VCB, BID, CTG cứ chỉnh là múc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phantomhvtc, 19/02/2019.

937 người đang online, trong đó có 374 thành viên. 07:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6020 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. phantomhvtc

    phantomhvtc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Đã được thích:
    673
  2. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.225
    Góc nhìn: "Ngân hàng vác tù và" với tình huống giảm dự trữ bắt buộc
    Nhóm thuộc diện xem xét trong tình huống giảm dự trữ bắt buộc có tổng tiền gửi hơn 2,6 triệu tỷ đồng...



    [​IMG]
    Sau giai đoạn củng cố an toàn hoạt động, kiểm soát thành công lạm phát, ổn định được tỷ giá và gia tăng mạnh dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cần thêm cú hích trong bình ổn lãi suất và thúc đẩy xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống - Ảnh: Quang Phúc.


    MINH ĐỨC

    19/02/2019 18:13

    Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, trong đó dự kiến giảm mạnh cho một số trường hợp.

    Bên cạnh các trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không áp dụng quy định về dự trữ bắt buộc, điểm được chú ý trong dự thảo là hướng giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt cho các trường hợp tham gia hỗ trợ tái cơ cấu những tổ chức tín dụng đó.

    "Vác tù và" không đòi hỏi

    Có nhiều câu hỏi đặt ra về tình huống trên. Đầu tiên, nếu giảm thì có hồi tố cho những hỗ trợ trước đây hay không.

    Dự thảo thông tư không nêu chi tiết các tình huống, thời điểm hoặc chia tách các cấp độ giảm hay không... Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định, nay dự thảo mới chính thức đặt ra để thực hiện, nên các quy định chi tiết, áp dụng cụ thể tới đây Ngân hàng Nhà nước sẽ xác xác định.

    Còn các trường hợp trong diện được xét giảm, theo dự thảo trên, thì hàng chục năm qua vẫn "vác tù và hàng tổng" mà chưa từng đặt ra yêu cầu cụ thể giảm dự trữ bắt buộc.

    Nói cách khác, trong suốt quá trình phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, dù không được giảm dự trữ bắt buộc thì bất cứ tổ chức nào có rủi ro, tiềm ẩn ảnh hưởng lớn tới hệ thống và nền kinh tế, thì đây luôn là những đầu mối được chỉ định vào hỗ trợ và xử lý.

    Tròn 20 năm về trước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) được chỉ định xử lý trường hợp khó khăn tại Ngân hàng Nam Đô. Hơn chục năm sau, đây cũng chính là đầu mối đứng ra hỗ trợ thanh khoản cho BacABank và GP Bank ở thời điểm nóng bỏng nhất, bên cạnh hỗ trợ hợp nhất ba ngân hàng khác. Rồi ít năm sau đó, vẫn là BIDV được chỉ định tham gia ban kiểm soát đặc biệt và hỗ trợ tái cơ cấu DongA Bank…

    Nếu tình huống giảm dự trữ bắt buộc đang đặt ra hiện nay hồi tố, BIDV hẳn là trường hợp đầu tiên được xem xét.

    Nhưng, việc xác định công sức "vác tù và" nói trên như thế nào, định tính hay định lượng? Hay những trường hợp hỗ trợ đó chủ yếu chỉ danh nghĩa, bố trí nhân sự mà thôi?

    Trong lĩnh vực ngân hàng, số liệu liên quan đến xử lý, hỗ trợ tài chính các trường hợp kiểm soát đặc biệt thường không công bố chi tiết. Nhưng hàng chục nghìn tỷ tham gia đã, đang tham gia hỗ trợ có thể tính đến.

    Cuối tháng 10/2011, đề án tái cơ cấu hệ thống đặt ra nóng bỏng, thanh khoản một số tổ chức tín dụng bên bờ đổ vỡ, mức độ tham gia hỗ trợ khi đó chỉ riêng BIDV từng được đề cập đến quy mô 8.000 tỷ đồng.

    Hay tại một trường hợp khác, lãnh đạo cao cấp ngân hàng tham gia tái cơ cấu từng ước tính với người viết rằng, nếu không tham gia thì riêng năm đó ngân hàng ông lợi nhuận có thể tăng thêm cỡ 1.000 tỷ đồng nữa…

    Tuy nhiên, như trên, qua hàng chục năm, các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, VietinBank lần lượt tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng Nam Đô, Việt Hoa, Thái Bình Dương, Xây Dựng, Đông Á, Đại Dương, Dầu khí Toàn cầu…, nhưng chưa từng có yêu cầu, đề nghị được giảm dự trữ bắt buộc đặt ra một cách chính thức để lấy ý kiến chung theo hướng một văn bản quy phạm pháp luật.

    Nói cách khác, họ chưa từng đòi hỏi lợi ích "đổi lại" một cách công bố chính thức.

    Mức độ của tác động?

    Chiếu theo nội dung dự thảo và đã ban hành, cũng như thực tế tham gia hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thời gian qua, BIDV, Vietcombank và VietinBank dự kiến thuộc diện được giảm dự trữ bắt buộc (với mức giảm 50%).

    Đây là ba ngân hàng thương mại lớn, chiếm thị phần lớn trong cơ cấu tiền gửi toàn hệ thống, nên phạm vi của tình huống có ở quy mô lớn.

    Mức độ cụ thể cần cắt lớp theo loại tiền gửi, cấu phần kỳ hạn quy định để có thể tính toán. Quy mô để tham chiếu là tổng tiền gửi của khách hàng ở nhóm này, tính đến cuối 2018, tại BIDV, Vietcombank và VietinBank có tới hơn 2,6 triệu tỷ đồng (gồm cả ngoại tệ quy đổi).

    Phạm vi lớn đó còn được cộng hưởng với khả năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại, lan tỏa trên thị trường qua số nhân tiền tệ và các vòng quay tín dụng.

    Ví dụ: Có 100 đồng được trả ra qua giảm dự trữ bắt buộc, ngân hàng A có thêm 100 đồng và cho ngân hàng B vay, giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3% thì 100 đồng ngân hàng B sẽ có 97 đồng để cho vay tiếp. Vòng quay này bội lên ở các điểm đến tiếp theo và mở rộng theo cấp độ tạo tiền như vậy.

    Hoặc 100 đồng đó, ngân hàng A cho vay doanh nghiệp, một phần nó trở lại ngân hàng dưới dạng tiền gửi, nhất là trong điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt đã mở rộng, lượng tiền gửi này lại tiếp tục tạo thành những vòng quay vốn khác qua cho vay…

    Những ví dụ như vậy cho thấy số nhân tiền tệ và các vòng quay tín dụng, tạo tiền qua hệ thống ngân hàng sẽ tạo sức lan tỏa, mở rộng tác động của phần vốn được giảm dự trữ bắt buộc, chứ không gói gọn phạm vi con số tuyệt đối lượng vốn được trả ra.

    Cũng như với tăng trưởng tín dụng, mặc dù ngân hàng A bị giới hạn 14% cả năm, nhưng với nguồn vốn dồi dào hơn, tốc độ tạo tiền tốt hơn thì số vòng quay tín dụng có thể được nâng lên để tăng hiệu quả sử dụng vốn thay vì chỉ nhìn vào giới hạn 14% đó (và đây là giới hạn thống kê chỉ mang tính định kỳ).

    Với sức cộng hưởng như vậy, giảm dự trữ bắt buộc cho một nhóm có hơn 2,6 triệu tỷ đồng tiền gửi, cũng là nhóm chiếm thị phần lớn trong cho vay, sẽ tạo thêm lan tỏa nguồn cho toàn hệ thống, có thêm tác động thuận lợi cho mục tiêu giảm lãi suất, nhất là trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng lên từ nửa cuối 2018.

    Hoặc chỉ riêng các trường hợp được giảm, giảm dự trữ bắt buộc ở khía cạnh nào đó được xem như giảm thuế, họ có điều kiện để tạo lợi nhuận tốt hơn, lợi nhuận tốt hơn có thêm nguồn để trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu...

    Mặt khác, đây cũng là một hướng gián tiếp tạo điều kiện, khi mà nhóm này hơn ba năm qua gần như không tăng được vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước hạn chế; không gian tăng trưởng chật hẹp trong khi vẫn đóng vai lớn trong thúc đẩy tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

    Vì sao lại lúc này?

    Giảm dự trữ bắt buộc được xem như một phần nới lỏng chính sách tiền tệ, mà liên quan là lạm phát. Ở đây hẳn Ngân hàng Nhà nước phải tính toán và cân đối, sau 5 năm liền kiểm soát được mục tiêu này với lạm phát cơ bản (mang yếu tố tiền tệ) ở mức thấp.

    Và cũng có câu hỏi vì sao luật đã có hiệu lực từ 2018 nhưng đến nay mới dự thảo thông tư để áp dụng, mà nếu giảm 50% như vậy có khiến dự trữ bắt buộc quá mỏng gây quan ngại thanh khoản?

    Về thanh khoản, quy định khác hiện hành của Ngân hàng Nhà nước đã ràng buộc chặt chẽ các tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả.

    Còn tại sao đến nay mới xem xét giảm dự trữ bắt buộc? Có lẽ sau giai đoạn củng cố an toàn hoạt động, kiểm soát thành công lạm phát, ổn định được tỷ giá và gia tăng mạnh dự trữ ngoại hối quốc gia, Ngân hàng Nhà nước cần thêm cú hích trong bình ổn lãi suất và thúc đẩy xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống.
  3. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.225
    Mai đến lượt BID và CTG chạy.:)
    phantomhvtc thích bài này.
  4. _14102006_

    _14102006_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2011
    Đã được thích:
    3.261
    mai hả?
  5. phantomhvtc

    phantomhvtc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Đã được thích:
    673
    Vote
  6. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.225
    Thường thị trường điều chỉnh sẽ kéo BID, BVH để đối ứng giữ Vnindex. Chờ kiểm chứng.:)

    Trước trích lập dự phòng, lợi nhuận cao nhất không phải Vietcombank mà là một ngân hàng khác

    [​IMG]
    Việc trích lập dự phòng rủi ro, hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều nhà băng phải dùng đến hơn một nửa lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua.
    Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là một trong những phương án mà các ngân hàng dùng để xử lý nợ xấu. Trong năm 2018, nhiều nhà băng vẫn tiếp tục chủ động hy sinh bớt lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng rủi ro. Tại một số nơi, chi phí dự phòng rủi ro còn "bào mòn" tới hơn nửa lợi nhuận kiếm được.

    Theo thống kê của tác giả, 26 ngân hàng đã công bố BCTC Quý 4/2018 đã trích gần 62.000 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, chiếm đến hơn 40% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của những nhà băng này. Trong đó, 15/26 ngân hàng tăng chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua. Tại nhiều nhà băng, chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ chiếm đến một nửa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, như BIDV, VietinBank, VPBank, PGBank, Saigonbank,...

    BIDV là ngân hàng có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cao nhất trong năm vừa qua, đạt tới hơn 28.300 tỷ đồng, cao hơn cả Vietcombank (25.679 tỷ). Tuy nhiên, BIDV cũng là ngân hàng phải trích cho chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong hệ thống, lên tới hơn 18.800 tỷ đồng, tức "ngốn" đến 2/3 lợi nhuận. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này chỉ còn hơn 9.400 tỷ, thua xa Vietcombank (18.300 tỷ) khi Vietcombank chỉ phải trích hơn 7.300 tỷ cho chi phí dự phòng rủi ro.

    VPBank cũng tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro 40,6% so với năm 2017 lên mức 11.252 tỷ đồng, chiếm 55% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Hay OCB tăng chi phí dự phòng gấp 3,7 lần lên hơn 900 tỷ, chiếm 30% lợi nhuận thuần. Bên cạnh đẩy mạnh rao bán nợ xấu, Sacombank cũng tăng chi phí dự phòng rủi ro năm vừa qua lên gần 1.600 tỷ, tăng 95% so với năm 2017.

    Sở dĩ BIDV phải "hy sinh" nhiều lợi nhuận để trích lập dự phòng như vậy là vì ngân hàng này đang ôm khối nợ xấu cũng lớn nhất hệ thống. Đến cuối năm 2018, nợ xấu nội bảng tại BIDV là 16.697 tỷ đồng, tăng 18,7% so với đầu năm. Còn tại VPBank, ngân hàng có hơn 7.700 tỷ đồng nợ xấu, chiếm đến 3,51% dư nợ cho vay khách hàng.

    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng

    Trong khi đó, nhiều ngân hàng nhờ vào việc gánh nặng trích lập dự phòng được giảm tải nhẹ hơn năm trước đó mà ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục, tăng trưởng vượt bậc.


    Chẳng hạn, tại Techcombank, ngoài mảng kinh doanh cốt lõi tín dụng có thu nhập lãi thuần tăng 24,6% thì các mảng kinh doanh ngoài lãi không được khả quan như thế, theo đó thực tế lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng chỉ tăng nhẹ 7,4% đạt hơn 12.500 tỷ (thấp hơn nhiều so với VPBank, VietinBank,…). Tuy nhiên, ngân hàng chỉ trích hơn 1.800 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, giảm gần một nửa so với năm 2017. Nhờ đó, Techcombank báo lãi trước thuế đạt hơn 10.600 tỷ, cao thứ hai trong hệ thống.

    Việc chi phí dự phòng ở Techcombank bất ngờ giảm mạnh là do khoản hoàn nhập dự phòng cho khoản phải thu từ các hợp đồng bán nợ khá lớn (hơn 1.200 tỷ), trong khi đó việc trích lập dự phòng cho các khoản cho vay tăng nhẹ hơn so với năm ngoái. Hơn nữa, nhà băng này cũng đã xóa sạch nợ đã bán cho VAMC, theo đó Techcombank không còn phải lo trích lập dự phòng 20% mỗi năm cho các khoản nợ này.

    Hay tại ACB, bên cạnh kết quả kinh doanh tích cực ở nhiều mảng, việc giảm chi phí dự phòng 64% xuống còn 933 tỷ cũng một phần giúp ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng trưởng hơn 2,5 lần đạt gần 6.400 tỷ đồng. ACB là 1 trong 6 ngân hàng đã xóa sạch nợ tại VAMC.

    [​IMG]
    Có thể thấy, việc trích lập dự phòng rủi ro, hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của ngân hàng. Những nhà băng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp sẽ không gặp nhiều áp lực trong trích lập dự phòng, gây tác động lớn tới lợi nhuận.

    Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ xấu tăng cao hay chi phí dự phòng rủi ro quá lớn cũng chưa hẳn là dấu hiệu hoàn toàn tiêu cực, cũng có thể chứa thông điệp về sự minh bạch trong phân loại nợ của nhà băng đó. Hơn nữa, việc chủ động ưu tiên trích lập dự phòng cũng sẽ giúp các nhà băng có thể rút ngắn thời gian nắm giữ trái phiếu VAMC. Sau đó, cứ mỗi đồng nợ xấu được thu hồi, ngân hàng sẽ ghi nhận toàn bộ là lợi nhuận, cũng có thể xem như đây là "của để dành", hứa hẹn những khoản lợi nhuận đột biến trong tương lai của ngân hàng.
    phantomhvtc thích bài này.
  7. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.225
    Ngân hàng nào thu hút tiền gửi tiết kiệm nhiều nhất năm 2018?
    Trong năm 2018, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, trong số đó, BIDV đứng đầu với 989.671 tỷ đồng.

    Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ “sống còn” của mỗi ngân hàng. Cũng như các năm trước đây, trong năm 2018, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang đứng ở vị trí quán quân.

    BIDV là quán quân

    Thị trường ngân hàng Việt Nam ghi nhận nhóm “Ngân hàng nào thu hút tiền gửi tiết kiệm nhiều nhất năm 2018" là tứ đại gia ngân hàng bao gồm BIDV, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

    [​IMG]
    Năm 2018, BIDV là ngân hàng thu hút nguồn vốn tiết kiệm lớn nhất.

    4 ngân hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Vì vậy, “cuộc đua” trở thành Ngân hàng có huy động vốn cao nhất thị trường chỉ dành cho BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank.

    Trong cả năm 2018, đã có tới 989.671 tỷ đồng của các tổ chức và cá nhân được “gửi gắm” tại BIDV dù ngân hàng này không tham gia cuộc đua tăng lãi suất. Mức lãi cao nhất tại BIDV vẫn chỉ là 6,9%/năm, áp dụng cho 2 kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng.

    Như vậy, chỉ tiêu “Tiền gửi của khách hàng” tại BIDV chiếm tới 75% nguồn vốn của ngân hàng này và tăng 129.686 tỷ đồng, tương ứng 15,1% so với năm 2017. Con số này giúp BIDV trở thành quán quân trong danh sách các ngân hàng có huy động vốn cao nhất thị trường.

    Đứng thứ 2 là VietinBank. Trong năm 2018, VietinBank đã huy động được 825.816 tỷ đồng, tăng 72.881 tỷ đồng, tương ứng 9,7% so với năm 2017 và chiếm 70,9% tổng nguồn vốn của VietinBank.

    Cũng như BIDV , VietinBank không áp dụng chính sách lãi suất cao. Mức cao nhất mà VietinBank dành cho khách hàng chỉ là 7%/năm áp dụng cho các kỳ hạn trên 36 tháng. Còn với kỳ hạn 36%, mức lãi suất được chi trả là 6,9%/năm.

    Vietcombank đứng thứ 3 khi thu hút được 802.222 tỷ đồng từ các tổ chức và cá nhân. Huy động vốn tại Vietcombank tăng 93.702 tỷ đồng, tương ứng 13,2% so với năm 2017 và chiếm 74,8% tổng nguồn vốn.

    Agribank chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nên Agribank chưa phải công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018. Vì vậy, hiện tại chưa rõ tình hình huy động vốn tại ngân hàng này.


    Ngân hàng “tâm điểm” gặp khó

    Năm 2018, thị trường tài chính chứng kiến một vài ngân hàng “tâm điểm”. Đó là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapitalbank).

    Eximbank gây chú ý khi làm mất tiền 245 tỷ đồng của nữ khách hàng Chu Thị Bình. Thông tin này được cho là ảnh hưởng tới uy tín Eximbank. Nhận định này không phải không có lý khi trong năm 2018 tăng trưởng huy động vốn tại Eximbank rất chậm dù Eximbank áp dụng chính sách lãi suất cao.

    Mức lãi suất cao nhất tại Eximbank lên đến 8,3%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng dưới hình thức online. Nỗ lực hút khách bằng lãi suất cao chỉ giúp huy động vốn tại Eximbank tăng 1.264 tỷ đồng, tương đương 1,1% so với năm 2017.

    Không được may mắn như Eximbank, trong năm 2018, huy động vốn tại tại Saigonbank đi lùi. Chỉ tiêu này chỉ đạt 14.678 tỷ đồng, giảm 171 tỷ đồng, tương đương 1,2% so với năm 2017.

    Chính sách lãi suất tại Saigonbank hấp dẫn hơn nhóm “Tứ đại gia ngân hàng” một chút nhưng thua kém nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Lãi suất cao nhất tại Saigonbank chỉ là 7,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.

    Trong khi đó, huy động vốn tại VietcapitalBank có chiều hướng tích cực hơn. Chỉ tiêu này tăng 6.472 tỷ đồng, tương đương 23,9% so với năm 2017 lên 33.495 tỷ đồng và chiếm 71,9% tổng nguồn vốn của ngân hàng.

    Giới đầu tư không ngạc nhiên khi huy động vốn tại VietcapitalBank tăng trưởng mạnh. Đó là kết quả của việc VietcapitalBank thường xuyên áp dụng chính sách lãi suất cao nhất toàn thị trường. Lãi suất tại VietcapitalBank lên tới 8,7%/năm.

    Tuy nhiên, tăng trưởng huy động vốn không giúp đỡ nhiều cho VietcapitalBank khi trong năm 2018, chi phí của ngân hàng tăng mạnh và hoạt động ngoại hối khiến ngân hàng thua lỗ.
    phantomhvtc thích bài này.
    phantomhvtc đã loan bài này
  8. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.225
    Nhà băng nào mở rộng mạng lưới nhiều nhất năm 2018?

    18/02/2019 13:12LPB), tăng thêm 161 điểm giao dịch. LPB lại tăng thêm 3 chi nhánh và 158 phòng giao dịch trong năm 2018. Đây được xem là số lượng mở nhiều nhất, nâng tổng số điểm giao dịch của LPB lên 388, đó là chưa kể đến 1,398 phòng giao dịch bưu điện đang hoạt động.

    Cách xa anh bạn về nhất, tuy chỉ tăng thêm 45 điểm giao dịch nhưng HDBank (HDB) vẫn giành nhì bảng. Cụ thể, HDB đã mở thêm 5 chi nhánh và 40 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên 285 điểm.

    Xếp sau đó là BIDV (BID), và KienLongBank (KLB) mở thêm 17 điểm giao dịch; Sacombank (STB) mở thêm 14 điểm giao dịch; Vietbank và TPBank (TPB) cùng mở thêm 11 điểm giao dịch. Các nhà băng như MSB, BAB, OCB, VPB, VCB, ACB, TCBVIB mở thêm nhưng với số lượng nhỏ từ 1 – 9 điểm giao dịch.

    Thậm chí một số nhà băng còn đóng cửa bớt chi nhánh, phòng giao dịch. Số lượng giảm nhiều nhất là MBB khi đóng cửa 86 điểm giao dịch. Trong đó, MBB tăng thêm 5 chi nhánh nhưng lại giảm bớt 91 phòng giao dịch; kéo theo tổng số điểm giao dịch năm 2018 chỉ còn 198 điểm.

    Xét về tổng số điểm giao dịch, hiện tại, BIDV (BID) đang dẫn đầu với 1,062 điểm, mặc dù trong năm nay đã đóng cửa một phòng giao dịch. Sau đó là Sacombank với 566 điểm, các nhà băng “tư nhân” còn lại như LPB, ACB và TCB dao động từ 300 - 400 điểm giao dịch; HDB, MSB, VPB, EIB từ 200 – 300 điểm giao dịch.

    Trong khi đó, dường như các ông lớn “Nhà nước” lại chẳng mặn mà đến chuyện mở rộng chi nhánh, chỉ có VCB mở thêm 5 chi nhánh nâng tổng số điểm giao dịch lên 106 điểm, còn lại CTG không mở thêm mà còn giảm 2 điểm giao dịch, duy trì với con số 157 điểm giao dịch.

    Biểu đồ điểm giao dịch tăng thêm của các ngân hàng tính đến 31/12/2018
    [​IMG]
    https://image.*********.vn/2019/02/18/chi-nhanh-1.PNG
    Nguồn: VietstockFinance
    Với số điểm giao dịch tăng thêm, các nhà băng cũng đã làm tăng thêm số lượng nhân viên đang làm việc. Tính trong năm 2018, VPB đang dẫn đầu với 2,239 nhân viên mới, đồng thời đây cũng là nhà băng đang dẫn đầu về số lượng nhân viên với 26,065 người. Tiếp sau đó là OCB và MBB, khi tăng lần lượt 1,812 người và 1,457 người. TCB cũng tăng thêm 1,429 nhân viên mới trong năm, đưa tổng số nhân viên đang hiện hữu lên 9,757 người. Các ngân hàng cổ phần như LPB, TCB, ACB, SCB tăng thêm trên 500 nhân viên trong năm 2018. Các nhà băng còn lại tăng với số lượng từ 100 – 300 nhân viên. Chỉ duy nhất PGBank đi ngược xu hướng, không tăng mà còn giảm 74 nhân viên.

    Nếu xét về tổng số lượng nhân viên, ngoại trừ VPB đang dẫn đầu như đã nói ở trên, xếp sau đó là 2 anh cả “Nhà nước” BID và CTG lần lượt với 25,529 người và 23,836 người. Mở thêm 14 chi nhánh nhưng chỉ tăng thêm 283 nhân viên, STB hiện đang đứng thứ 4 với 18,818 nhân viên, trên cả “anh lớn” VCB là 17,216 người.

    Những nhà băng cổ phần ở ngay sau đó với số lượng trên 10,000 nhân viên như MBB (14,551 người), HDB (13,888 người) và ACB (10,951 người). Các nhà băng còn lại cũng hoạt động với số lượng nhân viên từ 5,000 – 9,000 nhân viên như TCB, LPB, SCB, OCB…

    Ngoại trừ, một số nhà băng trụ ở chiếu dưới với con số khiêm tốn hơn như SGB (1,429 người), PGBank (1,546 người), Vietbank (1,917 người)…

    Số lượng nhân viên tại các ngân hàng tính đến 31/12/2018
    https://image.*********.vn/2019/02/18/chi-nhanh-2.png
    Nguồn: VietstockFinance
    Với số lượng điểm giao dịch tăng thêm cũng như số nhân viên mới, chỉ một phần nào phản ánh việc mở rộng phạm vi hoạt động của các nhà băng. Để biết được đâu mới là nhà băng kinh doanh giỏi nhất, đâu là ngân hàng có nhân viên làm việc hiệu quả nhất, còn phải chờ kết quả lợi nhuận và nhiều yếu tố khác chi phối.
    --- Gộp bài viết, 19/02/2019, Bài cũ: 19/02/2019 ---
    Nhìn đi nhìn lại thằng BIDV xử lý xong đống nợ xấu thì VCB chỉ là con tép.:)
  9. phantomhvtc

    phantomhvtc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Đã được thích:
    673
    Về mức độ tăng giá thì đoạn này CTG > BID > VCB.

  10. trio123

    trio123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2009
    Đã được thích:
    413
    Nay bank lại thay họ nhà vượng kéo tt

Chia sẻ trang này