Tỷ giá trung tâm và 1 góc nhìn so với tỷ giá linh hoạt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FBV, 05/01/2016.

2738 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 04:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4800 lượt đọc và 60 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    Các bác bàn luận về tỷ giá trung tâm hơi bị nhiều, tôi xin chia sẽ 1 góc nhìn, các bác nào có kiến thức hiểu nhiều hơn thì chia sẽ thêm để bà con nắm.

    Bàn về tỷ giá thì các bác sẽ còn bàn dài dài. Tôi chỉ chia sẽ quan điểm mới trong điều hàn tỷ giá: đó là có lợi cho NHTM và cho các DN VN, 100% là như vậy. Tại sao?

    Các cách điều hành tỷ giá nó khác nhau như thế nào giữa: Tỷ giá linh hoạt và tỷ giá trung tâm linh hoạt?

    1. Trước đây, điều hành tỷ giá "linh hoạt" ( chứ ko phải là 1 chiều như các bác nghĩ) những công cụ sử dụng chủ yếu là: tăng, giảm tỷ giá cơ sở ( NHNN tự áp tỷ giá cơ sở), hoặc: tăng giảm, nới rộng biên độ:, tuy nhiên việc điều hành này mang tính hành chánh, có nghĩa là NHNN tự tính toán và cân đối toàn bộ các mục tiêu về chính sách tiền tệ để giải bài toán, nói nôm na là: khi giải 1 bài toán mà các bác biết trước kết quả rồi, sau đó mới đi giải, mới cho ẩn sổ và các tham số để tham gia giải quyết bài toán. Nghĩa là Nhà nước muốn mục tiêu A, mục tiêu B nào đấy thì sẽ tính toán cung tiền, khối lượng tiền, mức Cung, cầu USD, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thương mại xuất nhập khẩu, cán cân đầu tư vốn, lạm phát mục tiêu, chỉ số giá và mức tác động của tỷ giá lên các mặt hàng xuất nhập khẩu tiêu dùng trong nước và CPI ( nôm na là :cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ) từ đó sẽ ấn định tỷ giá mục tiêu thông qua công bố tỷ giá cơ sở và/hoặc kèm theo là biên độ +- x% của tỷ giá cơ sở. Từ đó các NHTM sẽ áp giá trheo tỷ giá cơ sở/ biên độ này. Đồng thời, tỷ giá cơ sở và cái biên độ +-x% này được công bố theo tháng, quý/năm hoặc bất kỳ khi nào "theo quan sát" của NHNN cảm thấy cần điều chỉnh thì điều chỉnh. Điều này gây nên độ lệch pha và độ trễ giữa diễn biến cung cầu trên thị trường và tác động kinh tế chính trị trên thế giớ nhanh hơn hoặc chậm hơn so với cái tỷ giá cơ sở này. Do đó nó tạo ra những hệ lụy cũng như các yêu cầu bức thiết cần thay đổi như sau:
    (1.1): NHNN đẩy cái khó về phía DN, rủi ro tỷ giá sẽ bị tích dồn theo thời gian, do NHNN chậm điều chỉnh tỷ giá.

    (1.2) Các DN và người dân sẽ tạo tâm lý đinh ninh là tỷ giá sẽ tăng ( vì bản thân dồn tích thời gian nên rủi ro tỷ giá tăng lệch pha cung cầu, cho nên khi NHNN công bố tỷ giá cơ sở mới hoặc biên độ mới thì tỷ giá luôn tăng) từ đó DN và người dân sẽ găm giữ ngoại tệ và tạo nhu cầu ngoại tệ ảo, vòng quay cung tiền tệ (USD) giảm ( do ngoại tệ lưu thông ko nhiều vì DN và người dân găm giữ ngoại tệ), đồng thời đặc thù đô la hóa nền kinh tế trước đây càng làm cho tâm lý này nặng nề hơn. Nay đô la hóa 1 phần được kiểm soát, muốn phá bỏ tâm lý đô la hóa nền kinh tế và tập cho người dân, DN quen với biến động tỷ giá, trứoc đây điều kiện ko thuận lợi và điều kiện áp dụng chưa cho phép do mục tiêu số (1.3) bên dưới cần duy trì cho nên chưa triển khai là rất cao.

    (1.3) Do VN cần nhiều ngoại tệ cho ngân sách quốc gia mà nguồn này phụ thuộc vào các tổng cty, tập đoàn nhà nước, đặc biệt là phụ thuộc 1 phần lớn vào dầu mỏ, cho nên khả năng rất cao là trong mục tiêu tỷ giá ngày xưa ít nhiều có cân nhắt đến việc phá giá để khuyến khích xuất khẩu ( trong đó có xuất khẩu dầu thô, gạo...) nhằm thu ngoại tệ cho quốc gia. Nay mức thu này sụt giảm do giá dầu giảm, cho nên mục tiêu này gần như đã bị hạn chế hơn nhiều vì lợi ích của việc này là ko lớn cho thu Ngân sách.

    (1.4) Nay đã hội nhập WTO, chuẩn bị vào TPP, FTA... đòi hỏi phải có nền kinh tế thị trường về tiền tệ, việc ban hành cách xác định tỷ giá mới là bước đầu để tiến tới việc điều hành này.

    (1.5) Việc theo đuổi mục tiêu của quốc gia, và điều hành theo cách trên vô hình chung tạo tâm lý và mỗi lần điều chỉnh tỷ giá nó chỉ có "tăng nhiều hơn giảm" ( vì có mức trần dưới) . Từ đó chúng ta nhìn chỉ thấy tỷ giá có 1 chiều ( chứ thực chất là 2 chiều) đó là chiều: tăng mà ko có giảm do độ lệch thời gian giữa "thị trường" và "tâm lý hành vy" cũng như mức kỳ vọng của giới đầu cơ tiền tệ. Điều này ko tốt cho nền kinh tế và cho cả tâm lý thị trường, cái tốt và không tốt sẽ rất nhiều điều để bàn, nhưng quan trọng là "cái mục tiêu" mà NHNN sẽ đạt và đã đạt và sự đánh đổi giữa các mục tiêu này đối với lợi ích quốc gia và lợi ích nền kinh tế so với các mục tiêu đề ra. Đây là mấu chốt vấn đề của tỷ giá linh hoạt vừa qua.
    Việc điều hành này, nó bản chất là NHNN quan sát các biến số và dự kiến các tác động của các biến số đến các mục tiêu vỹ mô đã đề ra là bao nhiêu, sau đó điều chỉnh : "cái mục tiêu" trong các lợi ích vỹ mô là bao nhiêu từ đó mới cho "liều thuốc" tỷ giá, nghĩa là khi nền kinh tế bị bệnh, mà phải chuẩn đoán được "loại bệnh". "con bệnh" thì mới "bốc thuốc". Nó không khác gì các bác giải 1 bài toán có hàng trăm tham số và hàng ngàn biến số nhưng lại cho kết quả bài toán trước. Nghĩa là đi giải bài toán ngược.
    Do đó nó có sự khác nhau về tâm lý rất lớn giữa việc điều hành tỷ giá "linh hoạt" nhưng lại được hiểu là tỷ gía 1 chiều bản chất do tâm lý.

    2. Nay điều hành theo tỷ giá trung tâm linh hoạt: thì sao? có sự khác nhau thế nào?

    Tỷ giá trung tâm là gì? Tỷ giá trung tâm chẳng qua cũng chỉ là 1 cách gọi khác của tỷ giá linh hoạt như đã nói ở mục 1 trên.
    Vậy nó khác nhau như thế nào?

    2.1 Quay lại chút về "tỷ giá linh hoạt" ở mục 1 như trước đây, bản chất nó bao gồm 3 yếu tố: tỷ giá cơ sở do NHNN công bố, Biên độ +-x% và thời gian công bố điều chỉnh.

    (1): Tỷ giá cơ sở và biên độ: tỷ giá cơ sở do NHNN công bố, nhưng cách tính như thế nào, cơ sở nào đưa ra cái "tỷ giá" này và theo đuổi mục tiêu gì thì chỉ NHNN biết. Đương nhiên, mọi tính toán đưa ra đều có cơ sở khoa học cả, nhưng có thể vì mục tiêu lớn hơn cái "yếu tố" cơ sở mà có thể điều chỉnh cái "tỷ giá" này để đạt được cái mục tiêu ban đầu hoặc mục tiêu điều chỉnh và từ đó sẽ điều chỉnh và ban hành kèm với cái biên độ +-X% như tôi nói để bù trừ trong việc điều hành và có độ lỏng để có chênh lệch mua bán tỷ giá ( triệt tiêu 1 phần tỷ giá chợ đen).

    (2) Khi nào thì tính toán lại tỷ giá cơ sở và ban hành biên độ +-x% này? cái này nôm na gọi là thời gian công bố các tỷ giá cơ sở. Thời gian công bố các tỷ giá cơ sở phụ thuộc vào biến động vỹ mô và quan sát của NHNN, tuy nhiên, thời gian công bố của tỷ giá linh hoạt cơ sở thường sẽ có khoảng cách, vì ko thể công bố liên tục sẽ gây shock cho thị trường và nền kinh tế, cho nên, để duy trì chính sách tiền tệ ( ví dụ năm 2015 tuyên bố tỷ giá ko quá +5%) thì trong 1 năm chỉ công bố 1 vài lần hoặc khi có biến động mạnh của thế giới ( như vụ Fed tăng lãi suất và TQ phá giá). Còn lại thì cứ bình bình tà tà mà làm.

    2.2 Quay lại với tỷ giá Trung tâm linh hoạt: cũng chỉ bao gồm 3 yếu tố: tỷ giá cơ sở do NHNN công bố, Biên độ +-x% và thời gian công bố điều chỉnh.

    (1) tỷ giá cơ sở do NHNN công bố, nhưng cách tính thì NHNN công bố sẽ tham khảo ỷ giá liên ngân hàng của các ngân hàng trong nước và quốc tế: tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Như vậy Cơ sở đưa ra cái "tỷ giá" này thì nó rõ ràng hơn và mang tính "thị trường hơn" nhiều so với cái cũ ( nhưng cách tính thì chưa công bố, chỉ công bố cách lấy số liệu) và theo đuổi mục tiêu gì của Chính sách tiền tệ thì NHNN đã biết và chủ động hướng vào và ban hành kèm theo cái biên độ +-x% đó ( hiện tại là +-3%).

    (2) Khi nào thì tính toán lại tỷ giá cơ sở và ban hành biên độ +-x% này đối với tỷ giá trung tâm? cái này nôm na gọi là thời gian công bố các tỷ giá cơ sở trung tâm. Ở đây ko còn khái niêm Thời gian công bố các tỷ giá cơ sở mà chỉ còn khái niệm thời gian điều chỉnh tỷ giá cơ sở sau công bố lần trước. Nó vẫn phụ thuộc vào biến động vỹ mô và quan sát của NHNN, tuy nhiên, thời gian công bố của tỷ giá linh hoạt cơ sở và biên độ hiện tại theo cách mới là trong ngày ( trong ngày có thể nhiều tỷ giá được ban hành). Như vậy độ biến động tỷ giá theo sát thị trường hơn và rút ngắn lại độ lệch pha của tị trường so với điều hành mục tiêu của tỷ giá. Điều này rất có lợi và tốt cho nền kinh tế nói chung, nhưng " cực" cho NHNN ( vì phải ban hành liên tục).

    3. Sự tác động đến thị trường và nền kinh tế và thị trường chứng khoán:

    Trước đây nếu áp dụng theo tỷ giá linh hoạt cơ sở thì như tôi nói, nó giống như các bạn giải bài toán mà biết trước đáp án, (mặc dù bài toán có nhiều ẩn số và nhiều tham số), mà đã biết trước đáp án thì ai tham gia giải làm gì? độ hấp dẫn ko có.

    Với các DN: các DN luôn mong muốn ghim giữ ngoại tệ, ít sử dụng hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng kỳ hạn thường chỉ có kỳ hạn ngắn, theo thống kê, trước đây áp dụng theo tỷ giá linh hoạt cơ sở thì KH chỉ có ký các hợp đồng kỳ hạn ( Forward Contract) từ 0 đến 7 ngày chiếm 70-80% các giao dịch ngoại hối kỳ hạn. Và doanh số các hợp đồng kỳ hạn này chỉ chiếm tầm 10-20 triệu USD/1 ngày cho toàn thị trường. Các sản phẩm option ( phái sinh) cho ngoại hối hầu như ko phát triển và chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong các mảng kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN. nay nếu áp theo tỷ giá trung tâm, ứớc con số các hợp đồng kỳ hạn và option, Future sẽ lên hơn 300 tr USD 1 ngày toàn thị trường và sẽ phát triển lên 700 tr-1 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
    Tỷ giá chợ đen tồn tại và phát triển mạnh, gây tiêu cực lên nền kinh tế. Các cú shock bên ngoài sẽ tác động tiêu cực và tâm lý ko sẵn sàng mỗi khi biến động tỷ giá là điều đương nhiên.
    Nguyên nhân: không có biến động tỷ giá theo ngày.
    Nay nếu áp theo tỷ giá trung tâm và ban hành theo ngày, giờ, thậm chí theo phút, thì gần đúng bản chất của tỷ giá, tiến tới sát kinh tế thị trường.
    Các hợp đồng kỳ hạn sẽ phát triển nhiều hơn, các giao dịch ngoại hối sẽ phát triển tốt hơn và các quyền chọn, Option, Future, Forward.... về ngoại hối chắc chắn sẽ phát triển.

    Điều kiện áp dụng:

    Hệ thống NH phải liên thông mạnh mẽ với nhau và nguồn ngoại tệ phải đủ mạnh để điều tiết cung cầu ngoại tệ, NHNN phải tích cực đóng vai trò người mua cuối cùng.

    Các DN sẽ chủ động được chi phí sản xuất trong việc xuất nhập khẩu, giá cả phản ánh nhanh hơn và giá tiêu dùng, DN sẽ phát triển bền vững hơn, tuy nhiên đó là các DN lớn, các DN nhỏ cần phải có chiến lượt lâu dài và hướng đi khác với DN lớn mới tồn tại ( vì DN nhỏ ít vốn hơn).

    Chứng khoán: sẽ tốt hơn đối với các cổ phiếu ngành ngân hàng, lợi nhuận kinh doanh Ngân hàng riêng với mảng ngoại hối và cho vay ngoại tệ sẽ tăng ứớc khoản 30% cho năm 2016 ( chỉ so với mảng Kinh doanh ngoại hối) đặc biệt là CTG, VCB, BID, AGR Bank, ( bộ tứ quyền lực ngành ngân hàng) và các ngân hàng TMCP Thuộc top 10 đầu tiên.
    Tỷ giá ổn định, DN phát triển tốt hơn, CK bền vững hơn ( ít biến động như vụ TQ phá giá là CK VN bay mất hơn 60 point trong mấy phiên)

    Vài dòng chia sẽ về tỷ giá để các bác tham khảo.

    tặng các bác @Vuthanhnguyen, @GiaoThong, @gerbermark2, @Ga_moi, @BIDV461, @magyar, @phambaohuyen, @XuanTocXanh, @tinh tam, @ga_vit, @anhmauhic,..... các bác trong pic "tản mạn CPI và chứng khoán" của @Vuthanhnguyen và các bác nào quan tâm đến tiền tệ kinh tế chứng khoán.

    Nếu bác nào có trích dẫn, sử dụng bài viết này, vui lòng ghi chú : FBV, bi nhiêu đó là đủ. Tôi không komong các bác nào tôn trọng tôi mà tôi mong là nên tôn trọng chút thời gian công sức và 1 chút kiến thức nho nhỏ tâm huyết tôi bỏ ra để viết cho các bạn cùng chia sẽ.
    Last edited: 05/01/2016
    Ube989, tiengiatram, BiPham29 người khác thích bài này.
    Ube989, tiengiatram, anhmauhic4 người khác đã loan bài này.
  2. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Chào nhà mới của bác cái...he he he.
    thatha_chamchi, tinh tamFBV thích bài này.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    wellcom to pic!!! Lần nào bác cũng xông nhà đạp đất rất tốt Hihi
    binhnguyenpnam, tinh tamgerbermark2 thích bài này.
  4. phambaohuyen

    phambaohuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    7.866
    hehe, để tối ngấm chứ bây giờ cứ vừa đọc vừa ngó bảng điện chắc nước đổ lá khoai anh ạ :D
    Cảm ơn anh nhé!!
    BIDV461, tinh tamFBV thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    Ùm copy lại bao giờ đọc cũng đưoợc, miễn sao có đọc thì nó sẽ thành kiến thức của mình. cứ cóp nhặt. năng nhặt chặt bị đó
  6. phambaohuyen

    phambaohuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    7.866
    anh khỏi phải nhắc, hihi, cái gì chứ copy của ng khác em nhanh lắm :)))
    có khi kiến thức em chôm chỉa đc từ trên này em đóng thành sách đc rồi đấy :))
    choitoichet, tinh tamFBV thích bài này.
  7. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Trong rổ tiền tệ mà NHNN chọn để tính toán chỉ số, mình chỉ ngại mỗi CNY..he he he.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    vậy đóng thành sách đi, nhớ có trích dẫn, đóng sách ko bán mùh để lại cho con cháu xem chơi đựoc đấy.
    --- Gộp bài viết, 05/01/2016, Bài cũ: 05/01/2016 ---
    Tại sao bác ngại?

    Tôi thì ngại nhiều nhất nó ko nằm ở tỷ giá mà nằm ở Nợ công và đầu tư công. các cung tiền USD vào VN chứ ko nằm nhiều ở cái tỷ giá kia, hihi
  9. choitoichet

    choitoichet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Đã được thích:
    4.754
    chơi bài này dân chợ đen muốn đầu cơ cũng run nhỉ, muốn chơi bọn đầu cơ chỉ có chơi bài này.
    91AN9FBV thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    338.173
    Hihi, nhưng chơi bài này, tụi chợ đen thì chắc cũng phải run chút rồi, vuốt mặt phải nể mũi, nhưng NHNN cũng sợ tụi tay to lắm, tuy nhiên vì tay to mùh cực to chưa xuất hiện nên NHNN cũng ko sợ gì, và con đường này bắt buộc phải đi, các cánh cửa văn hóa, kinh tế, tài chính đã dần hé mở, chúng ta có quyền kỳ vọng vào 1 sự đổi mới ( mặt dù chưa như ý tất cả) để phát triển, hãy lạc quan lên nào. Hihi
    phambaohuyen, binhnguyenpnamchoitoichet thích bài này.

Chia sẻ trang này