TTCK phát triển và thực sự trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 12/08/2007.

1923 người đang online, trong đó có 769 thành viên. 19:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 288 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    TTCK phát triển và thực sự trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế

    Tập trung hay đa dạng hóa?

    Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu phát triển theo mô hình Tập đoàn với những hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. ?oNhất nghệ tinh, nhất thân vinh? hay ?ođa dạng hóa? sẽ trở thành xu hướng trên TTCK Việt Nam? Và liệu nhà đầu tư sẽ theo định hướng nào để chọn mặt gửi vàng?

    Ngoài những Tổng Cty có lượng vốn dồi dào và vị thế nhất định trên thị trường, nhiều doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình khi mở rộng thêm ra một vài ngành nghề mới cũng tự coi là Tập đoàn.

    Và với sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK), những cổ phiếu của tập đoàn lớn được nhiều nhà đầu tư quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, cũng không ít nhà đầu tư băn khoăn với trường hợp những doanh nghiệp không quá lớn nhưng tự coi mình là tập đoàn.

    Không hiểu với số vốn như vậy, sau khi mở rộng kinh doanh lại phải căng mình hoạt động trên hàng loạt lĩnh vực khác nhau liệu có hiệu quả?

    Một trong những Tổng Cty trong quá trình cổ phần hoá (CPH) vừa qua hoạt động theo mô hình tập đoàn được nhiều nhà đầu tư săn đón trên thị trường là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).

    Trong thời điểm TTCK phát triển mạnh mẽ, PetroVietnam đã CPH 11 đơn vị với mức thặng dư vốn lên đến 12.064 tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu của những Cty con này như Khoan dầu khí - PVD, Bảo hiểm Dầu khí - PVI hay Đạm Phú Mỹ - PVFCCo khi được tung ra thị trường OTC hay khi IPO hoặc xuất hiện trên sàn niêm yết đều đã thể hiện được vị thế của mình.

    Với thế mạnh của những Petrosetco, PTSC, PVTrans v.v? những cổ phiếu thuộc ?ohọ nhà dầu khí? luôn được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chú ý.

    Một loạt các Tổng Cty khác cũng đang trên đường phát triển theo mô hình tập đoàn. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ra đời và trên con đường trở thành một tập đoàn mạnh.

    Khi những doanh nghiệp con như VinaFone hay MobiFone thực hiện IPO trong thời gian tới, chắc chắn sức mạnh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông sẽ được thị trường đánh giá. Tuy nhiên, không phải tập đoàn nào khi xuất hiện cũng có sức thuyết phục với thị trường về định hướng phát triển.

    Tổng Cty Cao su Việt Nam giờ hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực với tên gọi Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Trong định hướng phát triển, VRG có tham gia vào những ngành hoàn toàn không phải thế mạnh truyền thống như quản lý khai thác cảng biển, kinh doanh vận tải, kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch.

    Khi TTCK phát triển và thực sự trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế và cổ phiếu trở thành công cụ hữu hiệu đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Mô hình doanh nghiệp hoạt động theo kiểu tập đoàn không phải lúc nào cũng được đánh giá cao nếu hoạch định phát triển không rõ nét.

    Trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp khi phát triển thành tập đoàn sau khi phát hành cổ phiếu và đạt được một lượng thặng dư vốn đã mở rộng ngành nghề kinh doanh bằng cách thành lập những quỹ đầu tư, Cty tài chính. Và số tiền này thực tế lại được đầu tư trở lại vào chính thị trường chứng khoán.

    Trong khi đó, điều cần thiết và bền vững hơn trong việc sử dụng đồng vốn là cần phải tập trung vào nâng cấp trang thiết bị, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh những sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp.

    Thực tế cho thấy mô hình Tập đoàn với những Cty mẹ - con sẽ có nguy cơ dàn trải nguồn vốn của doanh nghiệp. Cty mẹ sẽ phải trải rộng nguồn vốn của mình ra những Cty con được mở ra và hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau theo mô hình tập đoàn đa ngành. Điều đó không phải lúc nào cũng nhận được phản ứng tích cực từ nhà đầu tư.

    Thị trường thời gian vừa rồi đã chứng kiến việc FPT mở rộng hoạt động theo mô hình tập đoàn và nhảy sang những lĩnh vực hoàn toàn mới như bất động sản, tài chính, ngân hàng v.v?

    Đó là những ngành nghề khác biệt với thế mạnh truyền thống là viễn thông và công nghệ thông tin. Khi chưa khẳng định được vị trí và chưa có sự giải trình thấu đáo về việc mở rộng kinh doanh, việc một số cổ đông không tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu đó là chuyện dễ hiểu.

    Phải chăng đó là lý do khi đúng ngày FPT nhận giấy phép thành lập Cty chứng khoán FPT, đó cũng là khi Texas Pacific Group (TPG) ?" một cổ đông nước ngoài của FPT đã bán một khối lượng khổng lồ cổ phiếu FPT.

    Lượng bán ra từ cổ đông đặc biệt này lại trùng hợp với thời điểm thành viên HĐQT của FPT cũng đăng ký bán một lượng lớn cổ phiếu với lý do ?ochi tiêu cá nhân?. Giá cổ phiếu FPT trong thời gian qua đã sụt giảm nghiêm trọng cho dù báo cáo kinh doanh của FPT trong 6 tháng đầu năm là khả quan.

    Cho đến bây giờ, câu hỏi về định hướng phát triển theo mô hình đa dạng hay tập trung, phát triển đa ngành hay tập trung vào ngành nghề truyền thống của doanh nghiệp vẫn là câu hỏi mở và mỗi doanh nghiệp với những lãnh đạo khác nhau sẽ quyết định hướng đi khác nhau cho doanh nghiệp.



    Theo Tiền Phong
  2. investip8

    investip8 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này