VĨ MÔ GIAI ĐOẠN CUỐI NĂM

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tranhuyenbro, 28/10/2018.

3395 người đang online, trong đó có 130 thành viên. 06:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1437 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. tranhuyenbro

    tranhuyenbro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2018
    Đã được thích:
    360
    Kết thúc quý 3 GDP đạt mức tăng trưởng 6.88%, xua tan các nhận định về tính giảm dần tăng trưởng các quý trong năm 2018. Khu vực công nghiệp – xây dựng tiếp tục là động lực chủ chốt đóng góp cho sự tăng trưởng. Khu vực dịch vụ cũng góp phần vượt bậc với sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối ngành bán buôn, bán lẻ. Bên cạnh đó, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp cũng có sự phục hồi vững chắc từ các yếu tố bên ngoài như thị trường, giá cả, nguồn cung-cầu,... Như vậy nền kinh tế 9 tháng đầu năm cho thấy khả năng đạt chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng 6.5-6.7% trong 2018 là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên từ con số hiện tại cho thấy với đà tăng trưởng mạnh của 3 quý đầu năm thì vấn đề đáng quan ngại là áp lực tăng trưởng ở quý 4 đang giảm dần có thể làm cho sức khỏe nền kinh tế chững lại.

    Trong 9 tháng đầu năm, CPI bình quân tăng 3.57%, khá tích cực so với chỉ tiêu đặt ra 4% của Chính phủ. Giai đoạn vừa qua, mặc dù giá cả hàng hóa và nhiên liệu tăng hơn so với cùng kỳ nhưng với nhiều động thái điều tiết vĩ mô của Nhà nước như bình ổn giá nhiên liệu, nâng lãi suất,.. đã phần nào kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý. Mới đây NHNN đã bơm ròng 15.200 tỷ đồng ra thị trường trong ngày 25/10 thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Việc bơm máu chảy vào lưu thông là động lực giúp thúc đẩy đầu tư, tăng cường sản xuất-kinh doanh đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế khi giai đoạn cuối năm thường chịu nhiều áp lực thiếu hụt, đồng thời giúp giảm áp lực tỷ giá đang ngày càng neo cao. Tuy nhiên phải đối mặt việc đánh đổi lạm phát có thể vượt mức hiện tại. Có lẽ đây là bài toán khó khăn cần cân nhắc kỹ lưỡng của CP trong thời gian tới khi nhiều biến động có thể xảy ra từ tình hình căng thẳng thế giới. Trong năm 2018, Chính phủ đã cam kết với Quốc hội nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, đảm bảo các cân đối của nền kinh tế như là năng lượng, điện, lương thực, thu chi ngân sách và đảm bảo bền vững về nợ công, cán cân thương mại và cán cân thanh toán vãng lai, tăng cường dự trữ ngoại hối, kết hợp cùng với chính sách tiền tệ thắt chặc. Hiện nay Nhà nước có mức dự trữ ngoại hối kỷ lục trên 60 tỷ USD. Theo quan điểm cá nhân nhận định trong quý 4 sắp tới lạm phát sẽ nằm trong chỉ tiêu kế hoạch đề ra với sự kiểm soát chặt chẽ từ Nhà nước.

    Việc Fed tăng lãi suất trong thời gian vừa qua với những diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã đẩy giá trị đồng USD lên cao, làm cho VND mất giá. Trước tình thế này NHNN đã tiến hành bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá trong nước, làm giảm tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới nếu căng thẳng ngày càng leo thang thì nhiều khả năng NHNN tiếp tục bán ngoại tệ và nâng lãi suất để giữ giá đồng nội tệ, dẫn tới nhiều rủi ro cho khu vực doanh nghiệp, bằng chứng là gần đây lãi suất qua đêm và lãi suất huy động tăng cao tại các ngân hàng.

    Thanh khoản hệ thống có phần eo hẹp hơn trong giai đoạn cuối năm, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm chỉ đạt mức 9.52%, thấp hơn so với cùng kỳ 2 năm trước. Với chỉ thị kiểm soát chặt tín dụng trong các lĩnh vực rủi ro như BĐS, BOT,.. và tập trung vào lĩnh vực sản xuất thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17% trong 2018 là khó khả thi.

    Kim ngạch xuất-nhập khẩu quý 3 tuy không bằng cùng kỳ nhưng vẫn cho thấy sự tăng trưởng tích cực. Với thực tế cán cân thương mại tiếp tục thặng dư đã góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cùng với chính sách tiền tệ của NHNN đã giữ cho tỷ giá không biến thiên quá mạnh trong thời gian vừa qua. Thời gian tới, tác động tích cực từ Hiệp định CPTPP cùng với Hiệp định thương mại EVFTA được thông qua sẽ giúp xóa bỏ hàng rào thuế quan, thị trường được mở rộng là những điểm sáng cho thương mại trong nước với quốc tế. Dòng vốn đầu tư FDI quý 3 giải ngân tăng nhẹ 2.1% so với cùng kỳ. Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Trung Quốc chuyển sang. Nhưng trong trung hạn nếu Việt Nam không có kế hoạch cải thiện nâng suất lao động cùng với các chính sách thu hút đầu tư thì lợi thế có thể dễ vào tay các quốc gia lân cận.

    Như vậy bức tranh vĩ mô tổng thể nền kinh tế hiện tại vẫn mang màu sắc sáng sủa, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vài điều đáng quan ngại nếu tình hình căng thẳng thế giới tiếp tục leo thang trong khi Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế mở.
    Ga-Tre, cavicovnVuthanhnguyen thích bài này.
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.791
    Bài viết nhiều thông tin hữu ích . Xin phép chủ Top được save nhé ! Thanks .@};-@};-
    Rose2018, magnolia14cavicovn thích bài này.
  3. minhlongcntt

    minhlongcntt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    582
  4. tranhuyenbro

    tranhuyenbro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2018
    Đã được thích:
    360
    :drm1
    --- Gộp bài viết, 29/10/2018, Bài cũ: 29/10/2018 ---
    :)
    Vuthanhnguyen thích bài này.

Chia sẻ trang này