Tự thấy nhục chính mình khi tin lời chủ tịch ngân hàng tóp 5 Việt Nam để đến giờ lỗ đau!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 25/08/2016.

152 người đang online, trong đó có 60 thành viên. 02:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12653 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. ryudo

    ryudo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Đã được thích:
    8.960
    Bác ếch thật hay giả vờ??
    CT HĐQT Ngân hàng mà bị phát hiện ra cầm nhiều CP quá là bị đi tù đấy, tối đa cầm 5% thôi.
    Giá nó thấp vì dân tình sợ mấy cái thằng dn sân sau của nó bị phốt. Ở VN này chỉ có mấy NH vốn nhà nước là còn an toàn thôi, bị làm sao thì nhà nước cũng mất nên phải giấu phốt đi =))
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Không biết tiền ở đâu mà ông Hiển có khiếp thế này đây, miệng thì nói cổ đông an tâm còn tay thì mua đất thâu tóm doanh nghiệp khác tè le bà nội nó:
    http://soha.vn/kinh-doanh/bau-hien-...t-vang-tai-ha-noi-tphcm-20160323093959436.htm
    Bầu Hiển sắp "thâu tóm" xong một doanh nghiệp sở hữu hàng chục khu "đất vàng" tại Hà Nội, TP.HCM...
    23/03/2016 09:42
    [​IMG]
    Bạo tay chi 1.414 tỷ đồng mua lại Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam, Bầu Hiển đang toan tính gì?

    Sở GDCK Hà Nội vừa công bố thông tin đấu giá Công ty mẹ - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Vinafor.

    Theo phương án đã được phê duyệt, sau cổ phần hóa, Vinafor có vốn điều lệ là 3.500 tỷ đồng, tương ứng 350 triệu cổ phần theo mệnh giá 10.000đ/cp.

    Trong đó, nhà nước sẽ nắm giữ 51% cổ phần công ty; Chào bán cho cổ đông chiến lược 40% và bán đấu giá ra công chúng 6,96%, bán cho người lao động thường xuyên 0,68%, bán cho người có hợp đồng nhận khoán là 1,32% và bán ưu đãi cho công đoàn là 0,05%.

    Đáng chú ý, nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua thành công Vinafor không ai khác chính là Tập đoàn T&T của Bầu Hiển.

    Theo đó, T&T sẽ mua 140 triệu cổ phần Vinafor, chiếm 40% vốn điều lệ công ty và thời điểm thực hiện giao dịch diễn ra sau đợt IPO.

    Giá bán cho NĐT chiến lược sẽ được thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai (10.100 đồng/cổ phiếu). Như vậy, T&T sẽ phải chi ra tối thiểu 1.414 tỷ đồng.

    [​IMG]
    T&T của Bầu Hiển trước đó nổi tiếng với việc thâu tóm thành công và trở thành cổ đông chiến lược của một loạt các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn.

    Không khó để nhận thấy, hầu hết các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước mà Bầu Hiển nhắm tới đều có một sức hấp dẫn chung là quỹ đất vàng.

    Thương vụ gần đây Bầu Hiển thâu tóm trên 50% phải kể đến Bệnh viện Giao thông Vận tải.

    "Miếng bánh ngọt ngào" nhất của bệnh viện này là khu đất nằm ở trung tâm rộng tới 21.200 m2 (tại ngõ 1194 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội) cùng thiết bị y tế hiện đại trị giá 15 triệu USD đã được đầu tư bằng nguồn vốn ODA.

    Vinafor cũng không phải là một ngoại lệ.

    Lợi nhuận của Vinafor trong 5 năm gần đây chỉ đi ngang, không có dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Song đó không phải là vấn đề đối với Bầu Hiển.

    Với vị thế đứng đầu ngành lâm nghiệp, Vinafor đang quản lý và sử dụng các khu đất trải dài trên 12 tỉnh thành phố với tổng diện tích 92,383 ha.

    Trong đó, có khá nhiều khu đất “vàng” tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bình Định….

    Sau cổ phần hóa, VinaFor sẽ giữ lại 43,4 ha đất nông nghiệp và 425.097 m2 đất phi nông nghiệp.

    [​IMG]
    Một số lô "đất vàng" của Vinafor
    Không chỉ có rừng, VinaFor đang tập trung đầu tư vào Dự án Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp tại số 55 đường 430 Vạn Phúc, Hà Đông với tổng mức đầu tư 998 tỷ đồng.

    Dự kiến hoàn thiện vào quý 4/2017 và Vinafor sẽ được quyền sử dụng khoảng 3.100 m2 sàn.

    Cùng hàng loạt các dự án đồ sộ khác Vinafor đang tham gia đầu tư như dự án xây dựng Tòa nhà văn phòng đại diện TCT Lâm Nghiệp Việt Nam tại 5-7 Đống Đa, Quy Nhơn, Bình Định; Dự án Eco Lake View tại số 32 Phố Đại Từ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội...

    Đặc biệt, Vinafor hiện đang sở hữu 30% cổ phần tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam. Khoản đầu tư này có giá trị 1.119 tỷ đồng, chiếm 71% danh mục đầu tư dài hạn của Vinafor.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Chủ nhật, 03/07/2016, 07:27

    "Lẳng lặng" làm bất động sản, dự án của bầu Hiển đang trải dài cả nước
    [​IMG]
    [​IMG]
    Kinh doanh kiểu chợ Đồng Xuân, doanh nhân này trở thành tỷ phú người Việt tại Đức

    Một trong những chiến lược gần đây được bầu Hiển sử dụng là thâu tóm doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, thoái vốn đang có quỹ đất lớn trong tay.
    Bầu Hiển tên thật là Đỗ Quang Hiển, sinh năm 1962 tại Hà Nội, ông hiện là chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá T&T Hà Nội và đồng thời đang giữ nhiều chức danh như Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) và hàng loạt công ty khác.

    Bất động sản trước đây có vẻ chỉ là "nghề tay trái" của Bầu Hiển, nhưng những động thái gần đây của ông bầu bóng đá nổi tiếng này cho thấy bầu Hiển đang mạnh tay đầu tư vào bất động sản.

    Lẳng lặng gom bất động sản

    Bước chân vào lĩnh vực bất động sản từ năm 2009 với việc bỏ vốn đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Best &T và Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và khu đô thị T&T – MCK, song Bầu Hiển ít khi được nhắc đến trong lĩnh vực BĐS khi sản phẩm được chào bán chỉ là các dự án trung tâm thương mại, nhà ở quy mô trung bình tại các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An và Hưng Yên.

    Các dự án mà T&T Group của Bầu Hiển đã đầu tư gồm: Trung tâm thương mại, nhà ở số 1 đường Quang Trung (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An); Khu đô thị mới Minh Phương tại TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) và Trung tâm Thương Mại T&T tại thị trấn Bần (Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

    Tại Hà Nội, sản phẩm BĐS mà T&T group ra mắt đầu tiên là khu tổ hợp TTTM, văn phòng kết hợp nhà ở tại số 440 - phố Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội). T&T Group cũng dự kiến triển khai các dự án khác tại 120 - Định Công (quận Hoàng Mai) và 273 - Tây Sơn (quận Đống Đa) trong năm nay.

    Bầu Hiển còn sở hữu có 2 khu đất khác tại số 18 Hàng Chuối (Hai Bà Trưng) và 52 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm), với mục đích sử dụng làm trung tâm thương mại và nhà ở. Tuy nhiên, kế hoạch và tiến độ đầu tư cụ thể của các dự án này chưa được T&T Group tiết lộ.

    Ngoài ra tại Ngân hàng SHB, Bầu hiển cũng đang sở hữu khu đất đó rộng 2.200 m3, có mặt phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Vọng Đức. Khu đất này nằm trong kế hoạch xây dựng trụ sở mới của SHB. Giá trị của khu đất vàng này chưa được định giá cụ nhưng theo giá thị trường (từng có một doanh nghiệp đã từng chi bồi thường lên tới gần 1 tỷ đồng cho mỗi m2 tại phố Hàng Bài) thì ước tính khu đất của Bầu Hiển có giá trị hơn 2.000 tỷ đồng.

    Nhờ đầu tư vào bóng đá, Bầu Hiển cũng có hàng chục ha đất vàng tại Đà Nẵng gồm 5ha đất ở chân cầu Tiên Sơn, 14ha đất ở Liên Chiểu, và SHB cũng dự định xây thêm trụ sở ở đường Nguyễn Văn Linh… "Đây là những tài sản giá trị, là “tiền tươi thóc thật” mà SHB có thể thu về khi đầu tư vào bóng đá", Bầu Hiển từng khẳng định.

    Liên tục bành trướng quỹ đất vàng qua IPO

    Gần đây, tên tuổi của Bầu Hiển được dư luận chú ý với hàng loạt thương vụ thâu tóm những doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, thoái vốn với tiến độ nhanh gọn. Đáng chú ý là loạt doanh nghiệp này đều sở hữu quỹ đất vàng tại cả Hà Nội và TP.HCM khiến dư luận đồn đoán phải chăng doanh nhân này đang vung tay thâu tóm doanh nghiệp với mục đích chính là đất.

    Mở đầu loạt thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nhà nước thông qua IPO phải kể đến việc 2 công ty do bầu Hiển làm chủ tịch là T&T Group và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 50% cổ phần tại Tổng công ty Rau quả Nông sản – Vegetexco vào hồi tháng 9/2015.

    Nắm trong tay 1 nửa số cổ phần tại Vegetexco, Bầu Hiển đã có quyền định đoạt với quỹ đất lên tới 160.000 m2 của doanh nghiệp này. Trong đó phải kể đến hai mảnh đất vàng tại Hà Nội với dự định xây dựng thành các khu phức hợp như dự án khách sạn tại số 58 Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), khu phức hợp tại số 2 Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội).

    Dường như quỹ đất tại Vegetexco vẫn chưa thể thỏa được "cơn khát" đất vàng của Bầu Hiển. Chỉ 3 tháng sau, Vegetexco lại tiếp tục trở thành nhà đầu tư chiến lược duy nhất, nắm giữ 24,33% vốn tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Việt Hà.

    Theo nhận định của một số người trong giới bất động sản, Bầu Hiển "say" bia Việt Hà cũng bởi quỹ đất vàng mà doanh nghiệp này đang sở hữu. Cụ thể, Việt Hà đang đứng tên 3.074 m2 đất làm văn phòng làm việc tại số 254 Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Doanh nghiệp cũng có khu đất rộng gần 20.000 m2 tại 87 Lĩnh Nam (Hoàng Mai) và một loạt khu đất vàng khác tại số 11-13 Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình) rộng 1.071 m2; 107m2 tại Quán Sứ, 87m2 tại Hàng Thiếc, 261m2 tại Hàng Trống…

    Tham vọng bành trướng đất vàng của Bầu Hiển lại tiếp tục được đẩy lên cao trào khi Tập đoàn T&T trở thành nhà đầu tư chiến lược khi Tổng công Lâm Nghiệp Việt Nam- Vinafor IPO. Theo đó, T&T đã mua 140 triệu cổ phần Vinafor, chiếm 40% vốn điều lệ công ty. Điều này đồng nghĩa với việc Bầu Hiển đã "chạm tay" tới quỹ đất vàng hoảng 43.450 ha rải khắp Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bình Định….của Vinafor.

    Mới đây, Tổng công ty Vật tư Nông Nghiệp (Vigecam) hé lộ Vegetexco sẽ là nhà đầu tư chiến lược có quyền mua 45% cổ phần khi doanh nghiệp này IPO vào tháng 7/2016. Vigecam hiện đang quản lý 114.793,94 m2 đất. Đáng chú ý là các lô đất vàng tại Hà Nội như lô đất số 120 Quán Thánh, Ba Đình (276 m2) và lô đất tại số 164 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm (536 m2); lô đất tại số 16 Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống Đa (1.585,4 m2). Nổi tiếng hơn cả là khu đất có diện tích 23.042 m2 tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa để thực hiện khu vui chơi giải trí.

    Chưa hết, Vigecam còn có quyền sử dụng thửa đất tại số 166 – 168 - 170 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP. HCM (diện tích 554,94 m2) và thửa đất tại xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng (diện tích 88.880 m2). Đó là chưa kể các cơ sở nhà đất thuộc quyền khai thác của các công ty con và công ty liên kết của Vigecam.

    Ngoài những thương vụ thâu tóm này, Bầu Hiển cũng được biết đến với loạt thương vụ mua lại Bệnh viện Giao thông vận tải với "miếng bánh ngọt ngào" là khu đất nằm ở trung tâm rộng tới 21.200 m2 (tại ngõ 1194 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội), Cảng Quảng Ninh với tổng diện tích kho 10.000m2 và diện tích bãi chứa hàng 142.000m2… và đều được cho là nhắm đến những quỹ đất vàng mà doanh nghiệp đang sở hữu.
  4. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.769
    Còn nhớ tôi đã cảnh báo bác
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Bầu Hiển và loạt thương vụ thâu tóm đất vàng qua IPO
    CafeLand 27/06/2016 15:54

    Nổi tiếng ở lĩnh vực kinh doanh bóng đá và ngân hàng, Bầu Hiển gần đây đang khiến dư luận chú ý khi thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm các DNNN được cổ phần hóa, tuy nhiên đằng sau loạt thương vụ trên, doanh nhân này đang hướng đến đất đai.

    Bầu Hiển tên thật là Đỗ Quang Hiển, sinh năm 1962 tại Hà Nội, ông hiện là ông chủ Câu lạc bộ Bóng đá T&T Hà Nội và đồng thời đang giữ nhiều chức danh như Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T (cổ phiếu 6,85%), Chủ tịch HĐQT của: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Công ty CP Quản lý Quỹ Sài Gòn - Hà Nội (SHF); Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land).====>
    danh sách này khiếp không!


    [​IMG]

    Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T

    Gần đây, tên tuổi doanh nhân này được dư luận chú ý với hàng loạt thương vụ thâu tóm những DNNN được cổ phần hóa, thoái vốn với tiến độ nhanh gọn khiến giới đầu tư cũng phải ngã mũ. Cụ thể, T&T Group của Bầu Hiển đã và đang thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm DNNN lớn như Bệnh viện Giao thông Vận tải (nắm 51,43% vốn điều lệ), Bia Việt Hà, Cảng Quảng Ninh, Vegetexco, Vigecam, tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)…

    Đáng chú ý là loạt doanh nghiệp nhà nước được Bầu Hiển mua cổ phần đều sở hữu những quỹ đất vàng tại cả Hà Nội và TP.HCM khiến dư luận đồn đoán phải chăng doanh nhân này đang vung tay thâu tóm doanh nghiệp với mục đích chính là đất.

    Vinafor hấp dẫn với 43.500 ha đất

    Tháng 4/2016, Tổng công Lâm Nghiệp Việt Nam- Vinafor đã tiến hành đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) và công bố nhà đầu tư chiến lược là CTCP Tập đoàn T&T của Bầu Hiển.Theo đó, T&T sẽ mua 140 triệu cổ phần Vinafor, chiếm 40% vốn điều lệ công ty.

    Điểm chú ý là kết quả kinh doanh của Vinafor không mấy khả quan, năm 2015, doanh thu Vinafor chỉ đạt 1.204 tỷ đồng, tăng 15% so với nắm trước đó, lợi nhuận sau thuế đạt 159 tỷ đồng. Nhưng theo giới đầu tư sức hấp dẫn của Vinafor với Bầu Hiển là quỹ đất khá hấp dẫn.

    Cụ thể, tổng diện tích đất phục vụ sản xuất kinh doanh của Vinafor tại 12 tỉnh, thành phố sau cổ phần hóa khoảng 43.450 ha, bao gồm 43.400 ha đất nông nghiệp và gần 50ha đất phi nông nghiệp. Trong đó, có khá nhiều khu đất “vàng” tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bình Định….Vinafor cũng đang triển khai hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCP Sông Đà 1.01 để thực hiện dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor Hà Đông- Hà Nội. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 998 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện vào quý 4/2017 và Vinafor sẽ được quyền sử dụng khoảng 3.100 m2 sàn.

    Bên cạnh đó, Vinafor cũng đang triển khai dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà văn phòng đại diện TCT Lâm Nghiệp Việt Nam tại 5-7 Đống Đa, Quy Nhơn, Bình định với tổng mức đầu tư dự án là 34,2 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành cuối năm 2016.

    Vegetexco mở đường cho loạt thương vụ thâu tóm

    Mở đầu loạt thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nhà nước thông qua IPO phải kể đến việc 2 công ty do bầu Hiển làm chủ tịch là T&T Group và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 50% cổ phần tại Tổng công ty Rau quả Nông sản – Vegetexco.

    Vegetexco là công ty 100% vốn Nhà nước, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả, nông sản, tổng hợp, đồng thời sản xuất và chế biến nông sản. Theo thông tin từ Cafef, tính đến cuối tháng 6/2016, Vegegetexco chính thức có số dư lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 19,7 tỷ đồng, là toàn bộ lợi nhuận có được trong nửa đầu năm 2015.

    Dù kết quả kinh doanh không mấy đặc sắc thì Vegetexco vẫn có điểm hấp dẫn khi sở hữu hàng loạt lô đất. Cụ thể, công ty này hiện đang quản lý và sử dụng các địa điểm đất theo hình thức thuê đất, trả tiền hàng năm đối với 9 mảnh đất thuộc 4 tỉnh thành trên cả nước với tổng diện tích là 160.000 m2.

    Cũng theo bản cáo bạch của Vegetexco, doanh nghiệp này sẽ thay đổi lớn trong chiến lược kinh doanh sau khi IPO. Đó là việc xây dựng các tòa nhà cao tầng gồm chung cư, trung tâm thương mại, khách sạn tại địa điểm là những vị trí cũ của công ty. Trong đó, dự án đầu tiên thực hiện sẽ là cải tạo trụ sở Vegetexco thành khách sạn tại số 58 Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), với quy mô đầu tư 38,8 tỷ đồng, dự kiến sẽ sớm đưa vào khai thác.

    Vegetexco cũng đang nghiên cứu dự án khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở với quy mô 9 tầng tại số 2 Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) và kho Cầu Tiên 15 tầng tại Hoàng Mai, Hà Nội. Hai dự án này sẽ được thực hiện trong vòng 3-5 năm tới, với tổng quy mô vốn đầu tư là 278 tỷ đồng.

    Theo nhận định của giới chuyên môn, với thế mạnh về tài chính, bất động sản của bầu Hiển, Vegetexco sẽ không đơn thuần là một doanh nghiệp kinh doanh nông sản nữa. Các dự án bất động sản rất có thể, mới là sức hút đích thực tại Vegetexco. Cũng chính cái tên Vegetexco đã mở đường cho hàng loạt thương vụ thâu tóm DNNN khác của Bầu Hiển về sau.

    Say bia Việt Hà cũng vì “đất”

    Tháng 12/2015, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo việc bán đấu giá cổ phần của Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Việt Hà - đơn vị đang sở hữu thương hiệu bia Việt Hà cùng nhiều thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng khác cùng loạt lô đất lớn tại Hà Nội.

    Trước đợt IPO này, Việt Hà đã thống nhất chọn Tổng công ty Rau quả Nông sản Việt Nam (Vegetexco), là nhà đầu tư chiến lược duy nhất, nắm giữ 24,33% vốn.

    Theo thông tin từ Vnexpress, tính tới cuối năm 2015, Việt Hà có tổng tài sản khoảng hơn 600 tỷ đồng, nợ phải trả 59 tỷ. Với doanh thu dự kiến cho năm 2015 là 275 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 2,75 tỷ đồng (chưa tính các công ty con). Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng sức hấp dẫn của Bia Việt Hà với nhà đầu tư lớn như Bầu Hiển không hẳn nằm ở kết quả kinh doanh mà là những khu đất mà doanh nghiệp này đang sở hữu.

    Cụ thể, Việt Hà đang đứng tên 3.074 m2 đất làm văn phòng làm việc tại số 254 Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) theo hình thức thuê trả tiền 50 năm. Doanh nghiệp cũng có 2 khu đất đang thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quyết định của thành phố Hà Nội, là khu đất rộng gần 20.000 m2 tại 87 Lĩnh Nam (Hoàng Mai) và một khu đất tại số 11-13 Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình) rộng 1.071 m2.

    Ngoài ra, Việt Hà cũng đang được Hà Nội giao quản lý hàng loạt các khu đất vàng như 107m2 tại Quán Sứ, 87m2 tại Hàng Thiếc, 261m2 tại Hàng Trống… song công ty này chưa thể tiếp quản vì đang có tranh chấp.

    Tổng công ty Vật tư Nông Nghiệp (Vigecam)

    Mới đây, công ty mẹ - Tổng công ty Vật tư Nông Nghiệp (Vigecam) thông báo ngày 19/7 sẽ tiến hành bán đấu giá lần đầu (IPO) hơn 6,35 triệu cổ phần, chiếm 28,87% vốn điều lệ với mức giá khởi điểm là 10.100 đồng/CP. Cùng thời điểm IPO, Vigecam đã hé lộ danh tính hai công ty được phê duyệt mua cổ phần chiến lược gồm: tổng công ty rau quả, nông sản - CTCP (Vegetexco) mua 45% và công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNAinsurance) mua 25%.

    Đáng chú ý là kết quả kinh doanh của Vigecam không mấy khả quan, cụ thể công ty này đã báo lỗ tới 59,7 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2015 và hiện đang gánh khoản công nợ khó đòi 61,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, sức hút của Vigecam lại là quỹ đất vàng mà công ty này hiện đang nắm quyền quản lý.

    Vigecam hiện đang quản lý và sử dụng tổng diện tích 114.793,94 m2 đất thuê của Nhà nước, bao gồm 6 lô đất tại Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM. Trong đó bao gồm lô đất tại số 120 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội (276 m2) và lô đất tại số 164 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội (536 m2); lô đất tại số 16 Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội (1.585,4 m2). Nổi tiếng hơn cả là khu đất có diện tích 23.042 m2 tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội để thực hiện khu vui chơi giải trí.

    Chưa hết, Vigecam còn có quyền sử dụng thửa đất tại số 166 – 168 - 170 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP. HCM (diện tích 554,94 m2) và thửa đất tại xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng (diện tích 88.880 m2). Đó là chưa kể các cơ sở nhà đất thuộc quyền khai thác của các công ty con và công ty liên kết của Vigecam.

    Ngoài những thương vụ thâu tóm này, Bầu Hiển cũng được biết đến với loạt thương vụ mua lại Bệnh viện Giao thông vận tải, Cảng Quảng Ninh… và đều được cho là nhắm đến những quỹ đất vàng mà doanh nghiệp đang sở hữu.

    Đỗ Hương
  6. windy139

    windy139 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2015
    Đã được thích:
    11.417
    Con này chỉ dành cho các cụ đầu tư ăn cổ tức; nếu cổ tức/thị giá lớn hơn tiết kiệm kha khá là ăn rồi; còn đa phần F319 trading, cầm độ 1 vài tháng là đ.ít nóng rực rồi thì không thể chơi em nó được.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    http://thoibaokinhdoanh.vn/San-giao-dich-23/Bau-Hien-thau-tom-“dat-vang”-gia-beo-24807.html
    http://viettimes.vn/bat-dong-san/-doanh-nghiep/bau-hien-thau-tom-dat-vang-gia-beo-63501.html
    Bầu Hiển thâu tóm “đất vàng” giá bèo?
    Các công ty có liên quan đến Bầu Hiển rất tích cực tham gia mua cổ phần chi phối nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hoá, thoái vốn. Đích ngắm phải chăng là quỹ đất đai rộng lớn, có vị trí đắc địa tại thành phố lớn, hứa hẹn đem lại những khoản lợi nhuận “kếch xù”?
    Hải Hà - /Thứ Sáu, ngày 24/6/2016 - 11:00
    [​IMG]Đích ngắm của Bầu Hiển khi ráo riết thâu tóm các DNNN phải chăng là quỹ đất vàng rộng lớn?
    Quá trình cổ phần hoá DNNN đã và đang tạo ra cơ hội cho các ông chủ tư nhân đặt chân dễ dàng và nắm quyền lực chi phối tại DN. Nổi tiếng ở lĩnh vực kinh doanh bóng đá và ngân hàng, ông Đỗ Quang Hiển (thường gọi là Bầu Hiển) – Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chủ tịch công ty T&T Group – gần đây đặc biệt gây chú ý khi thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm “chóng vánh” những DNNN được cổ phần hoá, thoái vốn.

    Đại gia BĐS cũng “choáng”

    Mới đây, công ty mẹ – Tổng công ty Vật tư Nông Nghiệp (Vigecam) thông báo ngày 19/7 tới đây sẽ tiến hành bán đấu giá lần đầu (IPO) hơn 6,35 triệu cổ phần, chiếm 28,87% vốn điều lệ. Mức giá khởi điểm cũng khá thấp, chỉ 10.100 đồng/CP.

    Được biết, Vigecam hiện có vốn điều lệ 220 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước sẽ thoái gần như toàn bộ vốn lên tới 98,87% vốn cho nhà đầu tư bên ngoài.

    Đây là cơ hội hiếm có cho các nhà đầu tư có thể sở hữu, thâu tóm DNNN lớn trong ngành nông nghiệp này. Đặc biệt, Vigecam sẽ bán tới 70% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược ngay sau phiên IPO. Với giá chào bán 10.100 đồng, nhà đầu tư chiến lược cần bỏ ra tối thiểu khoảng 1.555 tỷ đồng để nắm quyền chi phối DN này.

    Nhiều năm qua, Vigecam hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ triền miên, đơn cử, công ty báo lỗ tới 59,7 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2015. Lỗ luỹ kế đến hết tháng 6/2015 là 57,6 tỷ đồng, nếu khắc phục được thì hết năm 2015 vẫn còn lỗ 1,5 tỷ đồng. Vigecam cũng phải gánh công nợ khó đòi 61,7 tỷ đồng.





    Dù làm ăn bết bát song Vigecam hiện quản lý, sử dụng quỹ đất thuê của Nhà nước với tổng diện tích 114.794m2. Trong đó, có 6 khu đất rộng lớn tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng.

    Đáng chú ý, khu đất 23.000m2 tại quận Đống Đa (Hà Nội) là dự án khu vui chơi giải trí, đang được chuyển đổi chủ đầu tư… Quỹ đất đai này được xem là “miếng bánh màu mỡ” nhất mà các đại gia bất động sản nhòm ngó, muốn thâu tóm từ lâu mà chưa có cơ hội.

    Cùng thời điểm IPO, Vigecam cũng đã hé lộ danh tính hai công ty được phê duyệt mua cổ phần chiến lược, gồm: tổng công ty rau quả, nông sản – CTCP (Vegetexco) mua 45% và công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNAinsurance) mua 25%. Ngoài ra, còn có công ty CP Cảng Quảng Ninh đăng ký mua nhưng đã bị loại vì không đủ điều kiện.

    Cả ba công ty muốn mua cổ phần Vigecam đều là công ty con của T&T Group, có quỹ đất đai rộng lớn và được thâu tóm thông qua con đường mua cổ phần nhà nước thoái vốn trước đây. Cụ thể, hai công ty của Bầu Hiển gồm T&T Group và Bảo hiểm Sài Gòn- Hà Nội nắm 50% vốn điều lệ Vegetexco.

    Tháng 4/2015, T&T Group cũng thâu tóm xong 98% cổ phần của Cảng Quảng Ninh từ tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines). Từ đây, tập đoàn này đã đưa người vào nắm quyền tại DN, tiếp tục quản lý khai thác vài chục hecta kho bãi, nhà xưởng nằm dọc tuyến cảng biển mà tương lai rất có thể trở thành “khu đô thị cảng biển”.

    Chi nghìn tỷ thâu tóm DN

    Tốc độ thâu tóm DNNN một cách “nhanh – gọn” của bầu Hiển khiến giới đầu tư cũng phải “ngả mũ kính nể”. Lâu nay, các DNNN thực hiện cổ phần hoá rất chậm chạp, có nhiều vướng mắc, tranh chấp phức tạp khiến nhiều nhà đầu tư dè chừng, lấn cấn vì tốn nhiều công sức theo đuổi trường kỳ…

    Thế nhưng, từ năm 2015 đến nay, các thương mua vụ cổ phần DNNN của T&T Group diễn ra rất nhanh chóng, suôn sẻ đến mức giới đầu tư cũng ngạc nhiên vì sao ông bầu bóng đá lại có thể “một đập ăn quan” tại các DNNN lớn đầu ngành như vậy.

    Thực tế, T&T Group đã và đang thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm DNNN lớn, như: Bệnh viện Giao thông Vận tải (nắm 51,43% vốn điều lệ), Bia Việt Hà, Cảng Quảng Ninh, Vegetexco, Vigecam, tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)…

    Trong đó, Vinafor có vốn điều lệ lên tới 3.500 tỷ đồng, đã tiến hành IPO lần đầu thành công 6,95% cổ phần hôm 21/4/2016. Công ty này cũng đang quản lý quỹ đất lên tới 43.500 ha tại nhiều tỉnh thành lớn.

    T&T Group cũng xin mua 140 triệu cổ phần chiến lược, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn cứ theo giá đấu bình quân khi IPO là 10.114 đồng/CP, T&T Group dự chi ra 1.416 tỷ đồng để sở hữu chi phối 40% vốn tại Vinafor.

    Giai đoạn 2015-2016, bầu Hiển đã và sẽ phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng cho những thương vụ thâu tóm DNNN, cụ thể, Vinafor (chi tối thiểu 1.416 tỷ đồng), Vigecam (chi 1.555 tỷ đồng), Vegetexco (chi 430 tỷ đồng), Bệnh viện GTVT (chia 119 tỷ đồng), Cảng Quảng Ninh (chi tối thiểu 490 tỷ đồng)…

    Tổng số tiền chi mua cổ phần DNNN nêu trên lên tới hơn 4.000 tỷ đồng, vượt số vốn điều lệ của T&T Group (năm 2015 tăng vốn đạt 3.000 tỷ đồng). Câu hỏi đặt ra là, bầu Hiển và T&T Group đã huy động vốn ở đâu để có tiền thâu tóm hàng loạt DNNN lớn vừa qua?

    Không chỉ mua nhanh, bầu Hiển còn mua cổ phần DN với giá khá bèo, chỉ nhỉnh hơn mệnh giá 10.000 đồng/CP. Do các DNNN làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, nợ lớn… nên giá trị doanh nghiệp được định giá khá thấp so với tiềm năng, lợi thế, tài sản vốn có. Vì thế, giá cổ phần khi chào bán cũng được định giá khá thấp, khiến cho giá trúng đấu giá khi IPO và giá bán cho nhà đầu tư khá “bèo”.

    Theo TBKD
  8. dat0039

    dat0039 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/04/2015
    Đã được thích:
    22.123
    T&T càng béo thì SHB càng hẻo là đương nhiên rồi, do đó họ ko cần giữ giá gì cho SHB đâu, chỉ giữ sao ko bị mất quyền chi phối SHB thôi.
  9. nsveta

    nsveta Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2010
    Đã được thích:
    694
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thằng T&T tiền ở đâu mà nó có để thâu tóm khiếp: Thực tế, T&T Group đã và đang thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm DNNN lớn, như: Bệnh viện Giao thông Vận tải (nắm 51,43% vốn điều lệ), Bia Việt Hà, Cảng Quảng Ninh, Vegetexco, Vigecam, tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)…
    --- Gộp bài viết, 26/08/2016, Bài cũ: 26/08/2016 ---
    Khùng mịa chủ tịch nắm nhiều cổ đông mừng hết lớn chứ đi đâu...

Chia sẻ trang này