Việt Nam được lên hạng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 5dollar, 07/04/2007.

4076 người đang online, trong đó có 423 thành viên. 07:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 299 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. 5dollar

    5dollar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam được lên hạng

    Xếp hạng rủi ro tín dụng của OECD: Việt Nam lên hạng Hàng năm, tổ chức OECD (trụ sở chính tại Pháp) có 5 đợt bỏ phiếu để xếp hạng lại mức rủi ro tín dụng. Kết quả của đợt bỏ phiếu ngày 2/4 vừa qua, chỉ có 4 nước được nâng hạng, trong đó có Việt Nam.


    Ngày 2-4-2007, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (tổ chức của các nước phát triển) đã bỏ phiếu xếp hạng lại phân hạng rủi ro tín dụng của các nước. Trong lần bỏ phiếu này, Việt Nam đã được nâng hạng từ nhóm 5 lên nhóm 4.
    Việt Nam trong bảng xếp hạng rủi ro tín dụng của OECD

    - 1999 đến 4-2002: hạng 6
    - Tháng 4-2002: lên hạng 5
    - Tháng 4-2007: lên hạng 4

    Hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng của OECD nhằm đưa ra cơ sở để quyết định định mức và lãi suất để cung cấp tín dụng hay bảo lãnh tín dụng cho những hợp đồng mua hàng của các nước OECD.

    Trong hệ thống phân hạng này, ngoại trừ những nước không được xếp hạng, thì nhóm 7 là rủi ro cao nhất, nhóm 1 có rủi ro thấp nhất. Những nước phát triển có thu nhập cao được xếp vào nhóm 0.

    Hàng năm, tổ chức OECD (trụ sở chính tại Pháp) có 5 đợt bỏ phiếu để xếp hạng lại mức rủi ro tín dụng. Kết quả của đợt bỏ phiếu ngày 2/4 vừa qua, chỉ có 4 nước được nâng hạng, trong đó có Việt Nam.

    Những thay đổi trong bảng rủi ro tín dụng của OECD từ đầu năm 2007 đến nay:

    Nâng hạng từ 2 lên 1: Hồng Kông
    Từ 4 lên 3: Bulgaria, Rumania, Nga

    Từ 5 lên 4: Việt Nam
    Từ 6 lên 5: Ukraine, Macedonia

    Từ 7 lên 6: Georgia, Mozambique, Zambia
    Tụt hạng từ 2 xuống 3: Latvia, Hungary

    Đầu tháng 3-2007, Bộ Tài chính đã thành lập một đoàn liên bộ đi vận động và thuyết trình về tình hình kinh tế Việt Nam với các tổ chức đánh giá tín dụng của OECD, để đề nghị nâng hạng cho Việt Nam.

    Trong tháng 3-2007, tổ chức tư nhân chuyên đánh giá rủi ro tín dụng Moody?Ts đã nâng hạng rủi ro trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ của Việt Nam từ ?oBa ổn định? lên ?oBa tích cực?. Phó chủ tịch của Moody?Ts, ông Tom Byrne cho biết sự điều chỉnh này là do "thành công liên tục của chính sách phát triển hướng ra bên ngoài của VN và sự ổn định chung của tình hình tài chính chính phủ".

    Cuối năm 2006, một tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu khác là Standard & Poor?Ts cũng đã nâng hạng tín dụng của Việt Nam (từ BB- lên BB đối với tín dụng ngoại tệ, từ BB lên BB+ đối với tín dụng nội tệ). Đây là những mức xếp hạng cao hơn một bậc so với Philippines và Indonesia.

    Theo ông Vũ Quang Minh, Vụ phó Vụ Kinh tế Bộ Ngoại giao, việc được nâng hạng trong bảng phân nhóm rủi ro tín dụng của OECD sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Uớc tính với khối lượng xuất khẩu như năm 2006 thì Việt Nam sẽ tiết kiệm được 60 triệu USD. Đồng thời, lãi suất cho các khoản vay khác, kể cả vay tín dụng, cũng sẽ được giảm xuống.

    Một số điểm trong Công hàm gửi các tổ chức tín dụng xuất khẩu trong OECD

    Trong giai đoạn 2002-2006, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội to lớn. Đây là kết quả của nỗ lực của chính phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, trong đó có các cải cách kinh tế toàn diện ở mọi lĩnh vực, đồng thời nhờ sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của cộng đồng quốc tế.

    Trong giai đoạn 2007-2010 tiếp theo, Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, với các mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, nhu cầu về vốn phát triển rất lớn. Tuy nhiên việc tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là vốn vay tín dụng xuất nhập khẩu còn hạn chế, một phần do hiện nay Việt Nam chỉ được OECD xếp hạng rủi ro tín dụng trong nhóm 5.

    Mức rủi ro này được OECD đưa ra từ năm năm trước, vào tháng 4-2002, đã lạc hậu nhiều so với sự phát triển mạnh của Việt Nam thời gian qua.

    Từ 2002 đến nay, các tổ chức tài chính kinh tế quốc tế như IMF, WB, ADB đã có những đánh giá rất tích cực đối với tình hình phát triển kinh tế của Việt nam. Trong thời gian 2005-2007, nhiều công ty đánh giá hệ số tín nhiệm, trong đó có Standard & Poor?Ts và Moody?Ts, đã nhiều lần nâng cấp tín nhiệm cho Việt Nam. Lần gần đây nhất là ngày 15-3-2007, Moody?Ts vừa nâng mức tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Việt Nam từ ổn định lên tích cực trong bậc xếp hạng Ba3.

    Nếu so sánh với hầu hết các nền kinh tế được OECD xếp cùng hạng, thì phần lớn các chỉ số của Việt Nam đều tốt hơn hoặc không hề thua kém.

    Việc nâng hạng cho Việt Nam là hoàn toàn xứng đáng và mang lại lợi ích cho cả Việt Nam lẫn các đối tác của Việt Nam thuộc OECD. Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn các nguồn vay, kể cả thương mại, cho sự nghiệp phát triển của mình, đồng thời có điều kiện tăng cường nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đối tác thành viên OECD.

    (Theo Vụ Kinh tế, Bộ Ngoại giao)

Chia sẻ trang này