Vì sao MSR MSN được hưởng lợi lớn nhất HSX từ TRADE WAR

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Key Zyah, 14/05/2019.

6112 người đang online, trong đó có 862 thành viên. 21:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5498 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. Key Zyah

    Key Zyah Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    161
    CNN: Mặt trận mới của ông Tập thực chất chẳng đáng sợ như lời đồn - "Hổ giấy" TQ chỉ bắn ra được "đạn giấy"?
    Hồng Anh | 22/05/2019 05:55

    41

    [​IMG]
    Ảnh: MarketWatch.
    CNN bình luận, mặc dù đất hiếm có thể là điểm yếu của Mỹ, nhưng đó chưa chắc đã là lợi thế lớn như nhiều người Trung Quốc vẫn tưởng.
    "Im thin thít và lặn mất tăm": Cách các doanh nghiệp rời TQ sang Việt Nam tránh bão thương chiến

    Các hoạt động của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này đều mang tính biểu tượng, theo CNN.

    Hôm thứ 2 (20/5), ông Tập đã tới một đài tưởng niệm đặt vòng hoa tưởng nhớ cuộc "Vạn lý Trường chinh" - cuộc rút quân lịch sử của Hồng quân Cộng sản Trung Quốc kéo dài 365 ngày trên hành trình hơn 9.000 km trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng năm xưa.

    Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy trận đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ trong cuộc thương chiến mở rộng cũng sẽ kéo dài như vậy?

    Có thể suy luận này không đúng, tuy nhiên thông điệp "dằn mặt" Mỹ được ông Tập thể hiện qua một động thái đáng chú ý khác là điều không thể nhầm lẫn, và truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã đồng loạt đăng tải thông tin này.

    Vừa qua, ông Tập đã lần đầu tiên đi thị sát một công ty chuyên sản xuất đất hiếm tại tỉnh Giang Tây, Đông Nam Trung Quốc. Đây là loại nguyên liệu thiết yếu để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, tia laser, hệ thống tên lửa, chất siêu dẫn, v.v...

    Theo số liệu của Viện Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, đến 80% lượng đất hiếm được Mỹ nhập khẩu trong giai đoạn 2014-2017 là từ Trung Quốc. Và trong đòn giáng thuế quan gần nhất nhằm vào Trung Quốc, Mỹ đã "chừa lại" mặt hàng này.

    Trong chuyến thăm và thị sát nhà máy đất hiếm tại tỉnh Giang Tây, ông Tập đã đi cùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc - người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc.

    TIN LIÊN QUAN
    Và mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng bác bỏ những đồn đoán xung quanh sự xuất hiện của cặp đôi quyền lực này, thì các nhà phân tích và các cơ quan ngôn luận của nhà nước đều hiểu rõ ý nghĩa của động thái ấy.

    Thời báo Hoàn cầu - một trong những cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc - cho biết chuyến thăm của ông Tập đã "là sự động viên lớn lao đối với ngành công nghiệp quan trọng - được nhiều người biết đến là một trong những đòn bẩy của Trung Quốc trong cuộc thương chiến với Mỹ".

    Trong một bài báo được đăng tải tuần trước, tờ báo này thậm chí còn đi xa hơn nữa, khi nói rằng nhu cầu sử dụng đất hiếm của Washington chính là "quân át chủ bài trong tay Bắc Kinh".

    "Mỹ sẽ phải mất nhiều năm để tái xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm trong nước, và gia tăng nguồn cung nội địa để giảm phụ thuộc vào khoáng sản Trung Quốc", theo bài viết được đăng tải trên Thời báo Hoàn cầu.

    "Thời gian ấy đủ dài để Trung Quốc giành chiến thắng trong cuộc thương chiến với Mỹ, bởi trong lúc đó thế độc quyền của Trung Quốc về sản xuất đất hiếm sẽ giúp Bắc Kinh kiểm soát được thứ được coi là 'máu' đối với lĩnh vực sản xuất hàng công nghệ cao của Mỹ", bài báo viết.

    Tuy nhiên, mặc dù đất hiếm có thể là điểm yếu của Mỹ, nhưng đó chưa chắc đã là lợi thế lớn như nhiều người Trung Quốc vẫn tưởng.

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm nhà máy đất hiếm tại tỉnh Giang Tây. Ảnh: News.cn

    Vũ khí ảo tưởng?

    Trước đây chúng ta đã từng chứng kiến điều tương tự.

    Vào năm 2010, sau khi xảy ra xung đột với Nhật Bản vì các đảo tranh chấp, trong đó một thuyền trưởng tàu cá người Trung Quốc đã bị Tokyo bắt giữ, Bắc Kinh đã ngừng xuất khẩu đất hiếm sang nước bạn. Sau quyết định ấy, phía Nhật Bản đã nhanh chóng trả tự do cho thuyền trưởng bị bắt giữ - một động thái bị chỉ trích là "sự rút lui đáng xấu hổ".

    Khả năng sử dụng thế độc quyền về đất hiếm làm đòn bẩy nhằm gây sức ép khiến đối phương nhượng bộ của Trung Quốc đã khiến nhiều nước lo sợ, trong đó có Washington. Thậm chí Quốc hội Mỹ đã phải mở phiên điều trần để thảo luận về điều này.

    Trong gần một thập kỷ sau vụ xung đột giữa hai nước Trung-Nhật, các chuyên gia đã đặt ra nghi vấn về mức độ nguy hiểm của chiêu đòn đất hiếm. Trung Quốc đòi được công dân của mình, nhưng tranh chấp giữa hai nước về chủ quyền trên đảo Senkaku/Điếu Ngư Đài vẫn tiếp diễn.

    Ông Eugene Gholz, người từng tham vấn chính phủ Mỹ về vấn đề đất hiếm, đã viết trong một bản báo cáo cho Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ rằng sức mạnh đòn bẩy đất hiếm của Trung Quốc năm 2010 là lớn nhất từ trước tới nay, "nhưng ngay cả trong hoàn cảnh thuận lợi như vậy, Trung Quốc vẫn khó mà khai thác được sức mạnh thị trường và đòn bẩy chính trị".

    "Một bài học lớn là các nhà hoạch định chính sách không nên chịu khuất phục trước áp lực phải hành động quá nhanh chóng hoặc với quy mô quá lớn khi phải đối mặt với các mối đe dọa về nguyên liệu thô. Không phải mối đe dọa nào cũng đáng sợ như cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973", ông Gholz đề cập tới lệnh cấm vận dầu mỏ do các thành viên Ả Rập thuộc Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ban bố nhằm trả đũa Mỹ vì đã hỗ trợ quân đội Israel trong Cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973.

    "Cần đặc biệt thận trọng về việc phóng đại các mối đe dọa về nguyên liệu thô, bởi khi các nhà phân tích chính sách đối ngoại hoặc tình báo nhìn thấy mối nguy đối với thị trường và nền kinh tế, thì một số doanh nghiệp cũng có thể thấy được trong đó cơ hội để tranh thủ cạnh tranh và kiếm lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro", ông Gholz nói.

    [​IMG]
    Hình ảnh minh họa. Nguồn: Rdmag.

    Khi "sức mạnh" cũng có điểm yếu

    Mặc dù có tên là "đất hiếm", nhưng nguyên liệu này thực sự không "hiếm có khó tìm" đến vậy. Thực chất, tuy đây đây là loại khoáng chất rất khó - và thậm chí có thể hủy hoại môi trường - để khai thác, trích xuất và tinh chế, nhưng một số loại đất hiếm lại thuộc top khoáng sản dồi dào nhất thế giới.

    Không giống với các nguyên liệu thô khác như dầu mỏ, nhu cầu sử dụng thường xuyên và số lượng lớn đối với nhiều loại đất hiếm cũng không lớn bằng.

    Nhiều loại sản phẩm cần sử dụng đất hiếm cũng chỉ cần đến một lượng rất nhỏ - khiến loại nguyên liệu này còn được mệnh danh là "vitamin của ngành công nghệ hiện đại" - do đó, kể cả khi mặt hàng này bị đánh thuế thì cũng sẽ không có ảnh hưởng ngay lập tức.

    Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã dự trữ một lượng khá lớn những loại đất hiếm chủ chốt, ít nhất là các loại được sử dụng trong công nghiệp quốc phòng.

    Mặt khác, thế độc quyền của Trung Quốc đối với mặt hàng đất hiếm thực chất không giống như nhiều người vẫn nghĩ.

    Mặc dù nước này hiện đang có thị phần lớn về đất hiếm trong thương mại toàn cầu, nhưng họ có được điều đó phần nhiều là "nhờ" những điểm lỏng lẻo trong bộ luật môi trường - điều này đã tạo điều kiện để Trung Quốc khai thác, trích xuất và tinh chế với giá thành thấp hơn nhiều so với các nước khác.

    "Lợi thế" này đã dần bị thu hẹp lại trong những năm gần đây, khi Bắc Kinh quyết tâm xử lý mạnh tay các công ty sản xuất đất hiếm hoạt động trái phép.

    Trung Quốc sở hữu khoảng 1/3 trữ lượng đất hiếm còn lại trên thế giới, gần bằng trữ lượng của Brazil và Việt Nam cộng lại. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nước sử dụng đất hiếm hàng đầu thế giới do có ngành công nghiệp đang phát triển mạnh.

    Dự kiến đến năm 2025, Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu ròng đất hiếm - yếu tố có thể khiến Bắc Kinh lo sợ sẽ bị "gậy ông đập lưng ông", nếu như họ quyết định hành động khiến giá đất hiếm toàn cầu tăng cao, hoặc mở ra tiền lệ sử dụng đất hiếm làm công cụ chính trị.

    Bên cạnh Trung Quốc, thì các mỏ đất hiếm cũng được phát hiện tại nhiều nơi khác trên thế giới như Nhật Bản, Đông Nam Á, Australia, và một số khu vực ở miền Đông và miền Nam châu Phi.

    Ngoài ra, các công ty công nghệ cũng đã bắt đầu tìm ra giải pháp mới để sử dụng đất hiếm tiết kiệm và thông minh hơn. Trong một báo cáo về trách nhiệm đối với môi trường gần đây, tập đoàn Apple cho biết họ đã bắt đầu tái chế đất hiếm từ những chiếc iPhone cũ và các sản phẩm khác.

    Bắc Kinh từng một lần lầm tưởng về Washington trong cuộc thương chiến, khi họ kì vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ "chớp mắt" trước khi họ giáng đòn kinh tế vào những khu vực ủng hộ ông này. Tính toán sai lầm ấy đã khiến trận chiến thuế quan leo thang, và một ông lớn công nghệ của Trung Quốc là tập đoàn Huawei bị "dính đòn".

    Trung Quốc hiện nay không chỉ gặp khó ở Washington, mà ngay cả kinh tế trong nước cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy tiên lượng xấu trong cuộc thương chiến. Và ngay cả ván cược đất hiếm - những tưởng là quân át chủ bài của Trung Quốc - có thể cũng chỉ là "viên đạn giấy" của con "hổ giấy".

    theo Trí Thức Trẻ
  2. Key Zyah

    Key Zyah Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    161
    http://cafef.vn/thi-truong-ngay-23-...-tuc-lap-ky-luc-cao-moi-20190523083440484.chn

    Giá đất hiếm lên mức cao nhất 4 năm


    Giá đất hiếm giao ngay ở Trung Quốc tăng mạnh lên mức cao nhất 4 năm sau khi cấm nhập khẩu từ nước láng giềng Myanmar. Đất hiếm- kim loại quý hơn vàng, có chứa nguyên tố dysprosium được sử dụng trong sản xuất nam châm, laser và lò phản ứng hạt nhân.

    Giá đất hiếm đã tăng mạnh hai ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm một công ty đất hiếm ở Giang Tây, làm dấy lên suy đoán rằng Trung Quốc, nhà sản xuất đất hiếm số 1 thế giới, có thể hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ như một phần của cuộc chiến thương mại giữa hai nước.

    Hải quan ở phía tây nam tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, giáp biên giới Myanmar, đã cấm nhập khẩu quặng đất hiếm từ quốc gia Đông Nam Á này từ ngày 15/5, theo tờ Thời báo Chứng khoán nhà nước đưa tin ngày 13/5.

    Myanmar cung cấp 50% nguyên liệu đất hiếm nặng trung bình cho Trung Quốc trong năm 2018. Các nhà phân tích tin rằng lệnh cấm là một nỗ lực để ngăn chặn buôn lậu.

    Giá kim loại đất hiếm dưới dạng dysprosium, chủ yếu dùng trong chế tạo nam châm tăng 16,4% lên tới 2.300 CNY(333,25 USD)/kg, cao nhất kể từ tháng 5/2015. Giá kim loại Terbium đã tăng vọt lên 4.500 CNY/kg, cao nhất kể từ 11/2017 và giá oxit gadolinium tăng 19% trong tháng này, đạt 175.000 CNY/tấn, mức cao nhất kể từ 8/2017
  3. cakiem060512

    cakiem060512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    6.496
    Quả này MSR lồi mồm rồi.
    Kien_truc_A_AuKey Zyah thích bài này.
  4. Key Zyah

    Key Zyah Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    161
    Trung Quốc sắp sử dụng "con át chủ bài" đất hiếm trong thương chiến Mỹ-Trung?

    3 giờ trước
    Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng lượng đất hiếm của họ như là biện pháp đáp trả trong cuộc chiến thương mại với Washington, dựa trên hàng loạt nguồn tin truyền thông ở Trung Quốc – bao gồm dấu hiệu từ cơ quan hoạch định chính sách Nhà nước.


    Mỹ không nên đánh giá thấp khả năng chiến đấu của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, tờ People’s Daily – tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc – cho biết trong một bài bình luận trong ngày thứ Tư (29/05).

    Tờ báo này cho biết, không khó để trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ sử dụng đất hiếm như một vũ khí đáp trả trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hay không.




    Trung Quốc đang “nghiêm túc” cân nhắc giới hạn xuất khẩu đất hiếm tới Mỹ và có thể thực hiện những biện pháp đáp trả khác, Tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết trong một dòng tweet. Một quan chức tại Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) nói với CCTV rằng người dân Trung Quốc sẽ không vui khi thấy những sản phẩm được làm từ lượng đất hiếm xuất khẩu từ Trung Quốc được sử dụng để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc.

    https://image.*********.vn/2019/05/29/My-phu-thuoc-vao-cac-khoang-chat-nuoc-ngoai-29-05-2-1.PNG​

    Các bài báo đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn cầu và Shanghai Securities News đưa ra những quan điểm tương tự trong ngày thứ Tư (29/05).

    Trong báo cáo ngày 21/05/2019, Yi Zhu, Chuyên viên phân tích cấp cao tại Bloomberg Intelligence, cho biết Mỹ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào phần đất hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc – nguyên liệu được sử dụng trong các linh kiện quan trọng như thiết bị điện tử, xe lai (hybrid) và hệ thống dự trữ năng lượng. Nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc rẻ hơn là sản xuất tại Mỹ.

    Cổ phiếu của các nhà sản xuất đất hiếm đã leo dốc mạnh trong vài tuần gần đây nhờ quan điểm cho rằng đất hiếm có thể là “con át chủ bài” trong cuộc chiến thương mại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm trong tháng này, đi cùng với nhà đàm phán thương mại hàng đầu của ông với Mỹ. Điều này làm dấy lên suy đoán đất hiếm có thể là vũ khí để Trung Quốc đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại.

    Mỹ nhập khẩu 80% lượng đất hiếm từ Trung Quốc – nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu trên toàn cầu. Đất hiếm được sử dụng trong nhiều thiết bị từ điện thoại thông minh cho tới xe hơi điện cho tới thiết bị quân sự. Đất hiếm – vốn bao gồm các yếu tố như neodymium (được sử dụng trong nam châm) và ytrrium (trong thiết bị điện tử) – là khá nhiều trong lớp vỏ trái đất, nhưng lại hiếm hơn các loại quặng khác.

    Một vài nhà sản xuất chiếm ưu thế trên thị trường đất hiếm của Trung Quốc, như China Northern Rare Earth Group, Minmetals Rare Earth Co., Xiamen Tungsten Co. và Chinalco Rare Earth & Metals Co.

    Cổ phiếu China Northern rose tăng tới 6.1% trên sàn Thượng Hải, còn Lynas Corp. – nhà sản xuất các sản phẩm từ đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc – tăng tới 11% ở Sydney. Cả hai cổ phiếu này đều tăng hơn 30% trong tháng này. Cổ phiếu China Rare Earth Holdings niêm yết ở Hồng Kông tăng vọt 39%.



    https://image.*********.vn/2019/05/29/My-phu-thuoc-vao-cac-khoang-chat-nuoc-ngoai-29-05.PNG​

    Trung Quốc chi phối đất hiếm quá nhiều đến nỗi Mỹ phải cùng với các quốc gia khác phải khởi kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trước đó trong thập kỷ này để buộc Trung Quốc xuất khẩu thêm đất hiếm giữa lúc thị trường toàn cầu thiếu hụt trầm trọng. WTO ủng hộ Mỹ, trong khi giá bất hiếm lại lao dốc khi các nhà sản xuất chuyển sang các nguyên liệu thay thế.

    Trong tháng 12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh điều hành để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn khoáng chất quan trọng bên ngoài, như đất hiếm – vốn để giảm bớt tác động từ việc gián đoạn nguồn cung.

    Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

    FILI
  5. Cuti_nghienchung

    Cuti_nghienchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2016
    Đã được thích:
    3.980
  6. Key Zyah

    Key Zyah Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    161
    MSR nhẹ mông hơn MSN ;)
  7. Cuti_nghienchung

    Cuti_nghienchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2016
    Đã được thích:
    3.980
    Msn ủn dễ nhất trong nhóm vn30
    cakiem060512 thích bài này.
  8. cakiem060512

    cakiem060512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    6.496
    Sáng lưỡng lự 17.7 ko mua, đau quá.
  9. Kien_truc_A_Au

    Kien_truc_A_Au Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2017
    Đã được thích:
    181
    Lồi thật luôn
  10. merc2009

    merc2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    733
    Cung cấp thông tin phải chính xác nhé các pro, đây là bảng giá giao dịch Vonfram (Tungsten) hiện nay

    [​IMG]
    Key Zyah thích bài này.

Chia sẻ trang này