VN-Index vượt qua Nasdaq, S&P500 trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới trong tháng 9

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 19/09/2020.

907 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 06:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4736 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Sau khi dẫn đầu tháng 8 với biên độ tăng 10,43% tương ứng 81 điểm !
    Tháng 9 này với sự chốt lãi của CK toàn cầu các chỉ số CK thế giới đang giảm tương đối !
    Chúng khoán VN lại có tháng tăng ấn tượng mức kỳ vọng 50- 60 điểm ! Đạt trên 940 @};-
    Quyết liệt của CP và các bộ sớm nâng hạng TT CK !

    - Chống dịch thành công !
    - Mở đường bay quốc tế sớm!
    - Sớm phát triển lại du lịch!
    - FTA tăng trưởng xuất khẩu !
    - Đầu tư công tăng mạnh !
    - Dự trữ quốc gia tăng cao !
    - Lãi suất ngân hàng giảm, tiền nhàn rỗi F0-Fn đổ vào Thị trường chứng khoán lớn !
    - Các công ty trên sàn làm ăn có lãi lớn !
    - Nhiều quỹ lớn TG mới đã tham gia vào TT!
    Cả thế giới đang nhìn vào Chúng ta @};-@};-@};-
    SpaceX, Ankaty, hazefx1 người khác thích bài này.
  2. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    16.571
    Vẫn sẽ giữ phong độ qua 31/12/2020 để đạt giải nhất thế giới là trắc:

    VN-Index vượt qua Nasdaq, S&P500 trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới trong năm 2020
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Cổ phiếu trong một số ngành dù đang khó khăn, nhưng cũng có tín hiệu vực dậy như dầu khí, dệt may, thủy sản… được đón nhận dòng tiền đầu tư, dù không lớn.

    Nhiều cổ phiếu sau giai đoạn phá đáy trở nên rẻ hơn, trong đó có những mã đã về mức giá thấp hơn 30 - 40%, lại trở nên hấp dẫn.

    Tuy nhiên, tương lai thị trường vẫn chờ đợi ở nhóm ngân hàng, vì đây là ngành xương sống, mang tính định hướng và có tỷ trọng lớn trên sàn niêm yết. Ðiều thú vị là nhiều cổ phiếu ngân hàng đang có mức giá khá tốt, là vùng giá có thể tích lũy cho mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, cổ phiếu của một số ngành có thể hưởng lợi như bất động sản khu công nghiệp, xây dựng, nguyên vật liệu và bán lẻ, Chứng Khoán… vẫn giữ nguyên vị thế hấp dẫn. Ðây là những nhóm đón đầu trực tiếp xu hướng chuyển dịch dòng vốn quốc tế cùng với hoạt động đầu tư công, thúc đẩy tiêu dùng nội địa từ nay kéo dài sang năm sau.

    Hiện tại, dòng tiền lỏng khá dồi dào trên thị trường, các ngành/mã cổ phiếu có câu chuyện đầu tư hoặc có tín hiệu tích cực là sẽ hút tiền khá tốt.
    SpaceX thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Trong báo cáo lần đầu phát hành về kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP năm nay chỉ ở mức 2,7%, song sẽ phục hồi mạnh mẽ lên 8,1% vào năm sau - cao nhất từ 1997.
    Goldman Sachs vừa lần đầu tiên công bố báo cáo riêng về kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó dự báo tăng trưởng GDP năm nay là 2,7%, thấp hơn con số WB và ADB đưa ra trước đó là 2,8% và 3,1%. Tuy vậy, lạm phát sẽ được kiểm soát dưới 4%, theo mục tiêu trước đó đã được Quốc hội thông qua.

    Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và lạm phát được kiểm soát, cán cân thanh toán được cải thiện trong năm tới là những chỉ báo cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Bước sang năm 2021, tổ chức này cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,1%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ 1997.

    [​IMG]
    Động lực lớn nhất giúp nền kinh tế sớm phục hồi đó là xuất khẩu. Goldman Sachs cho rằng vị trí trong chuỗi cung ứng và địa lý có đường biên giới giáp Trung Quốc, chỉ mất 2-3 giờ lái xe tính từ phía Bắc là lợi thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, chi phí lao động cạnh tranh hơn, khiến nhà đầu tư nước ngoài đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... hoạt động trong những ngành sử dụng nhiều lao động vẫn xem Việt Nam là điểm đến hấp dẫn. Đáng nói, xu hướng này bắt đầu từ 2010, trước thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra và tập trung vào những ngành như may mặc, da giày, túi xách...

    [​IMG]
    Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với những đối tác lớn còn giúp Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày một gia tăng. Minh chứng cho điều này có thể kể đến kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ năm ngoái tăng trưởng gần 30% và đạt kim ngạch hơn 61,3 tỷ USD. Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, người tiêu dùng Mỹ đã chuyển việc mua hàng, trong đó có thiết bị viễn thông từ Trung Quốc sang Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc). Đồng thời, việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào 1/8 vừa qua, một lần nữa bổ sung lợi thế cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

    [​IMG]
    Tiếp nữa, việc xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao với sản lượng lớn và giá trị cao tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu sử dụng thiết bị gia dụng và thiết bị phục vụ làm việc tại nhà có xu hướng gia tăng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, xuất khẩu sản phẩm công nghệ, thông tin và truyền thông từ Việt Nam tăng 6,3% trong 8 tháng, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng như điện thoại thông minh, điện tử gia dụng và máy tính đã soán ngôi những mặt hàng có giá trị và kim ngạch xuất khẩu lớn của dệt may, da giày từ 2015.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngoài ra, quan hệ thương mại truyền thống lâu đời với Trung Quốc cũng mang lại lợi ích cho Việt Nam trong thời gian tới. Trường hợp Trung Quốc là một trong số ít những nền kinh tế thế giới có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay sẽ kéo theo nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam gia tăng. ASEAN từng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng kể từ năm 2009, Trung Quốc đã dần thay thế vị trí này, với cơ cấu tăng từ 40% lên khoảng 50% năm 2020, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu.

    [​IMG]
    Goldman Sachs dự báo triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ duy trì đà phục hồi tuy nhiên mức độ và xu hướng như thế nào phụ thuộc vào diễn biễn của dịch Covid-19. Trong kịch bản cơ sở, xuất khẩu Việt Nam sẽ đạt hơn 180 tỷ USD vào cuối 2021, với điều kiện vaccine sử dụng rộng rãi ở thời điểm giữa năm tới và những đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều mở cửa trở lại. Ngoài ra, ở kịch bản xấu nhất, thế giới vẫn chưa có vaccine và ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm Covid-19 mới thì kim ngạch xuất khẩu có thể giảm trong năm nay và chỉ tăng nhẹ trong năm tới dù dịch Covid-19 trong nước đã được kiểm soát.

    [​IMG]
    Báo cáo này còn chỉ ra, dịch Covid-19 mang đến cho Việt Nam cả cơ hội và thách thức. Việt Nam có 1.044 ca nhiễm Covid-19 trên tổng số 96,5 triệu người tính đến 1/9. Như vậy tỷ lệ nhiễm Covid-19 của Việt Nam là 11 người trên 1 triệu dân, thấp hơn rất nhiều so với con số 3.500 người của thế giới. Chính phủ Việt Nam đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4, sau đó, duy trì việc nới lỏng giãn cách đến tháng 7.

    Việc thực hiện giãn cách đã tiêu tốn những khoản chi phí lớn đối với nền kinh tế và số lượng người lao động mất việc lớn. Ví dụ, doanh số bán lẻ giảm 31% vào tháng 4 và số người mất việc làm là 2,4 triệu vào quý II, lần đầu tiên thị trường lao động ghi nhận số lượng thất nghiệp lớn nhất, kể từ thời điểm giữa năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã tăng lên con số 4,5% vào quý II, mức cao nhất trong một thập kỷ và tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, tăng trưởng GDP quý I giảm mạnh, chỉ đạt 3,8%, sau đó giảm xuống còn 0,4% vào qúy II, mức tăng trưởng thấp kỷ lục từ khi thực hiện thống kê.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP sẽ bước vào đà phục hồi vào quý III khi hoạt động công nghiệp, dịch vụ, bán lẻ, xuất khẩu và đầu tư công.

    Triển vọng chính sách tài khóa và tiền tệ

    Giải pháp hỗ trợ nền kinh tế ứng phó bởi những khó khăn của dịch Covid-19 bằng chính sách tài khoá hay tiền tệ được Goldman Sachs kỳ vọng sẽ tiếp tục được ban hành trong trường hợp cần thiết. Do phải củng cố tài khóa, kiểm soát nợ công dưới mức 65% GDP nên dư địa có thể không còn nhiều.

    Sau hai lần giảm lãi suất cơ bản lên tới 150 điểm phần trăm vào tháng 3 và 5, chính sách tiền tệ được kỳ vọng duy trì việc nới lỏng tiền tệ trong những tháng tới. Đồng thời, cán cân thanh toán dù đã được cải thiện trong những năm gần đây những vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường tài chính địa phương kém phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn vốn như tài trợ từ nước ngoài bị hạn chế. Thêm nữa, dự trữ ngoại hối đến nay còn khiêm tốn, khoảng 85 tỷ USD.

    [​IMG]
    Ngân hàng Nhà nước yêu cầu lạm phát phải được kiểm soát dưới mức 4% như chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế trong những tháng vừa qua, chỉ số nhóm lương thực, thực phẩm đóng góp 31% vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và sản lượng tăng trưởng âm là những trở ngại trong việc thực hiện chỉ tiêu lạm phát năm nay.

    Dựa trên những chỉ báo vừa nêu, Goldman Sachs dự báo mức chênh lệch sản lượng của nền kinh tế năm nay so với năm ngoái vẫn sẽ âm cho đến cuối 2022 theo kịch bản cơ sở. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp được giảm dần qua các năm, trong đó khu vực sản xuất sẽ phục hồi nhanh hơn so với dịch vụ. Tương tự, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị sẽ giảm chậm hơn so với khu vực nông thôn, nơi có 67% lực lượng lao động sinh sống vào 2019.

    [​IMG]
    Cán cân thanh toán (BOP) sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm do cán cân thương mại tăng trưởng mạnh và dòng vốn đầu tư nước ngoài phục hồi và Ngân hàng Nhà nước không phải tiến hành các biện pháp thắt chặt tiền tệ để bảo vệ tiền đồng.

    Nhìn chung, kinh tế vĩ mô được nhìn nhận sẽ tiếp tục ổn định trong năm tới với chính sách điều hành hiện nay.
    SpaceX thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    EVFTA "mở cánh cửa lớn" cho mặt hàng nông sản Việt Nam sang châu Âu
    Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA[/paste:font]
    Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên dẫn đầu thế giới
    Mục tiêu xuất khẩu 340 tỷ USD, nhập khẩu 330 tỷ USD vào năm 2025
    Cơ hội xuất khẩu cực lớn khi thực thi Hiệp định EVFTA
    Gần 100% kim ngạch xuất khẩu sang EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu

    Đó là lô hàng gồm một container dừa tươi bằng đường tàu biển và 3 tấn thanh long, 12 tấn bưởi bằng đường hàng không sang thị trường EU. Công ty Vina T&T Group – chủ lô hàng đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn Global GAP, các nhà máy chế biến, đóng gói trái cây áp dụng tiêu chuẩn như ISO, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP), phát triển các sản phẩm chế biến sâu đáp ứng quy định của thị trường EU. Sau lô hàng này, sắp tới, trung bình mỗi tuần công ty sẽ xuất khoảng 20 tấn trái cây các loại sang thị trường EU.

    Trước đó, ngày 16/9, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã xuất khẩu 14 container với số lượng 296 tấn cà phê sang Cảng đến Hamburg, Antwerp của Bỉ và Đức. Đây là lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA.

    Rau, quả tươi Việt Nam cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU kể từ ngày 1/8 vừa qua. Hiện EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ.

    Như vậy, ngành nông nghiệp đã liên tiếp đón nhận tin vui sau gạo và tôm, lần lượt cà phê, chanh leo, trái cây được sang châu Âu với thuế suất ưu đãi chưa từng có. Có thể thấy sau một tháng EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU đã tăng đột biến, đặt nền tảng cho những bước tiến trong tương lai.

    Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 8 đầu năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 336,92 tỷ USD; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỷ USD, tăng 2,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 161,9 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ 2019. Cán cân thương mại cả nước đã xuất siêu gần 13,5 tỷ USD sau 8 tháng, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kỳ năm 2019 (5,47 tỷ USD).

    Đáng chú ý, tháng 8, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã đạt mức cao nhất tính theo tháng trong năm 2020. Mức tăng chủ yếu đến từ đà tăng trưởng cao của một số mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ...

    Trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang EU trong tháng 8/2020 ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước.



    Sau 1 tháng triển khai Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu gạo hưởng lợi khá lớn bởi thuế suất mặt hàng này về 0%. Nhờ đó, giá xuất khẩu gạo đã tăng từ 80 - 200 USD/tấn so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.

    Ước tính, trong tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường EU đạt 350 USD, tăng 17% so với tháng trước đó.

    Bên cạnh mặt hàng nông sản Việt nam, nhiều mặt hàng khác như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… cũng đang kỳ vọng lớn vào việc gia tăng xuất khẩu sang EU khi EVFTA có hiệu lực, trong bối cảnh xuất khẩu nói chung đang gặp nhiều khó khăn.

    Từ nay đến cuối năm, để duy trì những kết quả đạt được, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phương án cam kết cắt giảm/xóa bỏ thuế nhập khẩu hàng hóa và các cam kết về tiếp cận thị trường của EVFTA để nâng cao sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về các cam kết của Hiệp định.
    SpaceX thích bài này.
  6. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    16.571
    Về hiệp định (EVFTA – Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ) thì Lốp xe ô tô cũng có phần bác ...thuế xuất về 0% mà bác

    http://www.vinachem.com.vn/vmctd/ti...doan-tai-tang-truong-nhanh-nho-xuat-khau.html

    Kế đến là hiệp định EVFTA – Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; DRC đã được hưởng thuế nhập khẩu 0% vào châu Âu. Dù vậy, doanh nghiệp này cho biết nhờ những cải tiến mới cho sản phẩm, họ đã đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn EU và lên kế hoạch đưa sản phẩm thâm nhập thị trường sớm, chinh phục thị trường khó tính này.
    Last edited: 19/09/2020
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Tính đến hết 31/8 có gần 2,8 triệu tài khoản được mở trên thị trường chứng khoán


    Cụ thể, tính riêng trong tháng 8, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mở tổng cộng gần 28.600 tài khoản giao dịch chứng khoán, tăng 4,4% so với mức tăng của tháng 7. Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp số lượng tài khoản chứng khoán mở mới ở mức dưới 30.000 kể từ tháng 3 (thời điểm nhà đầu tư ồ ạt vào bắt đáy sau khi thị trường lao dốc do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

    Trong đó, các nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới 28.271 tài khoản chứng khoán trong tháng 8 (tháng 7 là 27.072 tài khoản). Tính tổng cộng từ đầu năm đến hết tháng 8, nhà đầu tư cá nhân mở 220.686 tài khoản, tăng 17,5% so với lượng mở mới của cả năm 2019 (187.825 tài khoản).

    Trong khi đó, lượng tài khoản nhà đầu tư tổ chức trong nước mở mới đã chững lại trong tháng 8 với 91 sau khi lên cao nhất trong vòng 4 tháng với 97 tài khoản ở tháng 7. Tính hết tháng 8, nhà đầu tư trong nước có 2,56 triệu tài khoản.

    Nhà đầu tư nước ngoài lại mở mới 229 tài khoản chứng khoán, cao nhất kể từ tháng 1/2020. Trong đó, cá nhân nước ngoài mở mới 218 tài khoản và tổ chức là 11 tài khoản. Tính đến hết ngày 31/8, nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 33.829 tài khoản.

    Con số trên đã đưa tổng số lượng tài khoản được mở tính đến hết 31/8 là gần 2,8 triệu. Trong đó, việc nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán tiếp tục được cho là tác động tốt đến thị trường.

    [​IMG]
    Lượng mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước theo tháng. Đơn vị: Tài khoản.
    Bất chấp dịch Covid-19 bùng phát trở lại, thị trường chứng khoán vẫn có diễn biến tích cực trong tháng 8 khi VN-Index tăng 83,26 điểm (10,43%) so với tháng 7 lên 881,65 điểm. HNX-Index cũng tăng 17,34 điểm (16,13%) lên 124,85 điểm. UPCoM-Index tăng 4,02 điểm (7,34%) lên 58,82 điểm. Thanh khoản riêng sàn HoSE ở mức tương đương so với tháng 7 với tổng khối lượng giao dịch ở mức 6,3 tỷ cổ phiếu (giảm 3%) nhưng giá trị giao dịch tăng 2,3% lên mức 110.232 tỷ đồng.
    SpaceX thích bài này.
  8. PanDad

    PanDad Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2019
    Đã được thích:
    1.698
    Đang thời buổi kéo Tây, đại bàng mà, phải rắc thóc dụ chim sẻ, lót ổ dụ đại bàng thui. Cuối tháng này chốt NAV lệnh rùi, éo để cho thằng nào lỗ hết nhé:D
    BigDady1516 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Thị trường ngày 19/9: Vũ trường đông nghịt trong ngày mở cửa trở lại

    [​IMG]
    Tiếp tục kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm 2020. Tổng đàn gia cầm tăng kỷ lục, trứng gà, trứng vịt liên tục rớt giá. Con phố sầm uất bậc nhất thủ đô - Tạ Hiện đã “hồi sinh”, vũ trường đông nghịt khách vui chơi sau lệnh cấm.
    SpaceX thích bài này.
  10. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    16.571
    Cái gạch đầu dòng này là động lực lớn không nhỏ Xiền đổ vào thị trường thời gian qua:

    >>>Lãi suất ngân hàng giảm, tiền nhàn rỗi F0-Fn đổ vào Thị trường chứng khoán lớn !
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này