Triển vọng ngành Thép 2021 2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 10/10/2021.

1264 người đang online, trong đó có 505 thành viên. 12:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13062 lượt đọc và 75 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ....................................
    Xuất khẩu sản phẩm thép cuối năm dự báo tăng trưởng tốt
    Triển vọng thị trường thép Việt Nam trong quý 4/2021 sẽ tốt hơn khi các tỉnh thành dần kiểm soát được dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ tăng lên, xuất khẩu thép dự báo sẽ tăng trưởng mạnh.
    Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+) 19/10/2021 16:56 GMT+7

    TIN LIÊN QUAN
    Nhóm ngành thép và ximăng sẽ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu
    18/10/2021 15:49
    Dịch COVID-19: Doanh nghiệp sản xuất tôn thép có còn sức nóng?
    01/10/2021 09:34
    DN thép gặp khó trước đề xuất tăng thuế xuất, giảm thuế nhập khẩu
    23/07/2021 06:00
    Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại: Kinh nghiệm từ ngành thép[/paste:font]
    01/06/2021 14:00
    Dự báo giá thép có thể tiếp tục tăng đến hết quý 3 năm 2021[/paste:font]
    16/04/2021 11:04
    [​IMG]Sản xuất thép cuộn xuất khẩu tại Công ty TNHH Thép JFE Shoji Hải Phòng, vốn đầu tư Nhật Bản, tại Khu công nghiệp đô thị VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
    Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết trong 9 tháng năm 2021, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021.

    Dự báo cuối năm, với nhu cầu tiêu thụ tăng lên, xuất khẩu thép dự báo sẽ tăng trưởng tốt.

    Cụ thể, theo VSA, thép thành phẩm sản xuất 9 tháng đạt hơn 24,8 triệu tấn, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2020; tiêu thụ thép các loại đạt gần 22 triệu tấn, tăng 32,5% so; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 5,7 triệu tấn, tăng 78,1% so với cùng kỳ năm 2020.

    Thép thô sản xuất đạt 17,79 triệu tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ đạt 17,15 triệu tấn, tăng 22%; trong đó, xuất khẩu đạt 1,59 triệu tấn tấn, giảm 31,7% so với cùng kỳ 2020.

    Theo VSA, nhập khẩu thép về Việt Nam là 14,9 triệu tấn với trị giá hơn 11 tỷ USD, tăng 1% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

    Xuất xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, với trị giá hơn 9 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới trong 8 tháng năm 2021, tăng 40% về sản lượng và tăng gấp 2 lần về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020. Đây là động lực thúc đẩy ngành thép giữ được mức tăng trưởng chung thời gian qua.

    [Ngành thép tăng trưởng nhờ xuất khẩu bất chấp dịch bệnh]

    Nếu tính riêng trong quý 3/2021, thép thành phẩm sản xuất đạt gần 7,16 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ 2020. Tiêu thụ thép thành phẩm các loại quý 3 đạt hơn 6,2 triệu tấn, giảm lần 7%, so với cùng kỳ năm 2020.

    Tuy nhiên, sự tăng trưởng tốt ở những tháng đầu năm đã giúp ngành thép vẫn giữ được mức tăng tốt trong thời gian qua.

    Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay sau hoạt động tốt trong quý 1/2021 do giá cả hàng hóa tăng, doanh nghiệp thép trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các tỉnh thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc ở mức cao nhất.

    Tính riêng quý 3/2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay; trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%.

    Giá nguyên liệu sản xuất thép toàn cầu 9 tháng năm 2021 diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng kể từ cuối năm 2020; trong đó, giá quặng sắt thời điểm tháng 5/2021 tăng cao gấp 2,6 lần, giá phế liệu đã tăng 2,5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2020. Sau đó, giá các loại nguyên liệu trên đã điều chỉnh giảm nhẹ trong quý 2 & 3.

    Đại diện lãnh đạo VSA nhận định triển vọng thị trường thép Việt Nam trong quý 4/2021 sẽ tốt hơn khi các tỉnh thành dần kiểm soát được dịch bệnh và chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam để khôi phục kinh tế sau đại dịch. Nhìn chung, dự báo xuất khẩu thép năm 2021 sẽ tăng trưởng tốt.

    Bên cạnh đó, với các Hiệp định FTA được ký kết và sự phục hồi sản xuất, đầu tư xây dựng sẽ là nhân tố giúp cho tăng trưởng ngành thép khả quan hơn nữa trong thời gian cuối năm.

    Cũng theo dự báo từ Hiệp hội Thép thế giới, làn sóng dịch bệnh, lây nhiễm mới và những hạn chế từ nguồn cung đã dẫn đến sự phục hồi chậm lại trong nửa cuối năm và đang ngăn cản đà phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2021.

    Nhưng với lượng đơn hàng tồn đọng cao, việc xây dựng trở lại cùng với tiêm chủng ở các nước tốt hơn, kỳ vọng nhu cầu thép sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2022./.

    Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)
    https://www.vietnamplus.vn/xuat-khau-san-pham-thep-cuoi-nam-du-bao-tang-truong-tot/747656.vnp
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .......................................
    Thép xây dựng đồng loạt tăng giá sau chuỗi ngày giữ ổn định
    MTĐT - Thứ ba, 19/10/2021 16:14 (GMT+7)
    Sau chuỗi ngày giữ ổn định, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục được các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng lên mức 16.610 đồng/kg – 18.120 đồng/kg tùy từng thương hiệu…
    Dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành thép trong những tháng cuối năm, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng với kịch bản các tỉnh thành phía Nam dần mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu thụ thép có khả năng được phục hồi, dự kiến giá cả cũng có điều chỉnh.

    Cụ thể, giá thép cuộn CB240 của Tập đoàn Hòa Phát tại miền Bắc tăng 460 đồng/kg, hiện ở mức 16.770 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.820 đồng/kg.

    Với thương hiệu thép Việt Ý tại miền Bắc, thép cuộn CB240 tăng thêm 450 đồng/kg, lên mức 16.610 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.720 đồng/kg.

    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
    Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức tại miền Bắc, thép cuộn CB240 tăng thêm 250 đồng/kg, lên mức 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 200 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg.

    Thương hiệu thép Kyoei, thép cuộn CB240 tăng thêm 560 đồng/kg, lên mức 16.700 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 350 đồng/kg, lên mức 16.850 đồng/kg.
    Thương hiệu thép Việt Nhật, thép cuộn CB240 tăng thêm 200 đồng/kg, lên mức 16.900 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 200 đồng/kg, lên mức 16.950 đồng/kg.

    Thương hiệu thép miền Nam, thép cuộn CB240 tăng 560 đồng/kg, lên mức 17.410 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 560 đồng/kg, lên mức 18.120 đồng/kg.
    Thương hiệu thép Pomia tại miền Trung, thép cuộn CB240 tăng 1.020 đồng/kg, lên mức 17.310 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 260 đồng/kg, lên mức 17.410 đồng/kg.

    Thương hiệu thép Thái Nguyên tại miền Bắc, thép CB240 tăng 860 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg, thép D10CB300 tăng 260 đồng, lên mức 17.260 đồng/kg.

    Thương hiệu thép Việt Sing, thép cuộn CB240 tăng thêm 710 đồng/kg, lên mức 17.000 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 500 đồng/kg, lên mức 17.050 đồng/kg.

    Thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 tăng 300 đồng/kg, hiện ở mức 16.460 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 400 đồng/kg, lên mức 16.460 đồng/kg.

    Hiện tại, giá quặng sắt giảm mạnh, nhưng giá than mỡ luyện cốc và giá thép phế liệu vẫn tăng. Vì thế, giá thép sẽ có thể điều chỉnh tăng nhưng tốc độ sẽ chậm lại.

    Cụ thể, trong báo cáo mới nhất của VSA, giá quặng sắt ngày 8/10/2021 giao dịch ở mức 124,8-125,3 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 8 USD/tấn so với thời điểm 8/9/2021. Mức giá này giảm khoảng 85 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận vào đầu tháng 5/2021 (xấp xỉ210 – 212 USD/tấn).

    Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 8/10/2021 giao dịch ở mức khoảng 332,5 USD/tấn FOB, tăng mạnh 32,5 USD so với đầu tháng 9/2021.

    Giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 516 USD/tấn CFR Đông Á ngày 8/10/2021. Mức giá này tăng 33USD/tấn so với hồi đầu tháng 9/2021.
    Theo nhận định của VSA, nếu các tỉnh đồng loạt bỏ giãn cách và mở cửa trở lại thì mới có khả năng phục hồi nhanh trong năm nay. Tuy nhiên, quý 4/2021 gần như chỉ là tạo đà vì các hoạt động cần một bước đà để quay lại nhịp độ bình thường nên về nhu cầu sẽ không tăng được nhanh.

    Theo kỳ vọng phải đến quý 1/2022 mới có thể dần phục hồi và nếu kịch bản chống dịch tốt thì nhu cầu tiêu thụ và sản xuất của doanh nghiệp sẽ hoàn toàn trở lại vào giữa năm 2022, từ đó diễn biến giá thép sẽ có nhiều điều chỉnh.

    Mai Chi (T/h)
    https://www.moitruongvadothi.vn/the...ng-gia-sau-chuoi-ngay-giu-on-dinh-a91286.html
  3. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ............................................................
    Trung Quốc khủng hoảng thiếu điện, nhiều doanh nghiệp sắt thép, xi măng Việt Nam hưởng lợi

    Đọc bài

    Việc thiếu hụt nguồn cung thép - xi măng tạm thời từ Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, tối thiểu đến hết quý 4/2021...


    [​IMG]

    Ảnh minh hoạ.

    Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng dẫn đến việc thu hẹp sản xuất một số ngành như thép, xi măng. Trong báo cáo cập nhật mới đây, VnDirect cho rằng, việc thiếu hụt nguồn cung thép, xi măng tạm thời từ Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, tối thiểu đến hết quý 4/2021.

    Trung Quốc thiếu điện đến hết quý 4/2021

    Sản xuất công nghiệp Trung Quốc phục hồi quá nhanh sau đại dịch đã gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia. Theo Tân Hoa Xã, tiêu thụ điện của Trung Quốc đã tăng 13,5% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên sản lượng điện lại chỉ tăng 10,1% so với cùng kỳ.

    [​IMG]

    Tình trạng mất cân bằng cung - cầu này chủ yếu do các nhà máy nhiệt điện cắt giảm sản lượng để tránh thua lỗ trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào tăng cao và thời tiết bất lợi khiến sản lượng điện tái tạo không đạt kỳ vọng.

    Tình trạng thiếu điện trở nên trầm trọng hơn trong tháng 9/2021 khi có 17/31 tỉnh/khu vực tại Trung Quốc thông báo về tình trạng cắt điện.

    Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến nhóm các ngành thâm dụng điện, bao gồm thép và xi măng. Nhiều nhà sản xuất đã nhận được yêu cầu cắt giảm công suất để tiết kiệm năng lượng, nhất là trong bối cảnh lo ngại không đủ điện để giữ ấm khi mùa đông đang đến gần. Đáng chú ý, phần lớn sản lượng thép và xi măng của Trung Quốc tập trung ở các khu vực thiếu điện sản xuất như Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh... đây đều là những nơi bị cắt điện.

    [​IMG]

    Sản lượng sản xuất thép – xi măng của Trung Quốc trong tháng 8/2021 đã giảm lần lượt 12,2%-4,3% so với cùng kỳ, và thấp hơn 14,2%-8,7% so với trung bình quý 2/2021. Nguồn cung giảm quá nhanh đã khiến ngành thép – xi măng Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối cung - cầu tạm thời. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp diễn tối thiểu đến hết quý 4/2021 khi sản lượng điện tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

    Mức tồn kho thép và xi măng tại Trung Quốc đều đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm và giá bán các mặt hàng này có dấu hiệu tăng đáng kể từ tháng 8/2021. Do đó, Trung Quốc đang gặp tình trạng thiếu hụt nguồn cung vật liệu xây dựng tạm thời và xu hướng này sẽ tối thiểu tiếp tục trong quý 4/2021 khi sản lượng điện dùng cho sản xuất tại quốc gia này chưa có dấu hiệu hồi phục.

    [​IMG]

    Doanh nghiệp nào hưởng lợi?

    Chứng khoán VnDirect cho rằng, các nhà xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam đang được hưởng lợi khi quốc gia láng giềng thiếu hụt nguồn cung tạm thời. Trong đó, HPG và BCC sẽ là hai doanh nghiệp được hưởng lợi lớn chính nhờ tỷ trọng xuất khẩu thép xây dựng và xi măng sang thị trường này. Còn các doanh nghiệp tôn mạ sẽ được hưởng lợi gián tiếp khi áp lực cạnh tranh từ tôn mạ Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu khác giảm.

    Sản lượng thép – xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8-9 so với giai đoạn tháng 5-7 trước đó, cùng lúc thời điểm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Trung Quốc bị yêu cầu cắt giảm công suất do thiếu điện.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng trạng thái cân bằng cung - cầu các sản phẩm thép – xi măng có thể sẽ sớm được thiết lập trong năm 2022 khi giới chức Trung Quốc đang đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt điện hiện nay như tăng sản lượng khai thác than nội địa; tăng giá thu mua điện, hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện hoạt động trở lại,… Do đó, tiềm năng xuất khẩu vật liệu xây dựng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là ngắn hạn.

    Tại Việt Nam, rủi ro về khả năng thiếu hụt điện sản xuất do giá than tăng cao ở mức thấp nhờ thủy điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng công suất phát điện của Việt Nam năm 2020, khoảng 30% và (2) hiện tượng La Nina (mưa nhiều) được kỳ vọng sẽ tiếp tục cho đến hết quý 1/2022, đảm bảo lượng nước cho các nhà máy thủy điện.
  4. haisactigon

    haisactigon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Đã được thích:
    16.126
    Nát hết rồi e ợ
  5. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Lái nó giết hết cổ đông thép rồi nó mới đánh
    Cp thép còn tệ hơn rác
    --- Gộp bài viết, 21/01/2022, Bài cũ: 21/01/2022 ---
    Mấy ông thép toàn Eps 8000-9000
    Mà giá cắm đầu như bảo cấp 12
  6. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    6 tháng nay cp thép chết như quân nguyên
    Khổ thân nđt

Chia sẻ trang này