VNM ----- Vinamilk hành trình lên đỉnh Phù Vân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Athena3, 06/04/2017.

201 người đang online, trong đó có 80 thành viên. 02:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112241 lượt đọc và 809 bài trả lời
  1. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.515
    Bão tăng giá mà VNM đi giật lùi mấy bữa nay, có lẽ VNM dùng để cầm cương, nó mà phi nốt thì thị trường bùng cháy quá
    chich, Athena3nhpu1 thích bài này.
  2. Penanh

    Penanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2016
    Đã được thích:
    647
    Athena3cisTCM thích bài này.
  3. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.515
    Ae bán hết rồi, giờ tàu VNM chỉ còn vài ông + tây lông
    namho995, chich, Athena31 người khác thích bài này.
  4. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Cổ phiếu đường gặp “đối thủ” Vinamilk
    Khi mà dường như bị giới đầu tư bỏ quên, Vinamilk đã thực hiện kế hoạch M&A và đầu tư mới, cụ thể là đặt chân vào mía đường và sản xuất nước uống thiên nhiên từ trái dừa tươi. Đại diện một quỹ đầu tư ngoại tầm cỡ và thâm niên trên thị trường cho biết “chúng tôi vẫn đang theo sát bước chân Vinamilk”. Theo vị này, sau khi mua xong Công ty Đường Khánh Hòa, Vinamilk đang thương lượng mua lại một số nhà máy đường của Ấn Độ. Trong buổi gặp gỡ trước Tết với các phương tiện truyền thông, đại diện Vinamilk khẳng định việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tinh luyện đường không chỉ đảm bảo cho Vinamilk lượng đường dùng trong sản xuất sữa, mà công ty sẽ bán đường sản phẩm ra thị trường thông qua hệ thống kênh phân phối sẵn có. Giá bán đường của Vinamilk sẽ rất cạnh tranh.

    • Có thể thấy việc tự giải quyết được nguồn cung đường sẽ giúp Vinamilk hạ giá thành sản phẩm sữa, nâng cao biên lợi nhuận ròng. Ngoài ra đại diện công ty cũng thông tin về việc đầu tư vào nhà máy sản xuất nước dừa ở Bến Tre. Bên cạnh các sản phẩm nước trái cây, tới đây Vinamilk sẽ tung ra thị trường nước dừa tươi đóng hộp.

      Sự “bành trướng” sang ngành đường của Vinamilk đang khiến những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực này đau đầu. Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT-Hose) hay Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS-UpCom) rõ ràng không thể “ngồi yên”. SBT có hệ số sử dụng đòn bẩy tài chính cao, các giao dịch kinh doanh giữa các thành viên nội bộ dày đặc. Và dù muốn hay không, cũng phải thừa nhận hệ thống phân phối của SBT không thể phủ sóng rộng khắp cả nước như Vinamilk. Chưa kể Vinamilk không vay nợ ngân hàng, luôn có nguồn tiền mặt lớn. Đầu tư sản xuất đường từ tiền tươi thóc thật là yếu tố tạo sức cạnh tranh áp đảo cho đường thành phẩm của Vinamilk.

      Trước đây Vinamilk là một trong những khách hàng tiêu thụ đường hàng đầu của SBT. Nay khách hàng trở thành đối thủ! Biết đâu những khách hàng truyền thống của SBT như Tân Hiệp Phát, Pepsi, Coca-Cola... sẽ chuyển sang mua đường của Vinamilk nếu giá bán đường của Vinamilk cạnh tranh hơn. SBT cũng sớm nhận ra điều đó và công ty đã bắt tay cùng tập đoàn Kinh Đô để tận dụng kênh phân phối của Kinh Đô trong tiêu thụ đường. Tuy nhiên Kinh Đô sau khi bán mảng bánh kẹo cho nước ngoài, đã trở thành một Kinh Đô khác.

      Thị giá cổ phiếu SBT đã điều chỉnh mạnh thời gian qua và hiện xấp xỉ 20.000 đồng, giảm 60% so với mức đỉnh thiết lập vào quí 3 năm ngoái. Thị giá QNS cũng lao dốc từ gần 80.000 đồng vào tháng 8-2017 xuống 45.000 đồng hiện tại. Quí 2-2017 đã có thời điểm giá cổ phiếu QNS giao dịch cả tháng ở gần 100.000 đồng. Cổ phiếu của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS-Hose) thì “giẫm chân tại chỗ” ở vùng giá 11.000-12.000 đồng cả năm nay. Công ty cổ phần Đường Kon Tum (KTS-Hnx) cũng không khá hơn khi cổ phiếu lao dốc từ gần 50.000 đồng quí 3-2017 về 28.300 đồng ngày 30-1-2018.

      Từ nhiều năm nay, đường nhập lậu đã khiến ngành sản xuất đường trong nước khó khăn. Nguyên nhân là giá thành sản xuất đường của Việt Nam còn cao. Ngành đường nội địa chỉ có thể thắng trong cuộc chiến hàng nhập lậu nếu nâng được chất lượng, tăng năng suất cây mía, đồng thời giảm chi phí quản lý, chi phí tài chính để có giá thành sản xuất ngang với đường Thái Lan và các nước trong khu vực. Với tiềm lực tài chính mạnh, cộng với quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, Vinamilk có thể tạo bước đột phá cho ngành đường Việt Nam.

      Vinamilk, các doanh nghiệp ngành đường đều chưa công bố kết quả kinh doanh quí 4 và cả năm 2017. Trong số các blue-chips thượng hạng, tốp 10 cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn Hose, các cổ phiếu như GAS, VCB, HPG, MSN, SAB, VJC, VRE đã lần lượt công bố lợi nhuận sau thuế năm ngoái. SAB, HPG, GAS, VJC có lợi nhuận khả quan khi EPS của GAS đạt 5.144 đồng/cổ phiếu; SAB 7.230 đồng/cổ phiếu; HPG 5.270 đồng/cổ phiếu; VJC 10.000 đồng/cổ phiếu. Chỉ số P/E của HPG đang thấp nhất tốp 10, ở mức 12 lần, sau đó là VJC 19 lần, GAS 22 lần, VCB 27 lần.

      Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu như Vinamilk, đường năm 2017-2018 không thể nào so sánh với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính như ngân hàng chứng khoán, đặc biệt khi ngân hàng vừa bước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng và nợ xấu. Nhưng các doanh nghiệp như Vinamilk lại có thế mạnh riêng, đó là quy mô, vị thế dẫn đầu và sự ổn định của hiệu quả kinh doanh trong ngắn cũng như trung, dài hạn. Xét cho cùng, danh mục đầu tư của các tổ chức không thể thiếu mã chứng khoán này.

    chichnhpu1 thích bài này.
  5. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Vinamilk: Lãi ròng vượt mốc 10,000 tỷ đồng, EPS 6,355 đồng

    • VNM) vừa báo lãi ròng hợp nhất năm 2017 đạt mốc 10,295 tỷ đồng, vượt gần 6% kế hoạch, EPS tương ứng 6,355 đồng.

      Kết thúc năm 2017, VNM ghi nhận 51,041 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 9% so mức 46,794 tỷ đồng của năm trước. Lợi nhuận gộp ghi nhận 24,234 tỷ đồng, tăng 8.5%, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên 47.47%. Hoạt động tài chính mang về 729 tỷ đồng lợi nhuận, tăng khá so mức 620 tỷ của năm trước.

      Sau cùng, VNM ghi nhận 10,295 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 10% so năm trước. EPS tương ứng 6,355 đồng.

      Tính riêng quý 4/2017, lãi ròng của VNM ở mức 1,744 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu, nước ngoài mang về 7,469 tỷ đồng, còn chủ yếu là trong nước chiếm 43,572 tỷ đồng.

      Với kế hoạch doanh thu cả năm 51,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9,735 tỷ đồng, VNM đã vượt nhẹ về doanh thu và vượt gần 6% về lợi nhuận.

      Trong năm qua, VNM đã thoái hơn 24 tỷ đồng vốn khỏi Miraka Limited nhưng lại chi gần 87 tỷ đồng đầu tư vào CTCP Chế biến Dừa Á Châu và biến công ty này thành đơn vị liên kết.

      VNM cũng đã chi 7,982 tỷ đồng trả cổ tức đợt 2/2016 và tạm ứng đợt 1/2017, trong đó, SCIC đã nhận hơn 2,283 tỷ đồng cổ tức từ VNM, con số này giảm so mức 3,246 tỷ của năm 2016 do SCIC đã bán bớt vốn giảm sở hữu từ 39.33% xuống còn 36%.

      VNM cũng mạnh tay chi 1,990 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường, con số này xấp xỉ năm trước.

    chichnhpu1 thích bài này.
  6. Hungnm0510

    Hungnm0510 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2017
    Đã được thích:
    85
    Ôm đc gần 1 năm cũng ấm thân rồi. Lát lướt chi cho mệt :D
    chichAthena3 thích bài này.
  7. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Ôm VNM quả là nhàn rỗi . :D
    nhpu1 thích bài này.
  8. chich

    chich Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    210
    Liệu sắp vượt đỉnh 215 là phi lên bao nhiêu đây?Siêu trụ!!!
    Athena3 thích bài này.
  9. Penanh

    Penanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2016
    Đã được thích:
    647
    250, 300, 350... nếu còn thoái vốn thì cái giá có thể lên nữa :)
    chich, Athena3nhpu1 thích bài này.
  10. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    VNM có một số động lực quan trọng – Mặc dù triển vọng tăng trưởng năm 2018 khiêm tốn hơn, thì giá cổ phiếu VNM có một số động lực quan trọng giúp tâm lý NĐT đối với cổ phiếu này vẫn tích cực trong trung hạn:

    • Khả năng SCIC tiếp tục bán đấu giá cổ phần VNM trong năm nay với giá cao và giảm tiếp tỷ lệ sở hữu – Hiện cả F&N và gần đây là Jardine C&C đều muốn trở thành cổ đông lớn nên có vẻ có nhu cầu mua vào các lô lớn cổ phiếu VNM. Nếu SCIC bán lô lớn cổ phiếu VNM thì có lẽ NĐT mua vào sẽ nắm được quyền kiểm soát; và do đó chúng tôi cho rằng hoàn toàn có cơ sở để NĐT muốn mua sẽ trả giá cao để giành quyền kiểm soát, tương tự như trong trường hợp của Sabeco. Trên thực tế, hiện điều này chưa xảy ra nhưng NĐT sẽ luôn lưu tâm đến điều này.

    • Trước những diễn biến ở cổ phiếu VNM trong tháng 12 thì có thể nói rằng nhiều NĐT tổ chức đã giảm tỷ trọng VNM trong danh mục – Với một lượng lớn cổ phiếu VNM được trao tay trong khoảng 6 tuần qua, chúng tôi có thể nói rằng đây là kết quả của việc nhiều NĐT tổ chức đã giảm tỷ trọng VNM trong danh mục. Theo đó chắc chắn sẽ có lực mua xuất hiện khi giá cổ phiếu điều chỉnh tiếp. Do vậy, rủi ro giảm giá của cổ phiếu VNM là không lớn.

    • VNM không phải là cổ phiếu được mua nhiều bằng margin – Chúng tôi được biết dư nợ cho vay margin đối với cổ phiếu VNM là rất thấp nếu so với bình quân VN30. Vì VNM không phải là cổ phiếu ưa chuộng đối với NĐT cá nhân nếu so với nhiều cổ phiếu bluechip có thị giá thấp khác. VNM được biết đến là cổ phiếu bluechip an toàn và có nền tảng vững chắc nên không thu hút được NĐT ngắn hạn. Và điều này cũng giúp hạn chế mức giảm giá cho cổ phiếu này.

    • Triển vọng tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam vẫn khả quan nhất khu vực – Chúng tôi tiếp tục dự báo ngành sữa sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 10% trong vài năm tới nhờ chi tiêu nội địa trên đầu người cho các sản phẩm sữa vẫn thấp hơn khu vực. Ngoài ra dân số và mức độ đô thị hóa hiện vẫn đang tăng. Và có vẻ giới trẻ vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm sữa mặc dù đã trưởng thành.

    • Có một số dấu hiệu cho thấy VNM đang theo đuổi một chiến lược M&A tích cực – VNM đã mua 65% cổ phần Đường Khánh Hòa và đây là một dấu hiệu nữa cho thấy công ty đang ngày càng quan tâm đến hoạt động M&A. Với dòng tiền mặt tự do là khoảng 7.000 tỷ đồng mỗi năm, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ là 0,02 lần và kế hoạch đầu tư hàng năm trong 4 năm tới chỉ là 3.400 tỷ đồng, thì VNM có nhiều tiền để chi cho hoạt động M&A. Trên thực tế tại hời điểm cuối năm 2017, lượng tiền mặt của VNM là 11.083 tỷ đồng. Theo đó, chúng tôi đoán rằng công ty đang theo đuổi một chiến lược M&A tích cực cả ở trong nước và nước ngoài. Trên thực tế đây có thể là một động lực cho giá cổ phiếu tuy rằng trước mắt quy mô các thương vụ M&A vẫn còn khiêm tốn.
    chich, DragonGatenhpu1 thích bài này.

Chia sẻ trang này