TTCK sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vantruongdia, 11/05/2007.

3566 người đang online, trong đó có 1426 thành viên. 13:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 366 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. vantruongdia

    vantruongdia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    TTCK sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh

    TTCK sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh

    Đó là nhận định của TS. Nguyễn Đại Lai, Phó Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng (NH), NH Nhà nước trong cuộc trao đổi với báo giới bên lề hội thảo "TTCK và tác động của nó đến thị trường tài chính VN trong bối cảnh gia nhập WTO" vừa được NH Nhà nước tổ chức tại Hà Nội.

    Ông đánh giá như thế nào về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK hiện nay?

    Bản chất của TTCK là nơi thu hút các dòng vốn đầu tư gián tiếp. Có thể chia làm hai "loại" đầu tư gián tiếp nước ngoài. Một loại thực sự đầu tư theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là đầu tư vào sản xuất thông qua thị trường sơ cấp. Loại còn lại đầu tư mang tính đầu cơ ngắn hạn, chạy tiếp sức để hưởng phần chênh lệch trong ngắn hạn, khi không suôn sẻ thuận lợi thì có thể rút vốn ra bất cứ lúc nào. Và TTCK luôn có có tình trạng một bộ phận nhà đầu tư rút ra để đầu tư vào hình thức khác, một bộ phận đầu tư mới xuất hiện, đan xen nhau...

    Liên quan đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào VN thời gian qua có khá nhiều con số, bình luận, trong đó có ý kiến đưa ra là trong thời gian rất ngắn từ cuối năm 2006 đến tháng 4/2004, dòng vốn này khoảng trên dưới 4,5 tỉ USD. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đó chính là trị giá của toàn bộ các cổ phiếu hoặc chứng khoán mà người ta mua được, còn giá trị thực tế mà họ đầu tư vào TTCK của VN thấp hơn con số đó (giá trúng thầu ở phiên đóng cửa của thị trường thứ cấp).

    Ngoài ra, chúng ta cần phải xem xét kỹ biểu đồ biến động giá cả để tính toán xem toàn bộ mức vốn hoá trên TTCK của chúng ta là bao nhiêu. Một số nguồn thông tin cho rằng mức vốn hoá hiện đạt khoảng 23% GDP, chứng tỏ TTCK của chúng ta đang phát triển mạnh, vượt mục tiêu đặt ra cho năm 2010. Tuy nhiên so với thế giới quy mô này còn quá nhỏ.

    Với chỉ gần 200 công ty niêm yết mà lượng vốn hoá đã lên tới hơn 20% GDP, thưa ông?

    Chính xác tới thời điểm này có 193 công ty niêm yết chính thức trên TTCK, ngoài ra còn có hơn 10.000 công ty cổ phần, trong đó có những DN Nhà nước đã diễn ra từ 5-7 năm nay. Nhiều công ty cổ phần này đã tham gia vào thị trường OTC và vì thế tính lượng vốn hoá nói trên là tính tất cả, cả ở thị trường chính thức và phi tập trung.

    Ông có nhận định gì về xu hướng phát triển của TTCK trong thời gian tới?

    Tôi cho rằng xu hướng tới đây TTCK của chúng ta sẽ phát triển mạnh, bởi lẽ chỉ trong quý I/2007 đã có trên dưới 20 tỉ USD giá trị dự án chờ phê duyệt, trong đó có hơn 4 tỉ USD được đi vào đầu tư. Điều này có nghĩa là kỳ vọng của các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào nền kinh tế VN năm 2007 chắc chắn vượt xa năm 2006. Riêng khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006 đã lên tới 10 tỉ USD, bằng cả 3 năm liền kề trước đó cộng lại. Cá nhân tôi cho rằng con số này năm 2007 sẽ đạt ít nhất bằng 150-170% so với năm 2006.

    Điều này cho thấy lượng cầu rất lớn, trong khi cung chứng khoán cũng không nhỏ. Chỉ riêng trong năm 2007 này, ngành NH đã có tới 3 NH thương mại cổ phần hoá là Vietcombank, BIDV, NH Nhà ĐBSCL, Incombank... Đây là những nguồn hàng hoá chất lượng cao. Ngoài ra còn hàng loạt các DN lớn của Nhà nước, các tập đoàn cũng chuẩn cổ phần hoá...

    Nhiều ý kiến cho rằng TTCK của chúng ta phát triển không theo quy luật chung của kinh tế, vậy ông nhận định thế nào về ý kiến này?

    Trên thực tế, TTCK VN cũng có một loạt các bất cập của những thị trường mới phát triển như không cân đối giữa cung và cầu ở từng giai đoạn khác nhau. Chẳng hạn cuối năm 2006 đầu năm 2007 lượng cầu trên thị trường rất lớn, trong khi lượng cung chưa đủ khiến giá tăng nóng. Ngoài ra, tâm lý đầu tư vẫn theo đám đông, đánh giá giá trị ban đầu của doanh nghiệp ban đầu, kể cả giá trúng thầu cũng thấp...

    Theo tôi sự tự điều chỉnh của thị trường hồi cuối tháng 3 đầu tháng 4/2007 vừa qua là biểu hiện rất tốt cho thị trường, để thị trường trở về đúng quy luật phát triển của nó: có cung có cầu, cung biểu hiện nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất, trong khi cầu lại thể hiện khả năng tiếp vốn cho nền kinh tế, đảm bảo phát triển sản xuất. Nếu một lúc nào đó có sự "thoát ly" giữa chứng khoán và kinh tế: chẳng hạn thời gian qua TTCK bùng nổ, vượt xa sự phát triển của nền kinh tế, thì đó là sự phát triển không cân đối ... Nhưng tôi cho rằng điều này chỉ diễn ra trong ngắn hạn và không thể kéo dài.


    http://kinhdoanhgioi.com/index.php?topic=905.new#new
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    cha Lai này từng đi công tác chung đoàn với em, có nhậu chung em cứu ổng 1 lần mà về bị chửi quá

Chia sẻ trang này