VIB múc 18.5 - 20 giá mục tiêu 25-45 và cuối cùng là 55 (dự kiến 2025)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hermes, 07/01/2023.

6334 người đang online, trong đó có 686 thành viên. 17:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 93107 lượt đọc và 362 bài trả lời
  1. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.891
    VIB múc 18.5 - 20 giá mục tiêu 25, 31, 35, 40, 45 và cuối cùng là 55 (dự kiến sẽ vào năm 2025)
    [​IMG]
    VIB giá đã bật tăng từ 16 nên sẽ không tích hợp cho lướt sóng T+ và dùng đòn bẩy để mua. Tuy nhiên với những NĐT tầm nhìn dài hạn tính bằng quý, bằng năm có thể cân nhắc mua VIB quanh 18.5 - 20 giá mục tiêu 25, 31, 35, 40, 45 và cuối cùng là 55 (dự kiến sẽ vào năm 2025). Nói chung canh giá tốt múc nắm thể chủ động giá vốn rẻ và chủ động chốt khi có lời, có niềm tin thì giữ tới target cao hơn.

    VIB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 35% vốn điều lệ
    https://www.vietnamplus.vn/vib-du-kien-chia-co-tuc-bang-tien-mat-len-toi-35-von-dieu-le/829060.vnp

    VIB có thể nới room ngoại lên 30%
    https://vnexpress.net/vib-co-the-noi-room-ngoai-len-30-4536702.html

    VIB: Lợi nhuận 9 tháng đạt 7.800 tỷ, tăng 46%, xếp hạng cao nhất bởi NHNN
    https://www.vib.com.vn/vn/goc-bao-chi/vib-loi-nhuan-9-thang-dat-7800-ty


    Maybank: Nửa đầu 2023, VN-Index kiểm định lại vùng "đáy", nửa cuối năm bật tăng mạnh lên 1.400 điểm
    https://cafef.vn/maybank-nua-dau-20...t-tang-manh-len-1400-diem-202301070907181.chn

    Khối ngoại mua ròng xuyên suốt tuần giao dịch đầu năm mới, tổng giá trị hơn 1.700 tỷ đồng
    https://cafef.vn/khoi-ngoai-mua-ron...ia-tri-hon-1700-ty-dong-20230107103638681.chn

    Tiền chạy vòng quanh, đến lượt cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán bùng nổ
    https://vneconomy.vn/tien-chay-vong-quanh-den-luot-co-phieu-ngan-hang-chung-khoan-bung-no.htm

    Cổ phiếu ngân hàng thoát cơn bĩ cực có 'bùng nổ'?
    https://vietnamnet.vn/2023-tin-dung-du-bao-tang-12-co-phieu-ngan-hang-trong-nguy-co-co-2097991.html

    Định giá thấp chưa từng có, cổ phiếu ngân hàng hút vốn mạnh năm 2023?

    https://vietnamnet.vn/dinh-gia-thap...-ngan-hang-hut-von-manh-nam-2023-2095692.html

    Một cơ hội đầu tư dài hạn hết sức hấp dẫn với cổ phiếu ngân hàng
    https://kinhtechungkhoan.vn/mot-co-...uc-hap-dan-voi-co-phieu-ngan-hang-165271.html


    Năm 2023, cổ phiếu ngân hàng nào sẽ hưởng lợi về room tín dụng?
    https://diendandoanhnghiep.vn/nam-2...nao-se-huong-loi-ve-room-tin-dung-237523.html


    Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng tuần giao dịch đầu năm mới, một mã tăng tới 30%
    https://cafef.vn/co-phieu-ngan-hang...-moi-mot-ma-tang-toi-30-20230107101102003.chn
    Last edited: 07/01/2023
    BGR, dongtay79chuki thích bài này.
  2. khuchatsongque

    khuchatsongque Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2022
    Đã được thích:
    1.632
    ẹc sao pr VIB lại post chart index thế bác :D
    BGRHermes thích bài này.
  3. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    VIB: Ngày ĐKCC để thực hiện quyền tham dự họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023
    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 như sau:

    Các tập tin đính kèm
    20230103_20230103 - VIB - CBTT ngay DKCC tham du hop DHCD thuong nien 2023.pdf
    BGRHermes thích bài này.
    Hermes đã loan bài này
  4. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.891
    hehe, thanks bác, đã update lại :drm
    cafeb7, Vnindex860BGR thích bài này.
  5. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    28-12-2022 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng


    ĐỌC BÀI - 3:35
    [​IMG]
    Tiêu chí chọn lọc TOP50 dựa trên cơ sở đo lường kết quả kinh doanh các công ty liên tiếp 3 năm, dựa vào 3 chỉ số: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời cho Nhà đầu tư. Kết quả đo lường đưa ra đánh giá khách quan về năng lực quản trị của doanh nghiệp, giúp tìm kiếm và xếp hạng các công ty kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là bảng xếp hạng được thực hiện thường niên, do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp cùng Công ty Chứng khoán Thiên Việt dưới sự tham vấn của các chuyên gia kinh tế, kinh doanh hàng đầu từ Trường Kinh doanh Harvard.

    Tăng trưởng doanh thu hàng năm (giai đoạn 2019-2021)

    [​IMG]
    Nguồn: Top 50 Nhịp cầu đầu tư

    Trong những năm qua, nhiều ngân hàng trong Top 8 ngân hàng đều đã có những bước chuyển đổi chiến lược sắc nét và không ngừng sáng tạo, đổi mới trong sản phẩm dịch vụ, qua đó đưa tăng trưởng doanh thu trung bình trong 3 năm đạt trên 17%, với 3 ngân hàng vượt trội gồm VIB, TPBank và MB với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt 28%, 26% và 19%.

    Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE, giai đoạn 2019 – 2021)

    [​IMG]
    Nguồn: Top 50 Nhịp cầu đầu tư


    ROE trung bình của Top 8 đạt 22% cao hơn mức trung bình ngành là 17%. Trong đó, VIB dẫn đầu toàn ngành với ROE trung bình giai đoạn 2019 – 2021 là 29%. Có thể thấy, các nhà băng không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào con người, công nghệ và nền tảng vận hành, như Vietcombank và VIB rất tích cực trong việc đẩy mạnh các nền tảng số hóa, xây dựng mô hình vận hành hiệu quả và ngày càng quy chuẩn bộ sản phẩm dịch vụ sáng tạo phục vụ khách hàng.

    Năm 2022 cũng là năm VIB tiếp tục được vinh danh trong Top 7 ngân hàng niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes bình chọn, cùng với Vietcombank, ACB, MBB, Vietinbank, BIDV và TPBank. Danh sách xếp hạng mà Forbes đưa ra bao gồm những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán có kết quả kinh doanh vượt trội trong ngành, có vị thế chủ đạo trên thị trường và đem lại lợi nhuận tối ưu cho nhà đầu tư. Ngoài việc tiên phong về chất lượng, tập trung phát triển vào các sản phẩm cốt lõi mang lại nguồn lợi nhuận bền vững, các nhà băng này luôn duy trì đà tăng trưởng bền vững trong nhiều năm qua.

    Các ngân hàng niêm yết hiệu quả nhất Việt Nam theo đánh giá của Forbes Việt Nam & Nhịp cầu đầu tư, năm 2022

    [​IMG]
    Bên cạnh được các tổ chức uy tín trong và ngoài nước xếp hạng, định kỳ hằng năm, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) cũng công bố xếp hạng các ngân hàng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá khắt khe, các nhà băng như VIB, Vietcombank hay ACB đều đạt xếp hạng cao nhất. Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm các tiêu chí về cả định tính và định lượng, theo mô hình CAMELS, trong đó C (Capital: Vốn chủ sở hữu), A (Assets: Chất lượng tài sản), M (Management: Quản trị điều hành), E (Earnings: Kết quả kinh doanh), L (Liquidity: Khả năng thanh khoản), S (Sensitivity: Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường).

    Các thước đo và đánh giá của các tổ chức độc lập và các cơ quan quản lý sẽ là những yếu tố tích cực để giúp các nhà băng hiệu quả, chất lượng và minh bạch tiếp tục phát triển kinh doanh năng động và bền vững, tạo nên các định chế tài chính lớn, chất lượng, uy tín mà khách hàng, cơ quan quản lý và nhà đầu tư có thể đặt niềm tin lâu dài.

    Ánh Dương
    Tra Ly, BGRHermes thích bài này.
    Hermes đã loan bài này
  6. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.891
    bank nhiều tin tốt, sóng nhớn 2023 :)
    BGR thích bài này.
  7. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    Năm 2022 đã qua chứng kiến sự khó khăn sau thời gian dài giãn cách, vấn đề cốt lõi là dòng tiền đã bị thu lại không còn thoải mái như trong mùa dịch. Do các ngành khó khăn dẫn đến ngành ngân hàng cũng có những khó khăn nhất định. Những nguyên nhân sau tác động đến lợi nhuận ngành ngân hàng:

    Thứ nhất, thu nhập ngoài lãi sẽ chậm lại theo khó khăn chung của thị trường bất động sản và chứng khoán. Trong đó, thu nhập từ mảng môi giới và dịch vụ ngân hàng đầu tư chịu tác động tiêu cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Còn thanh khoản thị trường bất động sản bị tắc nghẽn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thanh lý tài sản thế chấp là bất động sản để thu hồi nợ ngoại bảng.

    Thứ hai, mặc dù quỹ dự phòng của các ngân hàng đang khá dày và chất lượng tài sản tương đối ổn nhưng bắt đầu suy giảm. Nợ xấu sẽ tăng hơn khi các động thái kiểm soát tín dụng khiến các doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận nguồn vốn.

    Ngoài ra, cuộc khủng hoảng niềm tin đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp khiến kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp bất động sản bị tắc nghẽn. Các doanh nghiệp này sẽ đối mặt với áp lực thanh toán khi trái phiếu đáo hạn và áp lực mua lại trái phiếu trước hạn để hạn chế rủi ro pháp lý.

    Thứ ba, tính đến cuối tháng 12/2022, tăng trưởng huy động mới chỉ đạt 6%, tăng trưởng tín dụng 14,5%. Vốn huy động suy yếu khiến trạng thái thanh khoản trở nên căng thẳng và mặt bằng lãi suất tăng lên. So với thời điểm đầu năm, lãi suất huy động đã tăng 2 điểm phần trăm ở các ngân hàng quốc doanh lớn và tăng 3-4 điểm phần trăm ở các ngân hàng tư nhân nhỏ. Như vậy, chi phí vốn chắc chắn tăng theo.

    Thứ tư, chi phí hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là chi phí cho nhân viên sẽ tiếp tục tăng lên do xu hướng chuyển đổi số khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ và thu hút nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu. Đặc biệt, việc giảm lãi suất cho vay trong 2 tháng cuối năm 2022 để hỗ trợ nền kinh tế của Vietcombank và HDBank cũng sẽ tác động tiêu cực nên NIM của các ngân hàng này trong quý 4.

    Mặc dù lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng chậm lại trong quý 4/2022 và kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2023, tuy nhiên với định giá đang ở mức thấp, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ là những cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn.

    Các cổ phiếu theo dõi: CTG, VPB, STB, VCB, BID, LPB, VIB, TCB, MBB …. Tăng trưởng lợi nhuận nhóm ngành ngân hàng ổn định và định giá đã giảm mạnh so với thời điểm đỉnh cao. Nhóm ngành khác sẽ tác động giảm lợi nhuận lớn và kế hoạch cổ tức chia trong thời kỳ này sẽ vượt trội so nhóm ngành còn lại thị trường.
    BGR thích bài này.
  8. Bundieucua

    Bundieucua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2019
    Đã được thích:
    4.359
    Vib đã xin xong ý kiến cổ đông nới room ngoại, không biết bao giờ mở chính thức để chạy đua cùng STB
    BGRHermes thích bài này.
  9. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    VIB và ACB vượt trội top ngân hàng Châu Á & Úc về hiệu quả và tăng trưởng
    15-12-2022 - 07:53 AM | Tài chính - ngân hàng



    [​IMG]
    VIB và ACB là hai ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, với tỷ trọng bán lẻ cao nhất ngành và tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp gần như bằng 0. Bức tranh mà chúng tôi cung cấp dưới đây thể hiện sự vượt trội của 2 ngân hàng này so với các ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong khu vực xét về mặt hiệu quả và tăng trưởng trong 5 năm qua.
    Hiện nay, hầu hết các ngân hàng hàng đầu ở các nước phát triển đều có chiến lược thiên về bán lẻ, các ngân hàng này tập trung phục vụ hàng chục, hàng trăm triệu khách hàng cá nhân, phát triển các sản phẩm chiến lược như cho vay mua nhà, mua ô tô, tiêu dùng, thẻ tín dụng, tiền gửi và ngân hàng giao dịch. Việt Nam hiện có gần 100 triệu dân, là nền kinh tế tăng trưởng năng động nhất trên thế giới, là thị trường tiềm năng cho những ngân hàng có xu hướng bán lẻ phát triển, nhưng cũng đòi hỏi mô hình vận hành vững mạnh, tư duy công nghiệp, khẩu vị rủi ro chặt chẽ, đầu tư mạnh vào công nghệ và đặc biệt là năng lực phát triển nhân tài.

    VIB và ACB là hai ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, với tỷ trọng bán lẻ cao nhất ngành và tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp gần như bằng 0. VIB và ACB đại diện cho một xu thế ngân hàng bán lẻ hiện nay tại thị trường Việt Nam và đang có nhiều chỉ số hiệu quả vượt trội so với các ngân hàng hàng đầu Châu Á và Úc.

    Để so sánh 2 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam với khu vực, chúng tôi lựa chọn 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu và có vốn hóa lớn nhất của 5 quốc gia sau đây để so sánh với VIB và ACB:

    [​IMG]
    1. Chỉ số hiệu quả lợi nhuận ROE và ROA (năm 2021)

    [​IMG]
    Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2021

    Các ngân hàng lớn trong khu vực có hệ số sinh lời ROE quanh mức 8%-13% và ROA quanh mức 0.7%-1,1%. Riêng hai ngân hàng VIB, ACB của Việt Nam có hiệu quả vượt trội hơn hẳn với ROE quanh mức 24%-30% và ROA 2.0%-2.3%, cao gấp 2-3 lần so với các ngân hàng khu vực.

    2. Hiệu quả chi phí trên doanh thu (năm 2021)

    [​IMG]
    Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2021

    Nếu ngân hàng số 1 Australia cần 47 đồng để tạo ra 100 đồng doanh thu thì ACB và VIB chỉ cần 35-36 đồng, thể hiện hiệu quả quản lý chi phí rất tốt của các nhà băng Việt. Điều thú vị là cả 2 nhà băng Việt đều đang đầu tư rất mạnh mẽ và con người, số hóa, công nghệ và nền tảng vận hành nhưng hệ số CIR ngày càng giảm, điều đó thể hiện một triết lý phát triển rất đúng đắn: Quản lý chi phí thông minh không phải là cắt giảm chi phí mà hãy chi tiêu thông minh để tốc độ tăng trưởng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chi phí.

    3. Tăng trưởng doanh thu hàng năm

    [​IMG]
    Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2016-2021

    Như đã đề cập trước đó, tốc độ tăng trưởng kép doanh thu 5 năm của VIB và ACB vượt trội hơn hẳn các ngân hàng top đầu trong khu vực. Điều này cũng thể hiện sự phát triển năng động của Việt Nam so với các ngân hàng so sánh trong 5 năm qua. Với tốc độ phát triển GDP dự kiến từ 6%-8%, dự kiến các ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này trong nhiều năm tới.

    4. Tỷ trọng phí dịch vụ và tăng trưởng phí dịch vụ hàng năm

    [​IMG]
    Nguồn: báo cáo thường niên và báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2016-2021




























    Về tốc độ tăng trưởng thu doanh thu phí dịch vụ trung bình hàng năm trong 5 năm qua, cả 2 nhà băng Việt tiếp tục thể hiện sự vượt trội, từ 25%- 61%/năm, trong khi các ngân hàng châu Á và Úc chỉ đạt mức từ 7%-15%/năm.

    Tuy nhiên, tỷ lệ doanh thu phí trên tổng doanh thu của các nhà băng Việt còn khiêm tốn, đây cũng là điều dễ hiểu vì tỷ lệ thâm nhập (penetration) của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam còn chưa cao, ví dụ thẻ tín dụng chỉ 5% dân số Việt Nam sử dụng trong khi Singapore là 49%, hay phí bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chỉ chiếm 1.6% GDP trong khi Singapore là 7.6%. Như vậy, hai nhà băng Việt có cơ hội lớn để tiếp tục mở rộng cung cấp dịch vụ cho khách hàng và tiếp tục gia tăng mạnh mẽ doanh thu trong nhiều năm tới.

    5. Biên lãi ròng NIM (năm 2021)

    [​IMG]
    Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2021

    Biên lãi ròng (NIM) của VIB và ACB ở nhóm cao so với các ngân hàng trong khu vực, một phần nhờ vào chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ với các nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh thiết yếu, cho vay các món nhỏ, chú trọng tập trung vào dịch vụ. Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt này liên tục cải thiện xếp hạng an toàn và uy tín thương hiệu, qua đó tiếp cận đến các nguồn huy động từ các tổ chức, định chế quốc tế nhừ IFC, ADB, … với kỳ hạn dài và lãi suất thấp, đồng thời đa dạng hóa nguồn vốn huy động và hiệu quả quản trị thanh khoản.

    6. Chi phí dự phòng trên 100 đồng dư nợ (giai đoạn 2020-2021)

    [​IMG]
    Nguồn: báo cáo thường niên và báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2020-2021

    Chỉ số này nói lên cứ cho vay 100 đồng thì con số dự phòng tín dụng là bao nhiêu (sử dụng dữ liệu trung bình của năm 2020 và 2021 để phản ánh cả hiệu quả trước và sau giai đoạn Covid), của VIB và ACB hiện là 0,6-0,7 đồng, thấp hơn nhiều so với ngân hàng số 1 của Thái Lan. Đối với VIB và ACB, đây là xu hướng trong nhiều năm vì tập trung đến dư nợ vào bán lẻ, hầu hết dư nợ bán lẻ đều có tài sản đảm bảo (TSĐB), với hệ số cho vay trên TSĐB thường chỉ ở mức dưới 70%.

    7. Tăng trưởng tín dụng hàng năm (2016-2021)

    [​IMG]
    Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2016-2021

    Tăng trưởng cho vay của hai ngân hàng VIB, ACB được thúc đẩy bởi nhu cầu mua nhà để ở, mua xe và tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ trong các năm qua, tận dụng lợi thế của một thị trường đông dân, thu nhập bình quân liên tục tăng và xu hướng đô thị hóa rộng khắp. Bên cạnh đó, hai ngân hàng này đã tận dụng toàn bộ hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước để cho vay khách hàng thay vì phân bổ một phần để mua trái phiếu doanh nghiệp, do đó dư nợ cho vay đã duy trì tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm qua.

    Chỉ qua một góc nhìn nhanh, chúng ta có thể thấy VIB và ACB vượt trội 5 ngân hàng hàng đầu của Châu Á và Úc ở rất nhiều chỉ số hiệu quả và tăng trưởng (ROE, ROA, hệ số chi phí trên doanh thu CIR, hệ số biên lãi ròng NIM, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng phí dịch vụ và tăng trưởng cho vay trong 5 năm) và thấp hơn 2 chỉ số (tỷ lệ thu phí và tỷ lệ chi phí tín dụng trên dư nợ). Cả 2 chỉ số mà hai ngân hàng Việt Nam đang thấp hơn các ngân hàng so sánh đều là cơ hội để các nhà băng này tiếp tục cải thiện hiệu quả tốt hơn nữa.

    Để có được hiệu quả và tăng trưởng vượt trội đó, 2 nhà băng VIB và ACB đã đầu tư bài bản vào hệ thống vận hành, thương hiệu, công nghệ, quản trị rủi ro và thu hút nhân tài. Các nhà băng này được NHNN xếp hạng cao nhất theo thang điểm khắt khe của NHNN, đồng thời đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kỳ vọng cả 2 nhà băng Việt sẽ cùng với các nhà băng an toàn và chất lượng khác sẽ tiếp tục phát triển kinh doanh hiệu quả, năng động và bền vững, tạo nên các định chế tài chính lớn, chất lượng, uy tín mà khách hàng, cơ quan quản lý và nhà đầu tư có thể đặt niềm tin lâu dài.


    Kim Ngân
    Tra Ly, BGRHermes thích bài này.
    Hermes đã loan bài này
  10. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.891
    1 trend trung hoặc dài hạn của 1 CP kéo dài tính bằng quý, bẳng năm kiên nhẫn chờ thôi bác. :drm
    BGRBundieucua thích bài này.

Chia sẻ trang này