Vài năm nữa TTCK toàn thế giới sẽ QUANG TÈO

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 21/09/2007.

1737 người đang online, trong đó có 694 thành viên. 18:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 279 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Vài năm nữa TTCK toàn thế giới sẽ QUANG TÈO

    Chỉ vài năm nữa thôi TTCK toàn thế giới sẽ tèo theo thảm hoạ này ????????????????????


    Thế giới trước thảm họa "2 độ C"


    Người dân ở cao nguyên Ladakh (bắc Ấn Độ) chờ lấy nước từ vòi công cộng. Với lượng mưa hằng năm khoảng 50mm và 90% lượng nước lấy từ sông băng, người dân Ladakh sợ sẽ trở thành những người đầu tiên nếm trải hậu quả của hiện tượng khí hậu ấm dần. Ảnh: AFP
    TT - Viễn cảnh nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2 độ C hiện nay "rất có khả năng không thể tránh khỏi" và con người phải học cách sống thích nghi với tình hình đó.

    Báo cáo đầy bi quan của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố ngày 18-9, cùng thời điểm kỳ họp lần thứ 62 của Đại hội đồng LHQ với một trong những chủ đề nóng bỏng là thay đổi khí hậu. Báo Independent (Anh) cho biết nghiên cứu mới nhất của IPCC khẳng định nỗi lo sợ của thế giới đang trở thành hiện thực nhanh hơn dự báo.

    2 tỉ người thiếu nước

    Hơn một thập niên trước, các nước trong khối Liên minh châu Âu đặt ra cột mốc tăng 2OC, mức nhiệt độ mà nếu vượt qua nó, những tác hại của thay đổi khí hậu sẽ trở thành thảm họa. Theo ước tính sẽ có tới 2 tỉ người trên toàn cầu thiếu nước sinh hoạt và 30% loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ tăng trong mức 1,5-2,5OC.

    Hai năm trước, một nghiên cứu dự báo rằng thế giới chỉ còn tối đa mười năm trước khi đạt đến "điểm tới hạn" này. Trong báo cáo ngày 18-9, IPCC nói rằng tác động của sự tăng nhiệt độ hiện đã cảm thấy rõ rệt chứ không cần chờ đến tám năm nữa.

    Theo thang xếp hạng mức độ rủi ro của IPCC, khi dùng từ "rất có khả năng" có nghĩa là thế giới chỉ có dưới 10% cơ hội để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2OC. Giáo sư Martin Parry, đồng chủ tịch nhóm soạn thảo báo cáo của IPCC, cay đắng: "Cách đây mười năm, chúng ta còn bàn đến những tác hại của việc thay đổi khí hậu lên đời con cháu mình. Bây giờ những tác hại đó đang xảy ra với chính đời chúng ta".

    Theo ông Parry, con người hiện nay không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi để sống chung với thay đổi khí hậu. Điều phũ phàng là chính những quốc gia và những người nghèo nhất lại phải gánh chịu những điều tệ hại nhất từ sự thay đổi khí hậu. Giáo sư Parry kêu gọi các nước phát triển giúp đỡ những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất, trong đó có vùng Hạ Sahara ở châu Phi và những lưu vực sông lớn ở châu Á. Biện pháp giúp đỡ là sử dụng công nghệ hiện đại trong việc tưới tiêu, dùng các giống hoa màu chịu hạn và áp dụng kỹ thuật xây dựng tiên tiến.

    Khi nhiệt độ nóng thêm 2OC...

    Châu Á: khoảng 1 tỉ người thiếu nước sinh hoạt. Sản lượng ngô và lúa mì giảm 5% ở Ấn Độ, sản lượng gạo giảm 12% ở Trung Quốc. Nguy cơ lũ lụt ở vùng duyên hải tăng cao.

    Châu Phi: khoảng 350-600 triệu người bị thiếu nước sinh hoạt. Đến năm 2020, sản lượng nông nghiệp giảm chỉ còn một nửa, diện tích đất cằn cỗi tăng 8%. Số loài sinh vật ở Hạ Sahara có nguy cơ tuyệt chủng tăng thêm 10%.

    Úc, New Zealand: mỗi năm có thêm 3.000-5.000 người chết vì những bệnh liên quan đến nắng nóng. Đến năm 2030, khu vực nam và đông Úc không còn được đảm bảo đủ nước sinh hoạt. Rạn san hô Great Barrier bạc màu mỗi năm.

    Châu Âu: nhiệt độ ấm hơn giúp sản lượng lúa mì tăng 25% ở khu vực Bắc Âu, nhưng nước sinh hoạt cho Nam Âu sẽ giảm 1/4. Các đợt nắng nóng, cháy rừng và hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lũ quét sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Xuất hiện nhiều loại bệnh mới.

    Châu Mỹ Latin: 77 triệu người thiếu nước sinh hoạt, các dòng sông băng nhiệt đới biến mất. Rừng nhiệt đới sẽ biến thành hoang mạc, nguy cơ lũ lụt tăng cao ở các khu vực duyên hải có vị trí thấp như El Salvador và Guyana.

    Bắc Mỹ: sản lượng mùa màng tăng 20% nhờ nhiệt độ ấm lên nhưng thiệt hại kinh tế từ những hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như bão Katrina sẽ tiếp tục tăng.

    Khu vực địa cực: tốc độ tan chảy của lớp băng hà vĩnh cửu tăng lên mức 15%/năm, tổng thể lượng băng hà vĩnh cửu sẽ giảm khoảng 20%. Các cộng đồng thổ dân như người Inuit mất dần lối sống truyền thống.

    Các đảo nhỏ: các hòn đảo nằm ở vùng thấp đặc biệt nhạy cảm trước mực nước biển tăng. Điển hình là đảo quốc Maldives, hiện đang bị nước biển lấn chiếm.

    THANH TRÚC
  2. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Ngay cả Sài Gòn chớ ko nói đâu xa cũng sẽ thiếu nước trầm trọng ---> Các công ty phát triển ntn đây ?



    Nguồn nước TP.HCM đang bị ô nhiễm
    23:22:25, 19/09/2007Mai Vọng


    Xả nước để khắc phục tình trạng nước đục tại TP.HCM - ảnh: M.Vọng
    Ông Võ Quang Châu, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) hôm qua trong phần báo cáo về vấn đề chất lượng nước máy với các đại biểu Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND thành phố, đã lên tiếng báo động về sự suy giảm chất lượng nước sông Sài Gòn.


    TP.HCM hiện đang sử dụng nguồn nước từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Ông Võ Quang Châu cho biết, dù chưa đến mức báo động nhưng chất lượng nước sông Đồng Nai đang có chiều hướng xấu đi. Riêng chất lượng nước sông Sài Gòn đang có chiều hướng ngày càng xấu đến mức báo động. Nguyên nhân là do nước thải từ các khu công nghiệp (KCN) Tân Quy và Tân Phú Trung (Củ Chi) thải ra sông.


    Trạm bơm Hòa Phú, phía sau là sông Sài Gòn, nơi chất lượng nước ngày càng suy giảm đến mức báo động - ảnh: D.Đ.Minh

    Trong các KCN này, có nhiều nhà máy thải ra một hàm lượng lớn chất amoni (N/NH4), các chất hữu cơ và vi sinh, có chất hàm lượng vượt đến 40-50 lần tiêu chuẩn quy định. Dù rằng các KCN này nằm ở hạ nguồn của trạm cấp nước thô Hòa Phú (huyện Củ Chi), nơi bơm nước về Nhà máy nước Tân Hiệp, nhưng do khoảng cách rất gần nên đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại trạm bơm, đặc biệt là vào những lúc thủy triều lên. Không chỉ có vậy, nước thải từ các KCN của tỉnh Bình Dương và nước thải sinh hoạt của thị xã Thủ Dầu Một đều thải ra nhánh sông Thị Tính ở thượng nguồn của trạm bơm Hòa Phú. Hiện nay, Nhà máy nước Tân Hiệp đã nâng công suất lên 270 - 280 ngàn m3 nước/ngày, cung cấp cho các quận, huyện phía tây thành phố. Nguồn nước cung cấp cho nhà máy này lấy từ sông Sài Gòn. Sawaco cho rằng, có rất nhiều thành phần vi khuẩn và hóa học trong nguồn nước thô lấy từ sông. Phát hiện các chất này trong nước thô và nước cung cấp cho người tiêu dùng là việc có thể làm được, nhưng phải mất nhiều thời gian, phức tạp và tốn kém.

    Đại biểu Nguyễn Đăng Nghĩa (Giám đốc Trung tâm Chuyển giao thiết bị kỹ thuật nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) rất bức xúc khi nghe về tình hình ô nhiễm trên sông Sài Gòn và đặt vấn đề: Sawaco và các ngành chức năng của thành phố đã có giải pháp tích cực nào để giải quyết ngay tình trạng này hay chưa? Ông Nghĩa tỏ ý lo ngại, có thể đến năm 2010 cũng chưa giải quyết được tình trạng ô nhiễm

    này nếu không có những giải pháp kịp thời, trong đó có sự phối hợp giữa TP.HCM với các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Ông Nghĩa đề nghị Sawaco nên đầu tư nhập thiết bị cần thiết để tăng cường kiểm soát chất lượng nước.

    Vấn đề này được ông Võ Quang Châu trả lời: hằng tháng Sawaco đều có kết hợp với Trung tâm Y tế dự phòng và Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố để kiểm tra chất lượng nước sông Sài Gòn. Sawaco chỉ có thể cố gắng xử lý để "đầu ra" từ Nhà máy nước Tân Hiệp đạt tiêu chuẩn nước sạch theo quy định, còn tình trạng nguồn nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm ngày càng xấu đi thì Sawaco chỉ có thể kiểm tra và... báo cáo thôi.

    Mai Vọng







    Được kekhatgai sửa chữa / chuyển vào 10:22 ngày 21/09/2007

Chia sẻ trang này