âu: EU áp hạn mức quota với các sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường này (hạn mức quota dựa trên sản lượng nhập khẩu của các quốc gia năm trước +5%), quốc gia có sản lượng xuất khẩu vào EU vượt quá mức quota được cấp thì sẽ bị chịu mức áp thuế 25%.

    - Mỹ: Mỹ áp thuế 25% với các sản phẩm thép nhập khẩu từ bên ngoài (trừ Canada và Mexico). Tuy nhiên, Mỹ là nước nhập khẩu ròng thép lớn nhất thế giới.

    => Việc áp dụng các biện pháp bảo về đã giúp nâng tỷ lệ huy động sản xuất thép của cả Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt tại Mỹ khi mà trước khi áp dụng biện pháp tự vệ thì các nhà máy chỉ chạy 70% công suất (dưới mức 85% công suất để bắt đầu có lợi nhuận). Nhưng điều này khiến cho giá thép tại 2 thị trường này cao hơn trung bình của thế giới.

    [​IMG]

    1.5. CHÊNH LỆCH GIÁ BÁN GIỮA CÁC THỊ TRưỜNG

    Giá thép tại các thị trường có sự chênh lệch lớn với nhau

    - Giá thép tại các thị trường tại thời điểm năm 2019 không có quá nhiều sự khác biệt, tuy nhiên từ khi bước vào năm 2020, diễn biến giá thép giữa các thị trường đã có sự thay đổi đáng kể, theo VCBS đánh giá, nguyên nhân đến từ 3 yếu tố chính:

    (1) Thay đổi trong chính sách của Trung Quốc khi hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường đã cắt giảm nguồn cung thép toàn cầu. Đặc biệt là khi Trung Quốc vừa là nước sản xuất và tiêu thụ thép số một thế giới.

    (2) Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn, giá cước vận chuyển tăng cao đi cùng thời gian vận chuyển kéo dài khiến cho giá các vật liệu khi vận chuyển tăng cao

    (3) Tỷ lệ công nghệ sản xuất khác nhau, tại Mỹ và Châu Âu thì tỷ lệ sản xuất thép bằng công nghệ EAF cao hơn nhiều so với khu vực Châu Á. Hiện tại, giá thành sản xuất thép BOF hiện tại ước tính thấp hơn khoảng 20% so với giá thành sản xuất từ lò EAF.

    [​IMG]

    II. TRIỂN VỌNG NGÀNH

    2.1. TRIỂN VỌNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA

    Tiến độ giải ngân đầu TƯ công đang ở mức thấp

    - Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cho năm 2020 – 2021 ở mức cao lịch sử so với trung bình 3 năm trước đó, tuy nhiên thì tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay thấp hơn hẳn so với các năm trước đó cùng thời kỳ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, chúng tôi cho rằng thời gian sắp tới khi dần mở cửa sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân và xây dựng hơn nhiều và sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng.

    [​IMG]

    Mở cửa sau giãn cách sẽ thúc đẩy xây dựng bất động sản

    - Nhiều dự án bất động sản đang trong quá trình triển khai dự án bị hoãn lại trong 9 tháng đầu năm 2021 do ảnh hưởng giãn cách xã hội cùng với việc giá vật liệu xây dựng liên tục tăng từ đầu năm khiến cho việc triển khai các dự án bất động sản nhiều khó khan. VCBS kỳ vọng từ Q4/2021, các dự án sẽ nhanh chóng được triển khai sau 1 thời gian dài giãn cách.

    2.3. GIÁ THÉP TRÊN THẾ GIỚI

    Xu hướng giá các nguyên liệu luyện thép

    - Than cốc: Giá than từ đầu năm liên tục tăng do nhu cầu năng lượng tăng mạnh trong khi nền kinh tế hồi phục. Giá than tăng mạnh trong tháng 9 chủ yếu do nhu cầu năng lượng tăng vượt dự báo cùng với Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than từ Úc cùng với việc sản lượng khai thác than nội địa tăng lên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong dài hạn, chúng tôi cho rằng giá than sẽ dần hạ nhiệt nhưng vẫn sẽ ở mức cao so với trước.

    - Quặng sắt: Trung Quốc đang cắt giảm dần sản lượng sản xuất để giảm lượng khí thải carbon trong dài hạn, với mục tiêu giữ sản lượng sản xuất thép dưới mức 1.07 tỷ tấn/năm. Điều này là giảm cầu của quặng sắt trên thế giới và làm giảm giá quặng sắt trên toàn cầu. UBS dự đoán giá quặng sắt trong trung hạn sẽ giữ ở mức 89 USD/tấn và trong dài hạn sẽ giữ ở mức trên 65 USD/tấn (trên mức chi phí khai thác mỏ).

    - Điện năng: Gần đây, Trung Quốc với mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng/GDP và cùng việc giá than tăng cao làm đẩy giá điện lên, cùng tình trạng thiếu điện cho khu vực sản xuất công nghiệp. VCBS cho rằng việc này sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất thép và làm tăng giá thành sản xuất thép dựa trên điện như cán thép và lò EAF.

    Giá thành sản xuất thép từ lò BOF sẽ tiếp tục thấp hơn từ lò EAF, sản lượng thép từ TQ sẽ giảm đi.

    =>> Giá thép trên thế giới tiếp tục giữ ở mức như hiện tại cho đến 2022

    (1) Trung Quốc đang siết chặt giảm sản lượng sản xuất thép hàng năm do các vấn đề về môi trường và hạn chế tiêu thụ năng lượng. Điều này khiến cho nguồn cung về thép trên toàn thế giới giảm đi khi Trung Quốc là nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới

    (2) Giá thành sản xuất thép trên thế giới vẫn giữ ở mức cao. Giá các mặt hàng năng lượng dự kiến sẽ tiếp tục duy trì với đà hồi phục kinh tế thế giới, đồng thời đa số các nước có tỷ lệ lớn sản xuất thép bằng lò EAF.

    (3) Nhu cầu thép trên thế giới vẫn đang tiếp tục gia tăng với các gói kích thích đầu tư công liên tục giải ngân nhằm kích thích kinh tế sau COVID-19.

    [​IMG]

    2.3. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU

    Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam

    (1) Trung Quốc giảm dần sản lượng xuất khẩu, gây ra thiếu hụt cho các đối tác thường xuyên nhập khẩu thép từ Trung Quốc và mở ra cơ hội cho các quốc gia xung quang thâm nhập vào thị trường này.

    (2) Biện pháp tự vệ quota tại Châu Âu khiến cho các quốc gia đang xuất khẩu lớn vào Châu Âu trong thời gian ngắn khó tăng thêm sản lượng xuất vào thị trường này khi nhu cầu tăng đột biến. Do đó, tạo cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

    (3) Giá thép sản xuất cạnh tranh tại Việt Nam. Việt Nam với lợi thế sản xuất thép từ công nghệ BOF là chính, đồng thời đang dần tự chủ được nguồn cung HRC trong nước đã giúp hạ giá thành sản phẩm.

    Rủi ro thị trường bất động sản Trung Quốc giảm sút

    - Từ tháng 8/2020, Trung Quốc áp đặt quản lý giới hạn cấp tín dụng dựa trên 3 tiêu chi thường được gọi là “3 lằn ranh đỏ”:

    + Nợ phải trả/tài sản 1

    - Giới hạn tăng trưởng tín dụng làm hạn chế khả năng vay nợ và đảo nợ của các nhà phát triển bất động sản có sức khỏe tài chính yếu kém và có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu thụ thép.

    [​IMG]

    III. DOANH NGHIỆP TRIỂN VỌNG

    3.1. CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE: Theo VCBS (Cập nhật 13/10)
    Tinhledt đã loan bài này
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ........................................................
    Giá thép xây dựng hôm nay 15/10: Tiếp đà đi lên trên Sàn Thượng Hải
    09:48 | 15/10/2021

    Giá tiêu hôm nay 15/10: Ổn định tại mức trung bình là 87.500 đồng/kg

    Giá thép hôm nay tăng 102 nhân dân tệ
    Giá thép hôm nay giao tháng 12/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 102 nhân dân tệ lên mức 4.983 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

    Tên loại

    Kỳ hạn

    Ngày 15/10

    Chênh lệch so với ngày hôm qua

    Giá thép

    Giao tháng 12/2021

    4.983

    +102

    Giá đồng

    Giao tháng 11/2021

    73.820

    +2.010

    Giá kẽm

    Giao tháng 11/2021

    25.540

    +635

    Giá niken

    Giao tháng 11/2021

    144.720

    +1.060

    Giá bạc

    Giao tháng 12/2021

    4.976

    +95

    Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

    Trung Quốc đã yêu cầu các nhà máy thép ở nhiều thành phố miền Bắc cắt giảm sản lượng từ ngày 15/11/2021 đến ngày 15/3/2022, để giải quyết trình trạng khói bụi và đảm bảo đạt được mục tiêu giảm sản lượng thép của đất nước.

    [​IMG]
    Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

    Theo một tuyên bố của Bộ Công nghiệp và Môi trường Trung Quốc vào hôm thứ Tư (13/10), các nhà máy thép nên giữ nguyên kế hoạch cắt giảm sản lượng trong thời gian còn lại của năm nay để đảm bảo sản lượng không nhiều hơn năm ngoái.

    Trong 8 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc đã sản xuất được 733,02 triệu tấn thép, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ ngày 1/1/2022 đến ngày 15/3/2022, các nhà máy sẽ phải cắt giảm sản lượng không dưới 30% sản lượng thép so với năm 2021.

    Chủ trương này sẽ bao gồm các nhà máy thép trong chiến dịch chống ô nhiễm tập trung tại 28 thành phố ở thủ đô Bắc Kinh và các khu vực lân cận, cũng như 8 thành phố khác ở Sơn Đông và Hà Bắc - nơi chiếm hơn 40% tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc vào năm 2020.

    Trước đó, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới Trung Quốc đã cam kết hạn chế sản lượng thép thô trong năm nay ở mức không cao hơn 1,065 tỷ tấn mà quốc gia này sản xuất vào năm 2020.

    [​IMG]
    Ảnh: Inside Climate News

    Trung Quốc đang chủ trương hạn chế mở rộng các lĩnh vực gây ô nhiễm cao và có cường độ năng lượng cao, bao gồm cả thép. Các nhà máy thép, đặc biệt là những nơi có lò cao, sẽ được lệnh cắt giảm sản lượng dựa trên mức phát thải của họ.

    Mặc dù các nhà máy sử dụng lò điện hồ quang có thể thực hiện các biện pháp tự nguyện giảm lượng khí thải, nhưng sẽ phải đảm bảo sản lượng thép của họ không cao hơn so với cùng kỳ một năm trước đó.

    Chính quyền địa phương được khuyến khích hoàn thành nhiệm vụ bằng cách cung cấp hỗ trợ kinh tế cho các doanh nghiệp, đảm bảo rằng các nhà máy sản xuất đóng cửa và việc cắt giảm sản lượng được thực thi, theo Reuters.
    https://vietnambiz.vn/gia-thep-xay-...len-tren-san-thuong-hai-20211015094838636.htm
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ................................................................
    Giá thép duy trì mức cao đến năm 2022, cổ phiếu thép vẫn còn cơ hội bứt phá
    14-10-2021 - 13:57 PM | Thị trường chứng khoán


    B
    [​IMG]
    Việc xuất khẩu thép của Việt Nam cũng gặp thuận lợi khi giá thành sản xuất cạnh tranh. VCBS cho rằng Việt Nam với lợi thế sản xuất thép từ công nghệ BOF là chính, đồng thời đang dần tự chủ được nguồn cung HRC trong nước đã giúp hạ giá thành sản phẩm.
    Trong báo cáo mới được công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã có những đánh giá tích cực với triển vọng ngành thép trong bối cảnh tiêu thụ nội địa sẽ hồi phục mạnh sau giãn cách cũng như xuất khẩu thép vẫn đang hưởng lợi.

    Tiêu thụ thép trong nước tăng mạnh sau giãn cách

    Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cho năm 2020 – 2021 ở mức cao lịch sử so với trung bình 3 năm trước đó, tuy nhiên thì tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay thấp hơn hẳn so với các năm trước đó cùng thời kỳ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

    Do đó, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, VCBS cho rằng thời gian sắp tới khi dần mở cửa sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân và xây dựng hơn nhiều và sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng.

    Bên cạnh đó, nhiều dự án BĐS đã bị hoãn lại trong thời gian qua bởi ảnh hưởng giãn cách xã hội. VCBS kỳ vọng từ Q4/2021, các dự án sẽ nhanh chóng được triển khai sau 1 thời gian dài giãn cách, qua đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép trong nước.

    Giá thép trên thế giới tiếp tục giữ mức cao cho đến năm 2022

    Các nguyên liệu đầu vào trong ngành thép đang có mức giá cao, nổi bật là than cốc và giá điện. Theo VCBS, điều này sẽ khiến giá thành sản xuất thép từ lò BOF (phần lớn thép Việt Nam theo công nghệ BOF) sẽ tiếp tục thấp hơn từ lò EAF (các nước Âu Mỹ chủ yếu dùng công nghệ này). Ước tính, giá thành sản xuất thép BOF hiện tại thấp hơn khoảng 20% so với giá thành sản xuất từ lò EAF.

    [​IMG]
    VCBS dự báo giá thép trên thế giới tiếp tục giữ ở mức như hiện tại cho đến 2022 trong bối cảnh Trung Quốc đang siết chặt giảm sản lượng sản xuất thép hàng năm do các vấn đề về môi trường và hạn chế tiêu thụ năng lượng. Điều này khiến cho nguồn cung về thép trên toàn thế giới giảm đi khi Trung Quốc là nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới.

    Ngoài ra, nhu cầu thép trên thế giới vẫn đang tiếp tục gia tăng với các gói kích thích đầu tư công liên tục giải ngân nhằm kích thích kinh tế sau Covid-19.

    [​IMG]
    Xuất khẩu thép tiếp tục thuận lợi

    Theo VCBS, việc Trung Quốc giảm dần sản lƣợng xuất khẩu, gây ra thiếu hụt cho các đối tác thường xuyên nhập khẩu thép từ Trung Quốc và mở ra cơ hội cho các quốc gia xung quanh thâm nhập vào thị trường này như Việt Nam.

    Biện pháp tự vệ quota tại Châu Âu cũng khiến cho các quốc gia đang xuất khẩu lớn vào Châu Âu trong thời gian ngắn khó tăng thêm sản lượng xuất vào thị trường này khi nhu cầu tăng đột biến. Do đó, tạo cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

    Ngoài ra, việc xuất khẩu thép của Việt Nam cũng gặp thuận lợi khi giá thành sản xuất cạnh tranh. VCBS cho rằng Việt Nam với lợi thế sản xuất thép từ công nghệ BOF là chính, đồng thời đang dần tự chủ được nguồn cung HRC trong nước đã giúp hạ giá thành sản phẩm.

    Với quan điểm trên, VCBS khuyến nghị đầu tư vào cổ phiếu HPG, HSG và NKG.

    Với HPG, VCBS cho biết Hòa Phát hiện là đơn vị cung ứng chủ yếu HRC cho thị trường Việt Nam. Với công nghệ BOF hiện đại, HPG có thể sản xuất thép giá thành cạnh tranh trên thế giới. Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng đang phát triển thêm các mảng sản xuất chế tạo các sản phẩm sau thép nhằm tạo thêm thị trường tiêu thụ cho thép HRC.

    Trong khi đó, nhờ việc thiếu nguồn cung thép tại Châu Âu do việc cắt giảm sản lượng trong bối cảnh Covid-19 mà NKG đã xuất khẩu được nhiều sản phẩm sang EU, nhà máy đạt 100% công suất giúp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Đồng thời, NKG có tỷ lệ xuất khẩu thép 80% và ít bị ảnh hưởng từ giãn cách xã hội so với HPG và HSG.

    Tương tự, HSG cũng có cơ hội thâm nhập vào thị trường Châu Âu, trong khi vẫn còn dư địa trong sản xuất khi tỷ lệ huy động mới đạt 70%.

    Bảo Sơn

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

    https://cafef.vn/gia-thep-duy-tri-m...p-van-con-co-hoi-but-pha-2021101413573528.chn
    Tinhledt đã loan bài này

Chia sẻ trang này