TTCK Việt Nam - Bình thường và Bất thường!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hadu_bidv, 30/01/2007.

1731 người đang online, trong đó có 692 thành viên. 21:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3606 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. I_love_life

    I_love_life Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Bác này chắc xem tiểu thuyết nhiều quá đây mà.
    Các bác nên nhớ 1 điều rằng :không ai có thể tạo ra 1 xu hướng chính cả(primary trend) người ta chỉ có thể thấy trước được cái primary trend và tận dụng triệt để cái trend đó để thu lợi cho mình thôi. Vì các tổ chức nước ngoài họ có kinh nghiệm nên họ nhìn ra đựơc xu hướng sắp xảy ra ở Việt Nam, nên họ tăng nhanh việc mua blue chip vào hoặc bán ra, sau đó các nhà đầu tư cá nhân mới thấy đựơc xu hướng này và nhảy vào. Như thế chúng ta có cảm giác là các nhà đầu tư nước ngoài chính là những người tạo ra làn sóng tiền ồ ạt đổ vào chứng khoán. Sự thật họ chỉ là những người đi trước xu thế mà thôi, bản thân họ nếu không nhìn ra đựơc những dấu hiệu có sẵn trong thị trường và nền kinh tế thì họ cũng không đổ tiền vào đâu. Các bác nên nhớ họ có thể khống chế được index nhưng họ không thể khống chế đựơc mạng lưới thông tin và chính sách của nhà nước. Mạng lưới thông tin này gồm mạng lưới thông tin bên ngoài Việt Nam đến Việt Kiều, các nhà đầu tư nước ngoài, và mạng lưới thông tin trong nước giữa các nhà đầu tư cá nhân với nhau. Họ đổ tiền vào thị trường ào ạt, nhưng mà các nhà đầu tư nước ngoài khác không chú ý đến Việt Nam, bản thân các anh xe ôm các chị xe máy cũng chưa chú ý đến chứng khoán thì họ đổ tiền vào cũng chẳng ai nhảy vào mua đâu. Vì quan sát thấy đã có nhiều người thật sự quan tâm nên họ mới đổ tiền vào.
    Nhiều người có lối tư duy rất lạ, là họ hay quy kết cú sốc sau cùng làm cho 1 xu hướng xuất hiện thành nguyên nhân gây ra xu hướng đó. Ví dụ như có bác kêu hồi năm 2000 gì đó các bác nhà nước kêu thị trường địa ốc quá nóng, phải giải nhiệt, và hậu quả là thị trường đóng băng. Kết quả đó là do chính sách nhà nước. Không có cái gì đi xa hơn sự thật như thế cả. Sự thật là thị trường địa ôc đi theo đúng chu kỳ của nó gồm lạnh ấm nóng, sốt và cuối cùng là rớt thê thảm, kết quả rớt thê thảm là kết quả của 1 quá trình phát triển lâu dài, các ông nhà nước chỉ đóng vai trò tạo ra cú sốc cuối cùng để kết thúc chu kỳ thôi.
    Mà các bác nhà ta em để ý thấy có 1 thái độ rất không thiện chí với các nhà đầu tư nước ngoài, cứ như người ta vô đầu tư ở Việt Nam là người ta ăn tranh mất phần, ăn cướp tiền của các bác để mang về nước họ vậy. Các bác nên nhớ họ đầu tư ở Việt Nam thì họ cũng mong muốn kinh tế Việt Nam phát triển thôi, nhất là giai đoạn này họ chẳng muốn dìm thị trường chứng khoán Việt Nam làm gì cả. Thị trường chứng khoán chìm xuồng, thì cả nền kinh tế bị ảnh hưởng. Các bác xem ban tống bán tháo blue chip để dìm thị trường chứng khoán, xong rồi mua lại blue chip với giá rẻ. Các bác nghĩ đơn giản quá. Thị trường chìm xuồng á, kinh tế 3 năm tới không ngốc đầu dậy nổi đâu. Thế thì các công ty họ nắm để làm cái gì, trong khi kinh tế bèo nhèo, lãi thấp. Mà họ bán tháo ra bây giờ thì sẽ có quỹ khác mua vào thôi. Các quỹ nước ngoài có thể bán tháo sàn là khi họ cảm thấy bong bóng đã đến lúc nổ, thì họ sẽ bán tháo, chứ họ không bao giờ bán tháo để bong bóng nổ đâu.
    Còn nữa giả sử tồn tại cái Aliance 10 quỹ ở trên đi, thì bản thân những người trong cái aliance đấy cũng là đối thủ của nhau, họ chỉ có 1 điểm chung là họ đến Việt Nam trước, đối thủ của họ là các quỹ mới đến, các quỹ Việt Nam, và các nhà đầu tư cá nhân. Mà theo em nghĩ đối thủ chính ở đây là các quỹ mới đến. Họ đang liên kết để chống lại các quỹ này, 1 khi các quỹ kia đã được giải ngân thì cái aliance kia cũng tan thôi, 1 cái aliance đến những 10 quỹ, lại cạnh tranh với nhau thì không thể nào bền vững đựơc đâu. Em nói thật đấy.

    Còn để sáng tác thêm kịch bản thì em xin đề nghị là các ông nhà nước lập 1 quỹ gọi là "quỹ điều tiết thị trường chứng khoán" bán trái phiếu và bán chứng chỉ quỹ ra cho các quỹ nước ngoài và Việt Nam đang hoạt động ở trên thị trường này. Đồng thời dùng tiền đó đi mua lại chứng chỉ quỹ của những quỹ này giống như Sam với Alphanam thằng này bán cổ phần cho thằng kia giữ ấy. Sau đó quỹ hoạt động bằng cách thấy cổ phiếu nào down sàn hoài đến lúc cần mua vào gấp thì mua vào để giúp thằng đó lên giá, thằng nào cao quá thì bán ra. Quỹ này có ưu thế là liên kết chặt chẽ với các ông nhà nước và các ông thị trường chứng khoán nên sẽ đưọc ưu tiên về chính sách.
  2. lanza

    lanza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Em là em thấy cái bài trên "*********" quá, hù doạ anh chị em! Nói chung là VNINdex cứ lên thẳng đến 1500 hay 2000 là chuyện bình thường chẳng có vấn đề gì.
  3. capitalLover

    capitalLover Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Đã được thích:
    109
    Cái ý mô tả NN can thiệp (chi phối) TT CKVN thông qua chính trị & chính sách vĩ mô là chính xác. Việc làm đó của Tây thoạt nghe có vẻ ko đuợc hay ho nhưng nó có cái hay là kích Chính phủ VN đẩy mạnh CP hoá các Cty, tập đoàn lớn. Tất nhiên mức độ ''hưởng ứng'' của CP VN cũng chỉ có mức độ thôi, ko được như mong ước của Tây (danh sách CP hoá đến 2010 mới công bố ko nhiều). Ở VN ko phải mọi việc CP đều quyết được, chẳng hạn Viettel sẽ ntn CP chịu chết.

    Túm lại tác giả viết rất OK, dù rằng đã vẽ kịch bản ai chẳng muốn phim mình ly kỳ 1 chút.
  4. Rabbit

    Rabbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì khả năng hợp tác chặt chẽ của các BTĐT là rất khó xảy ra vì họ cũng bị xung đột lợi ích với nhau. 1 ông anh ở trong ngành cho biết là các quỹ nước ngoài ở VN còn ghét nhau hơn cả chó với mèo nữa cơ.
  5. bill_bong

    bill_bong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bài viết mà hadu-bidv trích về khá hay. Nếu các bác nhìn nhận thị trường chứng khoán là sân chơi cho tất cả mọi người từ bà bán nước, anh xe ôm, đến chú ******* KV, mấy ông công chức vô công rồi nghề, đến các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các công ty đầu tư chứng khoán... như ở VN hiện nay thì các bạn nhầm rồi.

    Ở các nước đã có thị trường chứng khoán phát triển, các nhà đầu tư nhỏ, lẻ đi đầu tư trực tiếp mà thắng được trên thị trường chứng khoán ít như sao buổi sớm. Ngươì nước ngoài họ cũng đầu tư chứng khoán, nhưng chủ yếu là đầu tư qua các quỹ, các công ty chuyên nghiệp chứ không thẳng tiến đi mở tài khoản rồi tự trading như ta hiện nay.

    Và như vậy, thị trường sẽ là sân chơi giữa các ông lớn, các nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp. Rồi đây ở VN cũng vậy thôi, xu hướng đầu tư qua các Quỹ sẽ mạnh dần lên sau một vài thăng trầm của thị trường.
  6. lanza

    lanza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Kéo bài này lên đọc cho vui. Bà con lưu tâm tí nhỉ? Tình hình thế này thì ai có cash cứ ôm cash, ai có chứng khoán cứ ôm CK. Không mua không bán cho bọn Tây nó chết
  7. lanza

    lanza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Đã được thích:
    0
    bai cua 1 di nhan giau mat:

    --

    thanh: Nhiều cao thủ vắng bóng, em mạn phép ra mặt tí chút .Thị trường tăng nóng như vừa qua đúng là vừa bất thường, nhưng lại cũng rất bình thường.
    Bất thường: Dưới góc độ kinh tế thì đúng là TTCK Việt Nam đang thật điên rồ, vượt ra mọi phân tích cơ bản hay phân tích kĩ thuật, cả kinh tế vi mô lẫn vĩ mô
    Bình thường: Thị trường luôn luôn đúng. Nếu không thể giải thích bằng PTKT hay PTCB thì phải tìm đến một hướng khác: Phân tích thủ đoạn chính trị trong Đầu tư CK (khái niệm này thì có lẽ các vị "Áo cao mũ dài" như bác Lê Đức Thuý, Vũ Bằng hay GĐ TĐS chắc chẳng bao giờ biết; chỉ có những ai đi gần với "Bầy thú điện tử" mới có được đôi chút tỏ tường). Thị trường hiện nay phải được xem là một "trận cầu siêu kinh điển (superclassical)" giữa BTĐT với CP VN. Nói đúng hơn, BTĐT đã và đang thực hiện một chiến thuật đầu cơ chính trị trung hạn để thực hiện một mục tiêu chiến lược kinh tế lâu dài trên TTCK VN. Em xin được phép tổng quát lại kịch bản này như sau:
    Trung tuần 12.2006, đại diện cho hơn 10 BTĐT (Citigroup, Chase Mahhantan Bank, HSBC, ANZ, Deuches Bank...) đã có một buổi gặp kín tại căn phòng "Đế vương" tầng số 18 KS Dawoo, bàn về khả năng khống chế TTCK VN, cụ thể:
    1. Mục đích: (1) Làm một bài "Test nho nhỏ" đối với khả năng điều hành kinh tế của CP VN thời kì hội nhập hậu WTO, đặc biệt là dưới góc độ lòng tin đối với giới đầu tư nước ngoài; (2) Thúc đẩy tiến trình CPH và tiến hành niêm yết trên TTCK các DNNN, đặc biệt là các DN lớn, thúc đẩy kinh tế thị thị trường. Trong đó mục tiêu (2) là chủ yếu vì "BTĐT chỉ thích đi kiếm ăn ở những vùng đất có kinh tế thị trường mở, tự do hóa triệt để" (Cái này bác nào đọc Chiếc Lexus và cây Ôliu thì quá rõ).
    2. Chủ trương: Dẫn dắt thị trường và kích động sự bùng nổ của TTCK VN, tạo ra một làn sóng đầu tư mới, gây ra tâm lý "nghiện" CK trong một bộ phận dân cư có tiền ở VN, qua đó làm tăng lượng cầu ở mức đột biến mà để giải quyết triệt để nó chỉ còn cách đẩy nhanh tốc độ CPH và NY các TCty lớn. Chứng "nghiện" CK thì bây giờ em thấy rất rõ, đâu đâu người ta cũng nói về TTCK, đến mấy bác ******* KV chẳng mấy quan tâm về kinh tế là vậy mà giờ cũng đang hùn vốn để "lấy chút tiền tiêu tết".
    3. Biện Pháp: Dùng một lượng vốn cỡ trung bình (2-3 tỉ USD), đánh mạnh và rất tập trung vào một số BCs có giá trị vốn hóa lớn, qua đó đẩy VN-index tăng mạnh, tạo sức lan tỏa rộng khắp trên thị trường nhằm thực hiện chủ trương như vừa mô tả ở trên.
    4. Các bước thực hiện
    + Mua tập trung các BCs còn room.
    + Khi đạt tới giới hạn xấp xỉ 49% rồi thì thực hiện liệu pháp tung hứng (tay mua, tay bán, nhưng chỉ ở giá cao). Cái này đã và đang xảy ra đối với VNM.
    + Không được nữa thì thông qua các tài khoản "chỉ điểm" trong nội địa. Trong tất cả các bước này, chỉ được phép mua trần và bán trần.
    BTĐT cũng đưa ra những phán đoán về can thiệp của các cơ quan chức năng như sau:
    1- Bán bớt cổ phần ở một số CPNY, "bật đèn xanh"để một số CTy này niêm phát hành thêm CP: Biện pháp này chỉ giúp giải quyết tức thời, vì không thể thỏa mãn đủ cầu khi tăng mạnh và nó phụ thuộc vào kế hoạch năm của CTy.
    2- Để một số vị "áo cao mũ dài", đăng đàn diễn thuyết, nói về "nguy cơ bong bóng" của TTCK, đưa ra một số bước can thiếp nhỏ (như trong tuần qua) nhằm làm giảm hưng phấn của NĐT nội, qua đó giảm cầu: Đây đúng là biện pháp chữa cháy, vì càng nói nhiều thì BTĐT càng mua mạnh, như để minh chứng cho NĐT nội rằng giá CP vẫn chưa đắt, thị trường vẫn hoàn toàn bình thường.
    3- Khi không giải quyết được thì giải pháp cuối cùng là tăng cầu triệt để, điều này sẽ dẫn đến hệ quả là mục đích (2) của BTĐT được thỏa mãn. Diễn biến vừa qua cho thấy CP đã tính đến khả năng này, thể hiện: TTg NTD cam kết CPH 2.000 Cty, TCty NN vào năm 2010, phê bình VCB và MHB chậm chễ trong CPH, phải định ra hạn định là tháng 06.2007.
    Em cũng mới biết được một thông tin, nếu CP quyết định "dừng hẳn" room lúc này thì sự "bắn phá, đốt nóng" của BTĐT sẽ càng quyết liệt, vì nó làm BTĐT cảm thấy tổn thương.
    Lời chia sẻ đối với NĐT trong lúc thị trường nước sôi lửa bỏng:
    - Với những NĐT cũ: Những ai đã có lợi nhuận 60-80% trong thời gian qua thì nên xem xét lùi khỏi thị trường một thời gian, vừa tránh được rủi ro, vừa để "lộc" cho người khác ăn mới chứ.
    - Với những Newbies:
    - Ai có vốn từ 100 triệu VNĐ: Cứ đánh vào các BCs, tốt hơn là vài mấy chú còn room (VSH, ITA, FPT) và tốt nhất là STB. Riêng với chú STB này thì ngoài những thông tin cực tốt, NĐT cần lưu ý rằng "room" không có nhiều ý nghĩa đâu. Giới hạn Room chỉ tồn tại trong đầu óc của mấy cơ quan và cá nhân quản lý thị trường, và không bao giờ được phép tồn tại trong hành động của BTĐT. Nói như thế này thì rõ hơn: Đó đang là tình cảnh của em, em muốn mua nhà ở Hà Nội mà không có khẩu, đành phải nhờ cô, dì, chú, bác đứng tên hộ. Nhưng đó vẫn là nhà của em, do em sử dụng, em thích thay đổi, bán trác gì là em quyết định. Những người biết giá trị đích thực của STB là người hiểu rõ chuyến đi sang Mỹ của BLĐ STB cuối năm 2006, hiểu được những trợ giúp của một số "bà đỡ" nước ngoài trong việc đưa STB trở thành NHCP mạnh nhất VN (trong năm 2007 sẽ vượt ACB).
    - Ai có vốn 20-50 triệu: Nên tìm hiểu một số Penny stock có tiềm năng, chỉ số PE hợp lý, chưa có điều kiện tăng giá mạnh trong thời gian qua (KHA, ...). BF1 cũng rất hay, tăng trưởng đều đặn, không chịu nhiều ảnh hưởng khi TT Down vì nó là Qũi đầu tư cân bằng, còn tại sao lại gọi là cân bằng thì các bác cần tìm hiểu nhé. Đầu tư gì thì cũng phải biết đôi chút.
    Vậy khi nào thì nên rút chân khỏi Thị trường?
    Đó là khi CP có quyết định mở room (tốt nhất là rút trước một tuần). Nói thì có vẻ vô lý quá, nhưng đây mới thực sự là "thâm ý" của BTĐT. Kịch bản sẽ xảy ra lúc này là;
    + Trước tâm trạng phấn khích của NĐT nội, muốn mua tranh phần và đua cùng bầy thú để sau đó bán giá cao, BTĐT sẽ bắn ra khoảng 10 phiên, toàn BCs và toàn giá sàn. Lúc này NĐT nội bắt đầu trùn tay.
    + Bắn tiếp 10 phiên sàn nữa: Lúc này NĐT nội bắt đầu lo sợ, dè chừng.
    + Bắn tiếp 10 phiên sàn nữa: Lúc này thị trường sẽ được chứng kiến một tâm lý hoảng loạn, bán tống, bán tháo. Sau đó là một màu đen ảm đạm, trong một thời gian khá dài, cả trên trên NY, OTC và IPO.
    Như vậy, với khoảng 30 phiên (tức là khoảng 6 tuần), BTĐT đã giải quyết được ít nhất là ba mục đích:
    - Thu lời lớn từ số CP đã bán ra trong 30 phiên (cứ lấy giá bây giờ cho tới lúc đó trừ đi thì sẽ ra).
    - Có điều kiện để quay trở lại với các BCs khi đã có giá cực rẻ, thâu tóm luôn các CTy không chịu ràng buộc bởi room.
    - Rất dễ dàng trong các phi vụ IPO của một số ông lớn khác đang nằm trên thớt.
    Còn nếu không mở (chính xác là chưa mở) thì sao? Em đang nghiên cứu cái này và sẽ có Thông báo với các bác. Trận đấu này xem ra còn khá hấp dẫn. Giải quyết tình trạng "nóng lạnh" trên thị trường là giải quyết vấn đề cung-cầu. Biện pháp của CP, UBCK vừa qua là nhằm giảm cầu, chưa chú trọng tăng cung (có lẽ vì chủ quan khi nâng số CTNY lên gần 200 vào cuối năm qua). Nếu được phép đóng góp ý kiến với NNc em xin đưa ra ý sau: Cho bác Phó TTg NSH (hoặc là BT tài Chính Vũ Văn Ninh), đăng đàn, tuyên bố Tháng 2 CPH VCB, MHB; tháng 3 làm nốt Vinaphone, Mobiphone; tháng tư đến lượt đưa mấy thằng dầu khi ra IPO, tháng 5.... Nói vậy tưởng đơn giản, nhưng mà khó đấy. Bệnh của VN mình là bệnh hội họp, bàn thảo lui lên lui xuống. Một ông bạn Tây nói vui với em rằng: Nếu CP mày không bận họp nhiều quá thì có lẽ VN đã thành con hổ kinh tế rồi!
    Mua bán trong lúc này thì đừng có nhìn vào VN-index, nên chú ý vào các cách ra đòn của CP và BTĐT để lựa cơ mà ăn theo. Thú thực em rất kết câu nói của cụ Lý Quang Diệu khi thăm VN tuần trước: "Không thể tạo ra lợi ích đồng đều, chỉ có thể tạo ra cơ hội phát triển (thu lợi) đồng đều".
    Note: Em rất kính trọng kiến thức, hiểu biết và cả vị trí công tác mà các cao thủ trên diễn đàng đang đứng: Noob, LCTV, Ivan, Deepblue... Ước gì anh em mình ở HN mà có một bữa tụ tập, tán phét, nói róc thì hay biết mấy. Lại được chị Thuỷ Bùi và em gái Boeing "châm tửu" nữa thì đúng là sướng hơn tiên! Admin ơi, xin đừng xóa bài của tôi nhé, bài này tôi gửi cách đây một tuần, đúng thời điểm có các biện pháp hạ sốt được đưa ra, mà sao không có.
    Thôi nhé, em lặn đây. Lúc nào "đèn đỏ" thực sự thì em sẽ xuất hiện. Bây giờ mới là vàng thôi, lại còn sắp chuyển sang màu xanh đấy. BTĐT cũng có vẻ "nóng mắt" với mấy đòn đánh vừa qua của CPVN.
  8. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Up lên cho các bac giải toả 1 tí!
  9. sincere4ever

    sincere4ever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Tây nó chết kiểu gì?
    Hay như thời chiến? Ta chết 7 nó chết 3.
    Bây giờ đạn dược đầy đủ, em mạn phép nói thật: nó lung lay hay bị thương thì ACE nhà mình cũng lên chùa bán nhang thôi Bác ạ !
  10. WarrenBuffet

    WarrenBuffet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Bài này đọc cũng hay, ly kỳ hấp dẫn như trong phim trinh thám. Chỉ có điều cái quả làm 30 phiên giá sàn em thấy hơi cường điệu
    Giả sử 1 CP Bluechip lúc đó trung bình giá 200,000 thì sau 30 phiên đo sàn giá của nó sẽ là 43,000 nếu là sàn tpHCM (+-5%) còn nếu sàn HN thì ôi thôi chỉ còn có 8,500 vnd
    Còn nếu tác giả cho rằng sau 30 phiên bán vẫn có lời so với thời điểm mua là bây giờ thì không biết giá của 1 CP Bluechip lúc đó sẽ là bao nhiêu nếu tính trung bình bây giờ khoảng 200,000 / 1CP

Chia sẻ trang này