VCS - Đánh giá chi tiết - Biên gộp 60%, biên ròng 37%, The Art of Quartz

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi iStockVn, 19/08/2017.

1344 người đang online, trong đó có 537 thành viên. 17:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14457 lượt đọc và 86 bài trả lời
  1. iStockVn

    iStockVn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    5.051
    Chả mấy khi PR cổ phiếu ;)

    Phần 1: Đánh giá VCS
    Phần 2: bài báo viết về VCS trên forbes số tháng 6/2015
    Phần 3: tóm tắt báo cáo thường niên Caesarstone, đối thủ VCS
    Phần 4: Tạp chí xuân VCS 2017 với nhiều thông tin bổ ích

    (bản phân tích đầy đủ: http://bit.ly/2vWFNCV )
    Link room VCS: http://f319.com/threads/vcs-chinh-phuc-dinh-cao-moi.811449/

    Cái hay của VCS so với CVT NKG HPG là có thể tặg dc giá bán và giảm đc giá thành, cvt full csuat là p xây nhà máy mới còn VCS chỉ cần sx ra đá giá bán cao hơn k cần tăng sản lượng. Sản lượng vcs giảm mà dthu ln vẫn tăng

    1. Cơ cấu cổ đông:
    - Phượng hoàng xanh A&A (PHX) nắm 77% VCS
    - Hồ Xuân Năng nắm 2.5% VCS, Tuy nhiên ông Hồ Xuân Năng hiện nắm giữ 100% PHX (1)

    2. Đánh giá về quản trị và tính minh bạch của VCS
    VCS hiện đang sử dụng kiểm toán Big4, E&Y. Công ty cũng áp dụng các mô hình quản trị hiện đại như Kaizen 5s, áp dụng hệ thống kiểm soát nguồn lực doanh nghiệp ERP-SAP từ 2010, áp dụng kiểm toán nội bộ bên cạnh kiểm toán độc lập (hiện trên mới chỉ có 1 vài công cty niêm yết áp dụng hệ thống kiểm toán nội bộ)
    3 năm liên tục được Forbes bầu chọn là 1 trong 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất (3)
    Liên tục các năm 2015/2016 được bầu chọn là 1 trong những doanh nghiệp minh bạch nhất sàn chứng khoán Hà Nội HNX (4)

    Công cty cũng liên tục được bầu chọn là một trong những doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất (từ 2009 tới 2017) (7), 2016 cty đứng thứ 9 trong 50 cty được bầu chọn.

    Các báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững đều được thực hiện theo chuẩn GRI 4, các thông tin trong báo cáo tài chính cũng hết sức minh bạch và được giải trình cụ thể chi tiết và đều được làm 1 bản tiếng việt và 1 bản tiếng anh.
    Công cty cũng áp dụng các hệ thống:
    • Hệ thống Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001:2007;
    • Hệ thống Trách nhiệm xã hội SA 8000:2014;
    • Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001:2004;
    • Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008 (trang 30 báo cáo phát triển bền vững 2016) (5)

    Qua quá trình theo dõi từ suốt 2015 tới nay việc công bố thông tin của cty luôn đúng hạn và rõ ràng, khoảng ngày 25-30 tháng cuối quý công ty sẽ công bố ước kết quả kinh doanh trên trang Tinnhanhchungkhoan.vn / phóng viên Anh Việt, công cty cũng không hề có biểu hiện che giấu hay công bố thông tin sai lệch hoặc có ý đồ làm giá cổ phiếu. (Sớm 1 tháng so với quy định luôn)

    3. Cơ cấu mặt hàng và hoạt động kinh doanh
    Mặt hàng chủ lực của công ty là đá nhân tạo gốc thạch anh (90% là đá thạch anh trộn với 10% chất kết dính (resin-1 loại nhựa được chiết xuất từ dầu mỏ).

    Năng lực sản xuất: Công ty hiện đang duy trì hoạt động 2 dây chuyền sản xuất với công nghệ được chuyển giao từ hãng Breton Italy. Cụ thể:
    - Dây chuyền số 1: Dây chuyền Terastone chuyên sản xuất đá Terastone và Hi-tech Stone sử dụng chất kết dính là xi măng (công suất thiết kế là 420,000m2/năm), dây chuyền này đã không còn hoạt động do hiệu quả không cao.
    - Dây chuyền số 2: Dây chuyền Bretonstone sản xuất đá Bretonstone. Thành phần chính của loại đá này là đá thạch anh và chất kết dính là Resin. Sản phẩm làm ra có kích thước là dạng tấm khổ lớn. Sản phẩm thường sử dụng để lát sàn, ốp tường, cả phía bên trong và phía bên ngoài, mặt tiền, thềm cửa sổ, bậc thang, hệ thống sàn chịu lực... Công suất thiết kế của dây chuyền là 500.000 m2/năm, dây chuyền này được đưa vào sử dụng vào năm 2003 (2)
    - Dây chuyền số 3 (thuộc dự án mở rộng sản xuất nhà máy số 2), dây chuyền này khánh thành năm 2011 với tổng vốn đầu tư 934 tỷ (theo báo cáo thườn niên 2009), dây chuyền này có công suất ước tính khoảng 850,000m2/năm

    VCS không công bố công suất của nhà máy số 2 (nhà máy 1 csuat 500,00m2) nhưng do vốn đầu tư của nhà máy số 2 là 934 tỷ (BCTN 2009/2010) mà năm 2009 style stone chi 899 tỷ để đầu tư 1 dây chuyền mà công suất đã 850,000m2 vậy VCS chi 934 tỷ thì công suất của nhà máy số 2 phải là trên 800,000 m2
    Một con số khác chứng minh tổng công suất của 2 nhà máy phải trên 1tr m2 là báo cáo thường niên 2016 có ghi csuat sản phẩm 2015 đạt 900,000m2 nên luận điểm trên càng có sức thuyết phục

    Hiện tại, tính trên toàn tập đoàn Phenikaa có 5 dây chuyền sản xuất đá bretonstone. Trong đó, VCS có 2 dây chuyền, Phenikaa có 2 dây chuyền (tổng công suất là 1 triệu m2) và StyleStone có 1 dây chuyền (công suất 850,000m2, hoàn thành năm 2009 với tổng vốn đầu tư 899 tỷ, theo báo cáo thường niên 2008). Tổng công suất thiết kế của cả 5 dây chuyền là gần 3,2 triệu m2/năm.

    80% sản phẩm của công cty được xuất khẩu (theo thông tin từ cty thì VCS là doanh nghiệp thứ 57 / 500,000 doanh nghiệp của cả nước được hưởng cơ chế ưu đãi luồng xanh dành cho hàng xuất khẩu). 60% sản phẩm của công ty được xuất khấu vào Mỹ (2&3)

    Hiện nay, công suất thiết kế của VCS là hơn 1 triệu m2/năm, công suất của công ty mẹ Phenikaa và Stylestone là 1,85 triệu m2/năm, trong khi giá trị giao dịch mua hàng từ phenikaa và Stylestone năm 2016 là trên 1.000 tỷ đồng, giá vốn hàng bán của VCS là 2.220 tỷ đồng. Theo ước tính của chúng tôi, mới chỉ có khoảng gần 55% sản lượng đá (tương đương 0,83 triệu m2/năm) sản xuất bởi Phenikaa và Stylestone được bán thông qua VCS. Như vậy, doanh thu VCS có khả năng tăng mạnh khi sản lượng xuất khẩu cho tập đoàn tăng lên.
    VCS hiện là cty đứng thứ 3 thế giới về sản xuất mặt hàng đá nhân tạo gốc thạch anh.

    4. Tình hình hoạt động của PHX
    Theo thông tin từ tạp chí tất niên 2017 của PHX thì 2017 PHX đạt doanh thu 3000 tỷ và lợi nhuận sau thuế là 1100 tỷ, biên ln ròng là 37% - một mức rất cao, cao hơn hẳn VCS (biên ln ròng của VCS chỉ là 21% (3)
    Theo nguồn tin nội bộ thì hiện các dây chuyển của VCS và PHX đều hoạt động 3 ca hết công suất (4)

    1100 tỷ này chỉ là của riêng PHX chưa tính VCS, tức nếu tính quy mô toàn tập đoàn thì 2016, số lãi phải gần 2000 tỷ đồng.

    5. Đánh giá việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và tiết kiệm chi phí của VCS
    Theo báo cáo phát triển bền vững 2015 và 2016 (trang 42-45), lượng tiêu thụ điện, gas, nước, dầu diesel liên tục được cắt giảm giúp tiết kiệm chi phí.

    Công cty cũng đã đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sang những sản phẩm cao cấp hơn, có biên lợi nhuận tốt hơn, cụ thể 2015, sản lượng nhập kho là 897.075m2 tuy nhiên 2016, sản lượng nhập kho là 639.027, giảm 29% về sản lượng tuy nhiên giá trị tổng sản lượng gần như giữ nguyên, tức công ty đã sản xuất ra sản phẩm có giá bán cao hơn 30% so với 2015 (báo cáo phát triển bền vững 2016 trang 42-45)

    Cũng từ số liệu này và số liệu của báo cáo MSI ta có thể tính được, doanh thu từ riêng dây chuyền của VCS là 1582 tỷ và doanh thu do bán hộ PHX là 1650 tỷ (lợi nhuận thu về là 120 tỷ)

    Suy ra ln gộp của mảng xuất khẩu là 871 tỷ biên gộp 55% và mảng bán trong nước là biên gộp 7.3%
    Hiện VCS có 2 dây chuyền breton (2003 và 2011) trong đó dây chuyền số 2 được miễn thuế và có công suất thiết kế khoảng 850,000m2 / năm, trong 2016 cty phải nộp tổng thuế là 137 tỷ và được miễn 66 tỷ và phải nộp 71 tỷ, quý 1/2017 cty phải nộp 44.6 tỷ và được miễn 21 tỷ hay phải nộp 23.6 tỷ vì vậy nhiều khả năng cty đã chuyển sang hoạt động chủ yếu ở dây chuyền số 2 trong quý 2/2017 để được miễn giảm thuế; thực tế cũng chứng minh là quý 2/2017 cty chỉ phải nộp thuế 10 tỷ (cho dây chuyền số 1 từ 2003), vì vậy có thể suy luận trong 2 quý cuối năm công ty sẽ đẩy mạnh sản xuất bằng dây truyền số 2 để được miễn giảm thuế.

    Giá trị tính theo m2 sản phẩm qua các năm (tr đ / m2)
    2014: 1,629 tr đ/ m2
    2015: 1,782 tr đ /m2
    2016: 2,475 tr đ / m2
    Như vậy giá trị đã tăng gần 53% so với 2014, chứng tỏ công ty đang dịch chuyển mạnh sang dải sản phẩm cao cấp.
    [​IMG]
    6. Tính chi phí sản xuất và lợi nhuận của riêng Vicostone (không tính bán hộ stylestone và PHX)
    Hiện giá bán của đá VCS tại Hà Nội cho 1 số mẫu như sau: BQ850 là 2.9tr / md, bq8815 là 4.75tr /md, BQ8660 là 7tr /md (mét dài là 1m x 0.6m, kích thước bếp tiêu chuẩn) như vậy tính theo m2 thì giá rơi vào 5 – 12tr /m2, trung bình 8tr /m2; Giá bán bình quân tại Mỹ rơi vào tầm 500-1000usd/m2

    Nhà mình trước làm bếp còn 1 phiến đá cắt ra dài 55.7cm2 rộng 48.5cm dày 2cm và nặng 13.1kg
    Vậy 1m2 nặng 48,5kg trong đó resin chiếm 10% hay 4.85.5kg còn lại là Thạch anh nặng 43.65kg
    (con số này cũng hoàn toàn phù hợp với bảng thông số kỹ thuật của đá VCS được công bố trên web của VCS)
    http://vicostone.com/Technical-Spec

    Theo báo cáo của MSI thì giá thạch anh là 0.15usd/kg và resin hiện tại là 1usd/kg – cao nhất lúc dầu 140usd là 1.4usd/kg resin (chắc là giá bán FOB, nếu mua ở thổ nhĩ kỳ thì chi phí vận tải cho 1 container 20’ đá thạch anh về Việt Nam + thủ tục tầm 1000usd cho 25 tấn hay tính ra tầm 0.04usd/kg, không đáng kể) (8)
    Vậy chi phí sx 1m2 đá = 0.19 x 43.65+ 2 x 4.85 + 8.3usd chi phí khác = 8.3usd + 9.7usd + 8.3usd chi phí khác = 26.3usd / m2

    (tính giá CIF thạch anh là 0.19usd/kg, resin là 2.4usd/kg – theo 1 số nguồn trên alibaba thì giá resin dao động từ 1-2usd/kg; tuy nhiên theo báo cáo thường niên – và báo cáo MSI thì chi phí resin chiếm tới 30-40% chi phí, đá thạch anh 30% và chi phí bột màu, chi phí khác chiếm 30% vì vậy ta cứ tính chắc là resin là 2.0usd/kg)

    1 năm VCS sản xuất 640,000m2 đá, tiêu thụ 3200 tấn Resin, nếu resin tăng giá 100usd/tấn thì chi phí tăng thêm 320,000usd, khoản tăng này là không đáng kể đối với lợi nhuận, nhất là khi VCS chuyển sang sản phẩm cao cấp giá bán cao hơn. Với cách tính chi phí như trên thì sản phẩm cao cấp cũng chỉ dùng lượng nguyên liệu như thế, điều khác biệt chỉ là chi phí R&D, chi phí R&D 1 năm tầm 40 tỷ (1% doan thu), chi phí tăng lên không đáng kể nhưng giá bán ra có thể tăng từ 200 (BQ850) lên 500usd với mẫu BQ8660, siêu lợi nhuận

    Ngoài ra theo báo cáo thường niên của Caesarstone, cũng là 1 cty sx đá thạch anh như VCS thì giá thạch anh biến động 10% thì sẽ làm biên ln gộp biến động cùng chiều khoảng 0.8-0.9% như vậy với chiến lược tập trung vào SP Cao cấp thì giá nguyên liệu thô ngày càng ảnh hưởng ít tới lợi nhuận của VCS (trang số 10 báo cáo thường niên CSTE)
    http://bit.ly/2hMpMtD

    Với chi phí nguyên liệu cho 1m2 đá chỉ dao động trong 20-30usd/m2 mà giá bán sản phẩm cao cấp hiện tại của VCS hiện có thể lên tới 200-500usd. Vậy ảnh hưởng của giá nguyên liệu thô tới biên ln của VCS là rất ít.

    [​IMG]

    Ghi chú:
    - Các chi phí tính theo khối lượng sản phầm nhập kho là 639,000m2 trong báo cáo phát triển bền vững 2016
    - Tỷ giá usd quy đổi là 22700đ
    - (1) tổng chi phí = 639,000m2 x 26.3 x 22,700= 381.5 tỷ
    - (2) = nhân công 81.3 + khấu hao 67.4 + mua ngoài và khác 144.3
    - (3) theo bctc hợp nhất 2016
    - Theo bcpt bền vững 2016 thì tổng giá trị sản lượng riêng VCS là 1582 tỷ (vậy bán hàng hộ cho PHX stylestone và doanh thu khác là 1629, biên ln gộp 8% thì ln gộp là 130 tỷ)

    Với giá vốn hàng bán của riêng VCS là 642 (*) tỷ trừ đi dthu 1582 thì ln gộp là 940 tỷ nhưng thực tế nếu tính theo bctc 2016 thì ln gộp riêng VCS là 991-130 = 861 tỷ hay giá vốn hàng bán phải là 721 tỷ hay chi phí nguyên vật liệu và chi khác phải là 413 tỷ hay 31.7 /m2. (lệch 78 tỷ so với tính toán theo công thức giá nguyên liệu).

    Từ số liệu trên ta có thể tính được lợi nhuận gộp của riêng VCS là 861/1582 = 55% một mức rất cao; điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thông tin trong bctc là biên lãi gộp của sản phẩm xuất khẩu (gồm cả VCS lẫn phx style là 35.5%, sở dĩ biên lãi gộp giảm mạnh là do cộng dồn cả bán hộ cho phx stylestone)

    Đây là tính trung bình thì biên gộp 55% nhưng với chi phí bình quân chỉ 50-60usd/m2 đá mà giá bán bình quân rơi vào 200-500usd/m2 thì biên lãi của VCS rất cao. (giá bán buôn cho đại lý rơi vào 100-200usd, nếu VCS làm luôn được thì biên còn lớn nữa)

    Cái đặc biệt của VCS là có thể tăng giá bán trong khi giá thành SX không biến động nhiều.
    Số liệu trên vẫn có sai số nhưng trong mức cho phép do cách tính chỉ dựa vào bctc và các thông tin được công bố nhưng với những dữ kiện kiểm tra chéo thì độ tin cậy của cách tính này là cao

    7. Tình hình kinh doanh của VCS trong 2 quý đầu năm 2017 và dự báo quý 3 và 4:
    Trong năm 2016, doanh thu xuất khẩu chiếm 80% (đạt 2571 tỷ), dthu nội địa là 640 tỷ (chiếm 20%). Biên lợi nhuận gộp của xuất khẩu đạt, 35.5% (cùng kỳ đạt 34.5%) trong khi đó bán trong nước chỉ đạt: 8.2%. (cùng kỳ 2015 đạt 3%).

    Doanh thu xuất khẩu tăng 25%,
    Trong 2016, VCS bán hộ PHX là 363 tỷ (quý 1/2/3/4 lần lượt là: 18.7 / 58 / 63/ 243) – trong 2015 không phát sinh
    6 tháng đầu năm 2017 bán hộ phx là: 376 tỷ. (Qúy 1/2 lần lượt 170 / 207 tỷ)
    Bán hộ stylestone cả năm 2016 là 799 tỷ (quý 1/2/3/4 là: 152 / 162 / 211 / 274), 2015 số này là 741 tỷ

    Quý 1/2-2017 là: 370 tỷ ( q1/2 là: 162 / 208)
    Tổng 2016 bán hộ phx + stylestone là 1162 tỷ (của riêng VCS là 2049 tỷ) hay chiếm 1/3 doanh thu của VCS;
    Tổng PHX + style 6 tháng đầu năm 2017: 746 tỷ ( cùng kỳ 6 tháng 2016 391 tỷ, tăng 90%), Tổng VCS + PHX + style là 2220 tỷ, riêng VCS 6 tháng đầu 2017 là 1473 tỷ (cùng kỳ là 1061 tỷ hay tăng 39%)
    Riêng quý 2/2017, bán hộ phx + style là 415 tỷ (cùng kỳ là 220 tỷ), riêng VCS quý 2/17 là: 663 tỷ (quý 2/16 là: 520, tăng 28%)
    (2 số liệu tính theo bctc và tính theo báo cáo phát triển bền vững có sự vênh nhau tuy nhiên không vênh nhiều)
    Doanh thu 6 tháng đầu năm 2017 của VCS tăng 52% (từ 1452 tỷ lên 2220 tỷ) và lợi nhuận sau thuế tăng 100% (từ 297 tỷ lên 577 tỷ, trong đó có 100 tỷ tăng thêm do được miễn thuế)

    [​IMG]

    quý 1/2017 có khoản doanh thu từ chuyển nhượng dự án nhà ở 300 tỷ (cách tình trên đây cũng chỉ mang tính tương đối khi VCS còn có khoản mua bán nguyên vật liệu với PHX và stylestone)

    Qua bảng này có thể thấy doanh thu của riêng VCS trong các quý 2016, và quý 1/2017 không thay đổi nhiều nhưng tăng mạnh trong quý 2/2017

    Theo xác nhận từ phía VCS, Nhà máy số 2 bắt đầu xây dựng từ 2010 và chính thức đi vào hoạt động, phát sinh thu nhập từ năm 2012, đồng thời phát sinh thu nhập chịu thuế từ năm 2014. Tuy nhiên, sau khi xem lại luật thì Nhà máy thuộc trường hợp là dự án đầu tư mở rộng tại Khu công nghệ cao, sẽ được tính phát sinh thuế TNDN từ 2015, với mức thuế miễn giảm được tính:
    -Từ 2015-2017: Miễn 100% thuế TNDN
    -Từ 2018-2026 giảm 50% số thuế TNDN phải nộp (6)

    Trong quý 2, doanh thu VCS tăng 45% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng và do được miễn thuế nên quý 2 cty chỉ phải nộp 10 tỷ đồng (thực tế nếu không được miễn thì số thuế phải nộp là 20% của 300 tỷ hay 60 tỷ)

    Trong báo cáo tài chính quý 2 có 1 khoản 120 tỷ đặt cược ký quỹ, theo lý giải từ phía công ty thì đây là khoản đặt cọc để mua máy móc.

    Do hiện VCS trở thành đầu mối xuất khẩu của cả tập đoàn PHX và thông thường quý 3 và 4 là cao điểm mùa xây dựng tại Mỹ, doanh thu quý 3 và 4 thường cao nhất trong năm nên dự phóng doanh thu quý 3 ít nhất bằng quý 2 (thông thưởng tăng 5%) và quý 4 sẽ tăng khoảng 20-25% so với quý 2.

    Dự phóng lợi nhuận trước thuế (lntt) quý 3 đạt 292 tỷ, thuế thu nhập phải nộp 10 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 282 tỷ
    Quý 4 lntt đạt 335 tỷ, thuế thu nhập phải nộp 15 tỷ, lnst đạt 320 tỷ (Do cty sẽ đẩy mạnh sx trên dây truyền số 2 để được miễn giảm thuế)
    Ngoài ra VCS còn 20 tỷ hoàn nhập thuế
    Vậy dự phóng lnst quý 3 và 4 đạt = 320 + 280 + 20 = 620 tỷ tăng mạnh so với 378 của quý 3 và 5 2016

    Tồng ln 2017 của VCS đạt = 577 (quý 1 và 2) + 620 = 1200 tỷ (tăng mạnh so với 675 tỷ của 2016
    Trong đó lợi nhuận từ mảng sxkd chính là 1100 tỷ và 100 tỷ miễn thuế
    Eps đạt 14-15,000

    Giá mục tiêu VCS cuối 2017 là 200-220 (với PE dự phóng 14-15)
    (có một thực tế là trong 3 năm qua bên cạnh việc cải thiện mạnh EPS thì PE của VCS cũng đang trong trend tăng, nếu 2016 PE min là 12 và max là 15 thì hiện tại PE Max đã được đẩy lên 17, kết quả này có được do nhà đầu tư đánh giá cao tính ổn định, sự minh bạch, tiềm năng dài hạn của VCS- Vì vậy giá VCS có thể cao hơn giá mục tiêu là hoàn toàn khả thi)

    Nguồn:
    (1)-http://s.cafef.vn/hastc/VCS-cong-ty-co-phan-da-thach-anh-cao-cap-vcs.chn
    (2)-http://www.stoneupdate.com/us-stone...-report/1141-statwatch-first-quarter-16-foray
    (2) http://static1.*********.vn/edocs/5700/VCS_23052017_MSI.pdf
    (3)-http://f319.com/threads/vcs-chinh-phuc-dinh-cao-moi.811449/page-292
    (4)-http://tapchitaichinh.vn/thi-truong...anh-nghiep-minh-bach-nhat-hnx-2016-96550.html
    (5)-http://vicostone.com/-/media/Files/...-thang-5/VCS_Bao-cao-phat-trien-ben-vung-2016
    (6)-http://cafef.vn/vicostone-vcs-se-gh...n-do-nham-vao-quy-2-2017-2017062822162309.chn
    (7)-http://www.aravietnam.vn/ket-qua-binh-chon/nam-2009/
    http://www.stoneupdate.com/us-stone...-report/1141-statwatch-first-quarter-16-foray
    (8) http://www.made-in-china.com/products-search/hot-china-products/Unsaturated_Polyester_Resin.html
    http://www.made-in-china.com/products-search/hot-china-products/Polyester_Resin.html

    Vicostone và cuộc chơi của những ông lớn ngành đá thạch anh

    http://tinnhanhchungkhoan.vn/chuyen...-nhung-ong-lon-nganh-da-thach-anh-124803.html
    [​IMG]

    (ĐTCK) Sau tái cấu trúc, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực về thị trường của công ty mẹ Phenikaa, trên cơ sở tầm nhìn và chiến lược đúng đắn cùng với sự điều chỉnh kịp thời và linh hoạt trong điều kiện kinh tế thế giới biến động, Vicostone đã lấy lại phong độ từ năm 2014.
    Mới đây, Công ty đã lọt vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 2014 do Forbes Việt Nam bình chọn. Với những gì đang thực hiện, Công ty sẽ tiếp tục gặt hái kết quả cao hơn vào năm 2015, mở ra thời kỳ phát triển mới trên chặng đường dài phía trước.

    Mở rộng sân chơi toàn cầu
    Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu là chiến lược mà lãnh đạo Tập đoàn Phenikaa và Vicostone quyết tâm thực hiện. Hiện nay, Phenikaa và Vicostone đạt khoảng 30% chuỗi giá trị gia tăng đầu - cuối trong lĩnh vực đá thạnh anh tấm lớn. Mục tiêu mà tập đoàn này hướng đến là đạt ít nhất tỷ lệ 55% của chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo cho sự phát triển thương hiệu sản phẩm Vicostone quartz surface trên quy mô toàn cầu một cách chắc chắn, bền vững.

    Với định hướng trên, ngay trong nửa đầu năm 2015, ngoài những cơ sở kho hàng và văn phòng bán hàng đã có tại miền Nam, bờ Tây, bờ Đông nước Mỹ, Phenikaa đã mở thêm 3 cơ sở kho hàng và văn phòng giao dịch tại Chicargo, Atlanta, Houseton và trong 6 tháng cuối năm sẽ mở thêm cơ sở tại phía Đông Canada (Toronto). Đây là những bước đi quan trọng và có tính quyết định trong việc tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị gia tăng, nâng cao thị phần, tăng năng lực cạnh tranh và doanh thu của Tập đoàn tại Mỹ mặc dù việc này yêu cầu mức đầu tư không nhỏ.

    Việc công ty mẹ Phenikaa đầu tư như vậy sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc bán hàng dưới thương hiệu Vicostone. Hiện tại, Vicostone nằm trong nhóm 4 thương hiệu Quartz Surface hàng đầu thế giới. Trên thực tế, Vicostone và Phenikaa đã bước vào cuộc chơi của những ông lớn trong ngành đá thạch anh tấm lớn.

    Riêng ở Mỹ, theo số liệu của Hải quan Mỹ năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, nếu tính theo công ty, thương hiệu Vicostone là nhà xuất khẩu đá tấm lớn thạch anh lớn thứ 4 vào thị trường Mỹ về số lượng m2 và giá trị, chỉ sau ba ông lớn ở Isaraen, Tây Ban Nha, Canada.

    Áp lực sẽ là không nhỏ khi đã ở trong tốp các công ty hàng đầu về sản xuất và kinh doanh đá cao cấp. Vì vậy, tập đoàn Phenikaa đã xác định phải nâng cao tính chuyên nghiệp cho tất cả các công ty thành viên, trong đó có Vicostone, trở thành mắt xích chủ yếu trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu trong lĩnh vực này để có thể cạnh tranh sòng phẳng và hiệu quả với bất kỳ đối thủ nào trên thế giới.

    Áp lực nêu trên yêu cầu Phenikaa nói chung và các công ty con như Vicostone phải liên tục hoàn thiện các khâu trong hệ thống quản trị, điều hành và đào tạo về quản lý, chuyên môn, kỹ năng, trong đó đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực thiết yếu như: quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, R&D, đào tạo nguồn nhân lực…

    [​IMG]Vicostone đã phát triển thành công nhiều dòng sản phẩm, tạo ấn tượng tốt với khách hàng
    Làm mới chính mình
    Nếu như hoạt động R&D khá xa xỉ với nhiều doanh nghiệp thì tại Vicostone, đây là bộ phận được đầu tư mạnh và chăm sóc rất kỹ. Vicostone cạnh tranh trên cơ sở khác biệt hóa về sản phẩm và tốc độ cung ứng sản phẩm (kể cả tốc độ thay đổi mẫu mã) ra thị trường.

    Mọi hoạt động đầu tư, nghiên cứu của doanh nghiệp theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty đều tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh cốt lõi, khai thác tối đa công suất dây chuyền hiện tại trên cơ sở đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín thương hiệu.

    Bộ phận Nghiên cứu và phát triển đã nghiên cứu triển khai thành công nhiều đề tài khoa học vào sản xuất kinh doanh, phát triển thành công nhiều dòng sản phẩm mới, độc đáo, tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm liên tục được cải tiến và đạt chất lượng tốt nhất, thân thiện với môi trường, đáp ứng cao nhất yêu cầu của khách hàng.

    Về vấn đề quản trị rủi ro, theo quan điểm của ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Vicostone, Công ty phải đảm bảo yếu tố phát triển bền vững. Bởi vậy, “dẫn dắt rủi ro để phát triển bền vững” là kim chỉ nam cho việc triển khai hệ thống quản trị rủi ro trong toàn Tập đoàn. Định hướng này thể hiện tính chủ động trong việc quản trị rủi ro ở mọi cấp quản lý, trong tất cả các quá trình thực hiện công việc, nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn cụ thể.

    Phenikaa và Vicostone đang vận hành hệ thống quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ với sự tư vấn của các chuyên gia đến từ Ernst & Young Việt Nam. Hệ thống được xây dựng, vận hành và phát triển dựa trên nền tảng hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, xuyên suốt trong toàn tổ chức, sự hiểu biết đầy đủ các vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân và được triển khai trong toàn Tập đoàn, từ Công ty mẹ đến các Công ty con.

    Chọn được người giỏi là quan trọng nhưng quan trọng hơn theo chia sẻ của người đứng đầu Tập đoàn là chọn được những con người phù hợp, trao quyền mạnh mẽ cho họ cùng với hệ thống giám sát hiệu quả, để công tác quản trị rủi ro trở thành lợi thế cạnh tranh dài hạn.

    Trong năm 2015, một bộ nhận diện thương hiệu toàn cầu điều chỉnh của tập đoàn Phenikaa và thương hiệu sản phẩm Vicostone Quartz Surface sẽ được hoàn chỉnh và triển khai nhận diện toàn cầu. Riêng nhãn hiệu Vicostone đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và trên 50 nước trên thế giới, trong đó có các thị trường chủ chốt của Công ty như: Mỹ, Úc, New Zealand, EU, Canada, các nước Nam Mỹ…

    [​IMG]Cầu thị và minh bạch
    Nội dung báo cáo thường niên 2014 của Vicostone cho thấy, đây là một trong những công ty có phần phân tích rõ và đầy đủ nhất về các chỉ tiêu tài chính. Trong ấn phẩm này, doanh nghiệp đã đưa ra bức tranh tương đối đầy đủ về thực trạng tài chính và mức độ hiệu quả hoạt động, các rủi ro cần lưu ý. Đây cũng chính là nhận xét được thống nhất cao từ Hội đồng bình chọn.

    Doanh nghiệp đã tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính trong hoạt động của mình và coi đây là một lợi thế, việc này tuy có rủi ro nhưng rủi ro này đã được nhận diện và có biện pháp phòng ngừa.
    Trên thực tế, Vicostone đang khai thác triệt để lợi thế của giải pháp ERP - SAP trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất - kinh doanh, nên có thể xây dựng được các kịch bản kinh doanh khác nhau trên cơ sở phân tích và kiểm soát được các rủi ro tiềm năng và lượng hoá chúng vào trong chỉ số kinh doanh. Điều này là hết sức cần thiết và có ích trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động như hiện nay.

    Với sự chuẩn bị chu đáo cho các kịch bản kinh doanh dài hạn và ngắn hạn, quý I/2015, Công ty đạt doanh thu hợp nhất 535 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 73,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 65,4 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ.

    Dự kiến 6 tháng đầu năm 2015, Vicostone đạt 1.150 tỷ đồng doanh thu và 186 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Doanh thu tuy chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng hiệu quả hoạt động đã tăng nhiều lần so với cùng kỳ năm trước, đang đưa Vicostone đi đúng quỹ đạo mong muốn, chủ động cho hành trình dài phía trước.

    Bước ngoặt ở Vicostone (Forbes việt nam số tháng 8/2016)
    http://www.nhuongquyenvietnam.com/news/newsdetail/19932/buoc-ngoat-o-vicostone.htm
    Làm chủ công nghệ sản xuất, đầu tư cho nghiên cứu tạo ra sản phẩm độc đáo, Vicostone trở thành một trong những công ty trên thế giới sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp.

    [​IMG]Ông Hồ Xuân Năng được gọi là “Năng Do Thái” do sự khôn ngoan, sắc sảo.

    Năm 2007, một công ty Việt Nam được chọn làm nhà cung cấp đá ốp lát cao cấp cho các sòng bài của khu giải trí City Center (Las Vegas), Mỹ. Hợp đồng này là cánh cửa giúp Vicostone, công ty mới có ba năm kinh nghiệm xuất khẩu, khẳng định sự hiện diện tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Năm năm sau, doanh thu thị trường Mỹ của công ty cổ phần Vicostore, theo báo cáo tài chính năm 2014, đạt 44 triệu đô la Mỹ, cao hơn gấp rưỡi so với năm trước. Ngoài Mỹ, công ty này cũng đã xuất khẩu đến trên 40 quốc gia. Tổng cộng, kim gạch xuất khẩu đạt khoảng 83 triệu đô la Mỹ trong năm ngoái, tăng gần gấp đôi so với ba năm trước đó. Lợi nhuận tương ứng tăng gần gấp bốn lần. “Thương hiệu Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế cực kỳ khó khăn nhưng Vicostore, ông Hồ Xuân Năng nói. Năm 2004, Vicostone là công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công đá ốp lát nhân tạo cao cấp theo công nghệ của hãng Breton (Ý) và hiện là một trong 30 nhà cung cấp loại sản phẩm này trên thế giới.

    Ông Năng, 51 tuổi, được xem là người đã đưa Vicostone từ chỗ một công ty bên bờ vực phá sản gia nhập nhóm vài chục công ty có sản phẩm cạnh tranh trên trường quốc tế. Được thành lập bởi tổng công ty Vinaconex vào năm 2002, sản phẩm của Vicostone ban đầu phục vụ thị trường nội địa, tuy nhiên “bán ra thị trường không được do chất lượng không đảm bảo, đội ngũ nhân sự yếu kém và hầu như chưa nắm bắt được công nghệ,” báo cáo thường niên công ty năm 2008 viết. Trước khi ông Năng được tổng công ty Vinaconex điều động về Vicostone vào giữa năm 2004, công ty này thay tướng bốn lần nhưng không thay đổi được tình hình. Sau hai tuần đảm nhận vị trí cao nhất tại Vicostone, nguyên giám đốc sản xuất nhà máy ô tô Ford Việt Nam, ông Hồ Xuân Năng nhận ra sai lầm cơ bản của việc “định hướng thị trường sai dẫn đến nhà máy hoạt động không hiệu quả được.” Ba tháng sau, vị thuyền trưởng mới cùng đội ngũ kỹ sư do ông huấn luyện đưa dây chuyền trở lại hoạt động, theo chiến lược làm hàng xuất khẩu. Nguyên liệu đá cũng được thay thế bằng đá nhập khẩu có chất lượng ổn định, trong đó hơn 90% là thạch anh, vật liệu chịu mài mòn, có độ cứng cao.

    “Thương hiệu Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế khó khăn. Vicostone làm được nhờ làm chủ công nghệ và R&D.”

    Năm 2004, Vicostone sản xuất thành công đá ốp lát nhân tạo cao cấp từ đá thạch anh theo công nghệ rung ép vật liệu trong môi trường chân không được chuyển giao độc quyền từ hàng Breton. Công nghệ ngày tạo ra loại đá nhân tạo chống bám bẩn, chống xước, kháng khuẩn và có tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm được sử dụng trong các công trình xây dựng cao cấp như khách sạn, quán bar, phòng thí nghiệm… Theo website của Breton, do yếu tố phức tạp của công nghệ này nên thị trường hiện chỉ có khoảng 30 nhà cung cấp trên thế giới, trong đó có Vicostone.

    Lô hàng xuất khẩu đầu tiên đóng mác Vicostone cập cảng Úc vào tháng 9.2004, cung cấp đá ốp lát nhân tạo cao cấp cho công ty WK Marble & Granite. Nhờ thành công với đơn hàng này, Vicostone liên doanh với đối tác Úc và bắt đầu được biết đến nhiều hơn. Họ từ từ giành được vị thế số 1 tại Úc, chiếm khoảng 45% thị phần. Một năm sau, Vicostone có thêm vài khách hàng từ châu Á và châu Mỹ. Doanh thu và lợi nhuận của Vicostone đạt mức tăng trưởng kép ấn tượng lần lượt là 155% và 38% trong giai đoạn 2006 – 2009. Sự nổi lên nhanh chóng của Vicostone từng khiến Caesarstone, công ty cùng ngành có giá trị vốn hóa hơn một tỉ đô la Mỹ đưa vào danh sách đối thủ “có khả năng đe dọa thị phần,” theo báo cáo về Caesarstone của khoa kinh doanh, đại học Tel Aviv. Tình hình kinh doanh Vicostone từ chỗ ế ẩm chuyển thành “số lượng các đơn hàng gửi về gấp hai lần công suất sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không đủ để bán,” bản cáo bạch công ty Vicostone năm 2007 viết.

    Bí quyết bán hàng giai đoạn đầu của Vicostone? Theo ông Năng, hợp đồng đầu tiên với đối tác Úc đúng yêu cầu về chất lượng, thời gian giao hàng và giá (FOB) rẻ hơn đối thủ 30 -40% là cửa ra cho Vicostone vào thời điểm đó. Ông Năng giải thích: “Lúc khó khăn như vậy, tôi không cần lời nhiều, mục tiêu chính là khai thác cao nhất công suất để có tiền trả lương nhân viên, trả lãi ngân hàng, khấu hao máy móc.” Một lần phát biểu trên báo, ông Năng nói về mình: “Tôi được phân công về đây để cứu Vicostone.”

    [​IMG]Năm 2014, tổng doanh thu của Vicostone đạt 2.106 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 212 tỉ đồng, gấp ba lần so với năm trước. Người thay đổi thế trận tại Vicostone, ông Hồ Xuân Năng, được những người quen biết đặt cho biệt danh là “Năng Do Thái” vì sự khôn ngoan, sắc sảo. Trong mắt các cổ đông, dù có bất đồng quan điểm với ông sau này, ông Năng vẫn là người giỏi nhiều mặt, từ điều hành, sản xuất đến tài chính, ngoại giao. Theo lời tự kể của nhà điều hành có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và tiến sĩ kỹ thuật, ông tự học, bổ sung kiến thức về sản phẩm và công nghệ rồi truyền lại nhân viên của mình vận hành dây chuyền. Khi Vicostone thoát khỏi bờ vực mấp mé phá sản, họ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm Trung Quốc giá rẻ. Ông Năng và đội ngũ Vicostone nghiên cứu và thiết kế (R&D) những mẫu mã đặc biệt, khó sao chép. Những người tham gia hợp tác tại Vicostone theo ông Năng, thường “chỉ được biết một phần để giữ bí mật công nghệ”. Kết quả từ việc nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm này là giá từ chỗ rẻ hơn 30% hiện đã cao hơn ban đầu 300% và đánh bật hàng Trung Quốc về sau này, theo ông Năng.

    “Trong khi chúng ta lo lắng về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hãy nhớ rằng Vicostone là một trong những nhà sản xuất các sản phẩm đá ốp lát nhân tạo cao cấp chi phí tốt, do đó, có một vị thế mạnh hơn rất nhiều so với các đối thủ,” theo DWS Vietnam Fund Limited, cổ đông cũ của Vicostone. Trong khoảng thời gian 1999 – 2012, quy mô thị trường đá ốp lát bằng thạch anh trên thế giới đã tăng gấp bốn lần, đạt mức tăng trưởng kép 15,8%, theo công ty nghiên cứu công nghiệp The Freedonia Group.

    212 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế của Vicostone trong năm 2014, tổng doanh thu đạt 2.106 tỉ đồng

    Thị trường xuất khẩu của Vicostone được mở rộng dần và nay hiện diện trên 40 thị trường như Mỹ, Úc, châu Âu… Kết quả kinh doanh như vậy có thể làm hài lòng nhiều cổ đông song vẫn có những mâu thuẫn nảy sinh đến từ cổ đông nước ngoài. Năm 2007, để gọi thêm vốn mở rộng sản xuất, Vicostone có 15 cổ đông tổ chức như: Vietnam Holding, Beira Limited, DWS Vietnam Fund, Wonderful Kitchen (Úc)… Các cổ đông nước ngoài tuy nắm cổ phần lớn hơn nhưng không có chân trong hội đồng quản trị đã đề nghị ban điều hành Vicostone mua thêm cổ phần để kiểm soát công ty liên kết Style Stone. Từ chỗ phụ thuộc Vicostone, công ty liên kết này dần phát triển thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Vicostone. Mãi đến năm 2011, ban điều hành công ty mới chi hơn 300 tỉ đồng mua cổ phần chi phối công ty liên kết. Tại đại hội cổ đông năm kế tiếp, ban lãnh đạo Vicostone quay lại đổ lỗi cho áp lực mua lại công ty liên kết từ cổ đông khiến dòng tiền công ty mất cân đối. Đại hội kéo dài hơn sáu giờ đồng hồ khi cổ đông ngoại đại diên hơn 36% cổ phần phủ quyết toàn bộ nội dung trong tờ trình của hội đồng quản trị. Tương tự, các đề xuất của cổ đông lớn cũng không được hội đồng quản trị đương nhiệm ủng hộ.

    Khi bốn cổ đông nước ngoài cuối cùng rời đi tháng 7.2014, cán cân quyền lực ở Vicostone thay đổi. Số cổ phần của nhóm cổ đông được thoái vốn cho một số nhà đầu tư trong nước. Thời gian nắm giữ của các cổ đông cá nhân này chưa đầy một tháng. Địa chỉ chuyển nhượng kế tiếp của cổ phiếu này là Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa), một công ty mới trên thị trường. Kịch tính bắt đầu xuất hiện khi công ty sinh sau đẻ muộn và chưa có nhà máy sản xuất này đã thâu tóm thành công Vicostone. Bất ngờ không kém diễn ra vào cuối năm 2014, khi ông Hồ Xuân Năng, lãnh đạo Vicostone công bố quay trở lại sở hữu 90% vốn điều lệ của công ty mẹ Phenikaa. Điều này có nghĩa là ông Năng từ một cổ đông thiếu số trở thành người có quyền lực mạnh nhất tại Vicostone cũng như Phenikaa. Giới kinh doanh chứng khoán từng gọi đây là những thương vụ mua bán và sáp nhập kinh điển nhất Việt Nam trong năm 2014 do kịch tính của nó. Ông Năng nới với Forbes Việt Nam: “Tôi chẳng cần nhiều tiền, vất vả! Giả sử một năm làm 300 – 400 tỉ đồng, tôi có ăn, có tiêu được đâu!”

    Sau khi thâu tóm quyền lực tại Vicostone, lần đầu tiên sau nhiều năm, ông Năng và Vicostone đón một mùa đại hội cổ đông yên ả hiếm có. Vị chủ mới cho hay, kinh doanh của tập đoàn sẽ tiếp tục rất khả quan trong năm 2015 khi hai dây chuyền mới sẽ đi vào hoạt động, tăng công suất thêm một nửa. Danh sách khách hàng của công ty cũng đang ngày càng nối dài hơn từ Úc và Trung Đông. Điều này là cơ sở cho kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Vicostone trong năm nay dự kiến tăng trưởng tương ứng khoảng 27% và 19%. “Vicostone giờ đã được đưa về một mối, có cái dễ là thống nhất tất cả nhưng rủi ro tôi cũng phải gánh hết,” ông Năng chia sẻ về con đường sắp tới của công ty đứng thứ hai châu Á về đá ốp lát nhân tạo cao cấp.

    Theo Forbes VN

    Một số điểm chính trong báo cáo của CSTE (giờ VCS đọ với CSTE chứ k đọ với mấy cty trong nước nữa)
    - Thành lập từ 1987, lâu thế mà không hơn VCS là bao
    - tỷ trọng nguyên liệu gồm 90% quartz và 10% resin
    - Nguyên liệu thô (quartz,..etc...) chiếm 44% (quartz chiếm 37%), resin là 33% giá thành sp
    - quartz tăng giá 10% thì biên ln gộp giảm cỡ 0.9% và số này cho resin là 0.8%
    - thông thường quý 3 và 4 sẽ là quý cao điểm trong năm về doanh số do mùa xây dựng ở Mỹ rơi vào thời điểm này, thời tiết ủng hộ, năm học mới rồi năm mới.
    - CSTE chi 0.6% doanh thu cho R&D, VCS là 1% gì đó
    - Biên gộp 2014-2016 giảm từ 42.4% về 15.1%, biên ròng từ 18.5 về 15.1%, biên gộp trong quý 2/17 chỉ còn 33% và biên ròng còn 10%.

    We have invested considerable resources to position our quartz surface products as premium branded products. Due to our products’ high quality and positioning, we generally set our prices—especially for our differentiated products—at a higher level than alternate surfaces and quartz surfaces provided by other manufacturers. Manufacturers located in the Asia-Pacific region and in Europe market quartz surface products at lower price points, including quartz surface products which imitate our products and designs. Even if we seek to lower the prices that we charge for our products in certain markets, we may be unable to achieve the low labor and energy costs as some of our competitors in order to maintain current margins on our products. Some of these competitors have developed know-how and technical capabilities to manufacture products similar to our products and other competitors may do so in the future. We have also experienced instances of our competitors marketing products with similar appearances and similar model names to some of our products. Competition of this nature may increase in the markets in which we operate and may develop in new markets. Even if these competitors are unable to compete with us in all markets in which we sell our products, the introduction of similar products at lower price points may result in lowering or eliminating the value that distributors and end-consumers place on our premium brand and products.


    Changes in the prices of our raw materials have increased our costs and decreased our margins and net income in the past and may increase our costs and decrease ourmargins in the future.

    In 2016, raw materials accounted for approximately 44% of our cost of goods sold. The cost of raw materials consists of the purchase prices of such materials and costs related to the logistics of delivering the materials to our manufacturing facilities. Our raw materials costs are also impacted by changes in foreign currency exchange rates,mainly the euro as it relates to polyester and other raw materials purchased from Europe. Quartz, which includes quartz, quartzite and other dry minerals (together referred to in this annual report as “quartz” unless otherwise specifically stated), is the main raw material component used in our products. Quartz accounted for approximately 37% of our raw materials cost in 2016. Our cost of sales and overall results of operations may be impacted significantly by fluctuations in quartz prices. For example, if our cost of quartz were to rise by 10%, we would experience a decrease of approximately 0.9% in our gross profit margin. In particular, from 2013 to 2015, we experienced selective price increases from our Turkish quartz suppliers, such that the average cost of quartz supplied to our facilities in Israel increased by approximately 3% and 4% in 2013 and 2014, respectively. For cost of quartz in 2016 and prior years, see “ITEM 5.A: Operating Results and Financial Review and Prospects—Operating Results— Cost of revenues and gross profit margin.” Any future increases in quartz prices could also have a materially adverse impact on our margins and net income.

    Polyester, which acts as a binding agent in our products, accounted for approximately 32% of our raw materials costs in 2016. Accordingly, our cost of sales and overall results of operations may be impacted significantly by fluctuations in polyester prices. For example, if the cost of polyester was to rise by 10%, we would experience a decrease of approximately 0.8% in our gross profit margin. The cost of polyester we incur is a function of, among other things, manufacturing capacity, demand and the price of crude oil. Our cost of polyester fluctuated significantly over the years. In particular, in 2010, average polyester cost increased by approximately 9%, despite an approximately 20% increase of the cost denominated in euro, given a stronger NIS (our functional currency during this period) compared to the euro. We acquire polyester on a purchase order basis based on our projected needs for the subsequent one to three months. In recent weeks, we have been experiencing major pressure from our polyester suppliers to increase prices even during a period covered by purchase orders. For cost of polyester in 2016 and prior years, see “ITEM 5.A: Operating Results and Financial Review and Prospects—Operating Results— Cost of revenues and gross profit margin.”

    Pigments are also used to manufacture our products. Although pigments account for a significantly lower percentage of our raw material costs than polyester, we encountered in the past and may experience in the future fluctuations in pigment prices. Such prices fluctuations may also may have a materially adverse impact our margins and net income. For cost of pigments in 2016 and prior years, see “ITEM 5.A: Operating Results and Financial Review and Prospects—Operating Results— Cost of revenues and gross profit margin.” We have found that increases in prices may be difficult to pass on to our customers. If we are unable to pass on to our customers increases in raw materials prices, specifically in quartz, polyester and pigments, our margins and net income may be materially and adversely impacted.

    A key element of our strategy is to expand our sales in certain markets, such as the United States and Canada, which will require a substantial effort to build awareness and develop the quartz surface market and will also depend on our implementation of our go-to market strategy. Failure to expand such sales would have a materially adverse effect on our future growth and prospects.

    A key element of our strategy is to grow our business by expanding sales of our products in certain existing markets that we believe have high growth potential, as well as in selected new markets. In particular, we intend to focus our growth efforts on the United States and Canada. In 2016, according to Freedonia, engineered quartz surfaces represented only 14% of the total countertops by volume installed in the United States. We face several challenges in creating demand for our products in the United States, Canada or other markets, including driving consumers’ desire to use quartz surfaces for their kitchen countertops and other interior settings. If the market for quartz surfaces does not develop as we expect or develops more slowly than we expect, our future growth, business, prospects, financial condition and operating results will be harmed. We may also seek to expand into additional markets in the future. Our success will depend, in large part, upon consumer acceptance and adoption of our products in these markets. Consumer tastes and preferences differ in the markets into which we are expanding as compared to those in which we already have substantial sales.

    Our future growth and prospects in these markets also depend on the level of our execution, our go-to market strategy and its implementation. In connection with our growth strategy, Caesarstone USA and Caesarstone Canada Inc. (“ Caesarstone Canada ”) entered into exclusive agreements with IKEA in May 2013 and October 2014, respectively. Caesarstone USA is also party to an agreement with Lowe’s Companies Inc. (“ Lowe’s ”). For more information, see “—Cooperation with large retailers could introduce uncertainty into our sales volumes, and our agreements with them may not be extended beyond their current terms, thus materially and adversely affecting our financial results. Additionally, our reliance on third-party suppliers to provide installation and fabrication services to large retailers could impair our relationship with our customers, which could materially harm our business and results of operations”.

    We may also enter into similar agreements with other third parties. As part of our strategy to expand into selected new markets, in the first quarter of 2017, we started selling and distributing our products in the United Kingdom (“ U.K. ”) directly through our U.K. subsidiary, Caesarstone (UK) Ltd

    We have experienced quarterly fluctuations in revenues and net income as a result of seasonal factors and building construction cycles, which are hard to predict with certainty.
    Our results of operations are impacted by seasonal factors, including construction and renovation cycles. We believe that the third quarter of the year exhibits higher sales volumes than other quarters because demand for quartz surface products is generally higher during the summer months in the northern hemisphere when the weather is more favorable for new construction and renovation projects, as well as due to efforts to complete such projects before the beginning of the new school year. Conversely, the first quarter is impacted by a slowdown in new construction and renovation projects during the winter months as a result of adverse weather conditions in the northern hemisphere, and, depending on the date of the spring holiday in Israel in a particular year, the first or second quarter is impacted by a reduction in sales in Israel due to such holiday. Similarly, sales during the first quarter in Australia are negatively impacted by fewer construction and renovation projects due to public holidays. In the third quarter of 2016, we generated 23.4% more revenue and a 63.1% higher adjusted EBITDA than the first quarter of 2016. Adverse weather in a particular quarter or a prolonged winter period can also impact our quarterly results. Our future results of operations may experience substantial fluctuations from period to period as a consequence of such adverse weather. Increased or unexpected quarterly fluctuations in our results of operations may increase the volatility of our share price and causedeclines in our share price even if they do not reflect a change in the overall performance of our business.

    Our History
    Caesarstone Ltd. was founded in 1987 and incorporated in 1989 in the State of Israel. On June 9, 2016, we changed our name from Caesarstone Sdot Yam Ltd. To Caesarstone Ltd. We are a leading manufacturer of high quality engineered quartz surfaces sold under our premium Caesarstone brand. Caesarstone is a pioneer in the engineered quartz surfaces industry. Our products consist of engineered quartz slabs that are currently sold in over 50 countries through a combination of direct sales in certain markets performed by our subsidiaries and indirectly through a network of independent distributors in other markets. Our products accounted for approximately 8% of global engineered quartz by volume in 2016. In 2008, 2010 and 2011, we acquired the businesses of our former Australian, Canadian and American distributors, respectively, and established such businesses within our own subsidiaries in such countries. We now generate a substantial portion of our revenues in the United States, Australia and Canada from direct distribution of our products. Our products are primarily used as kitchen countertops. Other applications include vanity tops, wall panels, back splashes, floor tiles, stair and other interior surfaces that are used in a variety of residential and non-residential applications. Because of their hardness and non-porous characteristics, our products offers superior levels of scratch, stain and heat resistance, making them extremely durable and ideal for kitchen and other applications relative to competing products such as granite, manufactured solid surfaces and laminate. Through our innovative design and manufacturing processes we are able to offer a wide variety of colors, styles, designs and textures.

    From 2005 to 2007, our revenue grew at a compound annual growth rate of 37.9%, and during the more challenging global economic environment from 2007 to 2009, at a compound annual growth rate of 11.5%. From 2009 to 2016, our revenue grew at a compound annual growth rate of 18.7%. In 2016, we generated revenue of $538.5 million, net income attributable to controlling interest of $74.6 million, adjusted EBITDA of $130.3 million and adjusted net income attributable to controlling interest of $81.2 million. See “ITEM 3.A: Key Information—Selected Financial Data” for a description of how we define adjusted EBITDA and adjusted net income attributable to controlling interest and reconciliations of net income to adjusted EBITDA and net income attributable to controlling interest to adjusted net income attributable to controlling

    Company overview
    We are a leading manufacturer of high-quality engineered quartz surfaces sold under our premium Caesarstone brand. The substantial majority of our quartz surfaces are used as countertops in residential kitchens and sold primarily into the renovation and remodeling end markets. Other applications for our products include vanity tops, wall panels, back splashes, floor tiles, stairs and other interior surfaces that are used in a variety of residential and commercial applications.

    Founded in 1987, Caesarstone is a pioneer in the engineered quartz surface industry. We have grown to become the largest provider of uartz surfaces in Australia, Canada, Israel, France and South Africa, and have significant market share in the United States and Singapore. Our products accounted for approximately 8% of global engineered quartz by volume in 2016. Our sales in the United States, Australia, Canada and Israel, our four largest markets, accounted for 41.3%, 24.3%, 15.9% and 7.9% of our revenues in 2016, respectively. We believe that our revenues will continue to be highly concentrated among a relatively small number of geographic regions for the foreseeable future. For further information with respect to our geographic concentration, see “ITEM 3.D: Key Information—Risk Factors—Our revenues are subject to significant geographic concentration and any disruption to sales within one of our key existing markets could materially and adversely impact our results of operations and prospects.”

    We have direct sales channels in the United States, Australia, Canada, Israel, Singapore and, as of January 1, 2017, the United Kingdom. We generate the majority of our revenues in the United States from direct distribution of our products throughout the country. In Australia, we generate the substantial majority of our business from direct distribution. In Israel, we distribute our products directly to several local distributors who in turn sell primarily to fabricators. We sell our products in Canada through a joint venture in which we hold a 55% interest. We also sell our products directly in Singapore, and the United Kingdom. In our remaining markets, we distribute our products through third-party distributors. In each of our markets, fabricators typically sell our products to end consumers, contractors, developers and builders who are generally advised by architects and designers regarding the use of our products. Our strategy is to generate demand from all levels in our product supply chain.

    We experienced annual compound revenue growth of 9.7% between 2014 and 2016, driven mainly by the continued quartz penetration, improvement in housing conditions (increased remodeling spending and residential unit completions) in our top three markets, increased portion of innovative products within our offering and market share gains in Canada, partly due to the partnership with IKEA. Our growth rate in 2016 compared to 2015 slowed down to 7.8%, impacted mostly by a 0.3% decline in the United States compared to 20.3% growth in 2015 from 2014, partly due to decline in revenue from IKEA, which was negatively impacted by the temporary changes in IKEA promotional events. From 2014 to 2016, our gross profit margins decreased from 42.4% to 39.5%, adjusted EBITDA margins decreased from 26.1% to 24.2%, and adjusted net income decreased from 18.4 to 15.1% over the same period. We attribute the decrease in margins mainly to the inefficiencies in our Richmond Hill facility which opened in 2015 and to negative exchange rates fluctuations

    Our Products
    Our products to date are generally marketed under the Caesarstone brand. The substantial majority of our products are installed as countertops in residential kitchens. Other applications of our products include vanity tops, wall panels, back splashes, floor tiles, stairs and other interior surfaces. Our engineered quartz slabs measure 120 inches long by 56 1/2 inches wide and 130 inches long by 65 inches wide with a thickness of 1/2 of an inch, 3/4 of an inch or 1 1/4 inches. Engineered quartz surfaces are typically comprised of approximately 90% natural crushed quartz and approximately 10% polyester and pigments. Our products’ composition gives them superior strength and resistance levels to heat, scratches, cracks and chips. Polyester, which acts as a binding agent in our products, make our products non-porous and highly resistant to stains. Pigments act as a dyeing agent to vary our products’ colors and patterns.

    Research and Development
    Our research and development department is located in Israel. The department is comprised of 16 employees and works closely with employees from ther departments, all of whom have extensive experience in engineered quartz surface manufacturing, polymer science, engineering, product design and engineered quartz surface applications. In 2016, research and development costs accounted for approximately 0.6% of our total revenues. (VCS chi 1% revenue cho R&D)

    Cost of revenues and gross profit margin
    Approximately 44% of our cost of revenues is raw material costs. The cost of our raw materials consists of the purchase prices of such materials and costs related to the logistics of delivering the materials to our manufacturing facilities. Our raw materials costs are also impacted by changes in foreign exchange rates. Our principal raw materials, quartz and polyester, jointly accounted for approximately 69% of our total raw material cost in 2016. The balance of our cost of revenues consists primarily of manufacturing costs and related overhead. Cost of revenues in our direct distribution channels also includes the cost of delivery from our manufacturing facilities to our warehouses, warehouse operational costs, as well as additional delivery costs associated with the shipment of our products to customer sites in certain markets. In the U.S. and Canada we also incur fabrication and installation costs related mainly to IKEA. In the case of our indirect distribution channels, we bear the cost of delivery to theIsraeli seaport and our distributors bear the cost of delivery from the seaport to their warehouses.

    Quartz is one of our principal raw materials. Our products incorporate a number of types of quartz, including quartzite, quartz and other dry minerals. In 2016, approximately 68% of our total quartz was from four suppliers in Turkey, with the major part acquired from Mikroman and Polat.

    Quartz accounted for approximately 37% of our raw materials cost in 2016. Accordingly, our cost of sales and overall results of operations are impacted significantly by fluctuations in quartz prices. In 2015, the average cost of quartz decreased by approximately 1.5% despite some selective price increases from our Turkish quartz suppliers. This reduction was related to an approximately 16% devaluation of the euro compared to the U.S. dollar in 2015 on an annual average basis, which affected the cost of purchasing quartz from non-Turkish European suppliers. Quartz imported for our U.S. manufacturing facility involves higher transportation costs, therefore our total average quartz costs increased by approximately 1.3% in 2015. In 2016 the average cost of quartz decreased by 1.3% as a result of lower transportation cost, given the drop in oil prices. Any future increases in quartz costs may adversely impact our margins and net income.

    Given the significance of polyester costs relative to our total raw material expenditures, our cost of sales and overall results of operations are impacted significantly by fluctuations in their prices, which generally correlate with oil prices. In 2015, average polyester costs decreased by approximately 27% from 2014, of which approximately 12% was due to a change in our costs denominated in euros, and the rest related to an approximately 16% weakening of the euro compared to the U.S. dollar on an average annual basis. In 2016 average polyester costs decreased by approximately 12%, of which only 0.3% were related to devaluation of the Euro compared to the U.S. dollar.

    Any future increases in polyester costs may adversely impact our margins and net income. We are exposed to fluctuations in the prices of pigments, although to a lesser extent than with polyester. For example, the cost of titanium dioxide, our principal white pigmentation agent, decreased continuously by approximately 20% and 3% in 2015 and 2016, respectively. The gross profit margins on sales in our direct markets are generally higher than in our indirect markets in which we use third-party distributors, due to the elimination of the third-party distributor’s margin. In many markets, our expansion strategy is to work with third-party distributors who we believe will be able to increase sales more rapidly in their market than if we distributed our products directly. However, in several markets we distribute directly, including the United States, Australia, Canada and, asof January 1, 2017, in the United Kingdom. In the future, we intend to evaluate other potential markets to distribute directly
    Last edited: 19/08/2017
    Tra Ly, quocbaopy, Caocao9410 người khác thích bài này.
    FibizXuandoa đã loan bài này
  2. buffett_vietnam

    buffett_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2016
    Đã được thích:
    2.847
    Lúc nào năng do thái còn giữ 80% thì cứ kê cao gối mà ngủ.;)
    Mấy cái tích phân của chủ thớt có người đã nói cho tớ 3 năm trước.:))
    quocbaopy, FibizXuandoa thích bài này.
  3. iStockVn

    iStockVn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    5.051
    ôi thế bác là đại cao thủ rồi
    Xuandoa, Canada01herolong thích bài này.
  4. handsome_monk09

    handsome_monk09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2016
    Đã được thích:
    967
    Mở bát pic mới. Cuối năm 250 nên giờ cứ theo mục tiêu mà trade :D
    Xuandoa thích bài này.
  5. herolong

    herolong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/01/2007
    Đã được thích:
    4.256
    Rất nhiều cái hay. Thank bác
    Xuandoa thích bài này.
  6. ptung8x

    ptung8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2010
    Đã được thích:
    4.569
    Hay. Ôm thôi.
    Xuandoa thích bài này.
  7. buffett_vietnam

    buffett_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2016
    Đã được thích:
    2.847
    Chỉ tiếc lúc đó e ngu si chả học hỏi đc gì;)
    Xuandoa thích bài này.
  8. longhp88

    longhp88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2014
    Đã được thích:
    1.424
    e xin anh huhu
    FibizXuandoa thích bài này.
  9. haiphong05022013

    haiphong05022013 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/09/2014
    Đã được thích:
    2.241
    Giờ vào có ăn không. Biết là tốt nhưng giá cao kg mua đc nhiều tuen có hạn. Tay to 10 là kinh rồi. Giờ có tin chia 1/2 thì giá thấp vào mới thích.
    Xuandoa thích bài này.
  10. iStockVn

    iStockVn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    5.051
    Vcs thực ra nếu k chia thì giá này đang gần 400
    Lên 200 có ng vẫn nói như bác
    FibizXuandoa thích bài này.

Chia sẻ trang này