VNM ----- Vinamilk hành trình lên đỉnh Phù Vân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Athena3, 06/04/2017.

2314 người đang online, trong đó có 925 thành viên. 22:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112075 lượt đọc và 809 bài trả lời
  1. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Theo bản tin của SSI, năm 2017, đơn vị này ước tính doanh thu thuần của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) đạt 53.442 tỷ đồng (tăng trưởng 14,2%). Giá sữa nguyên liệu thế giới đã ở mức hợp lý hơn và giả định giá sữa bột từ 3.180 USD/tấn còn 2.900 USD/tấn (tăng 18% so với năm trước). Theo đó, lợi nhuận ròng ước tính đạt 10.596 tỷ đồng (tăng trưởng 13,2% so với năm trước).

    Năm 2018, SSI ước tính tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng của Vinamilk đạt 13,1% và 7,6%.

    Xét về tổng quan quý 1/2017, SSI cho biết theo Vinamilk thì tăng trưởng doanh thu 2 tháng đầu năm 2017 đạt kết quả tích cực và doanh thu quý 1/2017 ước tính tăng 15-20%.

    Được biết, quý 1/2016, Vinamilk ghi nhận doanh thu 10.332 tỷ đồng và lãi ròng 2,157 tỷ đồng.

    Bộ Công thương sẽ bỏ mức trần giá sữa đối với sản phẩm sữa bột cho trẻ dưới 6 tuổi kể từ ngày 01/04/2017. Hiện tại, trên thị trường trong nước, quy định mức trần giá sữa áp dụng cho khoảng 900 sản phẩm từ tất cả các nhà sản xuất/nhập khẩu sữa tại Việt Nam. Theo Eurocham (đại diện cho 5 công ty sữa đa quốc gia tại Việt Nam), chính sách này gây khó khăn cho các công ty trong khi thực tế chưa tác động tích cực đến người tiêu dùng. Thay vào đó, các công ty sữa sẽ báo cáo giá sữa bán lẻ định kỳ lên Bộ Công Thương.

    SSI cho biết qua trao đổi với VNM thì việc bãi bỏ quy định là hợp lý và khích lệ cạnh tranh công bằng trên thị trường. Đối với giá các sản phẩm của VNM, công ty luôn theo sát chiến lược tập trung vào tăng trưởng sản lượng thay vì tăng giá bán trung bình. Do đó, Ban lãnh đạo VNM ước tính giá bán trung bình chỉ tăng ~3% đối với tất cả các phân khúc sản phẩm trong năm 2017. Sau năm 2017, việc bãi bỏ quy định mức trần giá sữa sẽ tạo điều kiện cho VNM cũng như các công ty sữa khác điều chỉnh mức giá bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh giá đầu vào tăng.

    Ngoài ra, giá sữa thế giới điều chỉnh nhiều hơn mong đợi do nguồn cung từ Châu Đại dương tăng so với ước tính. Giá sữa bột (nguyên kem, tách kem) đã điều chỉnh trong đợt đấu giá gần đây của Global Dairy Trade do nguồn cung từ Nam bán cầu cao hơn ước tính (mùa thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4).

    Do đó, SSI kỳ vọng Ban lãnh đạo VNM sẽ chốt giá nguyên liệu cần cho sản xuất nửa cuối năm 2017 vào trước tháng 4 (VNM đã chốt giá sữa bột đủ cho sản xuất đến tháng 5/2017).

    Trong năm 2016, SSI ước tính VNM đã mua khoảng 203 nghìn lít sữa tươi từ khoảng 120.000 đầu mối ký hợp đồng với nông dân (+13,4%) trong khi nguồn từ công ty cung cấp 42 nghìn lít sữa (+11,7%). Vì vậy, khoảng 30% nguyên liệu thô của VNM từ nguồn cung trong nước. Hiện tại, đàn bò sữa của VNM có 17.500 con và số lượng sẽ tăng lên 24 nghìn con khi 02 nông trại ở Tây Ninh và Thanh Hóa hoạt động hết công suất (2018). Do đó, VNM sẽ tăng 40% nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước trong 5 năm tới.

    Năm 2016, tổng sản lượng sản xuất sữa uống của Việt Nam đạt 1.18 tỷ lít, tăng 7%. Trong khi đó, tổng nguồn cung sữa tươi trong nước chỉ chiếm 30-33% nhu cầu sản xuất sữa uống tại Việt Nam.

    Ngày 13/03, VNM khánh thành trang trại hữu cơ tại tỉnh Lâm Đồng. Đây là trang trại hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Quy mô ban đầu là 500 con bò sữa nhập khẩu với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng. Trở thành đơn vị đầu tiên triển khai sản phẩm sữa hữu cơ giúp nâng tầm thương hiệu Vinamilk và đây cũng là bước đầu mang sản phẩm chất lượng cao ra thị trường Việt Nam
  2. iSilent

    iSilent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    42
    F&N lại đăng ký múc tiếp 14tr cổ
    Athena3 thích bài này.
  3. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    VNM: F&N Dairy Investments muốn mua tiếp hơn 14.5 triệu cp
    Dự kiến từ ngày 12/04 đến 11/05, F&N Dairy Investments Pte. Ltd đăng ký mua thêm 14,514,530 cp của CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM).
    * VNM: Xuất hiện hàng loạt ứng viên mới cho HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021

    Giao dịch lần này sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh qua sàn. Nếu giao dịch thành công tổ chức này sẽ tăng nắm giữ VNM từ 227,723,248 cp (15.69%) tăng lên 242,237,778 cp (16.69%).

    Trước đó trong khoảng thời gian từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2017, tổ chức này cũng đã mua hơn 13 triệu cp VNM nhằm mục đích đầu tư.

    Hiện tại cổ phiếu VNM đang ở mức 142,600 đồng/cp./.

    Tài liệu đính kèm:
    20170407_20170407 - VNM - TB GDCP TCLQ - FN DI.pdf
  4. up_and_down

    up_and_down Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Đã được thích:
    460
    Freefloat còn có hơn 6% mà nó ăn vã thế này thì căng nhỉ, vô đối rồi
  5. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Theo ông Lee Meng Tat, Giám đốc điều hành mảng đồ uống không cồn của F&N, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một “mục tiêu tiềm năng”. Vinamilk được đánh giá là “một ví dụ điển hình cho thấy F&N đang muốn hướng tới, bao gồm: một công ty có thị phần lớn, thương hiệu mạnh và một mạng lưới bán lẻ rộng khắp”.

    “Lý tưởng nhất vẫn là M&A”, ông Lee cho biết. Đồng thời đề cập tới những nỗ lực để F&N tăng cường mở rộng trong khu vực Đông Nam Á, một thị trường tiềm năng nhưng F&N mới chỉ xếp thứ ba, sau Coca và Pepsi.

    “Nếu Vinamilk nới room rộng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài và đem lại nhiều lợi ích về tài chính, chúng tôi sẽ theo dõi sát sao cổ phiếu của Vinamilk”, Giám đốc mảng đồ uống không cồn tại F&N cho biết.
  6. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Tính đến đầu tháng 4-2017, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã lập đỉnh 9 năm với lượng mua mạnh của khối ngoại. Tính chung trong quý 1-2017, khối ngoại đã mua ròng trở lại 3.478 tỷ đồng trên cả 2 sàn.

    Khối ngoại mua ròng kỷ lục

    TTCK Việt Nam từ đầu năm đến nay giao dịch khá tích cực. Tính đến ngày 5-4, VN-Index đã đạt 724,14 điểm, tăng 8,64% so với thời điểm cuối năm 2016. Theo thống kê của các công ty chứng khoán, tính riêng tháng 3-2017, khối ngoại đã mua ròng 106 triệu USD (tương đương 2.438 tỷ đồng) giá trị cổ phiếu trên thị trường, mức cao nhất kể từ tháng 5-2014 đến nay.

    Tính đến thời điểm hiện tại, mức vốn hóa trên TTCK Việt Nam đạt hơn 2.260.000 tỷ đồng, tương đương 50,3% GDP, tăng 16% so với cuối năm 2016 và là mức cao nhất kể từ khi thành lập TTCK. Thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng cho thấy, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, huy động vốn trên TTCK đạt 40.700 tỷ đồng. Trong đó, giá trị huy động vốn tháng 2 tăng 79% so với tháng 1-2017.



    Một trong những lý do vốn hóa tăng là dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài tăng. Tại cuộc họp báo tổ chức vào đầu tháng 3, ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN, cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục mua ròng trên cả thị trường cổ phiếu. Riêng tháng đầu năm 2017 đã mua ròng với giá trị danh mục đạt trên 18,4 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay.

    Điểm qua các mã cổ phiếu trên thị trường mà khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HOSE, ngoài cổ phiếu VNM (Công ty CP Sữa Việt Nam) vẫn là tâm điểm hút dòng tiền ngoại khi được mua ròng tổng cộng 2.654 tỷ đồng trong quý 1-2017, thì những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn, vừa lên sàn vài tháng cũng hút được nhiều vốn ngoại.

    Cụ thể, 3 cổ phiếu được khối ngoại mua nhiều nhất lần lượt là NVL (Công ty Địa ốc Novaland), SAB (Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn) và VJC (Công ty Hàng không Vietjet) được mua ròng lần lượt 353,6 tỷ đồng, 340,9 tỷ đồng và 205 tỷ đồng. Trong đó, NVL và SAB mới chính thức giao dịch trên sàn HOSE từ tháng 12-2016 và VJC niêm yết khoảng hơn 1 tháng nay.

    Ông Wiston Lu, Giám đốc Khối phân tích và tự doanh Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng, cho rằng TTCK hiện mở ra nhiều cơ hội thu hút nhà đầu tư như làn sóng thoái vốn và niêm yết của các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, việc dỡ bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài (nới room) cũng được kỳ vọng mang đến cơ hội xem xét nâng hạng thị trường từ cận biên sang mới nổi, thu hút thêm dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

    “Với những lợi thế này, kênh chứng khoán sẽ là một trong những lĩnh vực có lợi thế thu hút dòng vốn mới. Đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước có thương hiệu và quy mô vốn lớn sẽ lên sàn trong năm 2017”, ông Wiston Lu nhận định.

    Kỳ vọng “hàng” chất lượng

    TTCK Việt Nam trong năm 2016 đã chính thức có sự góp mặt của các tổng công ty thuộc sở hữu nhà nước lớn như Sabeco, Habeco, ACV, Seaprodex, Vinatex… Thị trường kỳ vọng làn sóng cổ phiếu lớn lên sàn sẽ tiếp tục tiếp diễn với quy mô lớn hơn trong năm 2017 qua sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp nhà nước khác dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

    Ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, nhận định: “Việc cổ phần hóa và lên sàn của các doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục có lợi cho thị trường chứng khoán lẫn giá trị tài sản của Nhà nước. Những bước đi quan trọng này sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư và gia tăng thanh khoản của thị trường”.

    Nhận định TTCK trong thời gian tới, ông Barry Weisblatt, Giám đốc Phòng Nghiên cứu và phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt, cũng cho rằng xu hướng khả quan sẽ duy trì trên nền tảng cơ bản vững chắc.

    Theo ông Barry Weisblatt, sắp tới, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục chào đón những doanh nghiệp lớn lên sàn như Mobifone, Petrolimex… Ngoài ra, với quy định các công ty đại chúng phải niêm yết trên sàn UPCoM, thị trường này sẽ mang lại vài cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư trong năm 2017 từ những doanh nghiệp có tên tuổi như: PV Power, Techcombank, VPBank, Vietnam Airlines (HVN - đã lên sàn upcom vào đầu tháng 1-2017), Masan Consumer, FPT Telecom… Đây sẽ là động lực lớn cho thị trường tăng điểm.

    ''Các cổ phiếu mới chào sàn có chất lượng sẽ làm tăng sự sôi động cho thị trường. Bởi lẽ, mức tăng 15,7% của chỉ số VN-Index trong năm 2016, một phần nào đó đã bị tác động bởi sự biến động mạnh mẽ của các mã vốn hóa lớn như ROS và SAB, được niêm yết vào cuối năm 2016. Nếu không có 2 cổ phiếu này, VN-Index chỉ tăng 8,5%”, ông Barry Weisblatt cho hay.

    Mặc dù vậy, không ít ý kiến cho rằng, TTCK Việt Nam đang có sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài nhưng thực tế dòng vốn ngoại hiện vẫn chỉ tập trung vào một số rất ít mã cổ phiếu lớn như VNM, SAB, VJC… Để thu hút vốn ngoại, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa gắn với niêm yết để tăng quy mô thị trường, Nhà nước cần đẩy mạnh thoái vốn để giảm sở hữu tại các doanh nghiệp.

    Cùng với quá trình đưa cổ phiếu lên sàn, Nhà nước cần khẩn trương thoái vốn với tỷ lệ lớn, thậm chí thoái 100% tại các doanh nghiệp không thuộc danh mục Nhà nước cần nắm giữ cổ phần. Bởi lẽ, sẽ rất khó hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, nếu các doanh nghiệp tốt mà Nhà nước chỉ bán ra thị trường 5%-10% cổ phiếu thì họ sẽ không bỏ số tiền lớn để mua khi không thể tham gia điều hành nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
  7. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
  8. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 3,5 tỷ USD trong năm 2021


    Riêng năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 51.000 tỷ đồng – tăng 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là 9.735 tỷ đồng – tăng 4%. Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ tối thiểu là 50% lợi nhuận sau thuế.

    CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) thông báo sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua cổ tức còn lại của năm 2016 với mức cổ tức 2.000 đồng/cp. Ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức đợt 2/2016 là ngày 05/05/2017 và ngày thanh toán là 22/05/2017.

    Theo tài liệu ĐHCĐ, Vinamilk đạt kế hoạch tổng doanh thu đến năm 2021 là 80.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu nội địa 61.000 tỷ đồng (chiếm 75%), doanh thu tại các thị trường nước ngoài 19.000 tỷ đồng (chiếm 25%). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm doanh thu trong nước là 10%/năm, bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường.

    Tính đến năm 2021, tổng số lượng đàn bò tại các trang trại của Vinamilk dự kiến đạt 44.400 con. Lượng sữa thu mua từ các trang trại Vinamilk đạt 157.000 tấn, và lượng sữa thu được từ các hộ nông dân đạt 251.000 tấn.

    Riêng năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 51.000 tỷ đồng – tăng 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là 9.735 tỷ đồng – tăng 4%. Cần chú ý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân của Vinamilk năm 2017 đang ước tính ở mức 17,5%, cao hơn mức 16,7% năm 2016.

    HĐQT cũng trình ĐHCĐ kế hoạch trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ tối thiểu là 50% lợi nhuận sau thuế. Tạm ứng đợt 1 năm 2017 vào tháng 8 - 9 năm 2017 và đợt 2 năm 2017 vào tháng 5 – 6 năm 2018.
  9. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.500
    Scic khéo phải cân nhắc thoái vốn, ko thì bọn fn nó thâu tóm luôn dn ngon nhat Việt Nam
    Athena3 thích bài này.
  10. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Chứng khoán HSC ước tính, trong năm 2016, các trang trại của VNM sở hữu đã cung cấp 42.654 tấn sữa tươi nguyên liệu, tăng 13% và đóng góp khoảng 7% tổng nhu cầu sữa nguyên liệu đầu vào của công ty. Bên cạnh đó, HSC ước tính sản lượng sữa nguyên liệu mua từ nông dân trong nước trong năm ngoái là 196.779 tấn, tăng trưởng 10%. Do đó, tổng lượng sữa nguyên liệu từ nguồn cung trong nước là 221.433 tấn, tăng trưởng 10,6%, tương đương 30% nhu cầu đầu vào của công ty. Mục tiêu của VNM là tăng tỷ lệ sữa nguyên liệu từ nguồn cung trong nước lên 40% trong 3-5 năm tới.

    HSC dự báo trong năm 2017 doanh thu thuần là 53.141 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% và LNST đạt 10,114 tỷ đồng, tăng trưởng 8,2%. Các giả định chính của HSC bao gồm:

    1. Ngành sữa tăng trưởng 11,4%.

    2. Thị phần của VNM tăng từ 47,2% trong năm ngoái lên 48,4% trong năm nay.

    3. Sản lượng tiêu thụ và giá bán lần lượt tăng trưởng 10,1% và 3%.

    4. Doanh thu xuất khẩu tăng trưởng 7%.

    5. Doanh thu của các công ty con nước ngoài tăng trưởng 22,8%.

    6. Giá bột sữa nguyên liệu bình quân là 3.000 USD/tấn, tăng 50% so với năm 2016 và tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 47,7% năm 2016 xuống 43,4% năm 2017.

    7. Giá sữa tươi từ các nông trại trong nước cung cấp không đổi là khoảng 13.000đ/lít.

    8. Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu giảm từ 26,6% xuống 28,1% để bù đắp tỷ suất lợi nhuận gộp giảm. Chi phí bán hàng bao gồm cả khuyến mại tiền mặt và khuyến mại bằng hàng.

    Theo HSC, Vinamilk sẽ duy trì tăng trưởng ổn định nhờ tiềm năng từ mảng kinh doanh chủ chốt. Theo HSC, VNM có thể duy trì tăng trưởng doanh thu hai con số trong năm 2017 với dự báo rằng ngành sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 10% đồng thời VNM sẽ giành thêm thị trường ở cả phân khúc sữa nước và sữa bột. Giá sữa nguyên liệu tăng sẽ tác động giảm đáng kể tỷ suất lợi nhuận gộp, tuy vậy HSC dự báo tỷ suất LNTT sẽ vẫn duy trì ở mức chấp nhận được nhờ tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu giảm. HSC dự báo tỷ suất LNTT năm 2017 là 22,7% và năm 2018 là 24%.

    Những yếu tố trên giúp HSC giữ quan điểm lạc quan đối với triển vọng lợi nhuận của công ty trong trung hạn đảm bảo bởi sự gia tăng ổn định của lượng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, vị thế áp đảo của VNM so với các đối thủ ở những phân khúc quan trọng và khả năng mặc cả giá với khách hàng. HSC dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu thuần trong giai đoạn 2017-2020 là 10,9% và của LNST là 9,3%.

    Liên quan đến cổ phiếu VNM, chứng khoán HSC tiếp tục đánh giá Khả quan. Theo HSC, giá trị hợp lý của cổ phiếu theo ước tính của chúng tôi là 152.000 đồng với mức EV/EBITDA hợp lý là 16,1 lần, tương đương tiềm năng tăng giá 13,5% từ thị giá hiện tại. P/E dự phóng ở mức giá hợp lý là 24,2 lần. Theo giá thị trường hiện tại, cổ phiếu VNM đang giao dịch với P/E dự phóng 2017 là 20,8 lần và EV/EBITDA là 13 lần.

    HSC cho rằng cổ phiếu khá hấp dẫn ở thời điểm hiện tại trên quan điểm dài hạn.
    --- Gộp bài viết, 08/04/2017, Bài cũ: 08/04/2017 ---
    Thái đã từng nuốt gọn tập đoàn sữa lớn của Singapore trước con mắt ngỡ ngàng của giới đầu tư thế giới, VNM không nằm ngoài kế hoạch thôn tính của Thái.
    Lần này ông Lai rời khỏi ghế tại SCIC, CĐ VNM có quyền hy vọng sẽ có nhiều niềm vui phía trước

Chia sẻ trang này