Tự thấy nhục chính mình khi tin lời chủ tịch ngân hàng tóp 5 Việt Nam để đến giờ lỗ đau!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 25/08/2016.

126 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 04:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12654 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. NGHIADD07

    NGHIADD07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Đã được thích:
    443
    quyet dinh ban than 1 loại đổ thừa cho sai lầm bản thân
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Đổ mịa gì thực tế dám nói nhục chính mình thì còn gì để nói nữa, trên F này ai dám nói chịu nhục với chính mình k!
  3. NGHIADD07

    NGHIADD07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Đã được thích:
    443
    ITA cũng la lói chữi bới shb gio cũng vay, vai. sai la chuyen binh thuong có *** gì k dám thừa nhận.[-X
  4. Sakurahana1971

    Sakurahana1971 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2014
    Đã được thích:
    1.002
    Tóm lại là bác đã tiếp cận đến SHB toàn tin đẹp nhưng ko thực tế
    Còn đa số khác tiếp cận những luồng thông tin ngược chiều với bác nên ko mua hoặc trót mua thì sẵn sàng cắt lỗ
  5. AnhDuc07

    AnhDuc07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2015
    Đã được thích:
    31
    em thấy bác dongtay79 chê HAG không tiếc lời , vậy mà đầu tư con nào đều kêu con đấy >:D<
    quocdai307 thích bài này.
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Mía tôi noi có sai không. ...
  7. XuanTocXanh

    XuanTocXanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    22.376
    Bác đã bán thì chờ shb vượt 6 thì full mg mà gỡ lại. Phiên thứ 6 thấy ba mức giá trên bảng đều dư mua hàng triệu cổ mới ghê, k bít là tuồng gì?
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Khó lắm một khi mất lòng tin thì rất khó lấy lại...
    XuanTocXanh thích bài này.
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Đây có bài viết mới các bạn tham khảo để xem SHB thế nào, nghĩ cũng lạ đường đường máng tiếng là top 5 nghe rất hay rất lớn mà không nằm trong thí điểm Basel II của NHNN: thí điểm theo tiêu chuẩn Basel II (BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank, VIB)!

    Ngân hàng không dễ thực thi yêu cầu tăng vốn
    Kế hoạch tăng vốn của nhiều ngân hàng vẫn không dễ thực hiện, đặc biệt là ở những ngân hàng quy mô nhỏ, do giá cổ phiếu kém hấp dẫn nhà đầu tư, trong khi áp lực tái cơ cấu lớn.

    27/08/2016 14:36
    Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) sẽ tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng
    Tổng giám đốc một ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng cho biết, yêu cầu tăng vốn được đặt ra từ 2 năm trước, song đến nay, ngân hàng này chưa thực hiện được do thị trường khó khăn, cổ phiếu ngân hàng giảm, nên cổ đông không mấy mặn mà. Việc tăng vốn bằng nguồn thặng dư, cổ tức lại càng khó khăn hơn đối với ngân hàng nhỏ, khi lợi nhuận làm ra trong những năm qua chủ yếu tập trung cho trích dự phòng rủi ro. Vì vậy, HĐQT ngân hàng này đành phải chờ đợi thêm, nếu điều kiện thị trường cho phép thì sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn.

    Mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận việc tăng vốn từ mức 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, nhưng trong năm 2015, một ngân hàng có trụ sở chính tại TP.HCM đã không thể hoàn tất kế hoạch trên, khi chỉ huy động được 21 tỷ đồng trên tổng 1.000 tỷ đồng vốn cần huy động từ cổ đông hiện hữu. Vì vậy, vốn pháp định của nhà băng này hiện chỉ nhích hơn mức 3.000 tỷ đồng, trong khi mục tiêu đặt ra là tăng lên 4.000-4.500 tỷ đồng trong giai đoạn 2015-2016.

    HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Sài Gòn (Saigonbank) cũng cho hay, mục tiêu của Ngân hàng trong năm 2016 là tiếp tục tăng cường năng lực tài chính, quy mô hoạt động trên cơ sở đảm bảo an toàn. Trong đó, vốn điều lệ sẽ được nâng từ hơn 3.000 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua và đã được NHNN chấp thuận. Nhưng đến nay, khi năm tài chính 2016 gần đi qua, kế hoạch này của Saigonbank vẫn chưa có động tĩnh gì mới.

    Trên thực tế, hơn 3 năm qua, Saigonbank chưa thể hoàn thành kế hoạch tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng. Trong khi đó, áp lực thoái vốn của các cổ đông lớn tại Saigonbank gia tăng theo lộ trình quy định của Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định việc tổ chức lại các tổ chức tín dụng. Mới đây, Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) đã thoái 5,48% vốn cổ phần tại Saigonbank, nhưng vẫn còn cổ đông lớn (Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Vietcombank) cũng đang đứng trước áp lực thoái vốn tại đây.

    Các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng vẫn nỗ lực để nâng cao năng lực tài chính, đối phó với những rủi ro trong hoạt động và áp lực thực hiện các chuẩn mực quốc tế. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ đợt 1 thêm 111 tỷ đồng, nâng mức vốn điều lệ từ 4.400 tỷ đồng lên 4.511 tỷ đồng thông qua việc phát hành 11.099.948 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2014. Hiện Bac A Bank đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 4.400 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội cổ đông thường niên thông qua và dự kiến triển khai trong năm nay. Tuy nhiên, gần hết 3 quý đầu năm, Ngân hàng vẫn chưa phát hành tăng vốn.

    Dự kiến trong năm 2016, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) sẽ tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng sau khi hoàn tất quá trình tăng vốn năm 2015 thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tượng chọn lọc bên ngoài và cổ đông hiện hữu là 500 tỷ đồng. OCB cho biết, thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2016, nhưng đến nay, OCB vẫn chưa triển khai. Thậm chí, OCB cho biết, đợt phát hành riêng lẻ cho đối tượng chọn lọc bên ngoài và cổ đông hiện hữu trong đợt tăng vốn lên 4.500 tỷ đồng tiếp tục được hoàn tất.

    Ngoài những ngân hàng trên, hầu hết các ngân hàng đang đứng trước áp lực tăng vốn điều lệ để sử dụng công cụ Basel hiệu quả. Vì thế, 10 ngân hàng Việt được chỉ định thí điểm theo tiêu chuẩn Basel II (BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank, VIB) cũng lần lượt tăng vốn từ việc chia cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu mới. Việc áp dụng Basel II sẽ khiến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng giảm, yêu cầu vốn tăng lên, do ngoài rủi ro tín dụng, Basel II tính đến yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Do đó, những ngân hàng có CAR xung quanh 9% sẽ phải tính đến phương án tăng vốn cấp 1 hoặc cấp 2 để cải thiện CAR.
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Và đây đọc bài viết này mới thấy hối hận, ịt mẹ nó chắc là danh hiệu ảo!

    http://viettimes.vn/kinh-te/tai-chi...ng-viet-di-mua-giai-thuong-quoc-te-69503.html
    Có hay không chuyện ngân hàng Việt đi mua giải thưởng quốc tế?
    VietTimes – Nhìn và nghe các ngân hàng lớn, bé dồn dập công bố về những giải thưởng quốc tế - ai cũng nhận là "nhất Việt Nam" - có khi nào bạn tự hỏi về nguồn gốc của của sự vinh danh này…

    Ninh Giang – Hoàng Nguyên - /Thứ Sáu, ngày 29/7/2016 - 15:47
    [​IMG]Đại diện GBAF chúc mừng Phó Tổng Giám đốc ABBank Bùi Trung Kiên đã đạt được giải thưởng Ngân hàng Phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2016.
    [​IMG]
    Hóa đơn mà GBAF gửi đến một ngân hàng Việt.

    Phía trên là hình ảnh scan của một hóa đơn (invoice) mà Tạp chí Global Banking & Finance review (GBAF) gửi tới một ngân hàng lớn, có trụ sở tại Hoàn Kiếm, Hà Nội.


    Hóa đơn xuất ngày 05/06/2016, đến hạn thanh toán vào ngày 15/06/2016, tổng giá trị thanh toán là 10.000 USD, nội dung thanh toán là Gói truyền thông như thỏa thuận/như đề xuất (Media Coverage as proposed).

    Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu trước thời điểm xuất hóa đơn, bên thụ hưởng không nhận được một giải thưởng với cái tên rất hoành tráng mà GBAF trao tặng: “Ngân hàng… tốt nhất Việt Nam năm 2016”.





    Phía ngân hàng – vừa là bên nhận giải và cũng đồng thời là bên thanh toán hóa đơn – đã mở hẳn một chiến dịch truyền thông rộng rãi cho giải thưởng trên.

    Trong chiến dịch này, họ gọi Global Bankking & Finance review là Tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu trên thế giới.

    Song sự thực có phải hoàn toàn là như vậy?

    Tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu trên thế giới?

    Dữ liệu thống kê của SimilarWeb cho thấy, Tạp chí Global Banking & Finance review (GBAF) (domain name: globalbankingandfinance.com), chỉ đạt lượng truy cập rất hạn chế.

    Cụ thể, tính trung bình 6 tháng gần nhất là 27.500 lượt/tháng, tức là chưa đến 1.000 lượt/ngày; Thời gian lưu trang là 48 giây; Global rank là 935.491, còn Category Rank (Finance) là 18.447.

    Đáng chú ý, nhiều ngân hàng giới thiệu Global Banking & Finance review là tạp chí uy tín thế giới của Anh Quốc nhưng khá bất ngờ là bạn đọc chủ yếu của site này lại đến từ… Ấn Độ.

    [​IMG]ABF là Tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu trên thế giới?
    Tương tự GBAF, tạp chí Asia Banking & Finance (ABF) cũng là tổ chức đã vinh danh nhiều ngân hàng Việt. Và dĩ nhiên, trong các thông cáo phát đi, các ngân hàng cũng gọi ABF là Tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu trên thế giới.

    Song lượng truy cập và độ phổ biến của tạp chí này trên internet (domain name: asianbankingandfinance.net) cũng chẳng khá hơn GBAF là mấy.

    Được biết, đơn vị lập ra ABF là công ty truyền thông Chalton Media, địa chỉ ở 15B Stanley St. (Singapore).

    Theo thống kê của SimilarWeb, tính trung bình 6 tháng gần nhất, lượt truy cập của ABF là 8.900 lượt/tháng; Thời gian lưu trang là 58 giây; Global rank là 2,095,293, còn Category Rank (Banking) là 7.834.

    Để đánh giá “tầm” của hai tạp chí vừa nêu, chúng ta có thể so sánh dữ liệu truy cập của chúng với website của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (domain name: vietinbank.com.vn) – cũng chính là một nhà băng vừa được GBAF trao giải (chứ chưa cần so sánh với dữ liệu của các tờ báo tài chính hàng đầu Việt Nam).

    Tính trong 6 tháng gần nhất, lượng truy cập trung bình vào vietinbank.com.vn là 2,6 triệu lượt/tháng; thời gian lưu trang là 4,47 phút; Pages per visit là 5.92; Global Rank là 13.473. Tức là vượt trội rất nhiều so với hai tạp chí ABF và GBAF.

    Như đã nói, họ vẫn gọi ABF và GBAF là…. “Tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu trên thế giới”.

    Trên thực tế, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đang "trưng" các giải thưởng từ BAF và GBAF như một niềm tự hào lớn. Không ít ngân hàng, thậm chí, còn dán kín mặt tiền hội sở và phòng giao dịch bằng các hình ảnh hình ảnh chói lọi về giải thưởng.

    [​IMG]Ông Đỗ Lam Điền (phải) – GĐ Khối Ngân hàng Doanh nghiệp SHB nhận giải thưởng NH Tài trợ dự án tốt nhất và NH SME tốt nhất.
    Nhà băng Việt Nam gần đây nhất được vinh dự nhận giải thưởng của ABF là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

    “SHB vừa trở thành Ngân hàng Việt Nam duy nhất được Tạp chí The Asian Banking & Finance (ABF) bình chọn và trao giải “Ngân hàng tài trợ Dự án tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” năm 2016”, SHB cho biết trong thông cáo báo chí vừa được phát đi vào chiều 28/7.

    Như vậy, thì chỉ tính riêng trong tháng 7/2016, ngân hàng này đã nhận tới 3 giải thưởng uy tín, tính cả lần được Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã bình chọn SHB là 1 trong 10 NHTM uy tín nhất Việt Nam 2016.

    Trước đó, hạ tuần tháng 4/2016, SHB cũng thông báo, vừa được Global Banking and Finance Review - Tạp chí hàng đầu về tài chính ngân hàng có uy tín của Anh bình chọn là “Ngân hàng có dịch vụ tiền gửi tốt nhất” và “Ngân hàng có dịch vụ Internet Banking tốt nhất” Việt Nam năm 2016.

    “Ngoài Tạp chí ABF, SHB đã nhiều lần được các Tạp chí uy tín thế giới khác trao tặng các danh hiệu ở hạng mục SME như Alpha Southeast Asia; Global Banking & Finance Review,…” – SHB nhấn mạnh.

    “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016”

    Tìm hiểu nhanh thì thấy đã có tới 2 ngân hàng khác nhau được xướng danh là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016” và thêm một ngân hàng nữa với danh vị nhang nhác - “Ngân hàng phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2016”.

    “Theo kết quả bình chọn của Global Banking And Finance Review - tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới, VietinBank được vinh danh là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016”, trích thông cáo báo chí của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vào cuối tháng 5/2016.

    "Vào ngày 16/03/2016 vừa qua, giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2016” do tạp chí uy tín hàng đầu khu vực The Asian Banker đã được trao tặng cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đánh dấu năm thứ hai liên tiếp BIDV đón nhận giải thưởng danh giá này. Giải thưởng một lần nữa khẳng định vị thế, năng lực và uy tín của BIDV trên bản đồ tài chính Việt Nam hiện nay”, BIDV cũng cho biết mình là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2016”.

    Còn website của ABBank thì cho hay: “Ngày 04/05/2016, tại London – Vương quốc Anh, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã vinh dự nhận giải thưởng Ngân hàng phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016 do một trong những tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu trên thế giới - Global Banking And Finance Review bình chọn. Đây là một trong những giải thưởng danh giá của Tạp chí dành cho các doanh nghiệp nổi bật và xuất sắc trong lĩnh vực tài chính trên toàn Thế giới trong từng năm.”

    Có lẽ chỉ có các ngân hàng nhận giải mới biết được, rằng hội đồng giảm khảo của Global Banking And Finance Review hay The Asian Banker đã khảo sát ra sao và căn cứ vào đâu để chấm điểm rồi trao giải “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2016” (?!).

    [​IMG]

    GBAF đánh giá Vietinbank là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016, còn The Asian Banker lại bảo là BIDV

    Và không chỉ là những giải thưởng mang tính chất chuyên môn tài chính ngân hàng, nhiều “Tạp chí tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu trên thế giới” lại còn sinh ra những hạng mục giải thưởng khá ngộ nghĩnh. Ví dụ như bộ đôi giải thưởng Chiến dịch marketing và truyền thông tốt nhất của năm (Advertising Campaign of the Year – Vietnam) và Website sáng tạo nhất (Website of the Year - Vietnam) mà ABF vừa trao cho ngân hàng PVcomBank mới đây.

    Cùng thời điểm nhận giải của PVcomBank, ngày 20/07/2016, tại Singapore, Tạp chí Asian Banking and Finance (ABF) cũng đồng thời bình chọn và trao tặng bộ đôi giải thưởng cho BIDV: Ngân hàng Việt Nam tốt nhất về Công nghệ và Vận hành 2016 (Vietnam Domestic Technology and Operations Bank of the Year) và Ngân hàng Việt Nam tốt nhất về hoạt động Mạng xã hội (Social Media Initiative of the Year - Vietnam); Bên cạnh đó là giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2016” trao tặng cho Maritime Bank.

    Tất nhiên, số ngân hàng từng nhận giải thưởng từ các tổ chức như ABF hay GBAF không chỉ gói gọn trong các cái tên vừa nêu. Đó còn là ACB, VPBank, Sacombank, TPBank, SCB, Techcombank, Dong A Bank, SeABank, Oceanbank…

Chia sẻ trang này