Trước lễ tin như này thì làm sao em có thể vui được khi phải chống đỡ sau lễ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sanchim, 27/04/2015.

3969 người đang online, trong đó có 1587 thành viên. 11:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4165 lượt đọc và 39 bài trả lời
  1. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.259
    Rủi ro lớn nhất các doanh nghiệp phải chịu là chính sách
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Theo bà Phạm Chi Lan, rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang lo lắng là rủi ro về chính sách. Sự thay đổi về chính sách nếu như không có sự tham vấn của doanh nghiệp sẽ rất nguy hiểm.
    Tóm tắt:

    - Theo bà Phạm Chi Lan, hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò quan trọng quyết định đến môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

    - Doanh nghiệp phải coi cạnh tranh là mục tiêu để phát triển, chứ không phải chỉ lớn lên bằng ưu đãi, bằng sự bảo hộ của nhà nước.

    - Rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang lo lắng là rủi ro về chính sách. Sự thay đổi về chính sách nếu như không có sự tham vấn của doanh nghiệp sẽ rất nguy hiểm.

    - Bà Lan cho rằng, một nhà nước tốt là một nhà nước kiến tạo và phát triển, một nhà nước phục vụ, chứ không phải nhà nước cai trị.

    "Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh: Biến lời nói thành hành động" là chủ đề chính của Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 được tổ chức trong hai ngày 21 và 22/4. Bên lề Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về những kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

    Thưa bà, chủ đề của diễn đàn kinh tế năm nay là “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động”. Đây là một chủ đề không mới, nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới nhắc đến hành động?

    Bà Phạm Chi Lan: Bước chuyển biến mới trong môi trường kinh doanh của Việt Nam diễn ra từ năm ngoái đến năm nay thông qua các chương trình hành động mà Chính phủ ban hành từ Nghị quyết 19.

    Tại Nghị quyết, Chính phủ đã nhấn mạnh phải tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh, biến nó thành hành động cụ thể. Do vậy, Quốc hội đưa ra chủ đề cho hội thảo lần này của Ủy ban kinh tế Quốc hội là “từ lời nói đến hành động”.

    Đề tài đó đúng và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Nhà nước đã đưa ra chủ trương, các luật của Quốc hội hướng nhiều đến cải thiện môi trường kinh doanh như luật doanh nghiệp mới, luật đầu tư mới và nhiều văn bản luật khác đều nhắc đến cải thiện môi trường kinh doanh. Vấn đề là phải biến luật thành hành động mới đưa được vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

    Theo bà, trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động như thế nào đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam?

    Bà Phạm Chi Lan: Hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò quan trọng quyết định đến môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Những cam kết hội nhập đang và sẽ có, như TPP, FTA với EU là những cam kết cao, nó phù hợp với phương hướng chúng ta đang mong muốn về cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh trong nước.

    Bên cạnh đó, các yêu cầu như minh bạch hóa, môi trường kinh doanh bình đẳng đều nằm trong những cam kết Việt Nam đã có trong hệ thống pháp luật cũng như cam kết quốc tế.

    Những cam kết nội bộ áp vào chuẩn mực của cam kết quốc tế nâng tầm của cam kết nội bộ; tạo ra những thước đo để dễ đo lường khả năng cạnh tranh. Chẳng hạn, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 đã lấy chuẩn của World Bank để đo lường.

    Ngoài ra, hội nhập quốc tế còn tạo ra yêu cầu, cũng như khả năng mở cửa thị trường. Tất nhiên, mở cửa thị trường thì cạnh tranh nhiều hơn. Song chúng ta luôn coi cạnh tranh là mục tiêu để cải thiện môi trường kinh doanh; có cạnh tranh doanh nghiệp mới phát triển được, kể cả những doanh nghiệp được ưu đãi nhiều thì khi đặt trong môi trường cạnh tranh cũng tốt hơn.

    Chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng để vượt lên, chứ không thể cứ lớn lên bằng ưu đãi, bằng sự bảo hộ của nhà nước.

    Hội nhập quốc tế giúp mở cửa cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn, tính toán bài toán kinh doanh xa hơn, rộng hơn, chứ không phải chỉ ở trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu biết hướng đến thị trường 600 triệu dân của ASEAN, chứ không phải thị trường 90 triệu dân của Việt Nam nữa.

    Không những thế, do khả năng tiếp cận các nguồn lực trong nước còn thiếu thốn, nên cần dùng đến nguồn lực bên ngoài, đứng trên vai của những người khổng lồ. Hội nhập tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về khoa học, công nghệ, quản lý; đặc biệt là nguồn lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

    Môi trường đầu tư tại các nước đang phát triển đều tồn tại những rủi ro. Theo bà, rủi ro của Việt Nam là gì và nguyên nhân chính của những rủi ro này?

    Bà Phạm Chi Lan: Người kinh doanh đều chấp nhận rủi ro và môi trường kinh doanh ở đâu cũng có rủi ro; chỉ có điều tính chất của rủi ro ở mỗi nơi khác nhau.

    Việt Nam là một nước đang phát triển, đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường thì có thêm những rủi ro nhất định; trong khi các nước khác có hệ thống môi trường kinh doanh hoàn chỉnh hơn.

    Rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang lo lắng là rủi ro về chính sách. Sự thay đổi về chính sách nếu như không có sự tham vấn của doanh nghiệp sẽ rất nguy hiểm. Đôi khi Nhà nước muốn tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, nhưng kết quả lại gây khó khăn cho doanh nghiệp.

    Thứ hai là rủi ro về thị trường thì rủi ro này ở đâu cũng có. Thị trường thế giới khi công nghệ phát triển nhanh và mạnh, sẽ làm đảo lộn nhiều trật tự kinh tế toàn cầu, kết cấu sản phẩm, giá thành sản phẩm.

    Đầu năm 2014, ai có thể nghĩ được giá dầu có thể giảm mạnh đến như vậy? Giá dầu giảm tác động đến một loạt yếu tố khác. Nó làm cho giá hàng hóa giảm, nguồn thu ngân sách giảm, nhà nước lo tăng thu từ các nguồn khác. Một mặt, doanh nghiệp được hưởng chi phí thấm do giá dầu thấp, mặt khác lại chịu sức ép tăng lên từ thuế, phí… Như vậy những rủi ro về thương trường là rủi ro luôn hiện hữu.

    Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp nên rủi ro về thiên tai, thời tiết ảnh hưởng đến nền sản xuất lớn, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà cả công nghiệp… Điều này đỏi hỏi bản lĩnh của doanh nghiệp, cũng như nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh.

    Bà có kiến nghị gì để khắc phục rủi ro của môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

    Rủi ro về chính sách là rủi ro lớn nhất, nhưng rủi ro này lại nằm trong tầm tay kiểm soát của nhà nước. Tôi cho rằng nều Quốc hội làm tốt vai trò, chính phủ làm tốt vai trò, các tổ chức làm tốt vai trò giám sát sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro chính sách.

    Một nhà nước tốt là một nhà nước kiến tạo và phát triển, một nhà nước phục vụ, chứ không phải nhà nước cai trị. Trên tinh thần đó, có thể giảm thiểu rủi ro chính sách, biến rủi ro thành thuận lợi, đưa chính sách đi theo hướng thuận lợi hóa thương mại.

    Xin cảm ơn bà!
  2. xongphimroiday

    xongphimroiday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2015
    Đã được thích:
    29
    Đi đâu cũng gặp thằng này post bài haizzz [-X
  3. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.259
    Ối giời ơi tìn này thì em mất lễ luôn rồi... khỏi về quê luôn

    Sau 4 tháng, doanh nghiệp trong nước nhập siêu tới 5,7 tỷ USD
    Trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu gần 2,7 tỷ USD thì các doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu tới 5,7 tỷ USD.
    http://image.*********.vn/2015/04/27/det-may1_1659788_thumb.jpg
    Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: TTXVN)
    Khối FDI vẫn giữ vai trò chủ đạo

    Thông tin trên được bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch đưa ra tại buổi họp giao ban sản xuất, kinh doanh 4 tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (27/4).

    Bà Hiền cho biết, tháng 4, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng 3. Như vậy sau 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 50,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 15 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 35,1 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2014.

    Về cơ cấu hàng hóa trong 4 tháng, nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu ước đạt 6,4 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2014, tương đương mức giảm 582 triệu USD. Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 46,7% so với cùng kỳ năm 2014, tương đương với giảm 1,41 tỷ USD.

    Trong khi đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến với mức tăng 15,9%, tương đương giá trị gần 39 tỷ USD đã bù lại sự sụt giảm của hai nhóm hàng trên.

    Về thị trường, lãnh đạo Vụ Kế hoạch cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu khẩu vào thị trường Mỹ tăng 15,5%; xuất khẩu vào EU tăng 10,6%; xuất khẩu vào ASEAN tăng 2,7%; xuất khẩu vào Nhật Bản giảm 5,8% và xuất khẩu vào Trung Quốc giảm 1,2%.

    Ở chiều ngược lại, theo báo cáo của Vụ này, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước đạt 14,4 tỷ USD, giảm 2,3%so với tháng Ba. Lũy kế 4 tháng, nhập khẩu ước đạt 53,1 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 32,3 tỷ USD, tăng 27,8% còn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 20,7 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.

    Đáng chú ý, nhập khẩu hàng hoá 4 tháng của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 46,9 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ, chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng là nguyên liệu cho sản xuất. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu cũng nhập khoảng 2 tỷ USD, tăng 13,9%, trong khi nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đạt gần 2 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Như vậy, tháng Tư ước nhập siêu 600 triệu USD, giảm 57% so với tháng trước, bằng 4,1% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015, nhập siêu khoảng 2,99 tỷ USD, chiếm 6% kim ngạch xuất khẩu, trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 5,7 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 2,7 tỷ USD.

    http://image.*********.vn/2015/04/27/cpi_1659960_thumb.jpg
    Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: Đức Duy/Vietnam+)
    Tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp nội

    Mặc dù kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đã có sự phục hồi trở lại, nhưng theo các kiến nghị tại buổi giao ban, để hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu năm Bộ Công Thương cần có những giải pháp quyết liệt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

    Ông Trần Minh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, theo quy định trước đây, những doanh nghiệp nào có đủ điều kiện về thị trường, bạn hàng thì được phép xuất khẩu gạo, không cần qua trung gian, nhưng nay quy định được siết lại dẫn đến dù gạo dư thừa cũng khó xuất đi được.

    Ông Nhung kiến nghị, Bộ Công Thương xem xét nới lại quy định trên theo hướng, nếu có liên kết Chính phủ thì bắt buộc phải qua hiệp hội lương thực, còn không nếu doanh nghiệp có thị trường và bạn hàng thì cần linh hoạt, cho phép đẩy mạnh tiêu thụ.

    Ngoài ra, kiến nghị về thủ tục hành chính cũng được lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đưa ra, theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vinatex, Bộ Công Thương cần phối hợp với ngành hải quan để việc thông quan điện tử đạt hiệu quả hơn, giảm thời gian chờ đợi ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu.

    Năm 2015, ngành Công Thương đặt ra mục tiêu đưa chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7,8-7,9% so với năm 2014; Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt khoảng 165 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014; Nhập siêu dưới 5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Để đạt được mục tiêu đề ra, trong những tháng còn lại, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú đã yêu cầu các Vụ, Cục chức năng tập trung các giải pháp ưu tiên cho việc tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

    Đồng thời, xem xem cắt giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Bảo đảm cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp.

    Thứ trưởng yêu cầu Cục xuất nhập khẩu nghiên cứu kỹ diễn biến thị trường trong thời gian qua để có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu dưới 5%, đặc biệt là đầu ra cho nông sản, đồng thời rà soát kỹ các mặt hàng tiềm năng để có giải pháp xúc tiến thương mại tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh.

    "Các đơn vị sản xuất cần tiếp tục thực hiện các biện pháp điều tiết cung cầu thị trường, đặc biệt là các mặt hàng có ảnh hưởng đến vấn đề dân sinh. Các đơn vị sản xuất có sự phối hợp, cung ứng đủ, kịp thời hàng hóa cho xã hội," thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nhấn mạnh.

    Đức Duy
    --- Gộp bài viết, 27/04/2015, Bài cũ: 27/04/2015 ---
    Bác giống em đang cả bụng cổ à...:((:((:((:((
    thatha_chamchi thích bài này.
  4. MOTTHOITRANGTRUNG

    MOTTHOITRANGTRUNG Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Đã được thích:
    469
    Chuẩn b.
    Phang dập lô đề.
    Đêm thì làm tý bóng bánh.
  5. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    76.205
    Thanks bác post áac tông tin oải nhé :) . Tây mua ròng cũng táng , tây xả ròng thì vừa táng vừa gào thê thảm TT sập :) .
    Tây lông chắc nó ôm bụng cười suốt và chẳng bò chứng vịt đâu vì luôn có giải trí cho tụi nó cười :):)
    Mình thì ôm chút giấy vụn , qua lễ đảo hàng tìm giấy vụn ôm tiếp :) , Giấy vụn có nghĩa tương đối thôi vì từng mã có mức giấy vụn khác nhau :):)
    A CHI PHEO thích bài này.
  6. sunday1

    sunday1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    3.203
    Thế này mà Oli bị đạp xuống nữa nhỉ?
  7. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.259
    Quả này thì PVN đã gặp khó vì giá dầu giờ lạii còn khó hơn vì mất trắng 1000 tỷ
    lenguyen1166 thích bài này.
  8. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.259
    Vụ này còn thiệt hại hơn vụ biển đông năm ngoái cũng vào thời điểm này
    lenguyen1166 thích bài này.
  9. goalie

    goalie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Đã được thích:
    4.576
    Đợi cuối tuần chủ nhật hãy lập pic CL chứ giờ anh em đi nghỉ mát hết rồi. Gào rú một mình có tác dụng gì đâu chủ thớt.
    CTUBCKNN thích bài này.
  10. anhvu1331

    anhvu1331 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    70
    Xúc động là ma quỷ, cứ bình tĩnh đâu còn có đó. Anh tài CK gì đâu ysl dữ vậy ta. Sau 1 tuần thì chưa biết điều gì xảy ra đâu

Chia sẻ trang này