VIỆT NAM ??oDọn nhà??? đón 20 tỉ USD

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gaubeo17536, 19/04/2007.

1222 người đang online, trong đó có 488 thành viên. 13:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1261 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    VIỆT NAM ?oDọn nhà? đón 20 tỉ USD

    ?oDọn nhà? đón 20 tỉ USD

    TT - Theo các chuyên gia, năm 2007 VN có thể thu hút được 20 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (cả năm 2006 là 10,2 tỉ USD). Nhưng con số này chỉ thành hiện thực khi các trở ngại với nhà đầu tư nước ngoài được tháo gỡ.

    Nhà đầu tư nước ngoài... 82 tuổi

    Đầu tháng 3-2007, ông Tokushi Nakagawa - 82 tuổi, tổng giám đốc Công ty Shinagawa Corporation chuyên sản xuất về gas ở Inagi (Nhật Bản) - đã tìm đến VN thông qua một chương trình khảo sát đầu tư năm ngày tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Sau thời gian khảo sát ngắn ngủi trên, vị doanh nhân ?otiền bối? này đã quyết định: chuyển hướng đầu tư vào VN.

    Không giấu giếm ý định, ông Tokushi Nakagawa bộc bạch: ?oVì tuổi cao nên đã có không ít lời khuyên từ bè bạn và người thân trong gia đình khi biết tôi đưa ra quyết định trên. Tuy nhiên, chuyến đi khảo sát vừa qua tại VN đã cho thấy những cơ hội quá lớn từ thị trường này đã khiến tôi không thể chậm trễ hơn nữa?. Theo kế hoạch, Shinagawa sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gas khoảng 5 triệu USD tại Đồng Nai, và sau đó sẽ mở rộng đầu tư lên gấp đôi số vốn trên. Trường hợp như ông Tokushi Nakagawa chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản tìm đến đầu tư vào VN những tháng gần đây.

    Với những địa phương trước đây ít gây sự chú ý của nhà đầu tư như: Hà Tây, Kiên Giang, Ninh Thuận... thì hiện nay đều trở thành những địa chỉ quen thuộc của không ít nhà đầu tư nước ngoài. Ông Nguyễn Văn Quý - tổng giám đốc Công ty Trung Quý, đơn vị chủ đầu tư Khu công nghiệp Phước Nam (Ninh Thuận) - đã không giấu vẻ vui mừng cho hay: ?oChỉ trong tuần đầu tiên của tháng 4-2007, chúng tôi đã tiếp đến ba đoàn doanh nghiệp đến từ Mỹ, Singapore và Nhật Bản. Trong đó, một doanh nghiệp chuyên sản xuất vỏ xe và phụ tùng ôtô của Mỹ đặt bút ký thỏa thuận đầu tư dự án sản xuất vỏ xe với số vốn giai đoạn đầu là 70 triệu USD, sau đó dự kiến sẽ tăng lên 700 triệu USD những năm tiếp theo?.

    Tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở KH-ĐT TP.HCM mới đây, ông Isao Takahashi - chánh văn phòng Trung tâm Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tokyo - đã cho biết: trung tâm này hiện có trên 50.000 doanh nghiệp hội viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và trong các đợt khảo sát, thăm dò mới đây, rất nhiều DN trong số này đang có ý định chuyển hướng sang VN đầu tư.

    Nguy cơ tiền ?ochảy? đi nơi khác

    Vốn đổ vào đâu?

    Khảo sát mới đây của Bộ KH-ĐT cho thấy hai lĩnh vực tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài là công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, đặc biệt là công nghiệp năng lượng, hiện số vốn đầu tư trong lĩnh vực này đã xấp xỉ lên đến con số trên 10 tỉ USD. Lĩnh vực bất động sản cũng đang được các nhà đầu tư nước ngoài ?ohâm nóng? với những dự án có số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD.

    Với lĩnh vực công nghệ cao, sau khi hai ?ođại gia? Intel và Nidec tuyên bố đầu tư 2 tỉ USD vào VN, nhiều nhà đầu tư lớn khác cũng đã bắt đầu tìm đến VN. Nổi bật trong số này là Tập đoàn Foxconn (Honhai) - Đài Loan, dự kiến đầu tư khu công nghệ kỹ thuật cao tại Bắc Ninh và Bắc Giang với số vốn lên đến 5 tỉ USD (chia làm nhiều giai đoạn); dự án sản xuất máy tính xách tay Compal tại Vĩnh Phúc của Tập đoàn Compal (Đài Loan) với số vốn lên đến 500 triệu USD,...

    Theo các chuyên gia về đầu tư, nếu VN không nhanh chóng có những bước cải thiện trên tất cả các lĩnh vực để tiếp nhận và hấp thu nguồn vốn trên, chắc chắn sẽ gây ra một hiệu ứng ngược. Thực tế, tại một số địa phương đã bắt đầu xuất hiện tình trạng kéo dài thủ tục làm nản lòng nhà đầu tư.

    Theo một quan chức của Bộ KH-ĐT, kể từ khi Chính phủ ban hành nghị định 108 hướng dẫn thi hành luật đầu tư từ cuối năm 2006 phân cấp cho UBND cấp tỉnh, thành phố và ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế được quyền cấp phép hầu hết các dự án đầu tư thì bên cạnh một số nơi ?otăng tốc?, rút ngắn thời gian cấp phép đối với các dự án, vẫn còn không ít địa phương giữ điệp khúc: xin ý kiến trung ương. Đây là nguyên nhân chính khiến không ít các dự án đầu tư bị kéo dài thời gian, song vẫn không được cấp phép.

    Tình trạng trên xảy ra phần lớn ở các dự án thuộc nhóm đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt tình trạng này trở nên phổ biến ngay khi nội dung cam kết WTO của VN có hiệu lực từ đầu năm 2007. ?oCó những dự án đầu tư trong lĩnh vực thiết kế phần mềm với số vốn chỉ gần 10.000 USD, nhưng cơ quan thẩm định trực tiếp ở cấp địa phương là Sở KH-ĐT của một thành phố lớn nọ vẫn không dám quyết định mà phải gửi ra cơ quan bộ để xin ý kiến. Chính điều này đã gây chậm trễ cho không ít dự án? - vị quan chức này nói.

    Ngoài vấn đề thủ tục, nhiều nhà đầu tư cũng đã tỏ ra lo ngại đến sự quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nguy cơ tắc nghẽn cảng biển tại khu vực TP.HCM, Đồng Nai,... có thể xảy ra trong vài năm tới. Theo ông Walter Blocker - chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại TP.HCM (AmCham), dự báo năm 2007 các cảng của TP.HCM sẽ không thể đáp ứng nhu cầu đối với lượng tàu hàng container, và khả năng tình hình này sẽ càng nghiêm trọng vào các năm 2008, 2009, trước khi cảng Cái Mép đưa vào hoạt động năm 2010. ?oNếu không có những điều chỉnh kịp thời về vấn đề cảng biển, hệ thống đường sá..., đây sẽ là nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào VN trong thời gian tới? - ông Walter Blocker lo lắng.

    Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Hong Kong Michael Chiu đưa ra so sánh giá đất tại VN, đặc biệt là ở TP.HCM quá cao, đã khiến chi phí mặt bằng văn phòng và nhà ở tại đây cao hơn nhiều thành phố lân cận trong khu vực như: Bangkok, Kuala Lumpur... ?oGiá đất quá cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của VN ở các lĩnh vực sản xuất hay các lĩnh vực công nghiệp khác? - ông Michael Chiu cho hay.

    XUÂN TOÀN
  2. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.784
    Càng nhiều vốn đổ vào VN thì các doanh nghiệp của ta càng có cơ hội bán nhiều hàng và dịch vụ, kết quả là lãi sẽ tăng cao và giá trị trên ttck sẽ đi lên, do vậy cuối năm index sẽ tăng mạnh thôi.
  3. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    468
    Đại đa số đều nhận định VNI sẽ up trend trong dài hạn mà bạn.
    Sau đó quay sang BĐS là vừa xinh. 2008 chăng??? hi`hi`.
  4. Smilingmind

    Smilingmind Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư nước ngoài tăng gấp 3 năm 2006, các pác cứ nghĩ xem so với năm 2005 trước khi vào WTO các công ty VN có báo cáo tài chính rất kém. Năm 2006 mức tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn tăng rất nhiều lần có thể lấy ví dụ từ báo cáo REE, ACB, STB, ... tuy nhiên kể từ năm 2007 các báo cáo mới thật sự phản ánh hiệu ứng của WTO. Các nhà đầu tư nghĩ gì nếu số liệu quý II của ACB, STB, SSI, REE tiếp tục như quý I/07 ??? Những ngành nào được hưởng lợi từ số vốn 20 tỷ đầu tư nước ngoài này? phải chăng bất động sản, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, vận tải, năng lượng... và tất nhiên cả chứng khoán. Phải chăng đó là một trong những lý do khoai tây ôm thật lực BCs trong thời gian vừa qua.
  5. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Năm nay vẫn là năm bội thu rồi, lựa chọn thời điểm và hàng ngon mà múc thật lực thôi, đợt này em ôm PVFCCo ngắn hạn và chuyển hướng.
  6. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.784
    Em nói câu này, các bác đừng bảo em PR vì thực tế là em chẳng PR làm gì. Cuối năm nay theo em 1 trong các nghành phát triển thịnh sẽ là nghành vận tải biển. VN ta đang định hướng ra biển và lấy đó là mũi nhọn cạnh tranh và mũi nhọn phát triển kinh tế. Sau khi các cảng nước sâu của GMD đi vào hoạt động, khu Dung Quất bắt đầu sầm uất thì cũng là lúc GMD trở thành một thế lực tương đối trên sàn chứng khoán. Khoai tây có tầm nhìn trên góc độ so sánh các công ty ở mức độ toàn cầu và họ có điều kiện để so sánh các công ty cùng nghành nghề ở các nước khác nhau nên họ rất biết công ty nào sẽ phát triển cực thịnh sớm nhất. Họ đầu tư dài khoảng 1 vài năm nên họ gom GMD rất kiên trì. Tuy nhiên anh em ta ở đây đầu tư ko dài hạn bằng họ và vốn ngắn hơn họ nên mình không thể theo họ được và do vậy lẽ dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn chúng ta.
  7. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Thêm một bài linh tinh nữa

    Thứ năm, 19/4/2007, 11:21 GMT+7

    ''Trăm hoa'' doanh nghiệp đua nở

    VN gia nhập WTO, thị trường vốn bùng nổ, nhiều cơ hội để khai phá các lĩnh vực mới... là những lý do khiến từ đầu năm đến nay số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng khoảng 30% so cùng kỳ năm trước. Bất động sản, dịch vụ là những ngành thu hút đầu tư nhất hiện nay.

    Theo thống kê của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, chỉ trong tháng 3 có tới 955 doanh nghiệp mới được thành lập. Tháng 1 ra đời 939 công ty, trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này là 741. Tính đến hết tháng 3, Hà Nội có 48.132 doanh nghiệp, số vốn đăng ký 120.650 tỷ đồng. Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Văn Quý cho biết, ngành bất động sản được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Thành phần tham gia lĩnh vực này đủ cả từ các công ty nhỏ đến đại gia.

    Tại TP HCM, loại hình công ty TNHH tư nhân chiếm số lượng cao nhất, 2.895 doanh nghiệp. Khối doanh nghiệp cổ phần cũng đổ hơn 13.600 tỷ đồng đầu tư vào trong các công ty mới. Tổng số doanh nghiệp đã lên đến 100.367, tổng số vốn đầu tư gần 310 nghìn tỷ đồng, tính đến ngày hôm qua.
    Ở TP HCM, phong trào đua nhau lập doanh nghiệp còn sôi động hơn. Theo số liệu cập nhật đến ngày 17/4 của Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố, đã có hơn 6.200 doanh nghiệp mới ra đời từ đầu năm đến nay, với tổng vốn đầu tư gần 31 nghìn tỷ đồng. Vị chi trung bình mỗi ngày có khoảng 59 công ty mới được thành lập.

    Nóng nhất trong thu hút đầu tư là các ngành dịch vụ, nhà hàng khách sạn, sửa chữa xe và đồ dùng sinh hoạt, vận tải, kho bãi, bưu điện... Các quận trung tâm thành phố vẫn là địa điểm chiến lược để đặt trụ sở kinh doanh. Quận huyện thuộc "vùng xa" như Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi... không hấp dẫn giới kinh doanh.

    Hằng ngày, Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư TP HCM tiếp nhận hàng trăm hồ sơ đăng ký trực tiếp và qua mạng. Người đến nộp hồ sơ phải lấy số thứ tự, nhưng nếu đến muộn quá nửa buổi thì thông thường không kịp đến phiên mình làm thủ tục, mà phải chờ buổi kế tiếp.


    Kể từ khi Việt Nam là thành viên WTO, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bắt tay nhau để tận dụng cơ hội kinh doanh. Ảnh: P.A.

    Theo số liệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý 1 của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, đã có hơn 2,5 tỷ USD vốn đầu tư FDI được đăng ký mới hoặc tăng thêm, vượt 22% so với cùng kỳ năm trước, tập trung nhiều vào bất động sản, công nghệ cao.

    Phát hành cổ phiếu, gỡ rối vốn

    Thị trường chứng khoán đang thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần công chúng, người người đổ xô đi mua cổ phiếu mặc kệ có "thắng" hay không. Trong cơn sốt ấy, nhiều doanh nghiệp nhỏ lao đao vì đối tác rút vốn để đầu tư vào chứng khoán, nhân sự chệch choạc do mải bám sàn. Nhưng với doanh nghiệp khác, đây lại là thời cơ hút vốn có một không hai.

    Mới đây IDJ Financial kêu gọi góp vốn với 49 suất, giá trị 1 tỷ đồng/suất. Hết hạn, số lượng đáp ứng cao hơn hẳn khiến ban lãnh đạo công ty rất tự hào. "Mua bán doanh nghiệp đang là lĩnh vực ''hot''. Sự ủng hộ của nhà đầu tư cho thấy kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán rất hiệu quả", ông Trần Trọng Hiếu, Tổng giám đốc IDJ Financial cho biết.

    Limala Land cũng mới được thành lập với kỳ vọng trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực bất động sản. Ông Lê Trung Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bất động sản Hà Nội, đơn vị đồng sáng lập, cho hay công ty kêu gọi cổ đông góp vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, song số đăng ký lên tới 10.000 tỷ đồng.

    Thành lập doanh nghiệp không còn mắc ở vốn nên các đại gia đua nhau bắt tay để khai phá các lĩnh vực mới. FPT thành lập quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng, doanh nghiệp bán lẻ. REE tăng vốn để lập doanh nghiệp xây dựng thủy điện, ITA mở doanh nghiệp khai thác hạ tầng khu công nghệ cao, bất động sản. Alphanam bắt tay với Vinaconex cho ra đời doanh nghiệp sản xuất bao thầu các dự án cơ điện...

    "Doanh nghiệp phải khai phá các lĩnh vực mới nếu muốn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, bởi các mảng thị trường cũ phát triển đến một giai đoạn nào đó sẽ dừng hoặc bão hòa", ông Nguyễn Tuấn Hải, Tổng giám đốc Alphanam giải thích quyết định góp vốn thành lập công ty mới.

    Đang gây sự chú ý của giới kinh doanh đất Sài thành là mối hợp tác giữa Tổng Công ty thương mại Sài Gòn (SATRA), Saigon Co.op, Công ty Phú Thái... để lập một công ty cổ phần kinh doanh phân phối. Đại diện SATRA hôm qua cho biết, khoảng cuối tháng 4 công ty sẽ ra đời, tạo một lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành bán lẻ Việt Nam, đối trọng với các đại gia nước ngoài.

    Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vừa công bố ý định liên minh các tập đoàn kinh tế lớn trong nước thành một công ty cổ phần, đầu tư đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây - TP HCM. Dự kiến trong tổng số vốn điều lệ công ty 1.800 tỷ đồng, phần lớn sẽ được huy động từ các cổ đông.

    Ông Phạm Liêm Chính, luật sư đoàn Hà Nội cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái số khách hàng doanh nghiệp tăng gấp đôi, trong đó có rất nhiều cá nhân, tổ chức yêu cầu dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.

    Trao đổi với VnExpress, Giám đốc Công ty tư vấn đầu tư DNL Lương Văn Lý tiên đoán, bất động sản, hạ tầng cơ sở và công nghệ cao sẽ tiếp tục là lĩnh vực thu hút đầu tư mới trong thời gian tới. Song trước mắt, các ngành kinh doanh dịch vụ, nhà hàng khách sạn vẫn là tâm điểm khai thác của doanh nghiệp. "Những ngành nóng nhất này là đòi hỏi phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay", ông Lý nhấn mạnh.

    Phan Anh - Phong Lan
  8. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Chưa chắc đâu bác ơi, PVN có PVTRANS làm vận tải sp dầu khí và Tập đoàn chuẩn bị thành lập thêm 3 Cty vận tải nữa để tự làm khắc sướng bác ợ.
  9. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.784
    Khối lượng cần vận chuyển sẽ tăng nhanh và đủ lớn để tất cả các công ty vận tải biển làm ăn phát đạt. Cái này không phải lo thiếu khách hàng đâu vì VN ta phát triển dựa vào xuất nhập khẩu rất nhiều.
  10. Duong_Boang_Bach

    Duong_Boang_Bach Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Đã được thích:
    1
    Thế này thì làm sao mà VNI xuống được?

Chia sẻ trang này