Tùy ngẫm...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tudor2017, 11/07/2020.

1862 người đang online, trong đó có 744 thành viên. 22:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5212 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. tudor2017

    tudor2017 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2019
    Đã được thích:
    1.535
    Ngày nghỉ cuối tuần tạm thời gác chứng sang một bên, mời các cụ vào chém gió cho vui
    Bộ phim Tam Quốc rất nổi tiếng của TQ mà ai cũng từng xem một, nhiều lần. Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử của TQ do La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn tam quốc (190-280) theo phương pháp bẩy thực ba hư. Đây là 1 trong tứ đại danh tác của văn học TQ.
    Ngoài ra còn là tác phẩm chứa đựng nhiều bài học sâu sắc dành cho nhà quản lý.
    Lưu Bị và hai người anh em thực sự không có bất cứ thứ gì ngoài khát vọng khôi phục nhà Hán với hai bàn tay trắng. Họ đã START UP thành công.

    Vậy tại sao họ lại thành công?, tại sao Lưu Bị là vua mà không phải là 1 trong ngũ hổ, hay Gia Cát Lượng, hay Từ Thứ, Pháp Chính, Bàng Thống?
    Mời các cụ có hứng vào chém gió
    Tiendat3009 thích bài này.
  2. tudor2017

    tudor2017 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2019
    Đã được thích:
    1.535
    Từ Thứ có tên tự là Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên. Thời trẻ, ông thích học đánh kiếm. Khoảng những năm 190-193, Từ Thứ cùng bạn là Thạch Thao (tức Thạch Quảng Nguyên) đi về phía nam đến Kinh Châu, kết bạn với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

    Sau đó Từ Thứ đến Tân Dã (thuộc quận Nam Dương) giúp Lưu Bị - lúc đó đang nương nhờ Châu mục Kinh Châu là Lưu Biểu.

    Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, khi Từ Thứ về làm quân sư cho Lưu Bị, lúc này đại quân của Tào Tháo từ Hứa Xương ập tới muốn đánh chiếm 9 quận Kinh Châu. Để đánh 9 quận Kinh Châu thì việc đầu tiên là phải đánh Tân Dã. Mà Lưu Bị lúc này lại đang mượn Tân Dã của Lưu Biểu để đóng quân nên không thể không ra ứng chiến.

    Đây cũng chính là lúc mà Từ Thứ được thi triển tài năng, giúp Lưu Bị sau bao năm chinh chiến ngược xuôi đều thất bại, nay mới có ngày được ca khúc khải hoàn khi đánh bại đại tướng Tào Nhân của quân Tào.

    Giữa lúc Lưu Bị vẫn còn đang say trong niềm vui của kẻ chiến thắng thì Tào Tháo lập mưu bắt mẹ Từ Thứ, dù Từ mẫu không đồng ý cộng tác nhưng Tào Tháo dùng mưu kế của Trình Dục, bắt chước nét chữ của bà để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ không thể không vì chữ hiếu mà quay về phương Bắc.

    Trước lúc ra đi, Từ Thứ vì trọng nghĩa, trọng tình với Lưu Bị mà tiến cử Ngoạ Long tiên sinh, tức Gia Cát Lượng cho Lưu Bị
    veque_2010Tiendat3009 thích bài này.
  3. veque_2010

    veque_2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    29.520
    Khúc này hay, ko nhẽ từ thứ giỏi hơn Ngoạ Long ta :-?~o)
    tudor2017 thích bài này.
  4. tudor2017

    tudor2017 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2019
    Đã được thích:
    1.535
    Từ Thứ vốn là bạn thân của Gia Cát Lượng, bản thân ông là một nhân tài, văn võ song toàn, rất hiểu binh pháp, đặc biệt là cách nhìn người của Ông
    veque_2010 thích bài này.
  5. Tom2020

    Tom2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2020
    Đã được thích:
    1.072
    Tất cả đều thua kém Tào tháo vài bật. LQT đã hư cấu các nhân vật khác làm giảm tài năng của Tào tháo, đương thời ai mạnh bằng ông? câu "chim sẻ sao hiểu ý đại bàng" nói lên tất cả :-w
    tudor2017 thích bài này.
  6. tudor2017

    tudor2017 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2019
    Đã được thích:
    1.535
    Nghệ thuật lãnh đạo không ai hơn Tào Tháo

    Tào Tháo tự là Mạnh Đức, còn gọi Tào A Man, người huyện Bạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông là một trong những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng của Trung Hoa. Dù mang tiếng đa nghi, gian trá, ông vẫn được đánh giá là người dũng cảm, mưu trí hơn người.

    Tào Tháo yêu người tài, khát người tài, tìm mọi cách để có được người tài, chính vậy bên cạnh ông luôn có những mưu sĩ hàng đầu thời bấy giờ theo phò tá.

    Tuy nhiên, một người luôn coi trọng nhân tài như Tào Tháo lại từng xuống tay với nhiều nhân tài kiệt xuất dưới trướng của mình, ắt hẳn phải có nguyên do của nó.
    Tom2020 thích bài này.
  7. tudor2017

    tudor2017 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2019
    Đã được thích:
    1.535
    Pháp Chính (176 - 220), tự Hiếu Trực, người huyện Mi, Thiểm Tây ngày nay, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của thế lực quân phiệt Lưu Bị thời Tam Quốc.

    Ban đầu, Pháp Chính là thủ hạ của Lưu Chương - quân phiệt Tây Xuyên. Sau này, khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu thần cho Bị, được bị rất tín nhiệm và kính trọng.

    Bỏ Lưu Chương, theo Lưu Bị

    Những năm đầu thời Kiến An, thiên hạ đói nghèo, Pháp Chính cùng đồng hương Mạnh Đạt cùng vào Thục, đầu quân cho Lưu Chương.

    Tuy nhiên, Chương không phải người biết trọng dụng nhân tài, cho nên rất lâu sau Pháp Chính mới "leo" lên được chức Huyện lệnh Tân Đô, sau đó được phong làm Quân nghị hiệu úy.

    Pháp Chính có tài mà không gặp thời, lại thường xuyên bị người Thục ghẻ lạnh vì là "kẻ ngoại lai". Ông vì điều này mà thường tỏ ra buồn khổ.

    Quan Biệt giá Ích Châu Trương Tùng là bằng hữu của Pháp Chính, cũng cảm thấy Lưu Chương không phải nhân vật có thể thành đại sự. Trương cũng chung tâm trạng với Pháp Chính.

    Năm Kiến An 13 (208), Trương Tùng đi sứ Tào Tháo, trở về khuyên Lưu Chương đoạn tuyệt với Tào mà quay sang giao hảo với Lưu Bị.

    Cùng năm đó, liên minh Lưu Bị - Tôn Quyền đại thắng Tào Ngụy tại Xích Bích, thế lực cùng thanh danh Lưu Bị vang dội, khiến Lưu Chương rất tin tưởng cử ngay Trương Tùng đi sứ sang gặp Lưu Bị.

    Trương Tùng nhân cơ hội này tiến cử Pháp Chính cho Bị. Ban đầu Chính còn thoái thác, nhưng rồi cũng phải "bất đắc dĩ" tới diện kiến Lưu Bị.

    Lưu Bị gặp được Pháp Chính thì "dùng ân đức thu nạp", khiến Pháp Chính cảm thấy Bị xứng đáng là minh chủ "hùng tài đại lược", có thể theo phò tá.

    Pháp Chính trở về Ích Châu, âm thầm mưu tính cùng Trương Tùng, quyết định "ngầm" tôn Lưu Bị làm chNăm Kiến An 16 (211), Lưu Chương nghe tin Tào Tháo chuẩn bị chinh phạt Trương Lỗ, Chương vô cùng lo sợ Tào "nuốt" xong Hán Trung sẽ nhòm ngó ích Châu.

    Trong lúc này, Trương Tùng khuyên Lưu Chương "đón" Lưu Bị vào Thục, để Bị thảo phạt Trương Lỗ, chiếm Hán Trung.

    Pháp Chính nhận lệnh làm sứ giả sang "mời" Lưu Bị đưa quân vào Thục. Đây cũng là thời điểm Pháp Chính "chính thức" phản lại Lưu Chương, hiến kế cho Bị.

    "Các hạ (Lưu Bị) là anh tài cái thế, Lưu Chương vô năng không thể làm minh chủ.

    Nay Trương Tùng làm nội ứng, giúp đoạt Ích Châu.

    Dùng Ích Châu trù phú làm căn cơ, lấy địa thế hiểm trở làm chỗ dựa mà thành đại nghiệp, dễ như trở bàn tay".

    Chính sách "Long trung đối" của Gia Cát Lượng nhận định rằng, Lưu Bị muốn đoạt thiên hạ thì buộc phải chiếm được Kinh Châu và Ích Châu.

    Bọn Pháp Chính, Trương Tùng "trở mũi giáo với Lưu Chương" chính là cơ hội trời ban. Lưu Bị lập tức chớp lấy thời cơ, thống lĩnh đại quân vào Thục.

    Năm Kiến An 17 (212), Lưu Bị vờ bằng lòng với Lưu Chương thảo phạt Trương Lỗ, dẫn quân tiến vào Gia Manh (tên địa danh).

    Sự việc bại lộ khiến Trương Tùng bị giết, Lưu Bị hoàn toàn "trở mặt" với Lưu Chương, xua quân tấn công Thành Đô.

    Quan Tòng sự Trịnh Độ hiến kế Lưu Chương dùng kế cố thủ "khiến quân Lưu Bị không đánh mà tan". Bị vô cùng lo lắng.

    Tuy nhiên, Pháp Chính nêu ra nhận định, Lưu Chương mặc dù bất tài, nhưng cũng là quan Châu mục yêu dân, cho nên sẽ không sử dụng kế sách phương hại đến dân chúng.

    Trọng thần của Lưu Bị

    Sau khi Lưu Chương đầu hàng, Lưu Bị độc chiếm Ích Châu, nhờ có Pháp Chính bày mưu hiến kế mà nhanh chóng tạo được quan hệ tốt với giới phú hào địa phương.

    Pháp Chính được Bị phong làm Thái thú Thục quân - Dương Vũ tướng quân.

    Bị lại lệnh Pháp Chính cùng 4 Gia Cát Lượng, Lưu Ba, Lý Nghiêm, Y Tịch chế định ra "Thục khoa" - bộ pháp luật cai trị Ích Châu, thay đổi tình trạng lỏng lẻo dưới thời Lưu Chương.

    Giai đoạn này, Pháp Chính vừa kiểm soát đại quyền hành chính Thục quận - thủ phủ Ích Châu, vừa là đại thần "cốt lõi" bên cạnh Lưu Bị.

    Tính cách Pháp Chính ân oán phân minh. Sau
  8. tudor2017

    tudor2017 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2019
    Đã được thích:
    1.535
    GIA CÁT LƯỢNG

    Trận Xích Bích là một trong những trận đánh nổi bật nhất thời Tam quốc, là cơ sở để tạo ra thế chân vạc, giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán. Kế “mượn gió đông” để dụng hỏa công trong trận Xích Bích của Gia Cát Lượng, vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

    Các học giả Trung Quốc ngày nay nhận định, đại chiến Xích Bích là chiến dịch quân sự "có tổ chức, có chuẩn bị, được hoạch định trong một thời gian dài", với sự tham chiến của Tào Ngụy do Tào Tháo lãnh đạo đối đầu với liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị.

    Ngay từ năm năm 207, Tào Tháo đã huấn luyện thủy quân tại Hà Bắc, chuẩn bị cho kế hoạch xua quân Nam tiến.

    Vì muốn bảo toàn thế lực, từ tháng 9/208, Tôn Quyền và Lưu Bị đã thành lập liên minh để đối phó Tào Tháo.

    Chiến trường lý tưởng để quyết đấu với Tào Ngụy không đâu khác ngoài Trường Giang - địa điểm cho phép liên quân "dùng sở trường đánh sở đoản của Tào Tháo".

    Xét về lực lượng tham chiến, Tào Tháo ước tính quân đội tham gia Nam tiến có 200.000 người. Sau khi chiếm Kinh Châu, Tào Tháo thu nhận hàng binh từ Lưu Biểu, khiến quân số tăng lên gần 300.000. Tuy vậy, các nhà sử học cho rằng, quân số thực sự có thể chiến đấu của Tào Ngụy chỉ khoảng 150.000 người (trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tào Tháo tự nhận mình có 800.000 quân).

    Ở phía bên kia chiến tuyến, Tôn Quyền có 30.000 thủy quân. Lưu Bị có 10.000 thủy quân và "gần 10.000 bộ binh". Liên minh Thục-Ngô về cơ bản có khoảng 50.000 - 60.000 lính.

    Tháng 10.208, hai phe đụng độ nhau trong trận chiến quyết địch ở Xích Bích. Do quân Tào Tháo là người phương Bắc, không giỏi thủy chiến nên binh sĩ bị bệnh tật, tinh thần xuống thấp.

    Vì đánh giá thấp đối phương cùng với năng lực thủy chiến thấp, Tào Tháo liên tiếp phải chuốc lấy thất bại. Tào Tháo rút quân về bờ Bắc sông Trường Giang để ổn định lực lượng.

    Để giảm thiểu việc thuyền rung lắc do sóng đánh, khiến quân sĩ nôn mửa, Tào Tháo dùng kế “liên hoàn chiến thuyền”, lệnh cho binh sĩ nối các thuyền chiến lại với nhau, cứ 30-50 chiếc cột làm một, ở phía bên trái mạn thuyền. Như vậy, các binh sĩ trên thuyền có thể đi lại như trên đất bằng, thậm chí cưỡi ngựa được.

    Nhược điểm của “Liên hoàn chiến thuyền” là biến lực lượng Tào Tháo trở thành mục tiêu lớn, khó di chuyển và dễ bị trúng hỏa công. Thời điểm diễn ra trận Xích Bích là vào lúc thời tiết mùa đông rõ rệt, khi đó chỉ có gió Tây Bắc nên Tào Tháo hết sức yên tâm. “Thời điểm rét nhất chỉ có gió Tây Bắc chứ làm gì có gió Đông Nam? Quân ta ở hướng Tây Bắc, quân địch ở bờ Nam, nếu chúng châm lửa chẳng phải tự đốt quân mình hay sao, ta sợ gì?”.

    Để chuẩn bị cho kế hoạch dùng hỏa công, Đại đô đốc phe Đông Ngô, Chu Du đã lén dùng kế ly gián khiến Tào Tháo giết chết tướng giỏi. Một mặt dùng mưu sĩ tìm cách khiến Tào Tháo tin tưởng vào kế “Liên hoàn chiến thuyền”, mặt khác vừa dùng “khổ nhục kế”, để lão tướng Hoàng Cái xin hàng Tào Tháo để trong ngoài ứng hợp.

    Mọi sự chuẩn bị sẵn sàng nhưng chỉ thiếu gió đông. Một hôm, Chu Du đứng quan sát động tĩnh quân Tào thì gió Tây Nam nổi lên
    Chu Du vì quá lo lắng nên thổ huyết mà ngã xuống bất tỉnh. Nghe tin, Gia Cát Lượng mượn cớ đến thăm và viết mật thư 16 chữ: “Dục phá Tào công, nghi dụng hỏa công; Vạn sự cụ bị, chỉ kiếm đông phong”. Câu này có nghĩa là muốn đánh bại Tào tháo thì nên dùng hỏa công, mọi sự chuẩn bị đã xong, chỉ chờ gió đông.

    Vui mừng vì Gia Cát Lượng hiểu được nỗi lo lắng của mình, Chu Du hỏi xem Lượng có kế gì hay. Gia Cát Lượng tự tin nói mình có tài “hô phong hoán vũ”, mượn gió đông 3 ngày 3 đêm để giúp Đông Ngô đánh Tào Ngụy.

    Theo yêu cầu của Gia Cát Lượng, Chu du cho người lập Thất tinh đàn ở phía nam Tịnh sơn, tạo điều kiện để Lượng hàng ngày cầu khấn.

    Mặt khác, Chu Du cũng ra lệnh cho Hoàng Cái chuẩn bị sẵn 20 thuyền nhẹ chất đầy vật dễ cháy để chuẩn bị đánh Tào. Nhiều ngày trôi qua mà thời tiết chưa có dấu hiệu biến chuyển khiến Chu du lo lắng.

    Nhưng đến một ngày, gió Đông Nam bỗng nhiên thổi mạnh. Chu Du chỉ chờ có vậy phất cờ tấn công. Hoàng Cái soái lĩnh đội thuyền hỏa công, vờ ra hàng Tào Tháo để tìm cách đến gần rồi bất ngờ phóng hỏa, thiêu cháy chiến thuyền Tào Ngụy.

    Gió đông càng thổi mạnh khiến lửa bén nhanh, chỉ trong chốc lát, hàng trăm chiến thuyền chìm trong biển lửa.

    Thừa thế xông lên, Liên minh Lưu Bị-Tôn Quyền truy đuổi tàn binh Tào Tháo. Trên đường rút chạy gặp mưa lớn, quân Tào Ngụy chết rất nhiều. Tào Tháo sau đó phải giữ lại một phần binh sĩ trấn giữ Giang Lăng và Tương Dương, còn mình rút quân về phương bắc.

    Trên thực tế, Gia Cát Lượng không phải là người giỏi trong việc dự báo thời tiết, ông chỉ có thể đoán ngày nào có gió đông chứ không “mượn” được gió.

    Gia Cát Lượng là người am hiểu về Kinh Dịch, nên lợi dụng sự biến đổi định kỳ của thời tiết để giúp quân sĩ có sức chiến đấu tốt nhất.

    Theo cách lý giải khoa học, Xích Bích là khu vực nằm ở phía đông, gần khu vực sông Trường Giang. Vào mùa đông, vùng đất này hạ nhiệt độ nhanh hơn ở trên sông, tạo thành các khối khí áp cao, giúp cho xuất hiện gió Đông Nam trong từng khoảng thời gian nhất định.

    Theo các học giả Trung Quốc, Gia Cát Lượng có thể dự đoán sự xuất hiện của gió Đông Nam nhờ khả năng tinh thông địa lý và thiên văn, ông có thể nhận ra những hiện tượng bất thường để biết được dấu hiệu thời tiết thay đổi.

    Cũng có thể gió đông giúp thiêu cháy chiến thuyền Tào Tháo trong trận Xích Bích chỉ là lời thêu dệt. Nếu không có gió, liên minh Lưu Bị-Tôn Quyền vẫn có thể sử dụng các yếu tố về địa hình để dùng hỏa công.

    Sau này, khi đọc Kinh Dịch, Tào Tháo đã ngộ ra nguyên nhân thất bại của mình là bởi yếu tố thời tiết và chỉ còn biết cười lớn.
  9. tudor2017

    tudor2017 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2019
    Đã được thích:
    1.535
    QUAN CÔNG
    “Một hôm, Tào Tháo mời Quan Công ăn tiệc. Tan tiệc, Tháo tiễn Quan Công ra tận cửa phủ, thấy ngựa Quan Công gầy, bèn hỏi: “Ngựa ông sao gầy vậy?” Quan Công đáp: “Thân hèn nặng nề, ngựa mang vất vả nên thường gầy.” Tháo sai tả hữu lấy ngựa. Một lát thấy dắt đến một con mình đỏ như lửa, dáng rất hùng dũng. Tháo trỏ ngựa hỏi: “Ông biết con ngựa này không?” Quan Công đáp: “Có phải là ngựa Xích Thố Lã Bố từng cưỡi?” Tháo bảo: “Đúng vậy!” Đoạn truyền thắng đủ yên cương tặng Quan Công. Quan công phục lạy hai lạy tạ ơn. Tháo không bằng lòng nói: “Ta nhiều lần đem mĩ nữ vàng bạc lụa là tặng cho, ông chưa từng lạy tạ. Nay cho con ngựa lại thấy mừng vui lạy ta hai lạy. Sao khinh người rẻ của mà quý một con súc vật thế?” Quan Công đáp: “Tôi biết ngựa này ngày đi ngàn dặm, nay may được nó, nếu biết huynh trưởng ở đâu có thể một ngày mà gặp lại được.” Tháo ngạc nhiên, nghĩ lại đâm hối. Quan Công từ tạ ra về.”
  10. tudor2017

    tudor2017 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2019
    Đã được thích:
    1.535
    Tư Mã Ý (1797 tháng 9, 251), biểu tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ.

    Ông có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, ông đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, khiến hoàng đế Nguỵ chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã SưTư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.

    Sau khi nhà Tấn thành lập, Tư Mã Ý đã được cháu mình truy tôn thụy hiệuTuyên hoàng đế, miếu hiệuCao Tổ, nên còn được gọi là Tấn Cao Tổ hay Tấn Tuyên Đế.

    Dưới trướng Tào Tháo
    Những nguyên nhân nói về việc Tư Mã Ý phục vụ dưới trướng Tào Tháo có khác biệt, nhưng ông đã chấp nhận chức vụ đầu tiên trong phe Tào Tháo ở tuổi ba mươi. Tư Mã Ý tin rằng nhà Hán sẽ nhanh chóng chấm dứt, và không thấy có động cơ gia nhập phe Tào, vốn đã chiếm quyền kiểm soát của Nhà Hán. Ông đã từ chối các lời mời của Tào Tháo, viện cớ mình đang bị bệnh. Tào Tháo không tin lý do này, và phái người tới nhà ông vào ban đêm để kiểm tra. Biết trước điều này, Tư Mã Ý nằm trong giường cả buổi đêm không cử động.

    Năm 208, Tào Tháo đã trở thành Thừa tướng và ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính, nói rằng "Nếu ông ta lẩn tránh, hãy bắt giữ." Sợ điều không hay sẽ xảy ra khi còn từ chối, Tư Mã Ý cuối cùng chấp nhận giữ chức Văn học duyện . Tuy nhiên, Tào Hồng, người em họ của Tào Tháo, đã yêu cầu Tư Mã Ý tới để được làm bạn với ông ta, nhưng Tư Mã Ý, vì không đánh giá cao Tào Hồng, đã giả vờ ốm phải chống gậy để tránh gặp mặt ông ta. Tào Hồng tức giận tới gặp Tào Tháo kể lại câu chuyện, sau đó Tào Tháo trực tiếp yêu cầu Tư Mã Ý tới gặp. Chỉ khi ấy Tư Mã Ý mới chính thức theo phe Tào.

    Dưới trướng Tào Tháo, ông bắt đầu thăng tiến qua các chức vụ Đông Tào duyện , chức quan chịu trách nhiệm đưa các quan chức vào làm việc, Chủ bộTư mã , chức quan đảm nhiệm hỗ trợ và cố vấn.

    Năm 215, khi Tào Tháo đánh bại Trương Lỗ và bắt nhân vật này đầu hàng, Tư Mã Ý đã khuyên Tào Tháo tiếp tục tiến về phía nam tới Ích Châu, bởi Lưu Bị vẫn chưa ổn định được quyền kiểm soát ở đó. Tuy nhiên, Tào Tháo không theo lời khuyên này. Tư Mã Ý nằm trong số các cố vấn hối thúc Tào Tháo áp dụng hệ thống Đồn điền chế và ủng hộ Tào Tháo lên nắm chức Ngụy Vương.

Chia sẻ trang này