Vấn đề nóng hổi - Việc đăng ký thương hiệu hàng hoá tại Mỹ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi investip123, 05/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
129 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 03:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 253 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. investip123

    investip123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề nóng hổi - Việc đăng ký thương hiệu hàng hoá tại Mỹ

    Website của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ:
    http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20020529000522

    Việc đăng ký thương hiệu hàng hoá tại Mỹ 05/29/2002 - Việt Nam đổi mới

    Để kiểm tra xem có ai đăng ký thương hiệu của mình ở Mỹ hay chưa, doanh nghiệp Viêt Nam có thể vào trang chủ của Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO - địa chỉ www.uspto.gov).

    Điều 6 trong chương II về quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp định thưng mại Việt - Mỹ có một nội dung quan trọng nhưng quá ngắn gọn nên có thể doanh nghiệp không chú ý. Nội dung nói, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ "áp dụng điều 6bis, Công ước Paris, với sửa đổi cần thiết, đối với dịch vụ".

    Điều này có nghĩa là người nộp hồ sơ đăng ký một nhãn hiệu sẽ bị từ chối hay đã đăng ký rồi sẽ bị thu hồi giấy đăng ký nếu nhãn hiệu giống hay tương tự nhãn hiệu nổi tiếng đã được dăng ký ở bất kỳ nước thành viên nào của Công ước Paris (mà cả Mỹ và Việt Nam đều là thành viên). Chẳng hạn, giả thử dù IBM hay Microsoft cưa đăng ký ở Việt Nam, cơ quan đăng ký nhãn hiệu nước ta cũng sẽ không bao giờ cấp chứng nhận cho một công ty Việt Nam đòi sử dụng nhãn hiệu này hay tưng tự kiểu IBM-V hay Microsop.

    Cho nên, ở Việt Nam, Vinamilk là nhãn hiệu nổi tiếng thì khi đăng ký nhãn hiẹu này ở Mỹ, Vinamilk phải được ưu tiên, không thể có một công ty nào đó của Mỹ đăng ký sử dụng nhãn hiệu này và cấm sản phẩm của Vinamilk xuất hiện trên thị trường Mỹ. Tất nhiên, Hiệp định thưng mại Việt - Mỹ cũng định nghĩa rõ thế nào là nổi tiếng để tránh tranh cãi về sau.

    Trong tất cả các chương của Hiệp định thương mại Viêt - Mỹ, chương II về quyền sở hữu trí tuệ, ở phần nhãn hiệu hàng hóa, tinh thần quan trọng nhất là đối xử quốc gia, có nghĩa là công ty Mỹ đăng ký thươưng hiệu tại Mỹ như ư thế nào, thì doanh nghiệp Việt Nam sang bên đó đăng ký cũng chừng ấy thủ tục, không
    được gây khó dễ.

    Riêng phần nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có đề cập thêm loại nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể là loại nhãn hiệu dùng chung cho các thành viên của tổ chức, một nhóm như Coopmart, còn nhãn hiệu chứng nhận do người chủ sở hữu cho phép người khác dùng đại loại như biểu trưng: "Hàng Việt Nam chất lượng cao".

    Muốn đăng ký nhãn hiệu thường phải thật sự sử dụng nhãn hiệu đó. airưng Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có nói, không được từ chối đơn đăng ký chỉ vì lý do dự định sử dụng chưa được thực hiện. Thời hạn tối đa hoãn ý định sử dụng nhãn hiệu là ba năm kể từ ngày nộp đơn. Nói như vậy có nghĩa là công ty Mỹ vẫn có thể đăng ký nhãn hiệu Việt Tiến cho mặt hàng áo s mi (nếu chưa có ai đăng ký) và không nhất thiết phải có sản phẩm này trên thị trường trong vòng 3 năm.

    Một nhãn hiệu sau khi đăng ký có hiệu lực trong 10 năm; sau đó cứ 10 năm gia hạn lại. Cònn một nhãn hiệu sau 3 năm không sử dụng mà không có lý do chính đáng có thể bị thu hồi giấy đăng ký.

    Muốn biết đã có ai đăng ký nhãn hiệu cửa mình
    Trên trang chủ của Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO - địa chí www.uspto.gov), hiện có 168 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà người đăng ký có địa chỉ ở Việt Nam, trong đó có các nhãn hiệu đã được chấp nhận như Yomilk, sữa Phúc Lộc Thọ, Bibica.. So với 3 triệu nhãn hiệu mà USPTO đang qun lý thì con số đó quá nhỏ.

    Ngoài ra, cũng có nhiều nhãn hiệu Việt Nam bị các công ty Mỹ đăng ký, ví dụ nước mắm nhĩ Phú Quốc do Công ty Kim Seng tại California đăng ký từ tháng 2/1998. Thương hiệu Trung Nguyên,đã có hồuee[ cửa Rice Field Corp đăng ký nhãn hiệu cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuật Trung Nguyên (bằng tiếng Việt) vào tháng 11/2000. đến tháng 8/2001 mới có hồ sơ của chính Trung Nguyên đăng ký nhãn hiệu "Trung Nguyên - nguồn cảm hứng sáng tạo mới". Chưa thấy hồ s nào được công nhận chính thức.

    Giả sử kiểm tra xong, thấy có người chiếm dụng tên tuổi của mình thì doanh nghiệp phải làm sao? Thật ra ngay cả khi không đăng ký, người chủ một nhãn hiệu đã có thể sử dụng dấu hiệu TM (trademark) hay SM (service mark) ngay sau nhãn hiệu cửa mình. Sau khi nộp hồ sơ cho USPTO, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục sử dụng loại dấu hiệu này cho đến khi nào chính thức được công nhận mới chuyển sang dùng dấu hiệu đã đăng ký(registered). Thời gian xem xét công nhận tùy từng tkysường hợp, với mức bình quân khoảng 1 năm.

    Đăng ký qua mạng

    Doanh nghiệp Việt Nam khả năng tài chính có hạn, không nên mất tiền thuê luật sư hay qua tận Mỹ đăng ký nhãn hiệu. Hiện nay, USPTO đã nhận đăng ký qua mạng tại địa chỉ http://teas.uspto.gov/indexTLT.html.

    Tại đây, doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra tình hình hồ sơ cửa mình, xem có ai tranh chấp không, bao giờ đựợc công nhận.

    Ngược lại, nếu thấy có ai giành quyền sử dụng thương hiệu của mình, doanh nghiệp có thể khiếu nại tới ủy ban Xét xử và Khiếu nại thương hiệu Mỹ (TTAP). Sau khi nhận hồ s, cơ quan này sẽ gửi thông báo đến người đăng ký và yêu cầu giải trình và tùy từng trường hợp sẽ giải quyết trong vòng 4 tháng. Có thể khiếu nại thươưng hiệu đang xem xét và c thươưng hiệu đã được đăng ký. Lưu ý chủ nhân thực sự của một thương hiệu có gắn yếu tố tên xuất xứ hàng hoá, ví dụ nhãn Hưng Yên, gạo nàng hương, xòai cát Hoà Lộc thường được ư ưu tiên.

    Lệ phí đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ là 350 USD, cộng thêm lệ phí 100 USD tiền cấp giấy chứng nhận. Lệ phí nộp đơn khiếu nại nhãn hiệu bị chiếm đoạt là 300 USD. Gia hạn nhãn hiệu cũng phải nộp tiền, 400 USD mỗi lần gia hạn.

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ*

    Cơ sở nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá:

    1- Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ.

    2- Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ.

    3 - Nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).

    4- Nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).*

    Quy trình xét nghiệm:- Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ
    được xét nghiệm trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào của xét nghiệm viên đưa ra trong thời hạn xét nghiệm, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỹ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.- Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở đã sử dụng (1) hoặc đã đăng ký tại một nước khác (4) sẽ được cấp giấy chứng nhận. Những đơn nộp trên cơ sở đã nộp tại một nước khác (3) sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở. Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng.Như ư vậy thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến khi cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn.

    Địa chỉ liên lạc:-

    Tại Hà Nội: Công ty Sở hữu công nghiệp (INVESTIP), 8 Tôn Thất Thiệp, Hà Nội.
    ĐT: (04) 88260687.
    E-mail: investiphn@hn.vnn.vn.
    Tại TP HCM: INVESTIP, 31 Hàn Thuyên, quận 1, TP HCM.
    ĐT: (08) 8292400.
    E-mail: investiphcm@hcm.vnn.vn.
    Giám Đốc chi nhánh: Nguyễn Bích Thuỷ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này