Vì sao 2015 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mika20062015, 05/07/2015.

3602 người đang online, trong đó có 1440 thành viên. 16:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 1340 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. mika20062015

    mika20062015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2015
    Đã được thích:
    497
    Các nhà khoa học cảnh báo năm 2015 có thể sẽ phá vỡ kỷ lục của năm 2014 và trở thành năm nóng nhất trong lịch sử thế giới.
    Thế giới đang trải qua những tháng ngày nóng nhất trong lịch sử kể từ năm 1880. Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, El Nino và hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nắng nóng và khô hạn bất thường trong năm nay.

    Trong nửa đầu năm nay, nắng nóng bất thường đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Châu Á, Triều Tiên cũng đang phải gánh chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua. Hạn hán đã khiến hơn 30% diện tích lúa bị khô hạn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng.
    [​IMG]
    Triều Tiên cũng đang phải gánh chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua.
    Suốt 1 tuần qua, cái nóng như thiêu như đốt đã khiến 1.233 người thiệt mạng và 65.000 người phải nhập viện tại Pakistan. Trước đó chỉ vài tuần, trận nắng nóng kinh hoàng cũng đã cướp đi sinh mạng của 2.200 người tại Ấn Độ.
    [​IMG]
    Cái nóng như thiêu như đốt đã khiến 1.233 người thiệt mạng tại Pakistan.
    Tại Châu Âu, nhiệt độ tại Anh cũng được dự báo có thể chạm tới mốc 30-35 độ C trong tuần này trong khi nhiệt độ trung bình tại đây vào mùa hè chỉ từ khoảng 18 – 20 độ C.
    [​IMG]
    Tuần này, nhiệt độ tại Anh được dự báo sẽ chạm mốc 30 độ C trong khi nhiệt độ trung bình vào mùa hè chỉ 18 – 20 độ C.
    Tại Việt Nam, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn cho biết, trên cả nước sẽ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kỷ lục trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10, đặc biệt nhiều nhất là ở miền Bắc và miền Trung.
    [​IMG]
    Nhiệt độ lên tới 50 độ C khiến mặt đường bị nóng chảy tại Ấn Độ.
    Thống kê số liệu trong 3 tháng đầu năm 2015 cho thấy nền nhiệt độ trên khắp toàn cầu đang có dấu hiệu tăng cao, và xu hướng này sẽ tiếp tục trong suốt cả năm nay. Nhiệt độ trung bình đã cao hơn 0,85 độ C so với thế kỷ 20.
    [​IMG]
    Nắng nóng bất thường khiến những người sức khỏe yếu như người già và trẻ nhỏ dễ bị sốc nhiệt.
    Theo các dữ liệu phát hành từ Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), việc đốt nhiên liệu hóa thạch đang đẩy lượng khí nhà kính (CO2) vào bầu khí quyển ngày một nhiều khiến cho trái đất ấm dần lên, nhiệt độ tăng làm cho băng ở Bắc Cực tan chảy.

    [​IMG]
    Mỗi khi xuất hiện, El Nino thường gây thiệt hại lớn về người và của.
    Mike Halpert, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn của NOAA cho biết: "Dựa trên những thay đổi liên tục của nhiệt độ bề mặt nước biển và mực nước biển của Thái Bình Dương trong năm nay, chúng tôi có thể kết luận rằng nền nhiệt trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino . Mặc dù theo nhận định, hiện tượng El Nino năm nay có cường độ yếu đến trung bình nhưng vẫn có thể kéo dài đến hết năm.

    [​IMG]
    El Nino và hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính khiến cho 2015 là năm nóng nhất lịch sử.
    El Nino là một trong những hiện tượng sinh thái làm thay đổi khí hậu mạnh mẽ nhất trên toàn cầu. Nó là kết quả sự xuất hiện bất thường của dòng hải lưu ấm ở phía đông Thái Bình Dương, gây ra thời tiết nóng bức khắp Châu Á.

    [​IMG]
    Lần xuất hiện gần nhất của El Nino vào năm 1997-1998 đã gây thiệt hại gần 100 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu.
    Chu kỳ này xảy ra trong khoảng thời gian từ 2 đến 7 năm và có thể kéo dài trong suốt 9 tháng đến 2 năm. Mỗi lần xuất hiện, El Nino thường mang theo mưa bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng gây thiệt hại nặng nề về người và của, đặc biệt là khu vực Thái Bình Dương và các nước Châu Á. Điển hình như trong khoảng thời gian từ năm 1997-1998, hiện tượng El Nino đã khiến cho các nước như Indonesia, Malaysia, Singapo và một vài nước thuộc vùng biển Thái Bình Dương thiệt hại tới 20 tỷ USD. Và gây thiệt hại gần 100 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu.


    khanhbddiephung thích bài này.
  2. mika20062015

    mika20062015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2015
    Đã được thích:
    497
    Thiếu nước nghiêm trọng phá vỡ mọi dự tính của ngành điện

    [​IMG]
    Thiếu nước nghiêm trọng "đe dọa" các hồ thủy điện

    Hạn hán khiến ngành điện thiếu hụt 500 triệu kWh so với năm 2009. Trong khi đó, nguồn điện mua từ Vân Nam (Trung Quốc) cũng bị hạn chế do nước bạn gặp hạn hán tương tự. Thiếu nước nghiêm trọng đang phá vỡ mọi dự tính của ngành điện.

    Thiếu nước nghiêm trọng phá vỡ mọi dự tính

    Ông Đặng Hoàng An - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - cho biết, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đơn vị bán điện cho Việt Nam cũng đã gặp phải hạn hán tương tự và đã tiết giảm 30% sản lượng so với mọi năm.

    Trong khi đó, lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc tiếp tục thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm (chỉ đạt từ 48-56%). Tính đến 31/3/2010, mực nước hầu hết hồ thủy điện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2009. Cụ thể là Hòa Bình thấp hơn 1,28m, Thác Bà thấp hơn 3,93m, Tuyên Quang thấp hơn 12,98m…

    Hiện nay, 20 nhà máy thủy điện có công suất lớn đang phải khống chế sản lượng không vượt quá 50 triệu kWh/ngày, nghĩa là chỉ chạy đầy tải 8 tiếng/ngày, thấp hơn nhiều so với năng lực và so với các năm trước đây để đảm bảo không về mực nước chết quá nhanh trước mùa lũ về, vì nếu chạy cố dưới mực nước chết thì rất nguy hiểm.

    Ước tính, năm nay hạn hán làm thiếu hụt 500 triệu KWh điện so với năm ngoái. Điển hình như nhà máy Thủy điện Tuyên Quang (công suất là 342MW) nhưng sản lượng không quá 400.000 kWh/ngày. Thủy điện Sông Ba Hạ (220 MW) khống chế sản lượng khoảng 270.000 kWh/ngày.

    Một số nhà máy mới, vừa tích nước từ năm 2009 đến nay mới qua mực nước chết, chưa đủ nước để chạy nghiệm thu 72 giờ như thủy điện Cửa Đạt, Bản Vẽ.

    Theo ngành điện, thiếu hụt nước nghiêm trọng đã phá vỡ mọi dự tính. Cụ thể là ngay từ năm 2009, EVN đã lường trước khô hạn nên đã tận dụng chạy các nguồn điện mua, giá cao, hạn chế sử dụng thủy điện. Tuy nhiên, trong khi các mực nước hồ bị thấp như vậy thì tại 3 hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang lại tiếp tục thực hiện xả nước đợt 4 (từ 24-26/3) phục vụ dưỡng lúa vụ Đông Xuân 2009-2010 với khoảng 400 triệu m3 nước.

    Mặt khác, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho rằng, việc các nhà máy thủy điện tích nước vào cuối mùa lũ cũng là nguyên nhân không tích đủ nước trong mùa khô…

    Tiết kiệm điện là tiết kiệm tài nguyên

    Bà Nguyễn Lan Châu - Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, cùng với tình trạng dòng chảy phía Trung Quốc bị cạn kiệt do tác động của El Nino trong mùa khô này, hoạt động của các nhà máy thủy điện phía Trung Quốc đã làm trầm trọng hơn mức độ cạn kiệt, thiếu nước trên phần lưu vực thuộc phía Việt Nam.

    Trong khi đó, El Nino tiếp tục hoạt động đến tháng 5 năm nay, làm nhiệt độ tăng cao hơn mọi năm, lượng mưa tiếp tục thấp hơn trung bình nhiều năm, dòng chảy trên các sông ở Bắc Bộ tiếp tục ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 30-50%, lũ tiểu mãn năm 2010 thuộc loại nhỏ và có khả năng sẽ về muộn, ảnh hưởng tới việc cung cấp điện.

    Để chống đỡ với thiên tai này, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị Bộ Công Thương về tăng cường các biện pháp đảm bảo cung cấp điện mùa khô, lãnh đạo EVN cho biết đang tăng cường theo dõi sát biểu đồ phụ tải, tình hình khí tượng thủy văn, huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn chạy dầu FO, DO có giá thành rất cao (đến 4000-5000 đồng/kWh), các nguồn nhiệt điện…

    Đồng thời, EVN cũng kêu gọi việc tiết kiệm điện. Đáng chú ý, thống kê của ngành điện những tháng gần đây cho thấy, các nhà máy xi măng, thép là những khách hàng sử dụng điện rất lớn bởi nằm mùa cao điểm của ngành xây dựng. Bên cạnh đó, việc sử dụng đèn chiếu sáng công cộng và cả ý thức của người dân cũng chưa thực sự tiết kiệm.

    “Không phải là thiếu điện mới tiết kiệm mà cần làm thường xuyên vì đó là cách để tiết kiệm tài nguyên nước, than, dầu... cho đất nước vốn có hạn. Nếu chúng ta quán triệt thống nhất đây là việc chung của đất nước thì mới giảm sức ép cho mùa khô” - lãnh đạo EVN khẳng định.
    khanhbd thích bài này.
  3. mika20062015

    mika20062015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2015
    Đã được thích:
    497
    TRÊN BÀN CỜ MÊKÔNG NHỮNG CON ĐẬP THUỶ ĐIỆN

    Để khai thác phát triển nguồn nước tốt, người ta phải thực hiện trên tầm nhìn lưu vực/ basin scale. Theo một nghĩa nào đó, phải nhìn Mekong như một bàn cờ/ game board, chọn địa điểm nào thì nên đặt một con đập, nơi nào thì không và có như vậy mới duy trì được chức năng môi sinh của toàn lưu vực sông Mekong. Thực hiện điều ấy thì vô cùng khó khăn trên sông Mekong.”
    Bran Ritcher, Nature Conservancy

    Huỷ Hoại từ Những Đập Dòng Chính Mekong

    Với chiều dài 4,800 km, Mekong là con sông lớn thứ thứ ba Châu Á và là thứ 11 của thế giới. Sự phong phú của hệ sinh thái sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon.

    Tiềm năng thuỷ điện của con sông Mekong khoảng 60,000 MW: Lưu Vực Trên 28,930 MW là nửa khúc sông nằm trong lãnh thổ Trung Quốc; và Lưu Vực Dưới 30,000 MW là khúc sông Mekong hạ lưu chảy qua 5 quốc gia Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Chuỗi 12 con đập dòng chính hạ lưu chủ yếu nằm trong hai nước Lào và Cam Bốt.

    Hiện nay Trung Quốc đang xây con đập thứ 8: đập Miêu Vĩ/ Miaowei sẽ hoàn tất phát điện năm 2016, [2] và TQ cũng tiếp tục xây thêm những con đập khác trên dòng chính con sông Lan Thương/ Lancang Jiang tên TQ của con sông Mekong.

    Điểm danh, ngược dòng thời gian sáu con đập bậc thềm Vân Nam/ Mekong Cascades đã hoàn tất và đang nhộn nhịp hoạt động phát điện góp phần phát triển nhanh chóng cho toàn vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc:

    [​IMG]

    Hình Ia: Đập Nuozhadu 5,850 MW lớn nhất hoàn tất 2014 [nguồn: International River]

    1/ Noạ Trác Độ (Nuozhadu) 5,850 MW lớn nhất, là con đập dòng chính thứ sáu, khởi công 2006 hoàn tất 2014 [Hình Ia]

    2/ Tiểu Loan (Xiaowan) 4,200 MW lớn thứ hai, là dòng chính thứ năm, khởi công 2001 và hoàn tất 2010

    3/ Công Quả Kiều (Gongguoqiao) 900 MW là con đập dòng chính thứ tư, khởi công 2008 hoàn tất 2011

    4/ Cảnh Hồng (Jinghong) 1,500 MW là con đập dòng chính thứ ba, khởi công 2003 hoàn tất 2009

    5/ Đại Chiếu Sơn (Dachaosan) 1,350 MW con đập dòng chính thứ hai, khởi công 1996, hoàn tất 2003

    6/ Mạn Loan (Manwan) 1,500 MW con đập dòng chính đầu tiên trên sông Mekong, khởi công 1984 và hoàn tất 1993 [Hình Ib]

    [​IMG]

    Hình Ib: Đập Manwan 1,500 MW con đập dòng chính Mekong đầu tiên hoàn tất 1993 [nguồn: Ngô Thế Vinh]

    Sau khi hoàn tất hai con đập lớn nhất: con khủng long Nọa Trác Độ và con Đập Mẹ Tiểu Loan, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thuỷ điện của họ trên sông Lan Thương và theo Fred Pearce, Đại học Yale thì con sông Mekong đã trở thành tháp nước/water tower và là nhà máy điện/ electrical powerhouse của Trung Quốc. [6]

    Philip Hirsch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sông Mekong thuộc Đại học Sydney nhận định: “Hai con đập khổng lồ Nọa Trác Độ và Tiểu Loan sẽ ảnh hưởng trên suốt dòng chảy của con sông Mekong xuống tới tận Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.”

    Với sáu con đập dòng chính hoàn tất trên trên khúc sông Mekong thượng lưu, Trung Quốc đã đạt được công suất 15,150 MW – nghĩa là hơn một nửa toàn công suất tiềm năng thuỷ điện của con sông Lan Thương. Với 8 dự án đập dòng chính còn lại, và có thể sẽ còn thêm nhiều dự án mới nữa, và Trung Quốc cũng sẽ dễ dàng dứt điểm sớm trong vòng mấy thập niên đầu Thế kỷ 21.

    Tới Mối Hiểm Nguy Mạng Lưới Đập Phụ Lưu

    Nam Ngum 150 MW có thể được xem là con đập thuỷ điện phụ lưu đầu tiên của Lào và được hoàn tất rất sớm 1971 giữa giông bão của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nam Ngum là niềm hãnh diện của tiến bộ và phát triển của người dân Lào. Ở một chừng mực nào đó, với từng bước phát triển hài hoà, cùng lúc quan tâm tới bảo vệ sinh cảnh và môi trường, thì không thể phủ nhận được là đập Nam Ngum đã đem lại ánh sáng cuộc sống văn minh tới người dân Lào. [Hình IIa] Với những người Lào có học hiểu biết, họ thấy được tiềm năng thiên nhiên phong phú của đất nước Lào, giới lãnh đạo thế hệ mới ở Lào nuôi tham vọng khai thác tiềm năng thuỷ điện con sông Mekong để trở thành “xứ Kuwait thuỷ điện của Đông Nam Á.”

    [​IMG]Hình IIa: Nam Ngum, con đập phụ lưu đầu tiên của Lào, biểu ngữ giăng ngang con đập đánh dấu 25 năm thống nhất nước Lào [nguồn: photo by Ngô Thế Vinh 2000]

    Trước khi có kế hoạch phục hoạt dự án chuỗi 12 con đập dòng chính hạ lưu, Lào, Việt Nam, Thái Lan đã và đang liên tục xây những đập thuỷ điện trên các nhánh phụ lưu sông Mekong. Thái Lan với đập Pak Mun 136 MW (1994) trên sông Mun, Việt Nam với con đập Yali 720 MW (1996) cùng với các con đập phụ lưu khác trên sông Sesan và Seprok trên cao nguyên Trung phần, Lào thì từ sau con đập Nam Ngum (1971), đã xây thêm thêm nhiều con đập phụ lưu khác như: Nam Theun-Hinboun 210 MW trung Lào, Nam Leuk 60 MW trong vùng Bảo tồn Sinh thái tỉnh Vạn Tượng, Nam Theun 2 lớn nhất 900 MW trung Lào, Houay Ho 150 MW giữa hai tỉnh Champassak và Attapeu nam Lào, Xe Pian-Xe Namnoy 438 MW trên cao nguyên Bolovens đông nam Lào, Xe Kaman1 468 MW tỉnh Attapeu cực đông nam Lào.

    Theo Aviva Imhof, nguyên giám đốc truyền thông Mạng lưới Sông Ngòi Quốc tế/ IRN, trong tài liệu chuyên đề:“Power Struggle: The Impacts of Hydro-Development in Laos” đã rất sớm đề cập tới những tổn hại môi sinh “bất cập” từ các con đập phụ lưu ở Lào. [8]

    Cùng với các con đập dòng chính Mekong, mạng lưới những con đập phụ lưu cũng có ảnh hưởng tích luỹ đáng kể đối với tình trạng dòng chảy, lượng phù sa và nguồn cá lưu vực sông Mekong.

    Nghiêm trọng hơn cả là con đập phụ lưu Hạ Sesan 2/ Lower Sesan 2/ LSS2 nằm dưới điểm hợp lưu của hai con sông Sesan và Srepok. 3 S là tên hệ thống 3 con sông phụ lưu lớn sông Mekong: Sekong, Sesan, Seprok cùng đổ vào dòng chính sông Mekong nơi tỉnh Stung Treng, đông bắc Cam Bốt. [Hình IIIa]

    [​IMG]

    Hình IIIa: Mạng Lưới 3S, ba sông phụ lưu: Sekong, Sesan, Srepok cùng hội tụ đổ vào dòng chính sông Mekong [nguồn: Decarboni]

    Đập Hạ Sesan 2 với chiều cao 75 m, diện tích hồ chứa 340 km2 (gần bằng nửa diện tích đảo quốc Singapore), công xuất 400 MW, dự trù nguồn điện sẽ được xuất cảng sang Việt Nam.

    Theo các chuyên gia môi sinh, con đập phụ lưu sẽ gây ra những ảnh hưởng môi sinh rất tai hại nếu đặt vào “vị trí trọng điểm” của con sông. Guy Ziv, tác giả chính của cuộc khảo cứu 2012 PNAS/ Proceedings of the National Academy of Sciences, cùng các đồng nghiệp thuộc Đại học Princeton nhận định: có một khác biệt lớn về vị trí những con đập ấy với cái giá môi sinh/ ecological cost phải trả. Điển hình là con đập Hạ Sesan 2 được xem là tệ hại nhất: nó đe doạ sự sinh tồn của hơn 50 chủng loại cá và cũng làm giảm 9.3 phần trăm tổng sản lượng cá trong lưu vực [khoảng 200,000 tấn cá/năm]. Ảnh hưởng tác hại đó không chỉ trên lãnh thổ Cam Bốt mà lên xa tới Lào, Thái Lan và xuống tới ĐBSCL, được coi như vựa lúa của Việt Nam. [7]

    Câu hỏi được đặt ra là tại sao chính quyền Việt Nam không thể không biết nhưng họ vẫn coi nhẹ những tổn thất môi sinh và xã hội như thế. Câu trả lời rõ ràng: họ là giới lãnh đạo có toàn quyền quyết định, được các nhóm lợi ích chia chác cho hưởng lợi, trong khi người dân không được phép có tiếng nói và họ phải gánh chịu mọi tổn thất và cả di luỵ cho các thế hệ tương lai.

    Câu hỏi tiếp theo là liệu có thể vừa khai thác xây đập thuỷ điện trên sông Mekong vừa bảo vệ được tiềm năng phong phú của dòng sông?

    Câu trả lời là có thể: nếu thận trọng triển khai một số những con đập trên những địa điểm khác, vẫn có thể sản xuất nguồn điện lớn mà giảm thiểu được những tổn hại trên nguồn cá. [7]

    Điện Lực Việt Nam/ EVN/ Electricity of Vietnam đã góp 10% cổ phần trong số 816 triệu MK, phần còn lại là của Nhóm Hoàng Gia Cam Bốt/ Cambodia’s Royal Group và Công ty Năng lượng Lan Thương Trung Quốc/Hydrolangcang International Energy Co., Ltd. Lại vẫn Trung Quốc, ngoài chuỗi đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam, nay cánh tay TQ nối dài xuống xa tới cả những con đập phụ lưu hạ nguồn.

    Do hậu qủa tác hại quá lớn của con đập Hạ Sesan 2 trên môi trường, kinh tế và xã hội trong toàn lưu vực, Mạng Lưới Sông Ngòi Quốc Tế/ IRN đã kêu gọi chính phủ Cam Bốt huỷ bỏ dự án này nhưng không được đáp ứng.

    Năm 2014, các tổ chức tài trợ quốc tế bao gồm Úc, Nhật, Hoa Kỳ và Phần Lan cùng yêu cầu Cam Bốt đệ trình dự án Hạ Sesan 2 tới Uỷ Hội Sông Mekong/ MRC cho tiến trình tham khảo trước/ prior consultation processnhưng cũng không được đáp ứng.

    [​IMG]

    Hình IIIb: EVN chung sức xây đập thuỷ điện Hạ Sesan 2 như hành động cầm súng bắn vào chân mình [nguồn: Decarboni]

    Cư dân Cam Bốt sống trong vùng xây đập cùng với nhóm Bảo vệ 3 Dòng Sông/ 3SPN/ Rivers Protection Network, đã viết thư lên Quốc Hội Cam Bốt phản đối con đập, và họ cũng kéo nhau lên tới thủ đô Nam Vang biểu tình tạo áp lực nhưng đã không đưa tới một kết quả nào.

    Riêng Việt Nam, các nhóm NGO của trí thức trong nước dù cố gắng tới đâu nhưng tổ chức của họ vẫn chưa thể sinh hoạt độc lập và chưa được nhà nước chấp nhận tư cách pháp nhân của một tổ chức phi chính phủ.

    Trước những tác hại hiển nhiên của con đập Hạ Sesan 2 trên ĐBSCL: biến đổi dòng chảy, mất nguồn nước, mất nguồn phù sa và cá… không những đã không có tiếng nói ngăn chặn phản đối mà còn góp vốn cho Cam Bốt thực hiện dự án tai hại ấy, có thể ví như một hành động cầm súng tự bắn vào chân mình/ shoot oneself in the foot. [Hình IIIb]

    Trên Bàn Cờ Sông Mekong

    Bran Ritcher, chuyên gia có kinh nghiệm hơn 25 năm về nước của viện Bảo Tồn Thiên Nhiên/ Nature Conservancy, cố vấn về nước cho Liên Hiệp Quốc đồng thời là chủ tịch hội Nước Bền Vững/ Sustainable Watersvà giảng dạy tại Đại học Virginia đã phát biểu: “Để khai thác phát triển nguồn nước tốt, người ta phải thực hiện trên tầm nhìn lưu vực/ basin scale.” Bran Ritcher tiếp: “Theo một nghĩa nào đó, người ta phải nhìn Mekong như một bàn cờ/ game board, chọn địa điểm nào thì nên đặt một con đập, nơi nào không và có như vậy thì mới duy trì được chức năng môi sinh/ ecological functionning của toàn thể lưu vực sông Mekong. Thực hiện điều ấy thì vô cùng khó khăn trên sông Mekong.” [2]

    [​IMG]

    Hình IIIc: công trường xây đập thuỷ điện Hạ Sesan 2 Stung Treng đông bắc Cam Bốt [nguồn: Phnom Penh Post, 12/2014]

    Một kế hoạch như vậy đòi hỏi sự điều hợp hỗ tương giữa các quốc gia Mekong, các nhà đầu tư xây đập, và sự điều hợp ấy thì hoàn toàn thiếu sót.

    Ảnh Hưởng Từ Những Con Đập Mekong

    Với 26 con đập dòng chính: 14 con đập Vân Nam TQ và 12 con đập hạ lưu Lào Cam bốt, cùng với mạng lưới chằng chịt những con đập phụ lưu, tất cả đã và đang gây nên những huỷ hoại tích luỹ trong toàn lưu vực sông Mekong với hậu quả không thể đảo nghịch/ irreversible và vì tích luỹ nên tác động tiêu cực giáng xuống nặng nề nhất vẫn là Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi cuối nguồn.


    Sông Mekong và các phụ lưu có thể ví như một hệ tuần hoàn, bị phình mạch do những hồ chứa/ reservoirs và nghẽn mạch do những con đập và hậu quả dây chuyền sẽ là:

    1/ Các hồ chứa sẽ giữ lại phù sa đổ xuống từ thượng nguồn. Giảm lượng phù sa có nghĩa là làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở các bờ sông và mũi Cà Mau thì đang bị cắt lẹm mỗi năm và có nguy cơ từng mảng theo nhau trôi dần ra biển. Với dòng chảy giảm vì lượng nước bị giữ trong các hồ chứa, cộng thêm biến đổi khí hậu/climate change với mực nước biển dâng cao và hậu quả là nạn nhiễm mặn/ salt intrusion tiến rất xa vào vùng châu thổ ĐBSCL. Hình ảnh nhà nông học Võ Tòng Xuân, ngồi giữa một ruộng lúa cháy thuộc quận Gia Rai vì bị nhiễm mặn là cảnh tượng báo hiệu một thảm hoạ đến đau lòng.

    2/ Rõ ràng mức sản xuất nông nghiệp toàn Lưu Vực Dưới sông Mekong/ Lower Mekong Basin từ các vùng trồng trọt ven sông ở Lào, tới vùng châu thổ Tonle Sap Cam Bốt và ĐBSCL Việt Nam đang bị tổn thất do mất phù sa như nguồn dưỡng chất thiết yếu cho canh tác ruộng vườn. Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, bấy lâu sông Mekong là nguồn nước ngọt, nguồn phù sa đã biến ĐBSCL Việt Nam thành cái nôi sản xuất lúa gạo lớn thứ hai của thế giới chỉ sau Thái Lan nhưng bước sang hai thập niên đầu của thế kỷ 21, Việt Nam đang bị mất dần thế thượng phong ấy.

    3/ Các khu rừng lũ/ flooded forest vùng hạ lưu sông Mekong được công nhận là vùng đa dạng sinh thái/biodiversity zones với các Vùng Đất Ngập vốn được bảo vệ bởi Quy ước Ramsar. [Ramsar Convention (1971), nhằm bảo vệ và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên các vùng đất ngập/ wetlands và quy định những khu bảo tồn, được mỗi quốc gia và quốc tế công nhận. Cả 3 nước Lào, Cam Bốt và Việt Nam đều có những vùng đất ngập được bảo vệ bởi Quy ước Ramsar như: vùng Thác Khone, Stung Treng, vùng Sinh Thái Biển Hồ, Tràm Chim Tam Nông, Mũi Cà Mau…] Nay thì những hồ chứa đã và đang nhận chìm các Vùng Đất Ngập và gây huỷ hoại trên hệ sinh thái động vật và thực vật của toàn lưu vực sông Mekong.

    4/ Dòng sông Mekong càng ngày càng bị biến dạng do chuỗi những con đập dòng chính bậc thềm và mạng lưới đập phụ lưu, hậu quả là những tác hại trên tính đa dạng của hệ thuỷ sinh trong đó có những chủng loại quan trọng / flagships species như cá Dolphin, cá Pla Beuk đang trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

    5/ Biến đổi bản chất tự nhiên của con sông, dòng sông sẽ không còn giữ được “nhịp lũ/ flood pulse” theo mùa, và đây chính là yều tố sinh tử của Biển Hồ Tonle Sap như trái tim của hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL. Biến đổi dòng chảy ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn thực phẩm trong đó có nguồn cá nước ngọt lớn nhất (có khi tới 4 triệu tấn mỗi năm, trị giá lên tới 9 tỉ MK) chiếm 80% lượng chất đạm/ protein thiết yếu của cư dân sông Mekong.

    Uỷ Hội Sông Mekong/ MRC Không Quyền Lực

    Những lượng giá ảnh hưởng về xã hội và môi sinh của từng con đập không được công khai hóa, khiến đã có nhiều tổ chức hoạt động môi sinh lên tiếng, nêu rõ những tác hại nghiêm trọng và lâu dài trên hàng triệu cư dân sống bằng nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa của dòng sông Mekong.

    Với nhận định MRC đã rất thụ động trước sự tái phục hoạt của các dự án đập thủy điện Hạ Lưu. Không những thế MRC đã không có thông báo gì cho cư dân ven sông mối hiểm nguy của những con đập ấy, và cả tránh phổ biến những tin tức bất lợi của các dự án đập.

    Trước những kiến nghị của Save the Mekong và các NGOs, cùng với các thư khuyến cáo của các khoa học gia môi sinh khắp thế giới, tổ chức MRC và các chính quyền Mekong trong 20 năm qua chưa ngăn cả được một dự án thuỷ điện nào để bảo vệ lưu vực.

    Các nhà hoạt động môi sinh kêu gọi tinh thần trách nhiệm của tổ chức liên chánh phủ này. “MRC cần chứng tỏ là một tổ chức hữu ích cho quần chúng, chứ không phải là cho các nhà đầu tư,” Surichai Wankaew, giám đốc Viện Nghiên cứu Xã hội Đại học Chulalongkorn, Thái Lan nói tiếp “Nhiệm vụ MRC, thay vì ‘tạo thuận/ facilitation’ cho việc xây đập, thì nay phải là ‘diễn đàn / platform’ cho cư dân bị ảnh hưởng nói lên mối quan tâm của họ”. Và rồi người ta không thể không tự hỏi tự hỏi về tương lai và vai trò của MRC có còn hũu ích gì không trong tiến trình bảo vệ dòng Sông Mekong?

    Vai trò điều hợp của Uỷ Hội Sông Mekong/ MRC đã bị thử thách và Hiệp Định Mekong 1995 gần như vô hiệu lực kể từ sau khi Lào vẫn cho khởi công con đập Xayaburi bất chấp mọi khuyến cáo. [Hình IIb]

    [​IMG]

    Hình IIb: công trường xây đập Xayaburi 1,200 MW con đập dòng chính đầu tiên của Lào [nguồn: Tom Fawthrop]

    Xayaburi đã như một con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, tiếp theo là con đập Don Sahong, mở đầu cho chuỗi những con đập khác. Đây là những bước phát triển không bền vững/ non-sustainable development, và hoàn toàn bị hướng dẫn bởi nền kinh tế thị trường năng lượng và các công ty xây đập thì hầu như bất chấp tới cái giá phải trả về môi sinh của 65 triệu cư dân sống trong lưu vực sông Mekong.
    khanhbd thích bài này.
  4. mika20062015

    mika20062015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2015
    Đã được thích:
    497
    Đập thủy điện thượng nguồn Mekong: Nguy hiểm như ‘Tam Hiệp’

    Việt Nam là một nước ở cuối nguồn của dòng sông Mekong nên việc các đập thủy điện mọc trên thượng nguồn sẽ khiến bị ảnh hưởng nhiều nhất’.

    TS Lê Phát Quới, Phòng Tài Nguyên, Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM đã chia sẻ những lo ngại này với Đất Việt khi ông vừa trở về sau chuyến khảo sát việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mekong.

    Theo TS Quới: “không cần phải nói những gì quá to tát, chỉ cần nhìn bài học từ đập Tam Hiệp (Trung Quốc) thì có thể hình dung với sông Mekong khi các con đập mọc lên Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Điều đó là không thể tránh khỏi”.

    Mọi việc đang đi quá xa...

    Theo TS Quới, không phải ngẫu nhiên mà mới đây Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phải nhấn mạnh việc “xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề".

    “TS Lai nói ảnh hưởng nghiêm trọng là phù hợp vì liên quan đến nhiều yếu tố. Thực tế Thứ trưởng đã có nhiều cuộc họp cùng các nước dự định triển khai xây dựng thủy điện trên sông Mekong và cùng tham gia khảo sát thì chắc chắn phải nhìn thấy vấn đề này hơn ai hết. Hơn nữa ở thời điểm này Thứ trưởng nói ra điều đó có nghĩa tình hình cũng nghiêm trọng hơn rồi”, TS Quới nhận định.

    Trên thực tế TS Quới vừa có chuyến khảo sát tại Thái Lan và Campuchia. Theo đó ông cho biết: “Đang có sự nhìn nhau trong việc xây dựng đập thủy điện trên con sông Mekong và thực sự nguy hiểm khi Xayabury được xây dựng, tiếp sau đó là Don Sahong. Hiệu ứng domino sắp thành hiện thực và nguy cơ 12 con đập mọc lên theo nhau có thể sớm diễn ra’, ông Quới nói.

    Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra khi đập ngăn sông Mekong lại. Trước hết TS Quới cho rằng: nước trên con sông này không tuân theo tự nhiên nữa mà theo sự điều tiết của người xây dựng hồ đập.

    “Tức là khi người dân cần nước để sản xuất thì họ lại cần nước để làm thủy điện. Thế nhưng khi đến mùa lũ thì họ lại xả lũ khiến rủi ro rất lớn đến cộng đồng sống dọc hai bên sông”, ông Quới lo ngại.

    “Không chỉ có thế, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng phù sa từ trên đổ về, đây là yếu tố nguy hiểm cho việc cải thiện đất. Thiếu lượng phù sa sẽ dẫn đến xói lở bờ sông. Tai họa với nghề cá, xây đập thì cá không di chuyển được…những tai họa này Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam… hứng hết’, TS Quới nói thẳng.

    TS Quới cho rằng nhìn từ bài học của việc Trung Quốc xây dựng đập Tam Hiệp sẽ là một ví dụ điển hình cho thấy điều này. Sau khi Đập này tích nước, dòng chảy của nước bị chậm lại và khả năng tự làm sạch của nó bị giảm rất đi rất nhiều. Chất lượng nước trở nên kém hơn, đặc biệt ở các nhánh sông nơi mà trước đây chất lượng nước hoàn toàn rất tốt.

    Trong giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án Đập Tam Hiệp, chất lượng nước ở vùng Tam Hiệp này được đánh giá là tốt nhất của Trung Quốc và đứng hàng thứ hai trong tất cả các đoạn sông. Nhưng sau đó chất lượng đã tụt xuống thảm hại.

    Tại Việt Nam nước trên sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai từng bị biến đổi khác thường. Cục Quản lý tài nguyên nước khẳng định, chế độ vận hành các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn phía Trung Quốc đã làm căng thẳng thêm tình trạng cạn kiệt, thiếu nước trên các sông của VN, trong đó có sông Hồng.

    Các kết quả quan trắc tại các trạm thủy văn trên sông Đà, sông Lô và sông Thao cho thấy đã có hiện tượng suy giảm lượng nước từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam. Cụ thể, trên sông Đà, tại trạm thủy văn Lai Châu trong các năm 2007 – 2009 đã xuất hiện các giá trị lưu lượng nhỏ nhất trong lịch sử từ năm 1957 đến nay.

    Lưu lượng nhỏ nhất trong tháng 1.2007 là 181 m3/giây và năm 2008 là 151 m3/giây, trong khi lưu lượng trung bình là 318 m3/giây. Lưu lượng nhỏ nhất trong tháng 3 năm 2007 là 133 m3/giây và tháng 3 năm 2008 là 103 m3/giây trong khi lưu lượng trung bình là 198 m3/giây…

    TS Lê Phát Quới cũng cho rằng không cần phải nhìn ở đâu xa, chỉ nhìn ở miền Trung Việt Nam sẽ thấy thủy điện đang mang lại cho người dân những bất tiện như thế nào.

    Với sông Mekong cũng vậy mà lại còn nghiêm trọng hơn khi liên quan đến nhiều nước. Đập Don Sahong hiện giờ họ đã chuẩn bị xây. Vấn đề là tìm hiểu, nghiên cứu để họ không xây thêm nữa còn với những cái đã làm thì có ngăn cản cũng không được. Nguy hiểm hơn nữa vì đây là nguồn vốn của Trung Quốc”, TS Quới cảnh báo.

    [​IMG]
    Dù có nhiều ý kiến không đồng thuận nhưng đập Xayabury vẫn được xây dựng
    Không thể để quá muộn

    Theo TS Quới, giới chuyên môn vô cùng lo ngại khi trước đây Lào tiến hành xây dựng đập thủy điện Xayabury vì lo nếu con đập này xây được thì các con đập còn lại sẽ nhanh chóng xây lên. Nhưng Xayabury can thiệp không được và bây giờ là Don Sahong.

    “Thấy Lào xây, Campuchia cũng rục rịch muốn xây. Nếu nói quá muộn thì đúng với Xayabyry và Don Sahong nhưng Chính phủ cần khẩn trương hơn vì họ đang đặt trên bàn giấy nhiều con đập khác đang chuẩn bị làm. Cần phải hạn chế các con đập tiếp theo có thể mọc lên”, ông Quới cho biết.

    Cho rằng trên tinh thần quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Lào, Chính phủ nên có những bàn bạc thương thảo để có đánh giá toàn bộ vùng Mekong chứ đừng để như Xayabury và Don shahong.

    "Nhất là phải có tiếng nói quốc gia vì con sông là tài sản của cả vùng Mekong chứ không phải của riêng quốc gia nào. Do vậy bất cứ công trình nào làm đều phải có tiếng nói đồng thuận của cả 5 quốc gia đó. Đứng về mặt Chính phủ phải có phản ánh với các nước trong lưu vực khi làm phải cùng nhau ngồi xem xét đồng thuận", TS Quới nói.

    Nhìn lại việc xây dựng Xayabury và Don Sahong TS Quới cho rằng Lào cứ nói tham vấn nhưng thực chất họ đã không thực hiện đúng như những gì đã nói.

    Họ chưa làm được tham vấn cộng đồng mà chỉ có một vài đánh gia cũng không đầy đủ, không đánh giá cả vùng Mekong.

    Trong khi đó đáng ra phải có đánh giá đúng ảnh hưởng đối với các nước có liên quan bởi đây là nguồn tài sản thiên nhiên có liên quan đến nhiều nước. Nếu không mạnh mẽ các con đập sẽ dần mọc lên đúng theo trình tự như Xayabury và Don Sahong.

    “Bài học từ đó Chính phủ cần tận dụng nhóm nhà khoa học nghiên cứu trên vùng sông Mekong tham mưu cho Chính phủ có cái nhìn tổng quan”, TS Quới kiến nghị.

    Trước đã liên quan đến đập Xayabury, cá nhân TS Quới cùng với nhóm chuyên gia Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng có nhiều nghiên cứu tham mưu cho Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tập hợp nhà khoa học đóng góp ý kiến gửi lên các cơ quan chức năng.

    “Tuy nhiên sau đó việc xây dựng Xayabury vẫn được tiến hành bình thường do vậy các nhà quản lý phải thấy được điều này”, TS Quới nhấn mạnh.
    --- Gộp bài viết, 05/07/2015, Bài cũ: 05/07/2015 ---
    khanhbd thích bài này.
  5. mika20062015

    mika20062015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2015
    Đã được thích:
    497
    Đập Tam Hiệp: Những nguy cơ thảm họa

    TT - Có hai thừa nhận về đập Tam Hiệp: chính quyền Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp “có nhiều vấn đề khẩn cấp cần giải quyết về môi trường, sinh thái”; giới chuyên gia môi trường Trung Quốc thừa nhận “đã quá muộn để sửa chữa”.

    Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử là công trình thủy điện lớn nhất thế giới với chiều cao 182m và công suất năm 2010 vào khoảng 84 tỉ kWh. Theo chính quyền Bắc Kinh, tổng đầu tư của dự án này lên đến 23 tỉ USD, nhưng giới chuyên gia quốc tế cho rằng con số thực tế có thể gấp đôi.

    Đập Tam Hiệp được xây dựng kéo dài 15 năm. 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.600 làng bị nhấn chìm, khoảng 1,43 triệu dân phải di dời. Tuyên bố của Quốc vụ viện Trung Quốc được đưa ra mới đây đã khẳng định: “Dù dự án đập Tam Hiệp đem lại lợi ích tổng thể lớn, song vẫn còn các vấn đề khẩn cấp cần giải quyết như tái định cư người dân, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ thảm họa môi trường, sinh thái”.

    Ô nhiễm tảo, đảo rác, lở đất

    Kể từ năm 2006 khi đập Tam Hiệp cơ bản hoàn thành, ô nhiễm tảo đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng trên các nhánh sông Dương Tử. Dọc sông Dương Tử đầy rẫy mỏ phôtpho và các nhà máy. Chất gây ô nhiễm được thải thẳng ra sông, dẫn đến tình trạng tảo độc sinh sôi nảy nở trên mặt nước.

    Trong khi đó do bị chặn bởi đập Tam Hiệp, sông Dương Tử mất dần khả năng phân tán chất gây ô nhiễm trong nước. Hậu quả: nước ở các nhánh của sông Dương Tử tại tỉnh Hồ Bắc trở nên xanh lè, bốc mùi hôi thối, đẩy hàng ngàn người dân vào cảnh không có nước sạch.

    Ở khu vực đập Tam Hiệp cũng xuất hiện các đảo rác khổng lồ! Mưa lũ mùa hè 2010 đã cuốn hàng chục ngàn tấn rác xuống sông Dương Tử, phủ kín 50.000m2 mặt nước trên sông và trôi đến đập Tam Hiệp. Có những đảo rác dày và kết chặt với nhau đến mức có thể đi bộ bên trên. Lượng rác này đe dọa làm nghẽn hoạt động của đập.

    Ước tính mỗi năm Tập đoàn đập Tam Hiệp phải chi khoảng 1,48 triệu USD để dọn rác trôi về phía đập. Trước đó, các chuyên gia môi trường từng cảnh báo hồ chứa nước của đập có thể trở thành “hầm cầu” chứa nước thải không qua xử lý và hóa chất công nghiệp, và hoạt động của đập Tam Hiệp sẽ đẩy nước thải về phía thành phố Trùng Khánh.

    Ô nhiễm lại đe dọa hủy diệt môi trường sinh thái dọc sông Dương Tử. Giới chuyên gia môi trường Trung Quốc và quốc tế khẳng định đập Tam Hiệp đã góp phần vào sự tuyệt chủng của loài cá heo nước ngọt baiji trên sông Dương Tử. Lượng cá tầm sông Dương Tử giảm sút đáng kể sau khi đập được đưa vào hoạt động. Loài sếu Siberia đang có nguy cơ tuyệt chủng do đập Tam Hiệp đã hủy diệt một diện tích lớn đầm lầy, nơi trú đông của loài sếu này. Ngoài ra, một diện tích lớn rừng trong khu vực cũng đã bị phá hủy.

    Do mực nước trong hồ chứa dâng cao, đập Tam Hiệp gây xói mòn, lở đất nghiêm trọng ở hai bờ các nhánh sông Dương Tử. Từ năm 2007, 91 điểm ở bờ hồ chứa nước đập Tam Hiệp đã bị lở, khoảng 36km đã bị sụp. Một số vụ lở đất dọc sông Dương Tử đã tạo ra sóng thần cao tới 50m.

    Tháng 7-2007, một ngọn núi dọc một nhánh sông Dương Tử bị lở, gây sóng lớn cướp đi sinh mạng 13 nông dân và 11 ngư dân. Tháng 11-2007, một trận lở đất khác làm 30 người chết.

    Tháng 7-2010, lũ lụt và lở đất gần đập Tam Hiệp làm 30 người thiệt mạng. Chính quyền Trung Quốc cũng thừa nhận áp lực từ hồ chứa khổng lồ của đập Tam Hiệp có thể dẫn đến nguy cơ động đất. Sau khi đập Tam Hiệp được hoàn thành, nhiều vết nứt bí ẩn đã xuất hiện ở các con đường, tòa nhà các thị trấn và làng mạc trong khu vực.

    Gây hạn hán

    Các chuyên gia môi trường cho biết do làm thay đổi dòng chảy sông Dương Tử, đập Tam Hiệp đã khiến hạn hán thêm nghiêm trọng ở khu vực miền trung và miền đông Trung Quốc. Hạn hán liên tục trong bốn tháng đầu năm 2011 đã khiến mực nước đoạn giữa sông Dương Tử tụt xuống mức thấp kỷ lục.

    Các thành phố khu vực hạ lưu đập không còn khả năng tiếp nhận tàu bè vào cảng, 400.000 dân và 97.300 gia súc ở tỉnh Hồ Bắc rơi vào cảnh thiếu nước sạch. Ở tỉnh Hà Nam, 320.000 người bị ảnh hưởng. Nhiều cáo buộc cho rằng đập Tam Hiệp đã giữ nước để đảm bảo sản xuất điện.

    Do đó, từ ngày 7 đến 11-5, ban quản lý đập Tam Hiệp đã cho xả 400 triệu m3 nước để chống hạn hán và nâng mực nước sông Dương Tử cho tàu bè đi lại dễ dàng hơn.

    “Chẳng thể làm nổ tung con đập!”

    Chuyên gia môi trường kỳ cựu ở Trung Quốc Đới Thanh cho rằng dù thừa nhận các vấn đề do đập Tam Hiệp gây ra, chính quyền Bắc Kinh khó có thể làm gì. “Đã quá trễ để giải quyết những vấn đề đó” - ông khẳng định. Chuyên gia môi trường Vương Vĩnh Thần cho rằng Bắc Kinh có thể giải quyết một số vấn đề như cải thiện chất lượng nước, nhưng cũng thừa nhận: “Chẳng thể làm gì nhiều. Chúng ta chắc chắn không thể cho nổ tung con đập đó được”.

    Dù vậy, giới bảo vệ môi trường Trung Quốc lại cho rằng tuyên bố của quốc vụ viện sẽ là một “vũ khí” chống lại trào lưu sính làm thủy điện tại Trung Quốc. Mới đây, Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc còn lên kế hoạch sản xuất thêm 140 gigawatt thủy điện trong vòng năm năm tới.

    Một phần trong kế hoạch này là xây dựng 13 đập thủy điện dọc sông Nộ Giang ở tây nam Trung Quốc, một khu vực sinh thái giàu có. Báo chí Trung Quốc cho biết Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tỏ thái độ phản đối kế hoạch xây đập trên sông Nộ Giang.

    “Bằng việc nhắc lại những vấn đề của đập Tam Hiệp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thể đang bắn mũi tên tới những kẻ mù quáng chạy theo đập thủy điện và sẵn sàng quên đi những bài học trong quá khứ” - chuyên gia Peter Bosshard, giám đốc chính sách Tổ chức Sông quốc tế, nhận định.
    khanhbd thích bài này.
  6. mika20062015

    mika20062015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2015
    Đã được thích:
    497
    Theo các chuyên gia kinh tế, khi xây dựng những đập thủy điện ở thượng nguồn, Trung Quốc không chỉ nhắm vào mục tiêu kinh tế như giải phóng máy móc lạc hậu, giải quyết lao động mà họ còn muốn hiện diện ở những vùng "hiểm yếu" của các quốc gia khác. Và từ đây, nắm được vùng quan trọng cũng như chi phối được dòng chảy khiến nhiều nước phải phụ thuộc vào Trung Quốc.

    Hiểm họa từ những quả "bom nước" khổng lồ

    Khoảng một thập kỷ kể từ khi xây dựng đập Tam Hiệp, đập thuỷ điện lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử, Trung Quốc không chỉ phát triển mạng lưới thuỷ điện trên toàn quốc mà còn mở rộng đầu tư vào các dự án ở khắp các khu vực trên thế giới từ châu Phi đến Đông Nam Á, Mỹ Latinh... Thậm chí có những dự án, Trung Quốc tỏ ra "hào phóng" đến bất ngờ khi cho vay lãi suất thấp, hỗ trợ cả phần thiết kế và thi công. Đây là điều khiến không ít các nước trên thế giới cảm thấy ngạc nhiên và đặt ra những nghi vấn.

    Theo tài liệu của Trung tâm Con người và Thiên nhiên Việt Nam gửi đến PV báo Đời sống và Pháp luật, hàng loạt đập thủy điện được xây trên phía thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái, môi trường mà còn ẩn chứa những tai họa kinh hoàng đối với hàng chục triệu người dân sinh sống dưới hạ nguồn, trong đó có ĐBSCL. Đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên Việt Nam cho hay, nếu 15 công trình thủy điện thuộc địa phận Trung Quốc và 11 đập thủy điện trên địa phận các nước trong khu vực được xây hoàn thành thì tổng dung tích nước điều tiết của toàn hệ thống này ước tính khoảng 30 tỉ m3.

    Trong điều kiện vận hành bình thường, chắc chắn với số lượng đập thủy điện lớn như vậy sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của dòng sông. Tuy nhiên, điều quan ngại nhất chính là nguy cơ vỡ đập. Nếu vỡ một đập thì hàng loạt đập khác sẽ vỡ dây chuyền. Trong đó có đập Sambo do một công ty Trung Quốc xây dựng ở một nước trong khu vực, trong trường hợp xảy ra sự cố, lượng nước tích trữ ở độ cao 40m trên mực nước biển sẽ biến thành "quả bom" nước khổng lồ giội xuống, có thể san phẳng cả ĐBSCL.

    Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Nguyễn Nhân Quảng, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong cho biết, tại thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã xây xong 6 thủy điện, có dự án rất lớn như Mãn Loan 1.500 MW, Tiểu Loan 4.200 MW và đặc biệt đã có dự án cực lớn là Nọa Trác Độ 5.860 MW...

    [​IMG]
    Đập Nọa Trác Độ của Trung Quốc, 1 trong số 6 đập thủy điện trên sông Mekong.

    Không chỉ dừng lại ở đó, nhà đầu tư Trung Quốc đang dự định làm thêm thủy điện ở khu vực này. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho ĐBSCL. Lợi ích từ thủy điện trên dòng chính Mekong đem lại cho các nước không đáng kể, mỗi đập thủy điện chỉ vài chục triệu USD/năm, nhưng tổn thất về môi trường, sinh thái vĩnh viễn không thể phục hồi lại được. Cả cộng đồng hàng chục triệu dân sống bên lưu vực dòng sông này sẽ phải gánh chịu hậu quả".

    Được biết, những năm gần đây, tại Việt Nam, lượng nước trên sông Hồng đoạn chảy qua TP. Lào Cai từng bị biến đổi khác thường. Cục Quản lý tài nguyên nước khẳng định, chế độ vận hành các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn phía Trung Quốc đã làm căng thẳng thêm tình trạng cạn kiệt, thiếu nước trên các sông của Việt Nam, trong đó có sông Hồng. Những kết quả quan trắc tại các trạm thủy văn trên sông Đà, sông Lô và sông Thao cho thấy đã có hiện tượng suy giảm lượng nước từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam.

    Trước đây, sông Mekong chở phù sa xuống các nước khu vực hạ lưu thì nay không còn nữa vì đã bị Trung Quốc tích hết ở thượng nguồn. ĐBSCL của Việt Nam cũng đang phải đối phó với tình trạng xâm mặn, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. "Hầu hết người dân ở ĐBSCL đang sống chủ yếu vào nông nghiệp. Khi mà nguồn nước bị tác động gây ảnh hưởng thì sinh kế của từng ấy người cũng sẽ bị ảnh hưởng", ông Nguyễn Nhân Quảng bày tỏ.

    "Không chỉ đơn thuần vì kinh tế"

    Trao đổi với PV, một chuyên gia ngành môi trường (đề nghị giấu tên-PV) dẫn một ví dụ về việc xây đập thủy điện để "nhắm" vào nhiều mục đích của các công ty Trung Quốc. Đó là đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo ở vùng cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ, Bangladesh có độ cao 116m, tổng công suất lên đến 510.000 KW. Vừa đi vào vận hành, đập này đã khiến hai nước láng giềng này "sốt vó" bởi nguy cơ gây ra lũ quét, sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dưới hạ nguồn. "Tương tự như vậy ở sông Mekong, khi Trung Quốc xây dựng hàng loạt và giúp các nước xây dựng đập thủy điện sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống sinh thái. Khi dòng nước thay đổi chắc chắn sẽ kéo theo nhiều thứ khác nữa như môi trường, giao thông và việc bố trí dân cư...", vị này phân tích.

    Về vấn đề Trung Quốc mở rộng các nhà máy thủy điện ra thế giới, trả lời PV báo Đời sống và Pháp luật, Ths. Bùi Ngọc Sơn (Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới) cho rằng có ba nguyên nhân. Đầu tiên, Trung Quốc nhắm vào những nước đang phát triển thiếu cả về cơ sở hạ tầng và năng lượng. Sau đó, họ sẽ kiếm tiền từ những công trình này... Thứ hai, sau khi Trung Quốc xây dựng xong hàng loạt các đập như Tam Hiệp, Tiểu Loan... họ đã bị dư thừa hàng vạn lao động và máy móc chuyên xây dựng thủy điện. Do vậy, Trung Quốc phải đi tìm những công trình thủy điện khác để thi công và đây là cách di dân khôn khéo của họ.

    [​IMG]
    Ths. Bùi Ngọc Sơn.
    Thứ ba, đối với những công trình lớn, ở khu vực "nhạy cảm", quan trọng ở bất cứ quốc gia nào, Trung Quốc sẽ "hào phòng" cho các nước khác vay vốn với lãi suất thấp để cho doanh nghiệp và lao động của mình vào. Và khi đã vào được, ai biết được họ làm những công việc gì ở đó.

    "Đây là mối nguy hại đối với các nước mà có công ty của Trung Quốc thi công. Nếu không nhận ra được vấn đề này, các nước sẽ phải trả giá và lãnh hậu quả lớn về an ninh, kinh tế, môi trường...", Ths. Bùi Ngọc Sơn cảnh báo.

    Nói về việc Trung Quốc giúp một số nước xây dựng các đập thủy điện, ông Sơn phân tích: "Ý đồ của Trung Quốc khi xây các công trình thủy điện ở trong nước cũng như nước ngoài rất rõ ràng. Họ sẽ chọn những khu vực hiểm yếu nhất của đất nước đó để thực hiện các dự án. Dự án này không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn phục vụ nhu cầu chính trị. Bởi nắm được khu vực này, họ có thể kiểm soát toàn bộ những khu vực khác. Còn đối với các đập thủy điện trên sông Mekong, họ thực hiện quá nhiều dự án, sợ bị dư luận thế giới phản ứng nên "lôi kéo" thêm các nước khác để làm cùng bằng cách giúp đỡ về vốn, thiết bị và cả nhân lực...

    Ai cũng biết ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của nước ta. Việc thay đổi dòng chảy, tích tụ phù sa ở thượng nguồn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước và xâm mặn. Nông nghiệp mà thiếu nước, đất kém màu mỡ thì làm sao mà phát triển được. Nguy hại hơn nữa là việc ĐBSCL đang đứng trước nguy hiểm bởi có thể phải gánh chịu những quả "bom nước" từ thượng nguồn. Hành động này khiến tôi và nhiều chuyên gia cảm thấy nghi ngờ".

    Cũng theo ông Sơn, từ trước đến nay, báo chí đã rất nhiều lần lên tiếng về những công trình, dự án có tầm ảnh hưởng lớn, các doanh nghiệp Trung Quốc đều ra sức thầu cho bằng được. Các dự án Trung Quốc đầu tư ra ngoài đều nằm trong chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này.

    Thủy điện chỉ là cái cớ để tăng cường sự hiện diện ở các nước khác?

    Dẫn lời TS. Lê Kim Sa (vVện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), khi quốc gia nào bị Trung Quốc "nắm thóp" thì nguy cơ phụ thuộc vào kinh tế nước này là tương đối lớn. Xây dựng công trình thuỷ điện chỉ là cái cớ để Trung Quốc thâm nhập, tăng cường sự hiện diện và chi phối các nước khác. Có thể nói Trung Quốc đã khéo léo vận dụng "ngoại giao thuỷ điện" để tạo nên sự phụ thuộc từ các nước vào quốc gia này và các nước sẽ phải nhượng bộ Trung Quốc trong nhiều vấn đề.
    khanhbd thích bài này.

Chia sẻ trang này