VCS , cú MA kinh điển!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 12/08/2014.

1502 người đang online, trong đó có 600 thành viên. 11:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 423877 lượt đọc và 3807 bài trả lời
  1. katemla84

    katemla84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Đã được thích:
    2.462
    Con này được thuê thu gom và kéo lên giá thỏa thuận hết M&A xong rồi.....chỉ bỏ ra ít tiền thu gom và kéo xả quay tay cho giá lên mức thỏa thuận cái game này đã xong, giờ chỉ còn nhỏ lè chơi mà thôi....người làm game sẽ bán hết.....no sẽ về dần dần giá trị thực và tích lũy lại....chỉ có game lại khi tin tốt bơm ra tiếp....nhìn cách đánh này quá hiểu...đừng ham hố mà chết và kẹp nặng.....M&A một lượng lớn thế mà còn hy vọng nó lên thì phải xem người nhận nó thế nào nữa giờ thì......chúc các pak đừng cụt truym lúc này....
    GiaReBatNgo thích bài này.
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.765
    Siêu game của tổ chức, Chart siêu đẹp
    --- Gộp bài viết, 14/08/2014, Bài cũ: 14/08/2014 ---
    30,X là nhẹ
    duydu, vnihaho09, ibttoefl1202 người khác thích bài này.
  3. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.926
    VCS game lớn nhất 2014-2015
    duydu, vnihaho09dongdatu thích bài này.
    huyenthitx đã loan bài này
  4. doccocauhoa

    doccocauhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2013
    Đã được thích:
    1.339
  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.765
    VCS đang chạy theo cung cầu ngắn hạn,
    tương lai ???
    RỰC RỠ !!!!!!!!!!
    ibttoefl120 thích bài này.
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.765
    VCS: Khi miếng ngon lắm kẻ gièm pha
    Sau bao chống đối cổ đông lớn Red River Holding Limited “lọt” vào ban điều hành thì nayVCSlại tự nguyện “hiến thân” cho đối thủ? Ghi nhận trường hợp M&A “nhẹ nhàng” nhất trên thị trường chứng khoán!
    Cổ phiếu VCS của CTCP Vicostone niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX) vào cuối năm 2007 với mức giá 27,800 đồng/cp. Từ đó đến nay giá cổ phiếuVSCbiến động mạnh và rơi vào kênh suy giảm kéo dài từ năm 2010, có khi rớt xuống 6,000 đồng/cp. Tuy nhiên, kể từ quý 4/2013 đến nay, cổ phiếu này đã quay đầu tăng điểm cùng với thanh khoản tăng đột biến.

    Mới đây nhất, phiên sáng ngày 12/08, hơn 29 triệu cp VCS, tương ứng hơn 55% số lượng cổ phần đang lưu hành, đã được bán thỏa thuận tại mức giá trần 23,100 đồng/cp, trong khi kết phiên cùng ngày cổ phiếu VCS đóng cửa tại 20,000 đồng/cp.

    Giới đầu tư cho rằng thỏa thuận “khủng” hơn 29 triệu cổ phiếu trên của VCS chính là một trong những hoạt động trong thương vụ M&A khá ấn tượng và trở thành điểm nóng trên sàn chứng khoán gần đây gắn với cái tên Phenikaa. Bởi trước đó, ĐHĐCĐ của VCS đã thống nhất tái cơ cấu công ty bằng cách trở thành công ty con của đối thủ Phenikaa (tỷ lệ sở hữu khoảng 51-58% vốn) thông qua chuyển nhượng cổ phiếu từ các cổ đông hiện hữu.

    Giao dịch cổ phiếu VCS từ khi niêm yết đến nay
    http://image.*********.vn/2014/08/13/vcs-1.jpg
    Miếng ngon…

    CTCP Vicostone (HNX: VCS) là một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất đá ốp lát nhân tạo tại khu vực châu Á, được thành lập tháng 12/2002 tại khu công nghiệp Bắc Phú Cát, nay là khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. Tháng 6/2005, VCS chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ đăng ký là 30 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Vinaconex (VCG) nắm giữ 60%.

    Hiện VCS có 3 nhà máy sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh cao cấp, 2 công ty con là Công ty Liên doanh Style Stone (vốn điều lệ 150 tỷ, VCS nắm 99.93%) và CTCP Đầu tư và Khoáng sản Vico Quảng Trị (vốn điều lệ 100 tỷ, VCS nắm 89.77%), 2 công ty liên kết là CTCP Chế tác đá Việt Nam (VCS nắm 45.21%) và Công ty TNHH Stylenquaza (49% vốn).

    Sau 9 năm hoạt động, vốn điều lệ của VCS tăng gấp 23 lần, từ mức 23 tỷ đồng đến nay đã là 530 tỷ đồng. Năm nào công ty cũng tiến hành tăng vốn điều lệ cho đến khi đạt mức 530 tỷ đồng vào năm 2011 và dừng lại cho đến nay.

    http://image.*********.vn/2014/08/13/vcs-2.jpg

    Kể từ khi trở thành công ty cổ phần cho đến năm 2011, VCS ghi nhận doanh thu tăng trưởng liên tục qua các năm, từ trăm tỷ đến gần chạm mốc ngàn tỷ đồng.

    http://image.*********.vn/2014/08/13/vcs-3.jpg

    Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn này của VCS cũng đều là những con số “đẹp” với mức đỉnh cao 123 tỷ đồng vào năm 2011. Kéo theo đó, các chỉ số tài chính cũng khá ấn tượng như ROE luôn ở mức 2 con số, EPS hầu như đều vượt mốc 4,000 đồng, P/E cũng có lúc ghi nhận đỉnh điểm tới 19.08 lần vào năm 2007.

    http://image.*********.vn/2014/08/13/vcs-4.jpg

    Cũng trong giai đoạn hoạt động kinh doanh “khấm khá” (2009-2011) mỗi năm VCS đều đặn chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 20%, riêng năm 2011 còn thưởng thêm cổ phiếu tới 70.6%.

    …lắm kẻ gièm pha

    Với sự tăng trưởng ấn tượng, VCS thu hút sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư. Bắt đầu từ năm 2010, sau khi chuyển đổi trái phiếu VCS sang cổ phiếu và kiên trì gom mua nhiều lần, hai quỹ ngoại là Beira Limited và Red River Holding Limited chính thức “bước chân” vào VCS với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 15.12% và 16.92% vốn, ngoài ra còn có một quỹ nội là Công ty Quản lý quỹ Đầu tưFPTnắm 5.61%.

    Tuy nhiên, khi VCS đang trên đỉnh cao hoạt động kinh doanh thì cổ đông sáng lập VCG lại quyết định bán bớt vốn, giảm nắm giữ từ mức 33% xuống còn 5% vào năm 2011 và sau đó thì “mất hút” dấu vết tại đây. Sau sự kiện này, VCS chính thức “cởi” chiếc áo Vinaconex và đổi tên thành CTCP Vicostone. “Sân chơi” dần nhường lại cho các cổ đông lớn ngoại.

    Đến năm 2013, VCS cũng bất ngờ ghi nhận thêm một khách hàng tại Úc và New Zealand trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ gần 13% là Công ty TNHH Wonderful Kitchen.

    Danh sách cổ đông lớn của VCS vào cuối tháng 3/2014
    http://image.*********.vn/2014/08/13/vcs-5.jpg
    Kể từ khi có bước chân ngoại, hoạt động kinh doanh của VCS bắt đầu có nhiều xáo trộn. Bùng nổ lần đầu là tại ĐHĐCĐ năm 2012 khi nhóm cổ đông nắm 36% cổ phần phủ quyết hết toàn bộ nội dung đại hội vì cổ đông lớn Red River muốn bước chân vào HĐQT nhưng thất bại. Tiếp đó, tổ chức này cũng đề xuất không trả thưởng cho ban giám đốc và HĐQT do đã không hoàn thành kế hoạch năm 2011 cũng như việc tách Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc để công ty được mạnh hơn với 2 người lãnh đạo; không chia cổ tức, cổ phiếu thưởng…

    Ngược lại, về phía Ban lãnh đạo VCS khi đó lại nói rằng, dưới sức ép của Red River thì VCS đã phải mua lại 99.9% vốn của CTCP Style Stone với số tiền 310 tỷ đồng (giá 27,000 đồng/cp) khiến lợi nhuận hợp nhất 2011-2012 của công ty sụt giảm, dòng tiền mất cân đối, chi phí lãi vay tăng cao. Và hậu quả nặng hơn là VCS bị lỗ từ việc bán số cổ phần này trong năm 2014 này.

    Những lục đục giữa nhóm cổ đông lớn Red River và ban điều hành VCS tiếp tục âm ỉ kéo dài cho đến ĐHĐCĐ 2013. Dù không phủ quyết như năm 2012 nhưng hàng loạt những chất vấn từ cổ đông này cũng khiến ban điều hành “đổ mồ hôi” về việc kinh doanh sụt giảm, không mở rộng sản xuất, kế hoạch bán vốn tại hàng loạt công ty con và liên kết như Vicostone Mine, Bất động sản Tân Phước, Style Stone…

    Sau đó, dường như khó tạo được sự hài hòa lợi ích, nhóm cổ đông lớn Red River, Beira và cả Wonderful Kitchens đã quyết định “buông tay” khi thoái hết vốn trước thời điểm ĐHĐCĐ thường niên 2014 diễn ra vài ngày. Thay vào đó là nhóm cổ đông cá nhân mới xuất hiện.

    Cũng chính việc đổi cổ đông lớn vào phút cuối khiến ĐHĐCĐ 2014 có thêm tờ trình hủy niêm yết để tái cơ cấu công ty do nhóm cổ đông mới này đề xuất. Lý do của việc hủy niêm yết là thời gian qua cơ cấu cổ đông công ty phức tạp, mâu thuẫn xảy ra đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VCS.

    Nếu như những năm trước, lợi nhuận của VCS tăng trưởng đều thì trong thời gian 2012-2013 lại đột ngột tụt dốc mạnh, kết quả chỉ bằng ½ so với thực hiện trong năm 2011. Theo VCS, sở dĩ lợi nhuận thời kỳ này giảm do kinh tế thế giới rơi vào tình trạng trì trệ, suy thoái, tăng trưởng dưới tiềm năng. Vì thế khó khăn càng lớn hơn đối với VCS, khi 95% doanh thu đến từ xuất khẩu với các thị trường chính như châu Mỹ, châu Úc và châu Âu, chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Vừa phải đối phó với “đấu đá” nội bộ, vừa phải đối mặt với ảnh hưởng suy giảm kinh tế chung, VCS đã bắt đầu “đuối sức” khiến cổ đông mất đi những nguồn thu “ngon” từ cổ tức.

    http://image.*********.vn/2014/08/13/vcs-6.jpg

    “Ngả vào lòng” đối thủ

    Cuộc chuyển giao cổ đông mới và hủy niêm yết tại ĐHĐCĐ thường niên 2014 của VCS chưa dừng lại, bởi chỉ sau đó gần 2 tháng, VCS lại triệu tập ĐHĐCĐ bất thường quyết định không hủy niêm yết, thay vào đó là tái cơ cấu công ty bằng cách trở thành công ty con của chính đối thủ của mình là CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa) với tỷ lệ nắm giữ vào khoảng 51-58%.

    Theo ban lãnh đạo VCS, sở dĩ công ty đưa ra quyết định này do đã bị suy yếu khá nhiều và để mất thị phần trong giai đoạn 2012-2013. Vì thế, việc trở thành công ty con của Phenikaa là để bảo toàn và phát triển vốn, làm lành mạnh về tài chính, tăng trưởng cả về doanh thu, lợi nhuận và phát triển bền vững.

    Với bộ mặt mới này, VCS đặt kế hoạch công ty mẹ với tổng doanh thu 1,947 tỷ đồng, tăng 27% so năm 2013; lợi nhuận trước thuế 65 tỷ đồng, tăng 20%. Còn kế hoạch hợp nhất là tổng doanh thu 1,925 tỷ đồng, tăng 45%; lợi nhuận trước thuế 85 tỷ đồng, tăng 20%.

    Theo chia sẻ của ban lãnh đạo VCS, Phenikaa đang tiến hành tăng vốn từ 300 tỷ lên 800 tỷ đồng. Hồi tháng 4 vừa qua, Phenikaa đã đầu tư 87 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất đá thạch anh tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội có công suất 1 triệu m2 sản phẩm/năm. Theo nội dung đàm phán, VCS sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Phenikaa về mặt thị trường, công nghệ và tránh được sự đối đầu. Dự kiến VCS có thể đạt 100 triệu USD vào năm 2015.

    Với những diễn biến mới này, liệu cổ đông của VCS có thể hi vọng vào một tương lai tươi sáng trong tương lai?
    vnihaho09rucuacn thích bài này.
  7. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.765
  8. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.765
    Bí ẩn Phượng Hoàng Xanh
    Chỉ trong 4 năm từ lúc đăng ký hoạt động, Phượng Hoàng Xanh đã ghi một số dấu ấn mà không phải công ty nào cũng làm được. Trong 2 năm 2012 và 2013, Công ty đã đàm phán và ký hợp đồng độc quyền mua thiết bị và chuyển giao công nghệ từ Breton với thời hạn độc quyền 6 năm.
    Những ngày qua, thị trường chứng khoán đã được một phen xôn xao khi có tin Công ty Cổ phần Vicostone (VCS) bị Công ty Cổ phần Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa) thâu tóm. Chuyện sẽ không thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư đến vậy nếu như Vicostone không được đánh giá là một trong những cổ phiếu “ngôi sao” trên sàn Hà Nội, trong khi thông tin về Phượng Hoàng Xanh vẫn còn là một ẩn số.

    Ngay từ những ngày đầu tiên thành lập, vị thế độc quyền của Vicostone trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đá nhân tạo đã sớm được xác định bởi chính những cổ đông sáng lập đến từ Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Lợi thế của Vicostone nằm ở công nghệ chế tạo đá nhân tạo kỹ thuật cao và kỹ thuật phối màu thành công.

    [​IMG]

    Buổi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất giữa Phượng Hoàng Xanh với Breton (Ý) vào cuối tháng 4

    Chỉ cần nhìn vào báo cáo tài chính cũng đã cho thấy tiềm năng của công ty này. Từ mức vốn điều lệ 22,93 tỉ đồng ban đầu năm 2005, con số này đã tăng hơn 23 lần và chạm mức gần 530 tỉ đồng tính đến cuối quý II/2014. Tổng doanh thu cũng tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005-2013 đạt trên 34%.

    Tuy nhiên, kể từ năm 2011, bức tranh tài chính của Vicostone đã hé lộ một số điểm bất thường. Chẳng hạn, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh từ gần 123 tỉ đồng năm 2011 xuống còn chỉ 56 tỉ đồng trong năm tiếp theo. Những chỉ số tài chính khác đều đưa ra cùng một kết luận về tình hình kinh doanh bất ổn của Vicostone trong thời gian này. Đơn cử như lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) giảm hơn một nửa chỉ trong vòng 1 năm từ 2.637 đồng (năm 2011) xuống còn1.030 đồng (năm 2012).

    Về phía Phượng Hoàng Xanh, chưa có một thông tin cụ thể chính thức nào được đưa ra từ công ty này tính đến thời điểm hiện tại. Tất cả những gì tìm được là Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn thông báo về việc Phượng Hoàng Xanh nâng tỉ lệ sở hữu tại Vicostone từ 2,56% lên 58% (được thực hiện trong ngày 12.8.2014 thông qua Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt). Ngoài ra, theo biên bản Đại hội đồng cổ đông của Vicostone, công ty mẹ Phượng Hoàng Xanh chỉ mới được thành lập năm 2010 với quy mô vốn ban đầu là 300 tỉ đồng, dự kiến tăng quy mô vốn lên mức 800 tỉ đồng trong thời gian tới.

    Chỉ trong 4 năm từ lúc đăng ký hoạt động, Phượng Hoàng Xanh đã ghi một số dấu ấn mà không phải công ty nào cũng làm được. Trong 2 năm 2012 và 2013, Công ty đã đàm phán và ký hợp đồng độc quyền mua thiết bị và chuyển giao công nghệ từ tập đoàn công nghệ Ý Breton với thời hạn độc quyền 6 năm. Chính thức từ tháng 9.2013, Phượng Hoàng Xanh trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vicostone.

    Ký hợp đồng độc quyền đồng nghĩa với việc Vicostone trở nên kém cạnh trước đối thủ trẻ Phượng Hoàng Xanh, bởi Vicostone cũng sử dụng công nghệ chuyển giao từ Breton, nhưng các thiết bị đang dần trở nên lỗi thời với công suất thấp. Bên cạnh đó, công ty này cũng đã ký các hợp đồng phân phối sản phẩm lớn tại thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Đông.

    Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là mặc dù các hợp đồng đã được ký, nhưng nhà máy sản xuất đá thạch anh tấm lớn của Phượng Hoàng Xanh chỉ mới được khởi công xây dựng từ tháng 4.2014. Điều này làm dấy lên 3 câu hỏi lớn. Thứ nhất, một công ty non trẻ và chưa hề tạo ra sản phẩm như Phượng Hoàng Xanh lại dễ dàng có được hợp đồng từ các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.

    Thứ hai, theo Bộ Xây dựng, tổng mức vốn đầu tư nhà máy của Phượng Hoàng Xanh dự kiến gần 1.861 tỉ đồng. Trong đó, chủ đầu tư sử dụng vốn tự có là hơn 337 tỉ đồng, cộng với hơn 786 tỉ đồng được Ngân hàng Công Thương Việt Nam cam kết cho vay và một khoản khác đã được lên kế hoạch tài trợ. Chỉ với quy mô vốn ban đầu là 300 tỉ đồng nhưng Công ty có thể làm biết bao nhiêu chuyện như đầu tư nhà máy và nhập khẩu trang thiết bị độc quyền từ Ý.

    Đó là chưa kể việc Phượng Hoàng Xanh đã bỏ ra một lượng tiền lớn gần 679 tỉ đồng để mua thỏa thuận hơn 29 triệu cổ phiếu VCS tại mức giá trần 23.100 đồng/cổ phiếu, trong khi cuối phiên, VCS đóng cửa ở mức 20.000 đồng/cổ phiếu. Kết hợp với thông tin từ Vicostone rằng Phượng Hoàng Xanh “là công ty có khả năng huy động vốn tài chính quốc tế rất tốt”, chắc hẳn người đứng sau công ty này phải là cá nhân hoặc tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín lớn.

    Thứ ba, Phượng Hoàng Xanh sẽ lấy nguồn hàng từ đâu để cung cấp trong lúc chờ đợi đến khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6.2015? Chắp nối các dữ liệu có thể kết luận việc thâu tóm Vicostone là điều mà Phượng Hoàng Xanh đã chuẩn bị bài bản từ trước.

    Tháng 12.2010, Vicostone thực hiện chuyển đổi 165 tỉ đồng cho Red River Holding (100 tỉ đồng) và Ngân hàng Tiên Phong (65 tỉ đồng) thành 3 triệu cổ phần với giá chuyển đổi là 55.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, mức giá đóng cửa bình quân của cổ phiếu VCS trong tháng 12.2010 chưa tới 35.000 đồng. Rõ ràng, đây là một cuộc hoán đổi mà Red River Holding chấp nhận phần thiệt.

    Có lẽ vì việc đầu tư ban đầu đã không thuận lợi này, cộng với những khó khăn mang tính chu kỳ của Vicostone (như máy móc xuống cấp, dòng sản phẩm Terastone trở nên lỗi thời và việc sản phẩm nhân tạo không phơi nắng trở nên yếu thế trước các đối thủ mới) đã khiến Red River Holding không hài lòng.

    Mâu thuẫn nội bộ trong Công ty ngày càng lớn, đỉnh điểm là việc một nhóm cổ đông nắm giữ 36,39% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đã không thông qua tất cả các nội dung được trình bày trong Đại hội đồng cổ đông năm 2012. Sau một thời gian hợp tác dài không mang lại kết quả như mong đợi, Red River Holding đã bắt đầu buông xuôi. Và chính lúc này, Phượng Hoàng Xanh đã âm thầm dang tay che chở cho “đối thủ” Vicostone.

    Ông Lương Xuân Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Vicostone, đánh giá cuộc hợp tác này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho cả hai bên. Ông cũng xác nhận tình trạng không mấy vui vẻ giữa Vicostone và Red River Holding và đặt nhiều niềm tin vào Phượng Hoàng Xanh. Vicostone hẳn sẽ cần thực hiện nhiều thay đổi để trở lại vị trí ngôi sao của mình với sự hậu thuẫn từ một công ty trẻ nhưng có những bước đi vững chắc - Phượng Hoàng Xanh

    Theo Nhịp cầu đầu tư
    vnihaho09, rucuacnhuyenthitx thích bài này.
  9. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.765
    duydu, huyenthitx, hoangviet2891 người khác thích bài này.
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.765
    Lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm mạnh
    Thứ Ba, ngày 26/08/2014 07:31 AM (GMT+7)
    Mức lãi suất thấp nhất trên thị trường được áp dụng từ ngày 25/8 hiện chỉ còn 4,5%/năm thuộc về một ngân hàng quốc doanh lớn tại Hà Nội.

    Thông tinTài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất

    Biểu lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại cácngân hàngđang đồng loạt giảm “sốc”. Đi tiên phong trong đợt giảm lãi suất lần này vẫn là Vietcombank, khi sáng 25/8 ngân hàng ngân hàng này phát đi thông báo chính thức điều chỉnh giảm 0,2% lãi suất ở tất cả các kỳ hạn đối với tiền gửi VNĐ.

    [​IMG]

    Nhà băng lại bắt đầu "sóng" giảm lãi suất mới

    Theo đó, mức lãi suất kỳ hạn 1 tháng gửi bằng VNĐ tại ngân hàng này giảm về còn 4,8%/năm. Kỳ hạn gửi 2 tháng tại Vietcombank cũng giảm về còn 5%/năm; kỳ hạn gửi 3 đến 9 tháng là 5,7%/năm.

    Ở kỳ hạn tiền gửi 12 tháng, nhà băng này áp dụng mức lãi suất chỉ còn 6,5%/năm. Mức tiền gửi cao nhất mà Vietcombank áp dụng cho các kỳ hạn gửi dài từ 24 đến 36 tháng cũng chỉ 6,8%/năm. Như vậy, mức lãi 7%/năm đã không còn xuất hiện trên biểu lãi suất của Vietcombank từ ngày 25/8.

    Tuy nhiên, đây chưa phải là mức lãi suất thấp nhất thị trường dành cho kỳ hạn gửi 1 tháng trong hệ thống ngân hàng. Theo ghi nhận thị trường, thì mức lãi tiền gửi VNĐ thấp nhất hiện nay thuộc về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), khi kỳ hạn gửi 1 tháng của ngân hàng này giảm về còn 4,5%/năm. So với hồi đầu năm thì hiện mức lãi tiền gửi kỳ hạn 1 tháng của BIDV đã “bốc hơi” 1,3%/năm.

    Ở mức kỳ hạn gửi 2 tháng, BIDV cũng giảm lãi suất về còn 5%/năm; kỳ hạn từ 3 đến 9 tháng được BIDV áp dụng mức lãi 5,75 -6,5%/năm. Kỳ hạn gửi 12 tháng tại BIDV hiện “nhỉnh” hơn Vietcombank 0,3%/năm, ở mức 6,8%/năm.

    Mức lãi cao nhất mà “ông lớn” BIDV đang áp dụng trên toàn hệ thống chỉ còn 7%/năm được “căng” ở các kỳ hạn gửi tiền dài từ 12 tháng đến 36 tháng, giảm 1% so với thời điểm đầu năm 2014.

    Trong khi các nhà băng lớn đã rục rịch giảm lãi suất thì ở những ngân hàng nhỏ, biểu lãi suất vẫn được giữ nguyên như cách đây 1 tháng. Đơn cử, tại Ngân hàng Tiên Phong (TPB), bảng niêm yết lãi suất đối với tiền gửi VNĐ vẫn được ngân hàng này giữ nguyên từ ngày 8/7, mức lãi thấp nhất là 5,95%/năm đối với kỳ hạn gửi 1 tháng. Nhà băng này áp dụng mức lãi cao nhất trên toàn hệ thống ở mức 7,95%/năm ở kỳ hạn 12 tháng đối với các khoản tiền gửi từ 180 tỷ đồng trở lên và không rút lãi trước hạn. Ở các kỳ hạn dài khác, từ 18 đến 36 tháng mức lãi chỉ 7,5%/năm.

    Hiện mức lãi cao nhất ghi nhận trên thị trường thuộc về Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank), 6%/năm đối với kỳ hạn gửi 1 tháng và 8,5%/năm đối với kỳ hạn tiền gửi 36 tháng.

    Thống kê của Ngân hàng Nhà nước tuần giao dịch từ 11-15/8 cho thấy, lãi suất huy động bằng VNĐ phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng và có kỳ hạn dưới 6 tháng; 6-7,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng 7,5-8,1%/năm.

    Động thái giảm lãi suất của các nhà băng lớn kể từ ngày 25/8, khiến mức lãi suất tiền gửi giảm xuống thấp nhất từ trước tới nay, chỉ 4,5%/năm kỳ hạn gửi 1 tháng, được cho là không mấy bất ngờ đối với thị trường ngân hàng, nhưng lại khiến người gửi tiền thấy buồn bã, khi chỉ trong vòng một thời gian ngắn tiền gửi trong ngân hàng liên tục “mất giá”.

    Trong một diễn biến khác, ngày hôm qua (24/8) Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) với mức tăng rất thấp, chỉ 0,22% trong tháng 8/2014. Theo đó, CPI cả nước tháng 8 tăng 0,22% và so với cùng kỳ năm 2013, chỉ số CPI tăng 4,31%.

    Lạm phát tăng quá thấp, theo các chuyên gia của Ủy ban Giám sátTài chínhquốc gia, là cơ sở để các ngân hàng tính toán lại chi phí và giảm lãi suất. Theo số liệu từ cơ quan này, tính tới hết tháng 7/2014, lãi suất tiền gửi VNĐ bình quân là 5,53%/năm, giảm 0,6% so với đầu năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay bình quân vẫn ở mức khoảng 10,08% năm, chỉ giảm 0,25%.

    Theo Trường Giang (Infonet.vn)
    duydu, huyenthitx, vnihaho091 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này