VINGROUP mãi trong tinh thần khởi nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 30/09/2022.

7637 người đang online, trong đó có 1162 thành viên. 16:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10636 lượt đọc và 58 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.204
    [​IMG]
    Vingroup đã mời giới truyền thông (chủ yếu từ châu Âu), các đối tác kinh doanh và những người có ảnh hưởng đến Việt Nam, trước thềm khai trương cửa hàng VinFast tại Mỹ. VinGroup Elite Vietnam Tour 2022 bao gồm một chuyến thăm khu phức hợp sản xuất VinFast tại Hải Phòng và lái thử xe ô tô điện tại khu nghỉ dưỡng VinPearl’s ở Nha Trang. TechNode Global là một trong những đại diện truyền thông được mời tham dự.

    Nhà sản xuất ô tô Việt cũng đã nhận được gói ưu đãi trị giá 1,2 tỷ USD từ chính quyền bang Bắc Carolina cho dự án nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ. Cơ sở sản xuất của VinFast sẽ được xây dựng tại Triangle Innovation Point ở Chatham County, Bắc Carolina với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn đầu khoảng 2 tỷ USD. Có diện tích rộng hơn 800 ha, với hai lĩnh vực chính là sản xuất và lắp ráp ô tô điện, xe buýt và các ngành công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp, nhà máy của VinFast được thiết kế với ước tính có thể sản xuất 150.000 xe mỗi năm.

    Trong khi đó, tại châu Âu, vào tháng 6, VinFast đã công bố kế hoạch mở hơn 50 cửa hàng VinFast trên khắp các nước Đức, Pháp và Hà Lan. Vào tháng 1, VinFast cũng đã thông báo rằng họ đang tìm kiếm một địa điểm sản xuất xe điện tại Đức.

    Vào đầu tháng 9, VinFast cũng đã chính thức tổ chức buổi ra mắt tại Đức để giới thiệu các mẫu SUV chạy điện là VF 8 và VF 9 tại IFA Berlin, một trong những sự kiện công nghệ lâu đời nhất ở Đức. Từ ngày 31/8 đến ngày 6/9, tại sự kiện, người tiêu dùng Đức và châu Âu có thể trực tiếp trải nghiệm những chiếc xe điện cao cấp của VinFast và các công nghệ thông minh tích hợp cho cuộc sống, đồng thời tìm hiểu về thông tin sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tài chính và các ưu đãi mà VinFast cung cấp tại thị trường Đức.

    Ngày 10/9, VinFast đã giao lô 100 xe thể thao đa dụng (SUV) chạy hoàn toàn bằng điện là VF 8 đầu tiên cho khách hàng tại Việt Nam. VinFast cũng cho biết họ có kế hoạch xuất khẩu lô tiếp theo khoảng 5.000 chiếc VF 8 sang Mỹ, Canada và châu Âu từ tháng 11. Những khách hàng quốc tế đầu tiên dự kiến sẽ nhận xe sớm nhất vào tháng 12/2022.

    [​IMG]
    Bà Lê Thị Thu Thủy, CEO VinFast toàn cầu. (Ảnh: TechNode Global).

    Thị trường xe điện toàn cầu đạt giá trị 803 tỷ USD vào năm 2027
    Động thái xây dựng thương hiệu xe điện toàn cầu của VinFast và dốc toàn lực bán xe điện diễn ra đúng vào thời điểm ngành công nghiệp ô tô đang chạy đua với công cuộc chuyển dổi sang xe điện.

    Theo dự báo của Allied Market Research, thị trường xe điện toàn cầu trị giá 162 tỷ USD vào năm 2019 sẽ đạt 803 tỷ USD vào năm 2027. Theo công ty tư vấn McKinsey, điểm bùng nổ trong việc áp dụng xe điện của hành khách diễn ra vào nửa cuối năm 2020, khi doanh số và mức độ thâm nhập xe điện tăng tốc tại các thị trường lớn, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

    McKinsey cho biết: “Tư duy của người tiêu dùng cũng đã chuyển sang hướng di chuyển bền vững, với hơn 45% khách hàng mua xe ô tô đang cân nhắc về việc mua xe điện”.

    Tại Đông Nam Á, sự cạnh tranh đang nóng lên khi Indonesia và Thái Lan cùng hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm xe điện trong khu vực. Chính phủ hai quốc gia này đều đã công bố các chính sách và sáng kiến nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của xe điện.

    Đông Nam Á đã chứng kiến thị trường xe điện sôi động dần lên khi các nhà sản xuất ô tô từ Trung Quốc và Hàn Quốc có kế hoạch bắt đầu sản xuất trong khu vực. Theo Nikkei Asia, Hyundai Motor đã bắt đầu sản xuất toàn bộ quy mô tại nhà máy xe điện mới ở Indonesia vào tháng 3, SAIC-GM-Wuling Automobile của Trung Quốc cũng đã tiết lộ một mẫu xe điện mini mới dự kiến sẽ bắt đầu được sản xuất tại Indonesia vào cuối năm nay.

    Nhà sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc đã ra mắt mẫu xe điện ATTO 3 tại Singapore vào đầu tháng. Global Times đưa tin, công ty sẽ từng bước gia nhập thị trường Đông Nam Á để cung cấp các loại xe thân thiện với môi trường hơn. Một nhà sản xuất ô tô khác của Trung Quốc là Great Wall Motor (GWM), bắt đầu bán xe điện ở Thái Lan vào tháng 11 năm ngoái, cũng thông báo thành lập một công ty con tại Malaysia.

    Thậm chí, tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết ông đã thảo luận với Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk về cách để nhà sản xuất xe điện có thể xây dựng các cơ sở đầu cuối ở Indonesia mặc dù chưa có gì được xác nhận.

    VinFast đang có một cách tiếp cận khác. Công ty muốn xây dựng một thương hiệu xe điện toàn cầu. Bên cạnh tổ hợp sản xuất tại Hải Phòng, Việt Nam, VinFast sẽ xây dựng một nhà máy ở Mỹ và lên kế hoạch xây dựng một nhà máy khác ở châu Âu. Theo TechNode Global, VinFast được thiết lập để làm nên lịch sử khi trở thành thương hiệu xe hơi đầu tiên của Đông Nam Á xây dựng nhà máy sản xuất tại Mỹ và châu Âu.

    Kế hoạch đầy tham vọng của VinFast nhằm xây dựng một thương hiệu toàn cầu có thể giúp Việt Nam xây dựng ngành sản xuất ô tô cũng như giúp phát triển một nền kinh tế hiện đại và bền vững.

    Nhiệm vụ khó khăn khi thâm nhập thị trường Mỹ, Châu Âu
    Tại Mỹ, bên cạnh Tesla, VinFast sẽ phải cạnh tranh với nhiều nhà sản xuất ô tô lâu đời đang nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của họ trên thị trường xe điện - bao gồm GM, Volkswagen, Ford, Honda và Hyundai. Ngoài ra còn có những startup mới gồm Fisker, Rivian, Polestar,…

    “Nếu chúng tôi có thể làm được ở Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là Đức, chúng tôi có thể làm được ở cả Anh và Australia”, Shaun Calvert, Phó Giám đốc điều hành phụ trách sản xuất của VinFast chia sẻ.

    “Chúng tôi cho rằng thị trường xe điện hiện nay còn rất nhỏ. Doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân, họ đều muốn chuyển sang xe điện. Thị trường xe điện sẽ phát triển rất nhanh và chúng tôi muốn trở thành một phần của thị trường trong tương lai. Chúng tôi biết rằng đó là một nhiệm vụ khó khăn”, bà Thủy nói.

    Tuy nhiên, lãnh đạo VinFast cho biết công ty sẽ tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng và dịch vụ khách hàng chất lượng để làm hài lòng người tiêu dùng.

    “Nhiệm vụ của chúng tôi là rất tập trung vào việc bán và sản xuất những chiếc xe chất lượng tốt. Chúng tôi đã có mặt ở Đức, Pháp và Hà Lan. Giai đoạn tiếp theo sẽ là Scandinavia và phần còn lại của lục địa châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh”, bà Thủy cho biết.

    [​IMG]
    VinFast từng mời cựu danh thủ Manchester United và Real Madrid, David Beckham giới thiệu xe vào năm 2018. (Ảnh: TechNode Global).

    Bên cạnh sự hậu thuẫn của Vingroup, đội ngũ của VinFast còn bao gồm các cựu Giám đốc điều hành từ các hãng ô tô hàng đầu thế giới như BMW, Ford, Renault, GM, Tesla,...

    Điều đáng chú ý là ngay từ ngày đầu, VinFast đã muốn xây dựng một thương hiệu xe hơi toàn cầu. Ngôi sao bóng đá toàn cầu David Beckham thậm chí đã được mời để giới thiệu hai chiếc xe đầu tiên của công ty tại Mondial de l’Auto 2018 ở Paris.

    Tờ The Mirror đưa tin vào năm 2018: “Chiến lược của VinFast là thể hiện những gì cần thiết để cạnh tranh ở cấp độ cao nhất trên toàn cầu, và David Beckham dường như là người phù hợp để làm điều này”.


    VinFast bàn giao lô xe máy điện Evo200 đầu tiên tới khách hàng[​IMG]
    dophi91, DragonGate, SUKENT2 người khác thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. gameckgame

    gameckgame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2016
    Đã được thích:
    5.469
    Rứa thôi đợi tới 2026 đã mua VIC - nếu anh ta còn tồn tại. :))
    BrokerHanoi, S400, anchaodabat1 người khác thích bài này.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.204
    Với những kinh nghiệm làm việc sắc nét, Vũ Nguyệt Ánh hoàn toàn có thể tìm được một vị trí ổn định với nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cô lại chọn cho mình một con đường khó hơn, chông gai hơn và bắt buộc bản thân phải “bầm dập tả tơi” nhiều hơn. Đó chính là khởi nghiệp.
    [​IMG]
    Tốt nghiệp cấp 3 Hà Nội - Amsterdam,

    Tốt nghiệp cấp 3 Hà Nội - Amsterdam, cộng tác với đài truyền hình từ năm lớp 9, ra trường với tấm bằng loại Giỏi và vị trí Á khoa chuyên ngành Đạo diễn truyền hình tại Đại học Sân khấu Điện ảnh, được cử sang Hàn Quốc dự trại hè phim Hàn… là những khởi đầu ấn tượng của Vũ Nguyệt Ánh.

    Sau khi ra trường với CV đẹp, Vũ Nguyệt Ánh có kinh nghiệm làm việc tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam, sau đó là Đại diện và quản lý văn phòng Hà Nội của YanTV, Phó Giám đốc điều hành của Style TV. 8X này cũng có khoảng thời gian làm việc tại Tập đoàn Vingroup, Đài Truyền hình Việt Nam VTV, Công ty truyền thông AVG, VietnamnetTV…

    Lựa chọn lĩnh vực tư vấn và kết nối hẹn hò ở Việt Nam, cô Á khoa của Đại học Sân khấu Điện ảnh bắt đầu hành trình khởi nghiệp, thất bại, theo dõi, tái khởi nghiệp và “chinh chiến” không ngừng nghỉ.

    “Tôi tự tin mình là một trong số rất ít những người kiên trì nhất bám đuổi mảnh đất hoang sơ này”, Ánh chia sẻ. “Hoang sơ” ở đây không có nghĩa là cằn cỗi hay rừng thiêng nước độc, mà chỉ vì lĩnh vực này đã từng có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng “khai hoang”, nhưng để thực sự chinh phục chiến thắng chung cuộc thì vẫn chưa hề có cái tên nào được “ghi danh".

    Chính vì lẽ đó, dù có phải đối mặt nhiều thất bại, Ánh vẫn không ngừng thử thách bản thân, thay đổi và tái thay đổi để dần tìm được một vị trí trong thị trường hẹn hò “khó nhằn”.

    Khởi nghiệp với tinh thần: Thất bại thì làm thuê vài năm để trả nợ

    Lần đầu quyết định khởi nghiệp của Vũ Nguyệt Ánh là khi mới 24 tuổi. Không nhận được sự ủng hộ của gia đình và bạn bè, cô vay ngân hàng vài trăm triệu đồng với lãi suất cao để bắt đầu công ty của riêng mình với suy nghĩ “nếu thất bại thì đi làm thuê vài năm để trả nợ”.

    Và lúc đó, cô thất bại thật. Việc không am hiểu thị trường, không hiểu biết về khách hàng và hành vi của họ, cũng như không có kinh nghiệm về quản lý tài chính, khiến cô phải đóng cửa công ty sau một năm.

    Những năm tháng sau đó là khoảng thời gian Ánh phải không ngừng làm thuê để kiếm tiền trả nợ. Chất lượng sống hoàn toàn thay đổi vì chỉ còn đủ chi phí trang trải cuộc sống thường ngày.

    Tuy nhiên, thất bại ở đâu thì đứng lên ở đó. Vẫn giữ đam mê trong lĩnh vực hẹn hò, Ánh tiếp tục tìm cách học hỏi thêm từ những trải nghiệm thực tế với một số app, website đã có mặt trên thị trường. 3 - 4 năm sau đó, khi đã trả hết nợ, chuẩn bị kỹ càng hơn, cô một lần nữa bước trên con đường khởi nghiệp khó khăn.

    “Thời điểm khởi nghiệp lần 2 của tôi với Rudicaf là năm 2016, khi tôi đang làm việc tại Vingroup với mức thu nhập khá ổn và nhiều cơ hội thuận lợi, được lãnh đạo tạo điều kiện phát triển. Việc bỏ việc ra ngoài khởi nghiệp lúc đó cũng là 1 sự đánh đổi khá liều lĩnh”, Vũ Nguyệt Ánh chia sẻ.

    Vào thời điểm đó, cô đã có một cuộc trao đổi ngắn với Chủ tịch Phạm Nhật Vượng. Vị tỷ phú đã động viên: “Ra ngoài rất là khó khăn, mạo hiểm, tốt nhất nên ở lại Tập đoàn thì có rất nhiều cơ hội phát triển, ở đây mảng gì cũng có, đang làm hoặc sớm muộn cũng sẽ làm nên cứ yên tâm công tác.”

    Khi ấy, Ánh đã nói đùa với Chủ tịch rằng: “Nếu ngày xưa anh khởi nghiệp với Vingroup mà mọi người gàn anh bảo mạo hiểm lắm, anh nghe lời thì đã không có Vingroup ngày hôm nay."

    Chủ tịch cười và nói: “Nếu em đã nói vậy thì anh chúc em may mắn!”.

    Rời bỏ công việc ổn định mà bao người mong muốn, lúc đó, suy nghĩ duy nhất trong đầu cô chỉ là: “Giá mà Vingroup có mảng dịch vụ hẹn hò, chắc tôi xung phong đầu quân đấy, vì tôi rất thích phong cách làm việc và văn hoá của Tập đoàn. Tuy nhiên chắc sẽ còn lâu, nên tôi đành ra ngoài tự làm vậy.”

    Hẹn hò vừa là niềm đam mê của Vũ Nguyệt Ánh, vừa là thị trường cực kì tiềm năng mà cô nhìn thấy. Dịch vụ này đã phát triển rất rực rỡ ở các nước phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật, châu Âu… vậy việc bùng nổ ở Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, thời điểm và thời cơ.

    Chính vì thế, cô chấp nhận làm “người tiên phong" dù biết vị trí này cực kỳ gian nan, nhiều thử thách, đòi hỏi bản lĩnh, sự kiên trì và quyết tâm cao.

    “Trong một thị trường khó như thế này, mình là “người tí hon”, không có tiềm lực tài chính mạnh mà không đứng ra tiên phong thì có lẽ sau này sẽ “không có cửa” để cạnh tranh khi những “người khổng lồ" đã nhập cuộc.”

    Với suy nghĩ như vậy, Vũ Nguyệt Ánh đã đem toàn bộ uy tín và niềm tin bản thân gây dựng được, trong suốt những năm tháng lăn lộn làm việc ở nhiều môi trường đa dạng vừa qua, làm vốn liếng để tiếp tục khởi nghiệp.

    Thời điểm đó, cô không có đồng nào trong tay vì bao nhiêu năm trước đó còn phải mải “kéo cày trả nợ" cho startup thất bại lần đầu tiên vào năm 2012.

    Cô chia sẻ: “Tôi chỉ nghĩ rất đơn giản là: Cứ bắt đầu thôi, ngồi chờ có tiền thì chả biết đến bao giờ! Cứ nỗ lực đủ và làm tốt đủ thì khắc sẽ có cách!”

    Hy vọng luôn tới với những người dám kiên trì. Vũ Nguyệt Ánh nhận được một cuộc gọi từ sếp cũ của mình ở Vingroup, là Tổng Giám đốc một công ty con của Tập đoàn.

    Khi đó, vị sếp cũ hỏi cô về dự án hẹn hò vẫn hay chia sẻ trên Facebook: “Em có định làm nghiêm túc thật không?”.

    Ánh khẳng định: “Em hoàn toàn nghiêm túc và sẽ quyết tâm làm đến cùng chị ạ!”.

    Sau cuộc nói chuyện về rất nhiều business plans, ideas dịch vụ… xoay quanh dự án của mình, Ánh đã thu hút được angel investor đầu tiên. Rudicaf có khoản tiền đầu tiên để chính thức ra mắt.

    Sau 1 năm, angel thứ 2 của Rudicaf cũng là một người bạn mà cô quen trong cộng đồng Cựu học sinh Hà Nội - Amsterdam và Hội Cựu du học sinh Pháp. Vài năm quen biết và tin tưởng nhau, cũng chỉ cần một cuộc cafe, cậu ấy đồng ý đầu tư cho Rudicaf một khoản tiền không hề nhỏ đối với cá nhân.

    “Tất cả chỉ dựa trên ‘niềm tin’ dành cho tôi. Và tôi nghĩ đó cũng là ‘nguồn vốn’, là tài sản lớn nhất của mình khi khởi nghiệp”, Ánh chia sẻ.

    Tuy vậy, hành trình khởi nghiệp của cô lại không nhận được sự tán đồng của mẹ mình. Bà vốn không thích việc bỏ “công việc ổn định" ở Vingroup nên không hề hỗ trợ con gái mình về cả tài chính lẫn tinh thần.

    Thậm chí đến bây giờ, mẹ Ánh vẫn rất hay “bàn lùi" rằng: “Thôi giải tán công ty quay lại làm thuê đi con ạ, bao nhiêu năm cố gắng mà đã thấy cơ hội phát triển gì đâu!”.

    Cô hay cười nói với mẹ rằng: “Trong kinh doanh, khi tất cả mọi người đã nhìn ra cơ hội ở đó thì đó không còn là cơ hội nữa rồi."

    Thất bại có thể là “sang chấn tâm lý”, nhưng cũng là cơ hội để học những bài học lớn

    Hành trình khởi nghiệp chắc chắn không thiếu những khó khăn. Vũ Nguyệt Ánh thậm chí đã từng gánh khoản nợ hàng trăm triệu trong một lần thất bại đau đớn ở tuổi 25.

    “Về cá nhân, đó là lúc tôi còn ngây thơ và thiếu đủ thứ, từ chưa có trải nghiệm về kinh doanh, vốn vay ngây hàng 100%, cho đến việc không có insights thị trường, khách hàng, chưa có khái niệm về tài chính doanh nghiệp… Mà thị trường lúc đó - khi nhìn lại - tôi mới thấy là thời điểm cũng không hề thuận lợi chút nào cho mô hình kinh doanh của mình.

    Tôi xây dựng mô hình dịch vụ hẹn hò chất lượng cao, dành cho đối tượng chọn lọc (niche market) trong khi không có nền tảng gì về thương hiệu, giá lại còn đắt hơn so với mặt bằng thị trường khi đó đang chớm nở rộ hàng loạt website/forum hẹn hò miễn phí hoặc giá siêu rẻ. Nói chung, thất bại là rất xứng đáng và hợp lý thôi”

    Nhưng từ chính thất bại đó, cô mới học được những điều quan trọng mà không trường lớp hay sách vở nào có thể dạy. Đây được coi là những điều “bắt buộc cần có" trước khi bắt tay vào kinh doanh trong bất kì lĩnh vực gì.

    Hiểu thị trường: Hiểu tổng quan, đặc thù, hiện trạng, tiềm năng, quy mô... thị trường lĩnh vực đó ở trong nước, ở các địa phương, ở nước ngoài; hiểu đối thủ cạnh tranh, thế mạnh của họ, cách họ đang làm…

    Hiểu khách hàng: Biết khách hàng của mình là ai, họ có những đặc điểm - đặc thù tâm lý - hành vi như thế nào? Họ thực sự cần gì, muốn gì? Nếu muốn “educate” họ hướng đến những thị trường mới thì cần phải làm những gì?

    Trau dồi những kiến thức về kinh doanh, từ thiết kế sản phẩm, marketing, quản lý, quản trị, điều hành, vận hành…

    Phát triển các mối quan hệ sâu rộng trong xã hội, trong các lĩnh vực liên quan và có thể hỗ trợ cho business của mình

    Cân nhắc yếu tố “thời điểm”: Dù dịch vụ hay/tốt đến đâu mà ra đời quá sớm so với nhu cầu/hiện trạng của thị trường thì cũng khó mà phát triển được, còn nếu quá muộn - quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì sẽ vô cùng khó để nổi lên được.

    Chính vì vậy, tuy thất bại đầu tiên là 1 “sang chấn" lớn đối với tâm lí và ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của mình, Vũ Nguyệt Ánh vẫn luôn “biết ơn" nó. Trong suy nghĩ của mình, cô luôn coi nó là “người thầy" đáng kính giúp bản thân trưởng thành, bản lĩnh và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống cũng như con đường phát triển công việc sau này.

    Với những bài học đắt giá, Vũ Nguyệt Ánh đã có hành trang tốt hơn, đủ đầy hơn để tái khởi động niềm đam mê của mình.

    Tất nhiên đam mê rất quan trọng, nó sẽ giúp người làm kinh doanh có được sự tập trung, kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng. Tuy nhiên nếu thiếu những yếu tố kể trên, không đánh giá đúng tiềm năng thị trường và thiếu may mắn thì cũng chỉ có thể “làm vì đam mê" cho đến khi kiệt sức rồi bỏ cuộc chứ không thể đi đường dài được.

    Business “kết nối con người”: Tuy đau đầu, nhưng là kho báu của những trải nghiệm

    Rudicaf được Vũ Nguyệt Ánh định hình là ứng dụng thuộc phân khúc cao cấp, hướng tới những đối tượng “high-profile”, kén chọn, nghĩa là những người có học vấn tốt (du học, trường top đầu ở Việt Nam), công việc tốt, thu nhập tốt, điều kiện tốt…

    Lựa chọn thị trường ngách khó tính như vậy, hiển nhiên cô cũng phải đối mặt với rất nhiều điều đau đầu. Một trong số đó chính là tiêu chí “người THẬT - việc THẬT" trong tình yêu.

    Trong thời đại này, mọi người đều đang chạy đua “chuyển đổi số", nhưng Rudicaf vẫn ủng hộ “offline" thì có thể phải đối mặt với nguy cơ bị coi là “lạc hậu - lỗi thời". Tuy nhiên theo quan điểm của nữ CEO, chuyển đổi số hay công nghệ hóa nên là xu hướng nhằm tối ưu quy trình làm việc, cung cấp dịch vụ, công cụ phục vụ đời sống và giao tiếp của con người. Còn đã là hẹn hò, tình yêu thì phải là “người THẬT - việc THẬT" thì mới đúng nghĩa.

    “Tôi không bao giờ ủng hộ hẹn hò online - yêu online”, cô chia sẻ.

    Tuy gặp nhiều rắc rối nhưng công việc kết nối con người cũng đem tới cho Vũ Nguyệt Ánh những trải nghiệm vô cùng đặc biệt. Chứng kiến rất nhiều đôi yêu nhau và kết hôn vô cùng hạnh phúc, mỗi câu chuyện có 1 điểm thú vị và đặc biệt riêng là kho báu riêng quý giá đối với cô.

    Nữ CEO chia sẻ: “Tôi từng chứng kiến một câu chuyện khá thú vị. Một khách hàng nữ 9x, hiện đang là trưởng phòng của một công ty viễn thông lớn nhất nhì Việt Nam, nhưng bản thân lại ‘siêu lười và ngại’ khi đi tìm người yêu, đã liên hệ với tôi. Nguyên nhân bạn ấy tìm tới Rudicaf là do anh trai, chị dâu bạn ấy trước đây cũng từng quen nhau, rồi yêu nhau nhờ dịch vụ của Rudicaf. Bạn thân của cô ấy hiện tại cũng đang yêu 1 anh người yêu profile rất “xịn" thông qua cộng đồng Tilani. Bỗng dưng khi ấy, tôi cảm thấy vui lắm khi có cả thế giới tình yêu xoay quanh Rudicaf bé nhỏ của mình.

    Ly kỳ hấp dẫn hơn nữa chính là, cách đây mấy năm, lần đầu tiên anh trai và chị dâu cô ấy gặp nhau qua Rudicaf thì còn chưa hề có ấn tượng đặc biệt gì. Thậm chí, anh này còn đang thích một cô khác trong hội. Sau một vài buổi offline đi chơi theo nhóm, cô vợ lại trở thành ‘em gái mưa’, lắng nghe hết các tâm sự thầm kín của anh chồng. Vậy mà đồng hành với nhau một thời gian dài, họ từ bạn thân quay sang yêu nhau lúc nào chẳng hay. Đến khi cưới nhau về thì họ vừa là Tri kỉ - Người yêu - Người tình, xoắn xuýt bên nhau đến nỗi em gái ‘nhức mắt’ quá cũng phải đi kiếm người yêu cho đỡ buồn.”

    Sau phân khúc cao cấp, nữ giám đốc cũng tiết lộ kế hoạch đẩy mạnh phát triển app Tilani - dành cho phân khúc thị trường đại chúng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn và trắc trở trong quá trình hoàn thiện ứng dụng, cô vẫn tin rằng,Tilani sẽ chờ được đến thời điểm phù hợp của nó.

    Hãy cứ làm việc mình yêu và yêu việc mình làm

    Sau 5 năm khởi nghiệp Rudicaf, Vũ Nguyệt Ánh cho rằng, tài sản duy nhất mà mình có là một thương hiệu được định vị uy tín số 1 trong thị trường dịch vụ hẹn hò ở Việt Nam. Đây là 1 thị trường đã khởi động được gần 20 năm, chứng kiến rất nhiều đơn vị và dịch vụ ra đời rồi “ra đi không kèn không trống", có thể thấy rõ nó “khó nhằn" đến mức thế nào.

    Founder & CEO của Lunch Actually, Violet Lim - người được mệnh danh là “Nữ hoàng dating Đông Nam Á", cũng phải chia sẻ rằng: “Thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản, khó khăn, thử thách. Điều đó khiến công ty mai mối nổi tiếng của Singapore này vẫn chỉ đứng ngoài theo dõi và chờ cơ hội, chứ chưa dám ‘nhập cuộc’.”

    Trong khi đó, trải qua 2 năm Covid-19 bóng băng, Ánh vẫn cùng Rudicaf kiên trì “chinh chiến” trong thị trường hẹn hò ở Việt Nam lâu như vậy, và vẫn đang có khách hàng mà không cần bỏ chi phí Marketing.

    “Với tôi, đây chính là thành tựu quan trọng nhất mà mình đạt được”, cô chia sẻ. “Tôi tin rằng chỉ cần tôi cứ làm thật tốt và không bỏ cuộc thì rồi 1 ngày thời cơ sẽ đến, những nỗ lực vất vả của tôi 5 năm qua và xa hơn là 10 năm theo đuổi công việc này sẽ được đền đáp xứng đáng.”

    Người ta hay nhắc đến câu “Cứ theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn". Còn bản thân Vũ Nguyệt Ánh lại ấn tượng mãi “phiên bản hài” mới đọc được gần đây chính là: “Cứ theo đuổi đam mê, nợ nần sẽ theo đuổi bạn".

    Cô thừa nhận, đời khởi nghiệp với lĩnh vực mới mẻ, độc đáo thật mệt mỏi, gian nan và nhiều thử thách. Nhưng như vậy mới là khởi nghiệp, như vậy mới là đam mê.

    Khởi nghiệp không tránh khỏi nợ nần hay nhiều lúc kiệt sức muốn bỏ cuộc. Khởi nghiệp cũng sẽ có nhiều giai đoạn “nghèo đói và thiếu thốn" đến mức không ai hiểu nổi tại sao mình lại lựa chọn như vậy. Nhưng có lẽ, Ánh luôn là kiểu người thích “Stay Hungry - Stay Foolish”. Dù qua bao nhiêu nước mắt, mỏi mệt và chùn chân đi nữa thì ít nhất, cô vẫn đang tiếp tục nuôi dưỡng đam mê của mình, với doanh nghiệp nhỏ xinh đầy tâm huyết ở thời điểm hiện tại.

    “Cuộc đời suy cho cùng rất ngắn ngủi, làm việc mình yêu và yêu việc mình làm thực ra cũng đã là 1 cách để hạnh phúc, để tận hưởng cuộc đời”, nữ CEO thương hiệu hẹn hò phiên bản Việt tổng kết.



    Khoinghiep.org.vn
  4. bqlvtn

    bqlvtn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Đã được thích:
    1.077
    rất lo cho VIN vụ xe điện.
    anchaodabat thích bài này.
  5. phowalldatthubinhduong

    phowalldatthubinhduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2021
    Đã được thích:
    1.543
    không khác hag flc... mấy
    anchaodabat thích bài này.
  6. PhanVAnh

    PhanVAnh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2021
    Đã được thích:
    957
    Vin Phét. Tính ra được mỗi mảng BĐS thu mua đất ruộng phát triển bán giá đất thành phố thôi. VIC không có VHM gánh thì gãy cánh từ lâu rồi, làm ăn nửa vời không bền được
    Old_sageanchaodabat thích bài này.
  7. Leminhson2000

    Leminhson2000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2020
    Đã được thích:
    4.970
    Hy vọng anh V thành công với xe điện
    minhbinhtdanchaodabat thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.204
    Cạnh tranh với TESTLA chỉ có Vinfast của VN mới dám làm thôi
  9. chosoi

    chosoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    861
    Bản chất của thằng Vingroup này không khác gì Vinashin "Khi Đ cố đóng tàu". Đem tiền của dân Việt đi đốt. Rồi kết cục cũng như nhau thôi.
    lux3011 thích bài này.
  10. kiennt2020

    kiennt2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Đã được thích:
    3.207
    xe vin đắt quá nên khó bán đc nhiều ^:)^ vin nợ nhiều quá, cũng như chứng sĩ dùng margin là con dao 2 lưỡi :))

Chia sẻ trang này