Vĩ mô có nhiều tương đồng với giai đoạn 2007-08

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi RayDalio, 12/04/2021.

103 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 03:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 3259 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. RayDalio

    RayDalio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2016
    Đã được thích:
    979
    Nhìn toàn vĩ mô VN tôi thấy có nhiều điểm tương đồng với giai đoạn 2007-2008 với tất cả các số liệu vĩ mô tốt. Có điểm khác là dự trữ ngoại hối đã nhiều hơn nhưng nếu so với giá trị xuất nhập khẩu thì cũng cũng không khác quá nhiều dù một số tỉnh phía bắc có thể dùng nhân dân tệ cũng đỡ áp lực. Có một điểm rất đáng nói là đợt này lãi suất thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 07-08, khó hạ lãi suất. Tất nhiên hiểu biết về vĩ mô thời 07 và giờ (5G-6G) có khác và có rất nhiều điểm tốt như năng lực sản xuất, tiềm lực của đất nước.

    Nhưng tôi rất quan ngại nếu có biến động đột ngột trên thị trường tài chính thế giới. Nếu xảy ra tôi nghĩ chính phủ sẽ phát hành một lượng lớn trái phiếu (hình như đang tiến hành) và ai cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra với lãi suất. Tôi chỉ sợ rằng khi tiền chảy vào túi chính phủ nếu không quản lý hiệu quả sẽ tạo rất nhiều vấn đề. Nếu không có tham nhũng và có người giỏi quản lý thì cũng không đáng ngại, chỉ sợ là họ nhà quan sẽ được cấp nhiều dự án và sẽ kém hiệu quả. Nhưng không sao, chùa Ba Vàng có thể sẽ được mở rộng.

    Tâm lý thị trường cũng làm tôi nhớ một số thời điểm trong qua khứ. Tôi không nói sẽ giảm, thị trường có vẻ còn khá mạnh và tôi vẫn long mặc dù tỷ trọng đã khác.
    Piano9, duc1809InvestorVNstock thích bài này.
  2. Kinhtedatviet

    Kinhtedatviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2016
    Đã được thích:
    2.338
    Không thể đem so sánh vĩ mô của Việt Nam thời điểm hiện tại với giai đoạn cách đây 10 năm trước. Nó đã khác quá nhiều rồi. Hãy nhìn xung quanh mọi thứ xung quanh mình so với 10 năm trước và tưởng tượng ra 10 năm sau.
    Blue-eye79 thích bài này.
  3. alexngo122

    alexngo122 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2017
    Đã được thích:
    661
    Bong bóng tải sản thế giới là có thật. Tuy nhiên nó đang ở giai đoạn nào thì cần nghiên cứu kĩ hơn
  4. chickentrade

    chickentrade Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2020
    Đã được thích:
    3.715
    về cơ bản đã là so sánh thì so sánh cái gì chẳng được
    so vĩ mô với vi mô cũng là so sánh mà bác
    Chỉ có điều có thể nói ko dùng được bối cảnh 07 08 kia để nội suy ra dự báo 20 21 này được
    Mà có suy được cũng là chẳng qua mình chưa đủ dữ liệu 07 08 nên thiếu dữ liệu thì suy sẽ lệch
  5. ecuu

    ecuu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2017
    Đã được thích:
    1.157
    đang bong bóng mà...điều mà ai cũng biết.
    xong chỉ mới nửa bóng thôi
  6. Blue-eye79

    Blue-eye79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Đã được thích:
    43
    Bác nói đúng.
  7. Kinhtedatviet

    Kinhtedatviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2016
    Đã được thích:
    2.338
    So sánh để làm gì?so sánh để đưa ra được hướng đi tiếp theo của thị trường hay để làm gì? Chả có suy gì được cả đâu. Cứ nhìn nhận kinh tế và đặt niềm tin nếu là đầu tư. Chả ai đi so sánh vĩ mô để chơi chứng khoán một thời điểm cả đâu.
    goalie thích bài này.
  8. chickentrade

    chickentrade Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2020
    Đã được thích:
    3.715
    mọi sự so sánh đều khập khiễng
    nhưng ko so ko biết nó khập khiễng nên vẫn phải so mà bác
    bác có thể theo trường phái dùng luôn dữ liệu hiện tại để ra quyết định
    nhưng vẫn có 1 tập NĐT muốn ra quyết định dựa trên dữ liệu đa chiều

    các phương pháp đúng sai ko biết chỉ biết thị trường luôn đúng
    đúng theo cái đúng của thị trường thì có cơm, còn trái thì còn cháo :)
  9. Kinhtedatviet

    Kinhtedatviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2016
    Đã được thích:
    2.338
    'các phương pháp đúng sai ko biết chỉ biết thị trường luôn đúng' đấy bạn đã tự trả lời rồi đấy. ý tôi nói đây dùng vĩ mô thì chỉ là đường dài chứ không phải ngồi chỉ long short vài hồi đâu.
  10. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    20.863
    Cụ nói thế nào Việt Nam ngoại trừ thời kỳ vài năm từ 97-2k ra hầu như ko bao giờ có thặng dư thương mại, toàn thâm hụt, thiếu vốn và thiếu ngoại tệ.
    Bây giờ thặng dư thương mại lập đỉnh theo đó dự trữ ngoại hối có thể nói nhiều lịch sử, vậy mà cụ bảo cơ bản giống hồi 2007 2008 thì tôi ko hiểu giống ở chỗ nào.
    Còn đã có bong bóng tài sản thì tất nhiên lúc nào chả bắt nguồn từ mở rộng cung tiền, kinh tế độc có 2 pha mở rộng và thắt chặt =)) ko lẽ cụ nói giống cái này, giống cái này thì còn nhiều thời kỳ giống nữa chứ ko fai chỉ bây giờ với 2008 đâu.
    Với cả phân tích của cụ ko hề nhắc đến cái gọi là KINH NGHIỆM, đâu fai đơn giản cứ thấy nóng là nâng lãi suất và hút tiền vào, bài học đau thương của ông Dũng 2008 còn đó, bây giờ người ta vẫn nhắc đến.
    Thời 2008 kinh nghiệm của thế giới về xử lý khủng hoảng còn hạn chế, ngay cả Mỹ và Châu âu sử dụng nới lỏng định lượng còn phải chia ra 4 gói trong nhiều năm, gọi là vừa bắn vừa run, vừa bơm vừa ngó lạm phát, sợ đầu cơ tài sản, chứ chưa nói đến Việt Nam thì kinh nghiệm nó còn là con số không, thành ra giờ người ta đã biết rằng:
    1. Nới lỏng định lượng hoặc mở rộng cung tiền mà ko làm cho nó mạnh tay thì thà đừng làm, vì tốn tiền mà tác dụng ko có, suy thoái vẫn cứ lâu. Ví dụ điển hình là Nhật Bản năm 2001, sau thập niên đau thương vẫn chìm trong suy thoái kéo quá dài ra ko nổi, chỉ vì chính phủ vừa đái vừa run, bơm mà ko bơm cho tới. Năm 2001 và trước đó có nỗ lực nới lỏng định lượng và mua trái phiếu nhưng quá ít ko đáng kể.
    2. Không bao giờ siết chặt quá sớm, kiên nhẫn cỡ nào cũng chưa đủ, bài học này thì đã có quá nhiều lần đặc biệt đau thương là Việt Nam, Nhật Bản những năm 90 và 1 số nước châu Á sau khủng hoảng 97. Thà đừng bơm chứ bơm xong mà lại siết vào ko đúng lúc hậu quả có khi nó còn tồi tệ hơn ko làm gì và để thị trường tự cân bằng hồi phục.
    Ngay cả FED giọng điệu bây giờ là cũng thể hiện là nghiêm túc rút ra mọi bài học về việc nâng lãi suất quá sớm khi kinh tế thực chất chưa hề bình phục, mà chỉ toàn là thị trường hàng hóa, Bất động và cổ cánh. tôi chưa thấy đời chủ tịch FED nào sử dụng mọi công cụ 1 cách tổng hợp, khéo léo và có cái nhìn thận trọng như thế.
    Với những kinh nghiệm và dấu hiệu như thế tôi nghĩ bác đánh giá cái này giống cái kia là còn chưa thật cụ thể đâu.
    Với cả về quy mô nới lỏng định lượng đợt này thì mọi nền kinh tế là đều chưa có tiền lệ, van xả huy động vô giới hạn, chưa có lúc nào mà ng ta thấy những con số nghìn và nghìn tỷ usd được đưa ra ko khoan nhượng như vậy, cùng là bong bóng tài sản sinh ra nhưng tôi nghĩ 2008 còn là vét đĩa.
    ChuDucTai, StickleBack, f3651 người khác thích bài này.
    fizz13 đã loan bài này

Chia sẻ trang này