Tuần cuối tháng 5 chào đón 2 hiệp định FTA !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 25/05/2020.

6947 người đang online, trong đó có 1088 thành viên. 13:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5228 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ngày 28 /5 Quốc hội bấm nút thông qua 2 hiệp định thương mại lịch sử ! EVFTA, EVITA !
    Tuần tới tập chung dòng cổ phiếu hưởng lợi!
    Nông nghiệp, thủy sản, may mặc, Logitic..
    Sóng cả tuần, mong chờ từ nhiều năm ...
    Chiến mạnh !!!
    Last edited: 25/05/2020
    xgameno1Tinhledt thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ngành nông nghiệp được dự báo hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định EVFTA
    [​IMG]
    Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025 nhờ EVFTA, ví dụ như gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%),...
    Bộ Công Thương cho biết, khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ được giảm thuế về 0% như gạo tấm, các sản phẩm từ hạt… Đối với mặt hàng rau củ quả, EU cũng cam kết xóa bỏ thuế khi EVFTA có hiệu lực.

    Đối với thuỷ sản, khoảng 50% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ, 50% dòng thuế còn lại cũng sẽ được xoá bỏ trong lộ trình 5 – 7 năm. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025 nhờ EVFTA, ví dụ như gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%). Ở một khía cạnh khác, hội nhập cũng tạo thêm việc làm giúp người nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân.

    Một cơ hội khác mà Hiệp định EVFTA mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam là việc thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó giúp tăng sản lượng, chất lượng nông sản, giúp nông sản Việt Nam tiến dần tới các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu.

    Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương để nắm bắt được các cơ hội này không phải là dễ dàng. Cửa đã mở nhưng để có thể thông hành, hàng nông sản của ta còn cần phải vượt qua nhiều rào cản như hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, hay vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ…

    Với tính chất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, Bộ Công Thương cho rằng người nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp lại càng phải chủ động đẩy mạnh nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản Việt Nam.
    xgameno1, Tinhledttodo91 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Phê chuẩn EVIPA, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam

    Hiệp định EVIPA, tách ra từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), đã được Hội đồng Châu Âu thông qua ngày 25/6/2019 và được đại diện các Bên ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội. Theo Điều 4.13 quy định Hiệp định EVIPA sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau ngày các Bên thông báo cho nhau về việc hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ của mình.

    Hiệp định EVIPA thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Nghị viện châu Âu và Nghị viện các nước Thành viên. Hiện nay, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định. Phân tích toàn diện cơ sở pháp lý, cũng như quan hệ chính trị, đối ngoại, Chính phủ đề xuất Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVIPA tại Kỳ họp thứ 9 mà không nhất thiết phải chờ toàn bộ các thành viên EU hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định.

    Về các vấn đề của Hiệp định này, thực hiện ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo thuyết minh Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA) trước Quốc hội ngày 20/5/2020.

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Hiệp định chỉ có hiệu lực khi Việt Nam, EU và tất cả các nước thành viên EU hoàn tất thủ tục phê chuẩn theo pháp luật của nước mình.

    Theo dự kiến, sáng 28/5, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua cả 2 hiệp định EVFTA và EVIPA.
    Ngày 12/02/2020, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định. Để Hiệp định có hiệu lực thì cần tiếp tục được nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn. Đến nay đã có 02/28 nước thành viên EU phê chuẩn Hiệp định, gồm Hung-ga-ri (phê chuẩn ngày 23/12/2019) và Cộng hòa Séc (phê chuẩn ngày 13/02/2020).


    Lý giải vì sao Chính phủ đề xuất Quốc hội phê chuẩn Hiệp định tại Kỳ họp thứ 9, mà không nhất thiết phải chờ toàn bộ các thành viên EU hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định, Bộ trưởng Dũng đã đưa ra 3 lý do:

    Một là, về cơ sở pháp lý, việc phê chuẩn Hiệp định là nghĩa vụ của Việt Nam và EU phù hợp với quy định của Hiệp định. Theo đó, mỗi Bên có toàn quyền quyết định việc thực hiện trình tự, thủ tục và thời điểm phê chuẩn Hiệp định theo pháp luật của mình mà không phụ thuộc vào việc thực hiện các thủ tục tương ứng của Bên kia.

    “Việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định trong khi các thành viên EU chưa hoàn tất thủ tục này cũng không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của Việt Nam bởi vì các quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên theo quy định của Hiệp định chỉ được thực hiện sau khi tất cả các Bên thông báo cho nhau về việc hoàn tất thủ tục phê chuẩn nội bộ của mình để Hiệp định chính thức có hiệu lực”, Bộ trưởng Dũng chỉ rõ.

    Hai là, về chính trị, đối ngoại, hiện nay, Nghị viện châu Âu (với tư cách là một khối thống nhất) đã phê chuẩn đồng thời cả Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA. Do vậy, việc Quốc hội Việt Nam thực hiện thẩm quyền phê chuẩn tương tự là cần thiết, thể hiện sự đối đẳng trong quan hệ Việt Nam - EU.

    “Điều đó cũng góp phần khẳng định Việt Nam là đối tác có thiện chí và trách nhiệm cao trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết, đồng thời thúc đẩy các nước thành viên EU hoàn tất thủ tục phê chuẩn của nước mình”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.

    Ba là, đối với môi trường đầu tư, kinh doanh, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chi rõ, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp EU không chỉ kỳ vọng vào những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư theo EVFTA mà còn mong đợi EVIPA sẽ tạo dựng một khung pháp lý đầy đủ và có hiệu quả hơn nữa cho việc bảo hộ hoạt động đầu tư của họ tại Việt Nam.

    “Do vậy, việc Quốc hội phê chuẩn đồng thời Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA sẽ góp phần củng cố niềm tin của các doanh nghiệp vào quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục đẩy mạnh tiến trình đổi mới, hội nhập, cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

    Về tác động của Hiệp định đối với Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, về chính trị, an ninh quốc gia, Hiệp định đã quy định một số nguyên tắc nhằm bảo đảm để Việt Nam phát triển quan hệ với EU trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc phù hợp với những mục tiêu đã được các Bên thỏa thuận theo Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam - EU.

    Về đối ngoại, việc thực thi Hiệp định này sẽ góp phần tăng cường sự gắn kết về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU, đồng thời củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai Bên.

    Về chính sách kinh tế vĩ mô, EVFTA và EVIPA này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua tác động tới đầu tư, thương mại, cải thiện năng suất và cải thiện môi trường thể chế.

    Cụ thể, so với trường hợp không tham gia các Hiệp định này, GDP của Việt Nam tăng thêm lần lượt trong ngắn hạn, trung hạn (giai đoạn 2022-2024) và dài hạn (giai đoạn 2025-2030) từ 0,28% đến 0,63%/năm; 1,24% đến 2,02%/năm và từ 3,53% đến 4,37%/năm. Về việc làm, mức tăng tương ứng lần lượt là 26.000 đến 66.000; 56.000 đến 81.000 và từ 34.000 đến 43.000.

    Đặc biệt, theo Bộ trưởng, trong khi dịch COVID-19 có tác động làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, thì EVFTA và EVIPA càng có tác động tích cực, bởi đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam thiết lập các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới với EU, bù đắp những thiệt hại do việc đứt gãy các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khác.

    EVIPA cũng sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng, đồng thời hạn chế việc suy giảm nguồn vốn FDI theo xu hướng chung của thế giới...

    Đối với hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh và thu hút FDI, việc thực hiện cam kết theo Hiệp định này sẽ là động lực thúc đẩy Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, bình đẳng, an toàn, minh bạch và thân thiện hơn đối với nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

    Cùng với những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư theo Hiệp định EVFTA, việc thực thi Hiệp định này sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh, đặc biệt là trong một số ngành dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối, công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

    Bên cạnh đó, đầu tư từ EU trong các lĩnh vực này có thể hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế trong nước. Thông qua liên kết sản xuất với doanh nghiệp có vốn đầu tư của EU, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của EU và toàn cầu, được chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý.

    Đối với cơ chế giải quyết tranh chấp và thi hành pháp luật, các quy định của Hiệp định được xây dựng chi tiết, có tiêu chí rõ ràng, ghi nhận quyền ban hành và thực hiện chính sách của mỗi Bên. Điều đó sẽ góp phần bảo đảm để các quy định của Hiệp định được hiểu và áp dụng một cách nhất quán, giúp hạn chế tối đa khả năng tranh chấp xảy ra.

    Mặt khác, việc thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp thường trực theo Hiệp định để giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư của một Bên được đánh giá là bước tiến mới so với cơ chế trọng tài giải quyết tranh chấp theo từng vụ việc mà Việt Nam đã áp dụng theo 66 Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký kết trong gần 30 năm qua.

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc thực thi Hiệp định này cũng đặt ra một số thách thức đối với Việt Nam. Thực tế cho thấy, thể chế, chính sách, cơ chế quản lý của Việt Nam còn một số mặt hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nói chung và nhu cầu các nhà đầu tư EU nói riêng.

    Việc thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp định cũng đặt ra những thách thức lớn hơn trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả tranh chấp, vướng mắc với nhà đầu tư.

    Những thách thức đó đòi hỏi Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải thực hiện những giải pháp đồng bộ, toàn diện để có thể phát huy tối đa những lợi ích từ Hiệp định này và Hiệp định EVFTA.

    Về cơ chế bảo đảm thực thi Hiệp định, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo rằng, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ở cấp Trung ương để kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản cần thiết cho việc triển khai thi hành Hiệp định.

    "Kết quả rà soát cho thấy, trừ cơ chế công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam, toàn bộ nội dung của Hiệp định đã đủ rõ và chi tiết, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Do vậy, việc thực hiện các cam kết của Việt Nam theo Hiệp định không đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật", Bộ trưởng báo cáo làm rõ.

    Trên cơ sở đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định, trong đó cho phép áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung của Hiệp định, trừ cơ chế công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư. Đồng thời, ban hành một Nghị quyết riêng về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp theo Hiệp định.

    Căn cứ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 44, Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao xây dựng, trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định. Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết này theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 9./.
    xgameno1, Tinhledtsuccess1368 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ngày 29/4/2020, Văn phòng Đăng ký Liên bang Mỹ (Federal Register) đã chính thức công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính lần thứ 15 (POR15) đối với các lô hàng xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn từ ngày 01/8/2017 – 31/7/2018.
    Theo đó, hai doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam: Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF (DN bị đơn bắt buộc -NTSF SEAFOODS) và Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ (DN bị đơn tự nguyện - CASEAMEX) được hưởng mức thuế suất là 0,15 USD/kg

    Các DN Việt Nam còn lại XK cá tra sang Mỹ hưởng mức thuế bằng mức thuế suất toàn quốc là: 2,39 USD/kg.

    Đây là tin vui đối với XK cá tra Việt Nam nói chung và NTSF SEAFOODS; CASEAMEX nói riêng vì so với mức thuế suất của đợt rà soát trước (POR14), mức thuế đợt này đã được giảm đi đáng kể từ 1,37 USD/kg (đối với NTSF SEAFOODS) giảm xuống còn 0,15 USD/kg.

    Ngoài ra, hai DN XK cá tra lớn nhất sang thị trường Mỹ là: VINH HOAN CORP và BIEN DONG SEAFOOD vẫn được giữ mức thuế suất lần lượt là: 0% và 0,19% trong đợt xem xét POR15.

    Tính đến hết tháng 3/2020, tổng giá trị XK cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 61,77 triệu USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Cho dù bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng các DN đã bắt đầu nhìn thấy ánh sáng lạc quan từ thị trường này sau một năm giá trị XK cá tra sang thị trường này giảm liên tục trong 12 tháng.

    Với mức thuế CBPG giảm mạnh thêm cho hai DN, cá tra Việt Nam sẽ có thêm hi vọng và cơ hội để mở rộng đường XK sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang làm gián đoạn hoạt động XNK của các DN Mỹ. Do đó, có thể phải hết quý 2/2020, XK cá tra Việt Nam mới thực sự mạnh mẽ hơn để trở lại thị trường Mỹ.
    xgameno1, Tinhledtsuccess1368 thích bài này.
  5. Tanld68

    Tanld68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2019
    Đã được thích:
    1.006
    Cuối tuần toàn tung tin tốt. Ý nhà cái là gì đây. Hôm T6 nhà Cái lắc rụng hết hàng rồi
    BigDady1516Tinhledt thích bài này.
  6. success1368

    success1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2019
    Đã được thích:
    253
    VHC
    Hungtv2020BigDady1516 thích bài này.
    Hungtv2020 đã loan bài này
  7. sodo68

    sodo68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    1.344
    Dòng ck có khả năng cùng dòng fta ko vậy bác?
    BigDady1516 thích bài này.
  8. he_ro

    he_ro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    7.986
    Thuỷ sản, dệt may phải hoành là cái chắc.
    BigDady1516Tinhledt thích bài này.
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    TT đang đi qua chỗ nhiều sóc nên có rung lắc nhiều ! Hàng ngon vẫn chạy bình thường !
    Dòng Leader có điều chỉnh ! Phiên nay phiên mai ! Khả năng tạo đà cho nhịp tăng mới !
    TT sẽ lên mạnh từ phiên T4 !
    --- Gộp bài viết, 25/05/2020, Bài cũ: 25/05/2020 ---
    Dòng chứng đang cb con sóng lớn !
    Họ gom hàng từ 2 tuần nay!
    Trở lại thời hoàng kim thôi !
    xgameno1Tinhledt thích bài này.

Chia sẻ trang này