Việt Nam ??" Kết nối với thế giới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Pluto, 20/09/2006.

229 người đang online, trong đó có 91 thành viên. 05:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 724 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Pluto

    Pluto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam ?" Kết nối với thế giới

    Sau nhiều năm đàm phán, Việt Nam hiện tại đã sẵn sàng để gia nhập WTO không chậm hơn tháng 12 năm nay. Bước đi này sẽ biến ngành viễn thông và CNTT thành một cỗ máy phát triển, kết nối chúng và cả quốc gia chặt chẽ hơn với phần còn lại của thế giới.
    Khu vực viễn thông hiện tại đang được bảo hộ. Nhưng một khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thể nắm giữ tới 49% cổ phiếu của một công ty cổ phần và sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn về cách các công ty này được quản lý. Dòng tư bản truyền từ bên ngoài sẽ nạp thêm năng lượng cho khu vực này. Đến năm 2010, mật độ viễn thông được đặt mục tiêu là tăng gấp đôi. Trong 4 tháng đầu năm nay, số thuê bao di động đã tăng từ 8,7 triệu lên 11 triệu. Với mức độ thâm nhập hiện tại chỉ 14%, thị trường còn rất rộng lớn. So với Trung Quốc, mức độ thâm nhập đã là 73%.
    Việt Nam hiện có 6 nhà vận hành mạng di động ?" VinaPhone, MobileFone, Viettel Mobile, S-Fone, EVN Telecom và Hanoi Telecom. Nhưng với sự trợ giúp của tư bản nước ngoài, các nhà vận hành sẽ không chỉ nhìn vào thị trường nội địa mà cả quốc tế để tìm tới các cơ hội tăng trưởng. Cho đến giờ, điều này đang bắt đầu xảy ra. Vào tháng 5, Viettel đã nhận được giấy phép để vận hành tại Campuchia. Công ty này cũng đang nhắm tới thị trường Lào.
    Khu vực CNTT cũng đang được đầu tư cân bằng cho tăng trưởng. Quyết định của Intel xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm tra chip trị giá 300 triệu USD gần thành phố Hồ Chí Minh là dự án đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ vào Việt Nam cho tới nay. ?oChúng tôi coi điều này là một bước đi nhỏ trong hành trình dài quan hệ với Việt Nam?, chủ tịch của Intel Craig Barret nói.
    ?oĐối với cộng đồng CNTT Việt Nam, đây là một ngày lớn ?" có lẽ là ngày lớn nhất vì đầu tư của Intel là tín hiệu hứa hẹn nhất cho sự phát triển của ngành công nghiệp này?, Trương Gia Bình, CEO và chủ tịch của FPT, nhà sản xuất máy tính và phần mềm dẫn đầu của Việt Nam.
    Intel nhận thức đầy đủ vai trò của họ làm xúc tác cho sự phát triển cho khu vực này. ?okhi tập đoàn lớn như Intel lựa chọn di chuyển tới đâu, các tập đoàn khác sẽ theo họ?, Barret nói.
    Công nghiệp phần mềm vẫn còn rất nhỏ. Nhưng với băng thông và khả năng kết nối được tăng cường hứa hẹn bởi việc mở cửa khu vực viễn thông cũng như sự tập trung đầu tư của Intel, tương lai của nó rất sáng sủa. Việt Nam sau đó có thể cạnh tranh tốt hơn để trở thành một trung tâm outsourcing , đặc biệt khi chi phí của việc sử dụng Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực, đã tăng lên đáng kể.
    Có khoảng 2000 lập trình viên nội địa. Ngành công nghiệp này đã đạt được doanh thu xấp xỉ 100 triệu USD năm ngoái, kkoảng 1 nửa của mục tiêu 200 triệu USD đặ ra bởi chính phủ Việt Nam. FPT Software, công ty nội địa lớn nhất có doanh thu chỉ là 1,9 triệu USD.

    Hỗ trợ 3D
    Có lẽ sự phát triển ngạc nhiên nhất của ngành công nghiệp CNTT non trẻ của Việt Nam là sự phát triển của các công ty outsourcing hoạt họa. Các công ty này cung cấp cho công nghiệp trò chơi quốc tế khổng lồ dịch vụ hoạt họa 3D với chi phí cạnh tranh. Một trong các công ty nổi bật là Glass Egg có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Trong quá khứ, chỉ một vài người ở một nơi nào đó có thể sản xuất ra các trò chơi lớn. Nhưng, xét đến kích thước, sự phức tạp và nhu cầu thị trường của công nghiệp này hiện nay, tất nhiên điều đó không còn là có thể. Những hình ảnh lớn ở mức giá phát triển hợp lý mang lại cho các công ty trò chơi một lợi thế. Và Việt Nam đang ngày càng trở thành nơi họ có được lợi thế đó. Cũng như mọi thứ khác của ngành CNTT, đối thủ cạnh tranh chính là Ấn Độ. Nhưng với khả năng kết nối và băng thông tốt hơn, chưa nói tới giá thấp hơn, được hứa hẹn bởi việc Việt Nam gia nhập WTO, khu vực này được hy vọng sẽ mở rộng nhanh chóng.
    Ở nhiều nước châu Á, khu vực viễn thông và CNTT được coi là sống còn có tính chất chiến lược. Hãy nghĩ tới Ấn Độ mà không có các công ty CNTT có trụ sở tại Bangalore và triển vọng của nó như là một đất nước thu nhỏ. Điều tương tự với Đài Loan với các thương hiệu nổi tiếng của nó như Acer và BenQ và Thung lũng Hsinchu. Có một Malaysia vói các nhà máy CNTT trụ sở tại Penang và hành lang đa phương tiện của nó trải từ Kuala Lumpur. Trung Quốc với các thương hiệu CNTT mạnh trên thị trường quốc tế như Lenovo và Huawei. Và, tất nhiên, các quốc gia đi đầu về CNTT như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Hiện nay là lúc đến lượt Việt Nam.Tốc độ tăng trưởng 8,4% năm 2005 chỉ là một ám chỉ về tốc độ nhanh mà đất nước này có thể phát triển một khi các tài năng về trí tuệ, công nghệ, kỹ thuật và sáng tạo của người dân được giải phóng ở các khu vực này. Hãy chờ xem
    - Jonathan Holburt ?" Telecomasia tháng 8/2006
    Người dịch: Nguyễn Trung Thu

Chia sẻ trang này