VNM chuẩn bị vào bệ phóng !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Banmaixanh2016, 03/10/2016.

7735 người đang online, trong đó có 1048 thành viên. 15:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16770 lượt đọc và 109 bài trả lời
  1. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ về việc SCIC bán vốn
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cơ bản đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về việc bán vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), nhưng yêu cầu đặc biệt chú ý việc tư vấn định giá vì liên quan “đồng tiền, bát gạo của nhân dân”.
    http://image.*********.vn/2016/10/03/scic-von.jpg
    Thủ tướng nhấn mạnh cần đặc biệt chú ý việc tư vấn định giá khi bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

    Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 đang diễn ra ngày 3/10, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ về việc bán vốn của SCIC tại các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn Upcom.

    Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo SCIC khẩn trương bán vốn nhà tại một số doanh nghiệp lớn, trong đó có Vinamilk, theo hướng công khai, minh bạch, chống thất thoát vốn nhà nước, chống lợi ích nhóm, bảo đảm bán được giá cao nhất, bảo đảm lợi ích cao nhất của nhà nước.

    Nay tại phiên họp Chính phủ, theo Bộ Tài chính, thời gian qua, cơ chế bán vốn của SCIC tại các doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định 151 năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của SCIC và Quy chế bán vốn của SCIC. Quy chế bán vốn của SCIC đã quy định cụ thể các nội dung bán cổ phần của SCIC tại các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn Upcom.

    Trong đó, với trường hợp bán cổ phần theo phương thức thỏa thuận ngoài hệ thống giao dịch Sở Giao dịch Chứng khoán, sàn Upcom (thực hiện chuyển nhượng qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán) nếu giá bán thỏa thuận ngoài biên độ (vượt trần), SCIC có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị chấp thuận chuyển nhượng và thực hiện thủ tục chuyển nhượng qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán; việc xác định giá bán cổ phần tối thiểu tại các doanh nghiệp đã niêm yết phải bằng hoặc cao hơn giá vốn cổ phần hạch toán trên sổ sách kế toán của SCIC (sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư vốn theo quy định) nhưng không thấp hơn giá sàn giao dịch trên thị trường tại ngày bán hoặc ngày ký hợp đồng bán cổ phần (không khống chế mức giá bán tối đa cổ phần).

    Bộ Tài chính cho biết, từ năm 2014 đến năm 2015, SCIC đã triển khai bán vốn thành công tại 12 doanh nghiệp niêm yết theo phương thức bán thỏa thuận ngoài hệ thống Sở Giao dịch Chứng khoán, sàn Upcom với giá bán nằm ngoài biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng. Kết quả, giá trị vốn đầu tư SCIC hạch toán trên sổ sách kế tóan là 211,499 tỷ đồng, giá trị bán vốn thu về là 757,904 tỷ đồng, chêch lệch bán vốn là hơn 565,215 tỷ đồng, chênh lệch giữa giá trị thu về so với giá trị tính theo mức giá trần của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng là 371,236 tỷ đồng.


    Bộ Tài chính thấy rằng, quy định cho phép SCIC thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp đã niêm yết với giá bán ngoài biên độ (vượt trần) thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán là phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán. Bên cạnh đó, quy định xác định giá bán cổ phần tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá vốn cổ phần hạch toán của SCIC tại Quy chế bán vốn của SCIC không vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhà nước (kết quả kinh doanh không phát sinh lỗ hoặc có lãi); giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ...

    http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Bo-Tai-chinh-de-nghi-Chinh-phu-ve-viec-SCIC-ban-von/288001.vgp
  2. TIENMOI

    TIENMOI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/05/2016
    Đã được thích:
    1.168
    Chính thức ngày 04/10/2016 www.vndirect.com.vn tháo cống PPI giá sàn mãi phát lộc 2. 860VND. Đề nghị các cơ quan ban ngành đoàn thể, tổ chức cá nhân, tự doanh, quỹ đầu tư ngoại quốc, tay to mặt lớn, đặc biệt các thím vô công rỗi nghề gọi là quần chúng, đối tượng này rất manh động và hung hãn do chúng quá đông chuẩn bị bao bị đi vớt xác PPI. Đề nghị nghiêm chỉnh thực hiện bố cáo. Thân ái và quyết thắng!
  3. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Thị trường bia sẽ vào tay nước ngoài?

    Song song với kế hoạch thoái vốn, hai "ông lớn" ngành bia là Sabeco và Habeco dự tính sẽ lên sàn chứng khoán. Cụ thể, Sabeco sẽ niêm yết trên sàn TP.HCM (HoSE) còn Habeco sẽ giao dịch trên sàn Upcom.


    [​IMG]
    Ảnh: Quý Hòa.

    Sau nhiều năm trì hoãn, mới đây Chính phủ tuyên bố sẽ thoái toàn bộ 82% vốn đang nắm giữ tại Habeco ngay trong năm 2016. Còn tại Sabeco , lộ trình thoái hơn 89% vốn sẽ chia làm 2 đợt. Đợt 1, Sabeco sẽ chào bán 53,59% vốn trong năm nay. Số cổ phần còn lại sẽ được thoái vào năm sau.

    Quá tầm với nhà đầu tư nội

    Ngay sau khi tin tức loan đi, theo hãng tin Wall Street Journal, Thai Beverage và Singha của Thái Lan, Kirin và Asahi của Nhật Bản, Heineken của Hà Lan, Anheuser-Busch InBev của Mỹ, SABMiller của Anh đều bày tỏ ý muốn tham gia mua cổ phần của Sabeco và Habeco. Hãng Bloomberg dẫn lời ông Lê Hồng Xanh - TGĐ Sabeco cho biết thêm, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng là một đơn vị nằm trong danh sách nhà đầu tư tiềm năng.

    Tuy nhiên, khả năng các công ty nội địa trở thành đối tác chiến lược của Sabeco được đánh giá khó xảy ra. Bởi căn cứ mức giá cổ phiếu Sabeco đang giao dịch trên sàn OTC khoảng 80.000 đồng/CP. Ước tính, để nắm giữ hơn 53% cổ phần của Sabeco, nhà đầu tư phải chi ra tối thiểu 2 tỷ USD. Đây là số tiền rất lớn so với năng lực tài chính của các công ty trong nước.

    Ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc chạy đua đặt chân vào Sabeco đang thuộc về Heineken. Hiện tại, Heineken đã nắm giữ khoảng 5% cổ phần và có ý định trở thành cổ đông chiến lược của Sabeco.

    Theo số liệu của Euromonitor, hơn 80% thị phần toàn thị trường bia Việt Nam hiện nằm trong tay của 3 doanh nghiệp là Sabeco, VBL (nay là Heineken, sở hữu các thương hiệu như Heineken, Tiger, Larue...) và Habeco. Nhưng nếu như Sabeco nắm giữ khoảng 40% thị phần thì Heineken lại chỉ nắm khoảng 20%. Gia tăng sở hữu ở Sabeco sẽ giúp Heineken rút ngắn khoảng cách thị phần với Sabeco.

    Heineken đã và đang chạy đua cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam. Năm 2015, Heineken lần đầu tiên vượt qua Habeco để vươn lên vị trí thứ 2 về sản lượng ngành bia trong khi Sabeco gần như không có sự tăng trưởng về sản lượng.

    Về mặt thương hiệu, dù năm ngoái Sabeco đã chi ra số tiền cho quảng cáo, tiếp thị lên gần 1.300 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với chi phí marketing của 3 năm trước nhưng thống kê của trang Buzzmetrics chỉ ra, thương hiệu Bia Sài Gòn của Sabeco vẫn xếp sau 3 thương hiệu Tiger, Heineken và Budweiser.

    Đặc biệt, Heineken gần như không có đối thủ ở phân khúc cao cấp. Điều này đã lý giải phần nào vì sao Heineken thường bỏ xa Sabeco về mặt lợi nhuận dù thị phần thua kém. Và cũng lý giải vì sao Heineken lại xem Việt Nam là thị trường quan trọng thứ 2, chỉ sau Mexico.

    Quyết tâm của nhà đầu tư ngoại

    Để củng cố vị thế trong phân khúc dòng bia phổ thông, Heineken có thể chi đậm để sở hữu ở Sabeco. Nhưng không chỉ Heineken, ThaiBev- hãng bia nổi tiếng của Thái Lan cũng tỏ ra quyết tâm sở hữu một phần Sabeco. Tháng 11/2014, ThaiBev đã ngỏ ý muốn sở hữu 53% cổ phần ở Sabeco và định giá Sabeco khoảng 2 tỷ USD.

    Đến tháng 2/2015, ThaiBev lại lên tiếng muốn mua 40% cổ phần của Sabeco với giá trị 1 tỷ USD. ThaiBev cho thấy họ sẵn sàng trả giá cao để mua cổ phần Sabeco như bước đệm để tiến bước nhanh nhất vào thị trường Việt Nam.

    Riêng Carlsberg - hãng bia lớn thứ 3 thế giới và đang nắm giữ 10% thị phần bia ở Việt Nam lại hướng chú ý đến Habeco. Đầu tháng 9 vừa qua, Carlsberg đã bán nhà máy tại Bà Rịa - Vũng Tàu như một cách dồn lực tập trung vào thị trường phía Bắc.

    Carlsberg đặt mục tiêu nâng tỷ lệ sở hữu tại Habeco từ 17% lên mức 30%. Ngoài sở hữu cổ phần ở Habeco, Carlsberg còn nắm 100% cổ phần của bia Huế (Huda Beer), 60% cổ phần liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á (Halida) cùng một số công ty nhỏ khác.

    Sự quyết tâm của ThaiBev hay sự tích cực chạy đua của những tên tuổi lâu năm như Heineken, Carlberg trong giành quyền sở hữu ở Sabeco, Habeco cho thấy, thị trường bia Việt Nam rất hấp dẫn. Theo báo cáo của Hiệp hội Bia - Rượu – Nước giải khát Việt Nam, năm 2015, người Việt đã tiêu thụ khoảng 3,4 tỷ lít bia, tăng 10% so với năm 2014 và tăng gần 41% so với năm 2010.

    Đáng nói là mức tiêu thụ bia của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh bất chấp thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho bia kể từ đầu năm nay. Và Việt Nam đã thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á, đứng thứ 3 thế giới (sau Nhật, Trung Quốc) về tiêu thụ bia. Với sức hấp dẫn này, Việt Nam cũng là một trong những thị trường lý tưởng để các hãng bia thế giới tăng cường hiện diện và dồn lực đầu tư.

    Sau khi gia nhập thị trường Việt Nam thông qua liên doanh với Vinabata, Sapporo Holdings - tập đoàn bia hàng đầu Nhật Bản đã mua lại toàn bộ cổ phần của Vinataba trong liên doanh. Sau đó, Sapporo đã thay đổi nhận diện bao bì sản phẩm và đã mở rộng mạng lưới phân phối với 4.000 cửa hàng trên khắp cả nước chỉ sau 5 năm.

    Riêng AB-InBev (Mỹ) đã khánh thành nhà máy bia 50 triệu lít/năm tại Bình Dương vào tháng 5 năm ngoái. Theo kế hoạch, công suất nhà máy của AB-InBev tại Việt Nam sẽ tăng lên 100 triệu lít/năm trong thời gian tới và sản phẩm sẽ chủ yếu phục vụ cho thị trường Việt Nam.

    Hay Singha - hãng bia đứng đầu của Thái Lan đã rót vốn để nắm giữ 25% cổ phần tại Masan Consumer Holdings - đơn vị đầu tư Nhà máy Bia Masan Brewery HG tại Hậu Giang, với công suất 100 triệu lít/năm. Đặc biệt, Heineken mới đây đã mua thêm nhà máy Carlsberg ở Vũng Tàu và đổi tên Công ty Bia Việt Nam thành Công ty Heineken Việt Nam.

    Những đầu tư mạnh mẽ này hứa hẹn sẽ dần làm thay đổi thứ bậc trên thị trường bia. Trong đó, thứ hạng dẫn đầu của Sabeco, Habeco có nguy cơ bị đe dọa. Các chuyên gia còn dự báo, dù Heineken hay bất cứ một hãng bia nước ngoài nào sở hữu cổ phần ở Sabeco, Habeco thì sớm muộn gì thị trường bia Việt Nam cũng sẽ là "cuộc chơi" của những hãng bia ngoại.

    Theo Doanh Nhân Sài Gòn
  4. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Hiện SCIC cũng đang làm việc với một số nhà tư vấn cả trong nước và quốc tế để lựa chọn đơn vị tư vấn ngay trong tháng 9 này. Trong số các tổ chức được mời có những cái tên nổi bật như: Credit Suisse, HSBC, J.P. Morgan Chase, Nomura Holdings, vấn công ty tư vấn Rothschild. Bài viết cũng có đề cập tới các công ty chứng khoán trong nước nhận được lời mời tư vấn là Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty chứng khoán TPHCM (HSC)...

    Ông Chi cũng cho biết, mức giá khởi điểm khi bán vốn sẽ căn cứ vào giá tham chiếu trên thị trường và tính toán các yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra là tính toán mức giá phù hợp chứ khó bán cho nhà đầu tư cao hơn giá trị thật vì họ chuyên nghiệp nên kì vọng công khai minh bạch.

    Mặc dù, thừa nhận hiện tại chưa có nhà đầu tư nào tiếp xúc “ngỏ ý” mua Vinamilk nhưng ông Chi vẫn khẳng định không lo bị ế”.

    “Hôm nay chúng ta mới nói câu chuyện bán 9% trong năm nay thì nhà đầu tư còn phải có thời gian nghiên cứu, cân nhắc bởi đây cũng là thương vụ lớn”, ông nhấn mạnh.

    Nói về lo ngại bị mất thương hiệu nếu bán cho nhà đầu tư ngoài, ông Chi cho rằng: "Vinamilk là 1 thương hiệu lớn và giá trị rất cao, giá trị thực chưa tới 1 tỷ USD nhưng giá thị trường lên tới 9 tỷ USD, chả lẽ nhà đầu tư mua với giá như vậy lại bỏ đi. Dù vậy, Chính phủ cũng rất trăn trở và tất nhiên sẽ có chính sách khác nữa để giữ gìn thương hiệu Việt sau khi thoái vốn”.

    Hiện SCIC đang sở hữu 44,7% vốn tại Vinamilk. Theo truyền thông quốc tế đưa tin trước đó, hiện Fraser & Neave Ltd. (F&N), tập đoàn đồ uống của tỷ phú giàu nhất Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, hiện đã sở hữu 10,9% vốn Vinamilk và đang có ý định tiếp tục gia tăng sở hữu tại doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam này. Hiện người của F&N đã có một ghế trong HĐQT VNM.
  5. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Sau một đêm, đại gia Việt "đổi ngôi" ngoạn mục trên thị trường chứng khoán

    Ngoại trừ việc ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) luôn giữ nguyên ngôi đầu thì các vị thứ còn lại trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt thay đổi liên tục trong thời gian gần đây.

    Nếu tính theo thị giá đóng cửa cổ phiếu VIC phiên 30/9 thì ông Vượng hiện đang có khối tài sản lên tới trên 29.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán thông qua sở hữu 652,2 triệu cổ phần Vingroup. Hôm qua, giá VIC giảm nhẹ 1% (450 đồng/cp) còn 44.500 đồng.

    Còn theo cập nhật của Forbes thì tính đến thời điểm hiện tại, ông Vượng đã sở hữu trong tay khối tài sản ròng lên đến 2,4 tỷ USD, đứng vị trí thứ 861 danh sách những người giàu nhất thế giới.

    [​IMG]
    Trong khi ông Trịnh Văn Quyết trở thành người giàu thứ 2 thị trường chứng khoán nhờ mua thêm cổ phiếu thì bầu Đức ra khỏi Top 10 do giá HAG sụt giảm mạnh.
    Vị thứ của ông Phạm Nhật Vượng cải thiện đáng kể bởi trước đó, xếp hạng trong danh sách người giàu thế giới năm 2015, ông chỉ đứng thứ 1118 và năm 2016 là 1011.

    Thông tin đáng chú ý trong tuần này đó là sự "đổi ngôi" ở vị trí người giàu thứ 2 thị trường chứng khoán Việt. Theo đó, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã để vuột vị trí này vào tay ông Trịnh Văn Quyết - ông chủ Tập đoàn FLC.

    Sau khi chi đậm hơn 2.344 tỷ đồng để mua vào gần 100 triệu cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng Faros, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đã vượt 10.000 tỷ đồng. Sau giao dịch này, ông Quyết đã nâng tỷ lệ nắm giữ tại Faros từ 179,7 triệu cổ phiếu lên 279,5 triệu cổ phiếu ROS, tương đương 65% vốn điều lệ công ty.

    Công ty cổ phần Xây dựng Faros tiền thân là Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà, thành lập năm 2011 với vốn điều lệ vỏn vẹn 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm từ 2014 đến tháng 3 năm nay, Faros đã dần tăng vốn "khủng" lên 4.300 tỷ đồng. Công ty này được biết đến là tổng thầu nhiều dự án lớn của Tập đoàn FLC.

    Ngày 1/9 vừa qua, Faros niêm yết trên sàn TPHCM (HSX) với mã ROS. Cổ phiếu này đã có chuỗi tăng giá chóng mặt với nhiều phiên liên tiếp tăng trần, đưa thị giá từ mức 12.600 đồng của phiên giao dịch đầu tiên lên 34.100 đồng phiên 30/9.

    Mới đây, ông Trịnh Văn Quyết vừa công bố thông tin đăng ký mua thêm 30 triệu cổ phiếu FLC, do đó, dự kiến tài sản trên sàn chứng khoán của vị đại gia này sẽ còn tiếp tục tăng.

    Người từng có thời gian dài khẳng định vị trí giàu thứ 2 thị trường chứng khoán Việt Nam là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) thì nay đã "bật" khỏi Top 10 xuống vị trí thứ 11 của danh sách này.

    Mặc dù đã có những hồi phục nhất định trong một số phiên gần đây song HAG chỉ còn 5.250 đồng thị giá. Mối quan tâm của giới đầu tư vẫn đổ dồn vào sự xoay xở của bầu Đức quanh khoản nợ khổng lồ đã đến hạn của công ty này. Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2016 đã soát xét, nợ ngắn hạn của tập đoàn 12.343 tỷ đồng, nợ dài hạn 14.340 tỷ đồng, tổng nợ 26.683 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn điều lệ tập đoàn ở mức 7.900 tỷ đồng.

    Tại đại hội đồng cổ đông vừa qua, bầu Đức cho biết, tập đoàn này sẽ bán 20.000 hecta cao su cho một số đối tác Trung Quốc lấy 8.000 tỷ đồng trả nợ. Ông Đức cũng nhấn mạnh rằng, bán diện tích trên, tập đoàn vẫn còn khoảng 60.000 hecta nữa (kể cả ở Campuchia, Lào, Việt Nam).

    Ngoài ra trong Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam còn có những cái tên khác là bà Nguyễn Thị Hiền (HPG, vợ ông Trần Đình Long); chị em bà Phạm Thu Hương, bà Phạm Thúy Hằng (VIC); bà Trương Thị Lệ Khanh (VHC - Thủy sản Vĩnh Hoàn); ông Nguyễn Đức Tài và ông Trần Lê Quân (MWG - Thế giới di động).
  6. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Theo kế hoạch thoái vốn nhà nước, dự kiến, toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Habeco (BHN) khoảng 9.000 tỷ đồng (tương đương 81,79% vốn điều lệ) sẽ được thoái vốn trong năm 2016.

    Còn tại Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), việc thoái vốn sẽ được chia làm 2 đợt. Đợt 1 thoái 53,59% vốn điều lệ (tương đương 24.500 tỷ đồng) trong năm 2016. Đợt 2 sẽ thoái tiếp 36% vốn điều lệ (tương đương 16.000 tỷ đồng) trong năm 2017 sau khi Sabeco niêm yết trên thị trường chứng khoán.

    Thông tin mới nhất được ông Phan Đăng Tuất, nguyên Chủ tịch HĐQT Sabeco (hiện nay là vụ trưởng, thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Công Thương) đưa ra, hiện Sabeco đang ký hợp đồng với tư vấn. Tuy nhiên, ông Tuất không tiết lộ mức giá bán và cho biết công ty tư vấn và Sabeco sẽ cùng thẩm định để xác định giá bán cho Sabeco theo đúng giá thị trường.

    “Không ai xác định giá trị đúng bằng thị trường, cứ lên sàn sẽ biết giá chính xác. Hiện có công ty tư vấn họ làm, còn những mức giá được đưa ra gần đây chỉ là dự báo, còn chủ trương của Chính phủ là thị trường sẽ quyết định” - ông Tuất nói.

    Cũng theo ông Tuất, trong kế hoạch được công ty tư vấn xây dựng, sẽ đưa ra mức giá sàn. Việc này là thực hiện theo đúng quy trình làm cổ phần hóa, yêu cầu phải xác định giá. Tuy nhiên, đây chỉ là giá tham khảo đưa ra thị trường, nên giá bán cuối cùng sẽ do thị trường quyết định.

    Việc đưa 2 doanh nghiệp lên sàn để dùng Thị trường chứng khoán “định giá” doanh nghiệp trước khi Nhà nước thoái vốn là một ý tưởng mới mẻ. Khi được hỏi về vấn đề này, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cho rằng đây là giải pháp hợp lý trong bối cảnh hiện nay nhưng cũng chỉ là yếu tố tham khảo.

    Theo ông Hiển, đa phần các DN bán cổ phần ra công chúng thường có giá cao hơn giá đang niêm yết trên TTCK. Có hai nguyên nhân để nhà đầu tư chấp nhận sở hữu cổ phần với giá cao hơn thực tế do nhà đầu tư có thể dễ dàng mua cổ phiếu trong các phiên IPO với khối lượng lớn. Sau đó, với số lượng nắm giữ lớn, nhà đầu tư chiến lược có thể dễ dàng nắm quyền điều hành DN trong tương lai.

    Một DN muốn bán được cổ phần với giá cao đòi hỏi phải có bộ máy điều hành năng động và chiến lược phát triển rõ ràng. Ngoài ra, muốn bán được giá cao, DN phải tìm được đối tác không chỉ có năng lực tài chính mà còn phải thích hợp với hoạt động của DN.

    Tuy nhiên, với trường hợp này lại có thể không đúng với Sabeco. Hiện Heineken đang nắm giữ 60% cổ phần tại Công ty TNHH Heineken Việt Nam (tiền thân là Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam - VBL) và 5% cổ phần tại Sabeco. Tuy nhiên, nếu Heineken trở thành đối tác chiến lược của Sabeco sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền trên thị trường bia.

    Thực tế cho thấy, các DNNN dù có được tổ chức tư vấn nước ngoài nhưng việc định giá vẫn chưa thật sự hiệu quả. Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc định giá này chưa sát với thực tế và gây thoát thoát vốn cho NN.

    Ngược lại, nhiều DN lại tự đánh giá về tiềm năng lợi thế hay thương hiệu mình quá lớn. Việc này dẫn dẫn việc định giá quá cao và không nhận được sự quan tâm của giới đầu tư.

    Chính vì những lý do này, việc Thủ tướng có yêu cầu Sabeco và Habeco tiến hành niêm yết trước sau đó mới bán cổ phần là giải pháp hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Nhưng đây chỉ là giải pháp tham khảo chứ không phải là yếu tố quyết định đến giá cổ phần.

    Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng vừa chọn được cổ đông chiến lược trên sàn chứng khoán vừa bán được cổ phần với giá cao.

    Hải Phong
  7. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    (Chinhphu.vn) – Nhiều đại gia nước ngoài đang xếp hàng để tham gia đấu thầu mua cổ phần tại Sabeco, Vinamilk hay Habeco. Trong bối cảnh đó, theo đại diện Bộ Tài chính, Việt Nam có thể tính tới giải pháp “cổ phần vàng” để giữ các thương hiệu quốc gia.

    Tờ Wall Street Journal vừa có bài viết liên quan đến chủ trương của Chính phủ trong việc thoái vốn nhà nước tại những doanh nghiệp lớn.
    Theo báo này, các hãng đồ uống hàng đầu thế giới đang xếp hàng để tham gia thị trường bia rất tiềm năng tại Việt Nam và hứa hẹn những thương vụ lớn trong năm 2016. Một nguồn tinc ho biết những công ty có thể đấu thầu mua số cổ phần này là Thai Beverage và Singha Group của Thái Lan, Kirin Holdings và Asahi Group Holdings của Nhật Bản, Heineken (Đan Mạch) và Anheuser-Busch InBev (Bỉ).

    "Đây chính là cơ hội hiếm hoi để mua cổ phần các tên tuổi hàng đầu tại một thị trường có văn hóa uống bia phát triển mạnh", Eugene Gong - Giám đốc Mua bán và Sáp nhập Đông Nam Á tại Deutsche Bank cho biết. "Tôi không ngạc nhiên nếu tất cả hãng bia lớn trên thế giới tham gia thương vụ này".

    Theo Wall Street Journal, việc bán cổ phần nhà nước trong Sabeco và Habeco được coi là bài kiểm tra với cam kết đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp của Chính phủ. Bà Luong Thi My Hanh - Giám đốc đầu tư VietFund Management nhận xét việc này "cho thấy sự quyết tâm, không chỉ củng cố cam kết về tính minh bạch, mà còn thực hiện tái cấu trúc kinh tế ở mức toàn diện hơn".

    WSJ nhận định thị trường Việt Nam đang tăng trưởng trong mọi ngành, từ bia đến dịch vụ ngân hàng. Đây là điểm hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, đặc biệt từ Nhật Bản và châu Âu, do thị trường trong nước đã bão hòa.

    Bán vốn tại Vinamilk ngay trong năm 2016

    Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với các cơ quan báo chí, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho biết sẽ triển khai bán vốn của Vinamilk trong năm 2016.

    Tại buổi trao đổi với báo chí ngày 14/9, ông Tiến cho biết: "SCIC đã lên kế hoạch và sẽ bắt đầu bán vốn của Vinamilk ngay trong năm 2016. Còn lại 9 doanh nghiệp khác cũng thực hiện trong năm nay và đầu năm sau".

    Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng cần lựa chọn lộ trình bán làm sao để lợi ích Nhà nước đạt cao nhất. Mặt khác, do Vinamilk là doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và có thể tác động mạnh tới thị trường nên khi tiến hành bán vốn phải tránh gây bất ổn thị trường.

    Đối với việc cổ phần hoá Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco), ông Đặng Quyết Tiến cho biết, hiện hai Tổng công ty này vẫn đang thuộc quản lý của Bộ Công Thương, chưa bàn giao về SCIC. Vì vậy, vai trò của Bộ Tài chính trong tiến trình cổ phần hoá của hai công ty này chủ yếu là giám sát và đưa ra ý kiến nếu Bộ Công Thương cần.

    Về việc nhiều chuyên gia lo ngại Việt Nam có thể mất các thương hiệu quốc gia nếu không cẩn trọng, ông Đặng Quyết Tiến thừa nhận, khi đấu giá công khai thì không thể có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thậm chí nếu bán cho doanh nghiệp trong nước, họ cam kết giữ cổ phần trong 3 năm, nhưng sau đó không có gì chắc chắn về việc họ không bán lại cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài khi được giá hay không muốn nắm giữ.

    Tuy nhiên, vẫn có cách thức để Nhà nước có quyền phủ quyết việc thay đổi thương hiệu dù không nắm lượng lớn cổ phần thông qua những rào cản kỹ thuật. Theo ông Tiến, kinh nghiệm tại một số doanh nghiệp trên thế giới cho thấy, họ sử dụng hình thức “cổ phần vàng”, đây là những cổ phần có quyền biểu quyết một số vấn đề như về thương hiệu.

    “Chúng ta có thể xây dựng điều lệ doanh nghiệp theo hướng khi thay đổi thương hiệu phải được chấp thuận bởi “cổ phần vàng”, đây đặc quyền riêng của mỗi doanh nghiệp. Điều này đã có quy định và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế”, ông Đặng Quyết Tiến chia sẻ.

    Thành Đạt
  8. cunnho

    cunnho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    79
    Toàn nói đại thì giỏi thôi,
  9. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Tôi lập Pic để cung cấp và trao đổi thông tin về VNM và các doanh nghiệp thoái vốn, bác có thông tin gì mới thì bổ sung và trao đổi cùng anh chị em nhé!
  10. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Thống kê tin mua – bán cổ phiếu Sabeco trên sàn giao dịch phi tập trung (OTC) cho thấy, lượng chào mua cổ phiếu Sabeco những ngày qua tăng đột biến và mức giá chào mua cũng tăng mạnh, đặc biệt kể từ ngày 20/9 vừa qua.

    Đây là thời điểm Bộ Công Thương có văn bản chính thức trả lời công văn của Tổng CTCP Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco) về việc niêm yết cổ phiếu Sabeco trên HOSE.
    Theo đó, Bộ Công Thương đã đồng ý với đề xSauất của bộ phận quản lý phần vốn nhà nước tại Sabeco về việc niêm yết cổ phiếu Sabeco trên HOSE.

    Trước thời điểm 20/9, mức giá chào mua dao động trong khoảng 80.000-90.000 đồng/cổ phiếu, sau 20/9, mức giá chào mua luôn trên 100.000 đồng/cổ phiếu. Đặc biệt, các lệnh với số lượng lớn, giá chào bán có thể lên 110.000 đồng một cổ phiếu.
    Với mức giá hiện tại, so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng (tháng 8/2016) đã tăng hơn 37% tuy vậy, để mua được cũng không dễ dàng khi cung không đủ cầu.

    Tính theo mức giá đang giao dịch trên OTC thì vốn hóa Sabeco đạt khoảng 71.000 tỷ đồng và quy mô thoái vốn Nhà nước lên tới 63.000 tỷ đồng, tương đương 2,7 tỷ USD.

    Sức nóng của việc niêm yết Sabeco không chỉ trên thị trường OTC mà còn lan tỏa lên thị trường chứng khoán niêm yết khi hàng loạt cổ phiếu “họ” Sabeco cùng tăng phi mã.

    Tính chung trên HOSE, HNX và Upcom, hiện có 4 doanh nghiệp đang niêm yết/giao dịch gồm CTCP Bia Sài Gòn Phú Thọ (BSP), CTCP NGK Chương Dương (SCD), CTCP Bia Sài Gòn Miền Tây (WSB) và CTCP Bia Sài Gòn Miền Trung (SMB).

    Trong đó, cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất là BSP, cổ phiếu mới giao dịch trên Upcom hồi tháng 8 đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/9 thị giá BSP đã đạt 35.000 đồng/cổ phiếu tăng 67% so với hồi đầu tháng.

    Được biết, hiện Sabeco đang thực hiện thương thảo, và dự kiến sẽ kí hợp đồng tư vấn niêm yết với Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng trước ngày 20/9.

    “Căn cứ quy định về niêm yết theo Quy chế niêm yết tại HOSE và kết quả làm việc sơ bộ với đơn vị Tư vấn niêm yết thì quy trình và việc triển khai các công việc cần thiết để niêm yết cổ phiếu ước tính sẽ mất 2 tháng tính đến thời điểm được phê duyệt và cấp giấy phép niêm yết”, Sabeco cho biết thêm.

    Trước đó, kết luận cuộc họp ngày 29/8 về bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Habeco và Sabeco khẩn trương niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước. Đây là một trong những giải pháp bảo đảm việc định giá cổ phiếu khi bán vốn Nhà nước được chính xác, sát giá thị trường, tránh thất thoát vốn nhà nước.

    Thanh Hằng

Chia sẻ trang này