Vì sao MSR MSN được hưởng lợi lớn nhất HSX từ TRADE WAR

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Key Zyah, 14/05/2019.

6724 người đang online, trong đó có 958 thành viên. 12:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5500 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. Key Zyah

    Key Zyah Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    161
    Yếu thế trong TRADE WAR nhưng TRUNG QUỐC hiện đang chiếm 75-80% nguôn cung nguyên liệu vonfram trên THẾ GIỚI .Đặc biệt, là các công ty điển tử, điện thoại .....
    Chắc chắn TRUNG QUỐC sẽ sử dụng vũ khí mang tính quyết định này cho cuộc chiến trong giai đoạn tới. VÀ

    MỎ NÚI PHÁO hiện là nguồn vonfram lớn thứ 2 TG sau TQ.


    http://vneconomy.vn/vonfram-viet-nam-canh-tranh-truc-tiep-voi-trung-quoc-20190419210724494.htm

    Theo số liệu từ Hiệp hội ngành Vonfram quốc tế (International Tungsten Industry Association), Trung Quốc nắm giữ 80% sản lượng Vonfram ước tính và trên 60% - 70% trữ lượng xác định. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là quốc gia tiêu thụ khoảng 60% trữ lượng Vonfram cơ bản và trong 10 năm qua, mức tiêu thụ tăng bình quân 10% do tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá quá cao.

    Trong khi, các chuyên gia về thị trường kim loại màu lại cho rằng, xét ở bình diện thế giới, về nguồn cung Vonfram, Trung Quốc (nơi chiếm giữ khoảng 70% thị phần) đang áp đặt các quy định ngặt nghèo, thậm chí xử phạt cứng rắn đối với các dự án khai thác chế biến Vonfram ô nhiễm. Điều này có thể dẫn đến nguồn cung bị co lại do các cơ sở phải tạm ngừng hoặc ngừng vĩnh viễn. Thực tế, đã có nhiều chủ dự án Vonfram tại Trung Quốc phải rời bỏ thị trường. Đáng chú ý, một dự án Vonfram khác tại Anh là Hemerdon có quy mô rất lớn cũng dừng hoạt động vào quý IV/2018.

    Trong khi, các sản phẩm của Masan Resources được công nhận toàn cầu và là nhà cung cấp ưa thích cho các đốnóiác lớn trên thế giới.

    https://nhipcaudautu.vn/doanh-nghie...chi-phoi-thi-truong-vonfram-toan-cau-3328756/

    Roskill lưu ý rằng Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất vonfram lớn nhất toàn cầu, chiếm hơn 80% nguồn cung ra thế giới trong năm 2017 ở cả dòng sản phẩm vonfram chính và sản phẩm APT.

    Giá APT của Trung Quốc tăng mạnh kể từ cuối năm 2017 và đạt mức trung bình 344-350 USD/đơn vị tấn (mtu) vào tháng 6.2018, với mức tiêu thụ cao hơn từ các thị trường chính là Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Nga.

    Không những thế, Chính phủ Trung Quốc đang tập trung hơn cho ngành công nghiệp vonfram, nhất là việc sản xuất các hàng hóa giá trị gia tăng cao như cacbua vonfram. Chỉ trong nửa đầu năm 2017, sản lượng cacbua vonfram của Trung Quốc đã tăng hơn 25% so với cùng kỳ.
    cakiem060512Kien_truc_A_Au thích bài này.
  2. Kien_truc_A_Au

    Kien_truc_A_Au Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2017
    Đã được thích:
    181
    Msr thắng kiện 95 triệu đô
    Key Zyah thích bài này.
  3. Mrbon4

    Mrbon4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2019
    Đã được thích:
    14.170
  4. Kien_truc_A_Au

    Kien_truc_A_Au Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2017
    Đã được thích:
    181
    Có tin xác nhận rồi bác
    Key Zyah thích bài này.
  5. tg_nguyen2001

    tg_nguyen2001 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Đã được thích:
    1.486
    chart giá Tungsteng/APT trong vòng 1 năm bác post lên xem thử nhé @Kien_truc_A_Au
    tks
    Key ZyahKien_truc_A_Au thích bài này.
  6. minhtieu1412

    minhtieu1412 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2016
    Đã được thích:
    1.266
    Tin xác nhận mà cứ cắm đầu xuống bác ạ. :D
    Key ZyahKien_truc_A_Au thích bài này.
  7. Cuti_nghienchung

    Cuti_nghienchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2016
    Đã được thích:
    3.980
  8. minhtieu1412

    minhtieu1412 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2016
    Đã được thích:
    1.266
  9. Key Zyah

    Key Zyah Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    161
    LÝ DO VÌ SAO MSN CÓ GIÁ TRỊ 150,000Đ/CP
    ----------------------------------------------------------
    Trung Quốc sẽ dùng... đất hiếm để đấu với Mỹ?

    21/05/2019 15:41 GMT+7
    3 0 Lưu


    TTO - Mỏ đất hiếm duy nhất của Mỹ hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của một công ty Trung Quốc. Năm 2018, đến 59% đất hiếm dùng tại Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc.
    [​IMG]
    Một số nguyên tố đất hiếm. Tên gọi đất hiếm xuất phát từ quy trình tinh chế phức tạp và đắt đỏ của chúng - Ảnh: AFP

    Đất hiếm là thành phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và công nghệ cao như chế tạo vật liệu siêu bán dẫn.

    Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần dọa tăng thuế nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc. Những lời đe dọa này đã trở thành "võ mồm" cho đến thời điểm hiện tại, bởi lẽ từ những chiếc iPhone của Apple đến các hệ thống dẫn đường tên lửa đều có thành phần đất hiếm Trung Quốc.

    Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới một trong những quặng đất hiếm lớn nhất nước này vào ngày 20-5 được xem là một tín hiệu cảnh cáo ngầm đến Mỹ.

    Tháp tùng nhà lãnh đạo Trung Quốc là Phó thủ tướng Lưu Hạc, một trong những người được ông Tập tin tưởng nhất và là gương mặt quen thuộc trong các vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung thời gian qua.

    Trong khi đó, Mountain Pass, mỏ khai thác đất hiếm duy nhất của Mỹ tại bang California, hiện lại đang nằm trong tay của một công ty Trung Quốc.

    Tất cả đất hiếm khai thác ở Mỹ phải được chở về Trung Quốc để tinh chế thì mới có thể sử dụng. Năm 2018, có đến 59% lượng đất hiếm sử dụng ở Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Nhật Bản được xem là minh chứng rõ nhất khi người ta muốn nói về hậu quả của việc phụ thuộc đất nước Trung Quốc.

    Năm 2010, khi Tokyo và Bắc Kinh căng thẳng vì tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông, Trung Quốc tìm cách hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật bằng cách đặt hạn ngạch, siết việc cấp phép và tăng thuế.


    Điều này khiến ngành công nghiệp điện tử của Nhật gặp nhiều khó khăn nhưng cũng tạo ra động lực để các nhà khoa học, địa chất nước này tìm kiếm nguồn cung thay thế, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa Patriot của quân đội Mỹ - Ảnh: REUTERS

    17 nguyên tố đất hiếm có thể tìm thấy được nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam với trữ lượng ước tính 120 triệu tấn. Mỹ từng là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới cho đến khi Trung Quốc nhảy vào thị trường này.

    Nam châm vĩnh cửu là ngành sử dụng đất hiếm nhiều thứ hai sau chế tạo thủy tinh, theo báo South China Morning Post của Hong Kong. Chúng có thể được tìm thấy trong các ổ đĩa cứng, động cơ thu nhỏ, loa và tai nghe, loa điện thoại thông minh, tuôcbin điện hay máy phát điện.

    Một số nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong hệ thống tên lửa Patriot trứ danh của Mỹ để điều khiển các tín hiệu rađa và tên lửa. Những vật dụng hằng ngày mà chúng ta thấy như tivi màn hình phẳng, cũng có đất hiếm.

    Các mỏ khai thác và tinh chế đất hiếm tại 9 tỉnh/khu tự trị của Trung Quốc đã giúp nước này vươn lên vị trí số 1, chiếm hơn 90% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới.

    Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu 120.000 tấn đất hiếm, chiếm 71% sản lượng toàn cầu, theo thống kê của Cục Khảo sát địa chất Mỹ.

    Sự phụ thuộc của Mỹ vào đất hiếm Trung Quốc như hiện nay, do vậy được xem như một lá bài mà Bắc Kinh có thể rút ra trong cuộc chơi với Washington.

    DUY BẢO
    Kien_truc_A_Au thích bài này.
  10. congavidai

    congavidai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2019
    Đã được thích:
    959
    thấy msn nhiều người ko thích nắm đó
    Key Zyah thích bài này.
    congavidai đã loan bài này

Chia sẻ trang này