VEIC ơi là VEIC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gxinsider, 27/03/2007.

2152 người đang online, trong đó có 860 thành viên. 22:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 455 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. gxinsider

    gxinsider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Đã được thích:
    3
    VEIC ơi là VEIC

    Nhiều sai phạm lớn tại Tổng Công ty Điện tử- Tin học?
    17:04'' 27/03/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận một số sai phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế tại Tổng Công ty Ðiện tử và Tin học Việt Nam.

    Theo kết luận thanh tra, trong số 13 nội dung được thanh tra thì có 4 dự án sử dụng vốn hỗ trợ của Nhà nước do Tổng Công ty này thực hiện đến nay đã hoàn thành nhưng không phát huy được hiệu quả, gây lãng phí tiền của Nhà nước.

    Cụ thể tại dự án "Chế tạo các Module, chương trình điều khiển thông minh và sản xuất máy điện tim, máy siêu âm chẩn đoán dùng trong y tế", thanh tra đã phát hiện đơn vị này ký 4 hợp đồng kinh tế, trong đó có 2 hợp đồng khống để rút 3.000 triệu đồng tiền ngân sách cấp cho dự án.

    Sau khi được Tổng Công ty giao triển khai thực hiện dự án và có thông báo hạn mức kinh phí nhà nước cấp cho dự án (3.000 triệu đồng), ngày 2/8/2004, Công ty Điện tử Đống Đa đã ký 2 hợp đồng kinh tế với 2 đơn vị nhằm mục đích hợp lý hoá thủ tục để rút tiền từ ngân sách với số tiền 2,98 tỉ triệu đồng.

    Ngoài ra còn phát hiện số tiền hơn 150 triệu đồng trong số kinh phí của dự án Ban quản lý dự án đã để ngoài sổ sách mà không được phản ánh và theo dõi theo quy định.


    Công ty Điện tử Đống Đa (ảnh: Tiền Phong)

    Thứ hai là dự án "Giải pháp Linux Việt Nam". Dự án này được Bộ Công nghiệp phê duyệt với tổng mức đầu tư là 7,320 tỉ đồng (trong đó ngân sách nhà nước cấp là 1,544 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp đầu tư là 5,776 tỉ đồng), tại thời điểm thanh tra cho thấy thời gian thực hiện dự án đã chấm dứt và trên thực tế dự án không còn được triển khai tiếp, thế nhưng, sản phẩm của dự án vẫn chưa thật sự hoàn thiện theo yêu cầu.

    Việc thực hiện dự án này kéo dài, dẫn đến sản phẩm của dự án bị lạc hậu về mặt công nghệ so với các sản phẩm khác hiện được áp dụng trong thực tiễn nên không bán được ra thị trường.

    Dự án "Xây dựng bộ tiêu chuẩn ngành về máy vi tính và phòng kiểm tra chất lượng máy tính" có tổng mức đầu tư lên đến 4.000 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ của chương trình quốc gia về công nghệ thông tin là 3.000 triệu đồng, tại thời điểm thanh tra, toàn bộ các thiết bị phục vụ cho phòng kiểm tra chất lượng máy tính không sử dụng cho dự án nữa mà đã cho Công ty điện tử y tế MEDDA thuê để phục vụ cho công việc khác. Dự án không hiệu quả dẫn đến sản phẩm của dự án là phòng kiểm tra chất lượng máy tính không còn tồn tại. Là đơn vị lập dự án nhưng Tổng Công ty đã không tính toán kỹ các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến dự án không có tính khả thi.

    Dự án "Xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu cuối không dây tích hợp vào hệ thống quản lý điều hành khai thác cảng" do công ty thành viên là Genpacific làm chủ đầu tư có vốn đầu tư là 11,67 tỉ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ chương trình Kinh tế - Kỹ thuật và Công nghệ thông tin là 3,58 tỉ đồng.

    Ngày 24/10/2003, Bộ Công nghiệp đã có công văn thông báo kế hoạch vốn ngân sách đầu tư phát triển hỗ trợ cho dự án là 1,600 tỉ đồng. Qua kiểm tra cho thấy tiến độ triển khai dự án được chủ đầu tư thực hiện chậm so với mục tiêu đề ra. Đơn vị không trực tiếp thực hiện mà phải thuê 2 đơn vị khác dẫn đến không có hiệu quả kinh tế. Kinh phí thực hiện không được chủ đầu tư thực hiện theo đúng dự án được duyệt mà chỉ sử dụng số kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ là 1.6 tỉ đồng. Tại thời điểm thanh tra dự án vẫn đang tiếp tục thực hiện .

    Ngoài ra Tổng Công ty đã để các đối tác chiếm dụng vốn, hiện chưa thanh toán được. Ví dụ như việc thực hiện hợp đồng mua bán máy chụp cắt lớp CT với Công ty TNHH Ngân Thịnh và Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, đến thời điểm thanh tra, cả hai đơn vị này đều chưa thanh toán cả gốc và lãi cho Tổng Công ty với số tiền gốc là 8,454 tỉ đồng.

    Bên cạnh đó đoàn thanh tra đã phát hiện 6 nội dung liên quan việc đầu tư đất đai, bất động sản với phần lớn số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đầu tư sang lĩnh vực này mà không xin phép các cơ quan chức năng.

    Dự án "Ðầu tư cao ốc tại 34 Tôn Ðức Thắng, TP. Hồ Chí Minh" với tổng kinh phí đầu tư 150 tỷ đồng và "Trung tâm phần mềm mã nguồn mở tại 39 Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh" đã đầu tư 44 tỷ đồng đều do Tổng Công ty tự quyết định đầu tư mà không xin phép Bộ Công nghiệp.

    Dự án xây dựng chung cư căn hộ cho thuê TRASECO PLAZA tại Công viên phần mềm Quang Trung, Tổng Công ty đã chuyển cho Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ và xây dựng số tiền hơn 1 tỉ đồng, nhưng đến nay khu đất vẫn đang để trống, chưa xây dựng.

    Các dự án kinh doanh nhà đất của Tổng Công ty đều có hiệu quả không cao, nhiều dự án chưa bán hết được để thu hồi vốn. Trong khi lĩnh vực chủ đạo của ngành như việc Chính phủ giao thực hiện Chương trình máy tính thương hiệu Việt Nam thì không làm được.

    Theo ông Nguyễn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam, người đứng đơn tố cáo về hành vi lãng phí tham nhũng tại Tổng Công ty cho biết, ông phải đứng đơn tố cáo vì thấy nhiều sai phạm nghiêm trọng gây thất thoát lãng phí và có biểu hiện tham nhũng tiền của Nhà nước của một số cán bộ trong Tổng Công ty.

    Tất cả những sai phạm qua thanh tra phát hiện ra là hoàn toàn đúng. Nhưng còn có điều mà thanh tra chưa phát hiện ra đó là việc chuyển lợi nhuận từ Công ty Điện tử Tân Bình (VTB) sang Công ty cổ phần Công nghệ Việt (Vitek).

    Trong các năm 2002, Công ty Điện tử Tân Bình đã hạch toán lợi nhuận rất thấp. Lợi nhuận trước thuế của Tân Bình từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 4,61 tỷ đồng, trên doanh thu 449,465 tỷ, chiếm có 1,02% trong khi cùng mặt hàng Công ty Điện tử Biên Hoà đạt lợi nhuận trước thuế là 9,245 tỷ đồng trên doanh thu 185,272 tỷ đồng (khoảng 5%). Năm 2003, Công ty Tân Bình lỗ từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tới 7,343 tỷ đồng trên doanh thu 458,505 tỷ đồng trong khi cùng mặt hàng Công ty ty Điện tử Biên Hoà lãi 11, 017 tỷ đồng trên doanh thu 157,197 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2004 trước khi chuyển sang công ty cổ phần, Công ty Tân Bình hạch toán lỗ tới 10,74 tỷ đồng trên doanh thu 189,12 tỷ.

    Ông Thịnh cho biết, đây là hành vi hạch toán lãi thật lỗ giả nhằm chuyển lợi nhuận sang cho các đại lý trong đó chủ yếu là Công ty Vitek để chia nhau.

    Theo Ông Thịnh, trong khi đang thanh tra thì khu đất tại 39 Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM đã đầu tư 44 tỷ đồng lại được VTB mua lại với giá 76 tỷ đồng. Trong khi Công ty VTB có vốn điều lệ là 70 tỷ đồng và cổ phần nhà nước chiếm 51%. Trước đây ông Nguyễn Hồng Kỳ là Chủ tich HĐQT của Tổng Công ty Điện tử Tin học Việt Nam đã ký quyết định mua lô đất này với giá 44 tỷ đồng, nay cũng ông Kỳ Chủ tịch HĐQT Công ty VTB ký quyết định mua với giá 76 tỷ đồng. Vì sao VTB lại mua lô đất này vượt vốn điều lệ cũng là 1 câu hỏi cần làm rõ.

    Cũng theo ông Thịnh, kết quả thanh tra cho thấy vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam mà ở đây là Bộ Công nghiệp còn quá buông lỏng và thiếu trách nhiệm. Hầu hết các dự án đầu tư của Tổng Công ty nhất là những dự án có vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đều phải thông qua Bộ Công nghiệp xem xét thẩm định và phê duyệt, vậy nhưng hầu hết đều không có hiệu quả.

    Trong phần kết luận về dự án "Xây dựng bộ tiêu chuẩn ngành về máy vi tính và phòng kiểm tra chất lượng máy tính" của Thanh tra Chính phủ cũng đã nêu rõ: Bộ Công nghiệp là cơ quan thẩm định và phê duyệt dự án đã không xem xét dẫn đến việc phê duyệt dự án đầu tư không có hiệu quả, dự án được phê duyệt đầu tư không được quản lý kiểm tra quyết toán theo đúng quy định. Trong phần kiến nghị của Kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị tổ chức đánh giá, nghiệm thu, quyết toán các dự án do Bộ Công nghiệp phê duyệt và giao cho Tổng Công ty thực hiện.

    Ngoài ra, như đã nêu trên là hiện tượng đầu tư mà không xin phép. Cả 2 dự án đầu tư với số vốn lớn là "Ðầu tư cao ốc tại 34 Tôn Ðức Thắng, TP. HCM" và "Trung tâm phần mềm mã nguồn mở tại 39 Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM" đều do Tổng Công ty tự quyết định đầu tư mà không xin phép Bộ Công nghiệp trước khi quyết định đầu tư.

    Không biết Bộ Công nghiệp có biết việc làm này của Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam?
  2. hazi

    hazi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Thông tin thanh tra này đã có từ trước khi đấu giá VEIC chứ có phải là sai phạm mới xảy ra đâu. Đây chẳng qua là kết luận của Thanh tra chính phủ bây giờ mới được công bố. Lần này thì lão Kỳ, chủ tịch đời trước của VEIC chắc chắn sẽ bị "làm việc"; Không chừng là sẽ bị khởi tố vì tội tham nhũng nữa ấy chứ; Có mấy tội danh có thể khép cho lão Kỳ này là: Làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiệm trọng; Tham nhũng;
    Về việc VEIC bị thanh tra thì đã có thông tin công bố từ trước rồi và bây giờ là kết luận của thanh tra. Theo đó, cá nhân nào làm, người đó phải chịu; Trong cáo bạch của VEIC đã nói rõ việc bán khu đất 39 Phạm Ngọc Thạch cũng không làm thay đổi tài sản của VEIC cơ mà.
    Tóm lại vụ này là lão Kỳ và mấy lão công ty thành viên, bên Bộ công nghiệp sẽ phải lĩnh đủ; Còn VEIC thì sao? HĐQT mới đã nhận được giấy phép kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư cấp mới và Tổng công ty CP Điển tử và Tin học Việt nam bắt đầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 1.3.2007. HĐQT mới đang đàm phán và triển khai một số dự án với đối tác nước ngoài; Sắp tới sẽ làm sổ cổ đông; Các bác nào là cổ đông của VEIC chuẩn bị đi ký để nhận sổ nhé.
    Đây là một ngành nghề tiềm năng; Rất may là VEIC cổ phần hoá chứ không để cho mấy lão lãnh đạo ở đó tham nhũng thì công ty hoạt động ngành nghề có tiềm năng mấy đi nữa thì cũng không thể phát triển được bởi cứ có dự án là nó tìm cách bỏ túi. Bọn tham nhũng này phải đem ra xử tù mọt gông như lão Dâu mới đúng; Mai Văn Dâu giờ được đổi tên là Mãi Vẫn Đau rồi...hehe. Lão Nguyễn Hồng Kỳ thì đổi tên thành Nguyễn Hồng Ký... (gặp gì tham nhũng được là ký)
    ĐỀ nghị PC15 cho lão Ký ký thêm vào Quyết định khởi tố và lệnh tạm giam 4 tháng để điều tra.

Chia sẻ trang này