Vờ ni in đếch xa không cần NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi langbavibo, 25/03/2007.

5843 người đang online, trong đó có 767 thành viên. 23:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3924 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.263
    Vờ ni in đếch xa không cần NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT !!!

    Bài này của bạn Lan Hương từ Pháp gửi về, tuy đã lâu nhưng vẫn mang tính thời sự, tôi mạn phép copy lên đây, những nhận định trong bài viết theo tôi là rất hợp lý

    Thị trường chứng khoán Việt Nam, liệu có sụp đổ?
    Paris, ngày 5/3/2007
    NCS. Nguyễn Lan Hương
    Ban Dự báo
    Viện Chiến lược phát triển ?" Bộ Kế hoạch và Đầu tư


    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã tăng hơn 300% nếu tính từ thời điểm 4/2006 và hiện nay, trong bối cảnh TTCK Trung Quốc và các TTCK lớn khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Singapore đều đang cho thấy sự sụt giảm mạnh, thì câu hỏi đặt ra với đa số các nhà đầu tư Việt Nam là: "Liệu TTCK Việt Nam có sụp đổ?" Với tư cách là một người chơi chứng khoán (thay vì tư cách một Nghiên cứu sinh về Kinh tế phát triển), người viết muốn chia sẻ với bạn đọc suy nghĩ, nhận định và tâm lý của cá nhân người chơi chứng khoán nói riêng và có lẽ của giới đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện tại nói chung về sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian ngắn hạn tới. Câu trả lời cho câu hỏi ở trên là: trong ít nhất 6 tháng tới, TTCK Việt Nam chưa thể sụp đổ!

    TTCK Việt Nam đã tăng hơn 100% tính từ thời điểm ngày 20/11, kể từ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ G.W.Bush tới trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Không phải chỉ khi các đợt sụt giảm mạnh liên tiếp xảy ra trên TTCK Trung Quốc và các TTCK chủ chốt khác trên thế giới trong những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3 này, người đầu tư chứng khoán mới lo lắng và thấp thỏm về việc khi nào TTCK Việt Nam cũng sẽ sụp đổ (!), mà bản thân tâm lý thấp thỏm này đã luôn thường trực trong mỗi người chơi chứng khoán kể từ khi VnIndex vượt 800 điểm!

    Đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định rằng, đa số (nếu không phải là tất cả) những người chơi chứng khoán quốc tịch Việt Nam đều là những nhà đầu cơ, thay vì là nhà đầu tư, bởi đa số (nếu không phải là tất cả) đều có tâm lý: giá cổ phiếu niêm yết trên sàn hiện đã quá cao, đã đạt lợi nhuận kỳ vọng, và nếu không phải lúc thị trường đang ?osốt? như hiện nay, thì sẽ không có cái giá cao như vậy trong tương lai 2,3 năm nữa!

    Chính vì thế, tất cả các khoản đầu tư vào những công ty cho dù là tốt nhất, lành mạnh nhất, cũng sẽ nhanh chóng được bán ra ngay lập tức để thu lãi, bởi đơn giản, khi thị trường sụp đổ, những công ty lành mạnh nhất sẽ không phá sản, nhưng giá cổ phiếu của những công ty này chắc chắn cũng sẽ tuột dốc không phanh, và không gấp 200, 300 hay thậm chí hơn 600 lần mệnh giá như hiện nay!

    Thử hỏi nếu những công ty đó trả cổ tức thậm chí 80%/năm (tức 8000 đồng cho một cổ phiếu 600 nghìn đồng) thì đến bao giờ mới hoàn được tiền đầu tư vào cổ phiếu đó! Trong giai đoạn thị trường ổn định, giá cổ phiếu gấp 5-6 lần mệnh giá cũng được cho là quá hấp dẫn! (Cứ thử tưởng tượng khi ngày đó xảy ra, bạn có sẵn lòng trả giá 100 nghìn/1 cổ phiếu ?" mức giá được coi là trung bình hiện nay hay không? cho công ty tốt vào loại nhất trên sàn!!! Với mức giá này, bạn sẵn lòng giữ cổ phiếu trong bao nhiêu lâu? Bao nhiêu năm?!)

    Thế nên, vấn đề mà tất cả những người chơi chứng khoán, đặc biệt là những người đã chơi lâu năm, quan tâm, là liệu khi nào TTCK Việt Nam sẽ ?osụp đổ?! Nó đã ?oboom? và chắc chắn là nó sẽ phải ?obust?! Vấn đề là khi nào?

    Hiện tại, lượng tài khoản chứng khoán đang tiếp tục được ồ ạt mở tại các công ty chứng khoán cả có uy tín lâu năm lẫn cả những công ty mới chào đời được vài ngày, số tài khoản có quy mô tương đối lớn (từ vài trăm triệu đến vài tỷ) tăng mạnh.[1] Hiện tượng này khiến cho tình cảnh trên TTCK hiện nay giống như ?ocá ở trong lồng thì cuống quít muốn ra, cá ở ngoài lồng thì cứ húc đầu chui vào?! Người ở trong thì kêu ?onóng lắm, nóng lắm rồi? và khi đã ?ochạy? được hết cổ phiếu rồi thì quay lại hò hét thị trường ?osập?, thế nhưng, chạy hết rồi (như đợt trước Tết và sau đó là vài ngày trước 1/3/2007, thấy TTCK không sập như mình nghĩ mà vẫn tiếp tục ?oxanh lè? thì trong lòng lại âm ỉ, cắn rứt, tiếc nuối! Và 99,9% là sẽ rồi lại tiếp tục đầu tư vào TTCK!

    Có thể thấy, cũng giống như các TTCK khác trước khi ?ongày thứ mấy? ?ođen tối? đó diễn ra, tiền phần lớn không ra khỏi TTCK mà tiếp tục quay vòng trở lại thị trường. Bởi đơn giản là, không đầu tư vào đâu lãi như vào TTCK hiện tại, và nói như K.Mark: nếu lợi nhuận hơn 300% thì có treo cổ cũng vẫn làm! Sức hấp dẫn của TTCK là quá lớn, và không ai vào lúc này, lại để tiền trong gậm giường, bởi có thể, chỉ trong 1 tháng, lãi suất đã là 100%. Nên những người đã bán cổ phiếu đi trong mấy ngày vừa qua, chắc chắn sẽ đầu tư lại vào TTCK trong những ngày sắp tới, khi thị trường không những không cho thấy dấu hiệu đi xuống mà trái lại, tiếp tục đi lên.

    Sở dĩ có số lượng tài khoản mới tiếp tục tăng ồ ạt trong thời gian vừa qua và cả trong thời gian tới nữa, sở dĩ các nhà đầu tư sẽ tiếp tục bỏ nhiều tiền vào TTCK Việt Nam trong ngắn hạn, ít nhất trong 6 tháng tới, là vì, gần như tất cả đều tin tưởng: TTCK Việt Nam sẽ không thể ?osập? trong ít nhất 6 tháng tới đây. Một số nguyên nhân chính, trụ đỡ cho TTCK Việt Nam trong ít nhất 6 tháng tới, khiến TTCK Việt Nam không sụp đổ là:

    Nguyên nhân chính nhất trong các nguyên nhân là Việt Nam chưa cổ phần hóa các Tổng công ty mạnh nhất, trong những lĩnh vực then chốt và nóng bỏng nhất.

    TTCK Trung Quốc không có trụ đỡ này, do đó, chỉ kết quả kinh doanh sẽ không thể đảm bảo an toàn cho TTCK Trung Quốc trong giai đoạn bùng nổ vừa qua. Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới chỉ cổ phần hóa một Tổng công ty duy nhất là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Các lĩnh vực yết hầu của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông?, chưa hề được cổ phần hóa và sẽ bắt đầu được cổ phần hóa trong năm 2007; trong đó đặc biệt quan trọng nhất là bán đấu giá cổ phần của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) (dự kiến thực hiện IPO vào đầu quý 3/2007, lên sàn trong nước năm 2007) và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) (dự kiến lên sàn quý 2 năm 2008)[2].

    Ngân hàng tài chính, bảo hiểm là lĩnh vực trọng yếu nhất trong nền kinh tế, nắm được lĩnh vực ngân hàng là nắm được toàn bộ thông tin về các doanh nghiệp lớn nhất, mạnh nhất của đất nước. Vì thế, dễ hiểu là các tập đoàn tài chính ngân hàng của nước ngoài, vốn luôn có cái nhìn dài hạn, sẽ sẵn sàng trả giá rất cao để chiếm lĩnh được những ngân hàng quốc doanh trọng yếu như VCB hay BIDV.[3]

    Đối với những tập đoàn đa quốc gia, điều căn bản mà họ coi trọng, rất khác với các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam, hay các tổ chức đầu tư trong nước-cho dù muốn cũng không có đủ tiềm lực tài chính- là vấn đề thị phần. Chiếm được những ngân hàng quốc doanh này, tập đoàn tài chính nước ngoài sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian và công sức trong việc xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường hơn 80 triệu dân dồi dào sức mua của Việt Nam. Họ thừa kiên nhẫn, và họ trường vốn. Thế nên có thể thấy, họ sẽ còn đổ nhiều tiền vào Việt Nam.[4]

    Về phía Chính phủ, ít nhất trong 6 tháng trước mắt, Chính phủ cũng muốn TTCK tăng nóng, và sẽ không tìm cách hạn chế thị trường phát triển, thậm chí sẽ ra các cam kết đảm bảo thị trường không đổ vỡ, như đã thấy trong thời gian vừa qua, vì hai lý do cơ bản sau.

    Thứ nhất, TTCK tăng nóng, giá IPO của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hóa cũng tăng theo.[5] Do vậy, Chính phủ sẽ thu được một khoản ?okhổng lồ? về ngân sách một cách dễ dàng. Chính phủ cũng cần tiêu tiền, và trong thực tế, luôn luôn bị bội chi, nên không khi nào Chính phủ lại bỏ qua một nguồn thu hợp pháp và chính đáng đến thế! Điều còn gây tranh cãi rất lớn hiện nay là, nếu khoản chênh lệch khi bán bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa được chuyển về ngân sách (Chính phủ hưởng) là điều hợp lý, thì khoản chênh lệch khi phát hành thêm cổ phần lần đầu, giảm tỷ trọng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, như trường hợp Vinaconex và rất nhiều doanh nghiệp khác, không thể hoàn toàn thuộc về nhà nước (nhà nước không bán bớt mà vẫn giữ nguyên vốn đầu tư tại doanh nghiệp) mà phải để lại để doanh nghiệp tái đầu tư, và với tư cách là cổ đông, nhà nước cũng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, vấn đề này nằm ngoài phạm vi trao đổi của bài viết này.

    Nói tóm lại, trong bất cứ trường hợp nào, Chính phủ cũng sẽ thu được khoản tiền lớn về cho túi tiền đang ?othâm thủng? triền miên, và do đó, Chính phủ sẽ không tự đánh vào chân mình!

    Nhưng, quan trọng hơn cả điều trên rất nhiều là lý do thứ hai: Chính phủ không muốn mất những doanh nghiệp ?oyết hầu? nhất vào tay các tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông. Với sức mua yếu kém của VND, chỉ cần vài tỷ đô la, nếu TTCK như giai đoạn trước năm 2005, các tập đoàn nước ngoài có thể mua cả nước Việt Nam! (thôn tính thông qua hoạt động kinh tế). Thực chất, như trên phân tích, các doanh nghiệp lớn nhất nước hiện nay, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, đều phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, tình hình tài chính, những điều cơ mật nhất của các doanh nghiệp trong nước, hệ thống ngân hàng nắm rất rõ.

    Ngoài ra, với hệ thống viễn thông, hay bảo hiểm, tính chất cũng gần tương tự như vậy. Chính phủ nhận thức rất rõ điều này, do vậy, ?oroom? ngân hàng sẽ được mở rất thận trọng, và trong thời gian trước mắt, các tập đoàn nước ngoài cần phải trả giá cao hơn rất nhiều lần, để có thể sở hữu một số nhỏ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam.[6] Vì thế, bất cứ biện pháp nào từ Chính phủ có tác động mạnh đến sự phát triển của TTCK, ví dụ như đánh thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, cũng đều được cân nhắc kỹ và ít nhất sẽ không triển khai trong năm 2007. Các biện pháp Chính phủ đã và đang triển khai như thanh kiểm tra các hoạt động giao dịch nghi ngờ nội gián, đảm bảo hoạt động của các công ty chứng khoán minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực và quy định của Nhà nước và phục vụ người chơi chứng khoán tốt hơn, kiểm soát và hạn chế các nguồn tín dụng chuyển sang hoạt động kinh doanh chứng khoán vv?đều rất cần thiết để lành mạnh hóa hoạt động của thị trường nhưng không nhằm mục đích ?ohạ nhiệt? thị trường.

    Xét từ khía cạnh các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn, đối tượng được coi là đang bị định giá quá cao (!)

    Có thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp trên sàn là những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt, so với mặt bằng chung của cả nước. Nhưng, như trên đã đề cập, cho dù có hoạt động tốt đến mấy, cổ tức trả cho nhà đầu tư vẫn sẽ rất nhỏ bé so với khỏan tiền bỏ ra để mua cổ phiếu. Đối với rất nhiều doanh nghiệp trong số này, theo quan điểm của người viết, giá cổ phíếu là bóng bóng! Hiện nay, chỉ cần doanh nghiệp công bố một thông tin nào mới, nghe hấp dẫn, là giá cổ phiếu đã tăng vù vù; cho dù thực tế từ ý tưởng đến triển khai dự án là cả một quá trình dài.

    TTCK sẽ có thể sụp đổ dây chuyền, nếu một số những doanh nghiệp này không sử dụng hiệu quả đồng vốn vừa ồ ạt huy động thêm trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, vì Việt Nam chỉ vừa gia nhập WTO, tác động của việc gia nhập là chưa đáng kể từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp trên sàn chủ yếu hoạt động trong nước, và đa số vẫn được bảo hộ cao bởi hàng rào thuế quan trong những năm đầu mới gia nhập. Trong khi đó, với những doanh nghiệp xuất khẩu, chủ yếu là hàng nông-lâm-thủy sản, việc gia nhập WTO thậm chí trên lý thuyết còn tốt hơn cho những doanh nghiệp này khi Việt Nam chưa gia nhập WTO. Đối với những khỏan vốn mới huy động được bằng cách tăng vốn hay chia cổ phiếu thưởng (thực chất là giữ lại lợi nhuận), thì để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn, trong 6 tháng tới, sẽ không thể cho kết quả. Điều này có nghĩa là, chưa có dấu hiệu gì cảnh báo việc sử dụng vốn không hiệu quả trong ít nhất 6 tháng tới đối với các doanh nghiệp trên sàn.

    Cuối cùng, về phía các tổ chức đầu tư tài chính nước ngoài, có thể khẳng định, nếu Việt Nam không có sự bất ổn về chính trị, hay bất cứ chính sách bất ổn nào dẫn đến việc buộc phải tháo chạy vốn trong vòng 6 tháng tới, họ sẽ không có chuyện rút vốn ồ ạt khỏi Việt Nam.

    Đơn giản là nguồn vốn đầu tư tài chính gián tiếp của nước ngoài này vừa mới vào Việt Nam đáng kể nhất từ tháng 12/2006.[7] Việc họ cần phải làm thời gian tới là nêu những triển vọng sáng sủa về bức tranh Việt Nam để kêu gọi thêm vốn đầu tư và củng cố niềm tin vào tình hình đầu tư ở Việt Nam, thay vì nói với các ông chủ của họ ở Âu, Mỹ là rút vốn khỏi Việt Nam sau khi đầu tư vào vài ngày vì sợ nó sụp đổ!!!

    Thực tế, nếu muốn, họ có thể làm cho TTCK Việt Nam sụp đổ! Nhưng họ không có động cơ để làm vậy, vì họ sẽ mất tiền, thực chất, đa phần họ là những người vào sau, và phần lãi của người chơi chứng khoán trên thị trường Việt Nam hiện nay là từ đây. Hành động mua bán của người nước ngoài luôn được theo dõi cẩn thận, khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào bán tháo ồ ạt, sẽ không còn có lệnh mua vào của người Việt Nam. Tuy nhiên, cơ bản hơn, các tổ chức tài chính nước ngoài không phải những nhà đầu tư theo phong trào. Họ có chiến lược đầu tư và phân tích bài bản, đồng thời trường vốn! Mục tiêu của họ trong dài hạn sẽ vẫn là lợi nhuận, nhưng chưa hẳn là như vậy trong ngắn hạn. Họ đã biết và trực tiếp tham gia vào quá trình ?oboom? và ?obust? ở nhiều TTCK trên thế giới, và họ có kinh nghiệm. Chính vì thế, hành động của các tổ chức này trong thời gian tới vẫn sẽ chủ yếu là mua vào, nhưng có sự xem xét thận trọng hơn danh mục đầu tư. TTCK Việt Nam tuy có tăng trưởng hơn 100% trong mấy tháng qua, nhưng xét về quy mô, TTCK Việt Nam vẫn cực kỳ nhỏ bé.[8]

    Một điều tuy tản mạn nhưng người viết muốn chia sẻ với người chơi chứng khoán ở Việt Nam thay cho lời kết: người viết hiện đang ở Paris, và ở đây, tại nước Pháp này, tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Sức mua của người tiêu dùng rất yếu, các cửa hàng mở cửa rất muộn và đóng cửa rất sớm. Trong khi trái lại, ở Việt Nam, dường như cái gì cũng có thể bán được, và dường như hàng hóa nào cũng có người mua. Mua bán nhộn nhịp trên khắp ngả đường, từ sáng sớm tới đêm khuya. Cơ hội đầu tư ở Pháp là rất ít, và rất khó khăn. Trong khi ở Việt Nam thì dường như ngược lại, dường như đầu tư vào đâu cũng kiếm được tiền, và lãi rất cao. Thế nên, tất yếu là vốn đầu tư từ những nước như Pháp, hay Mỹ, hay các nước khác ở Châu Âu sẽ chảy vào những nước như Việt Nam, hay Trung Quốc: nơi chính trị an toàn, môi trường kinh doanh ổn định (hoàn toàn ưu thế so với Thái Lan, Philipínes hay Indonesia trong thời điểm hiện nay), đông dân với sức mua ngày một tăng. Chính vì lý do này, điều dễ hiểu là tại sao các báo cáo của Ngân hàng Hồng Kông & Shanghai (HSBC), hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay mới đây là phát biểu của trưởng đại diện quỹ IMF tại Việt Nam đều chỉ dự báo một sự điều chỉnh giảm, sau khi đưa ra cảnh báo về việc giá cổ phiếu Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới, mà không cảnh bảo nguy cơ sụp đổ trong thời gian ngắn tới.


    Được langbavibo sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 25/03/2007
  2. Ti_a_mo

    Ti_a_mo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Đã được thích:
    0
  3. I_love_life

    I_love_life Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Muốn biết thị trường có sụp đỗ không thì phải xem xét ở mức độ vĩ mô như là các chính sách hỗ trợ thị trường của nhà nước, các chỉ số lạm phát, tăng trưởng kinh tế, số lượng tiền vay của ngân hàng đổ vào chứng khoán, lượng vốn nước ngoài đổ vào thị trường, Việt Nam ta đang ở giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế chứ không phải là nhìn vào số liệu dao dịch mỗi ngày, hay số lượng công ty cổ phần hoá, hay số lượng nhà đầu tư nước ngoài muốn chiếm lĩnh thị trường. Bởi vì nếu kinh tế không phát triển, các công ty làm ăn bê bết thì chẳng có nước ngoài nào nó muốn nhảy vào làm cái gì cả. Cái quan trọng là kinh tế VN đang rất có triển vọng phát triển mạnh sau khi gia nhập WTO. Các công ty trên sàn vì thế sẽ cho ra kết quả rất đẹp sau 2-3 năm nữa. Lúc này là lúc quăng tiền vào mua cổ phiếu chứ không phải là lúc rút ra. Vấn đề là giá cao quá thì phải có điều chỉnh giảm cho phù hợp với khả năng kinh doanh thực sự của các công ty thôi. Nhìn dài ra, và rộng ra thì TTCK VN đang trong giai đoạn bull và sẽ bull dài trong vòng ít nhất là 3 năm nữa. Không có chuyện sụp đổ đâu.
  4. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Bài này của bạn Lan Hương từ Pháp gửi về, tuy đã lâu nhưng vẫn mang tính thời sự, tôi mạn phép copy lên đây, những nhận định trong bài viết theo tôi là rất hợp lý[/green][/size=6]

    Thị trường chứng khoán Việt Nam, liệu có sụp đổ?
    Paris, ngày 5/3/2007
    NCS. Nguyễn Lan Hương
    Ban Dự báo
    Viện Chiến lược phát triển ?" Bộ Kế hoạch và Đầu tư


    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã tăng hơn 300% nếu tính từ thời điểm 4/2006 và hiện nay, trong bối cảnh TTCK Trung Quốc và các TTCK lớn khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Singapore đều đang cho thấy sự sụt giảm mạnh, thì câu hỏi đặt ra với đa số các nhà đầu tư Việt Nam là: "Liệu TTCK Việt Nam có sụp đổ?"
    THỊ TRƯỜNG CỦA CHÚNG TA MỚI ĐANG Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA THỜI KỲ BÙNG NỔ. CÓ GÌ MÀ CHÚNG TA PHẢI CẢNH BÁO BẦY THÚ ĐIỆN TỬ GHÊ QUÁ.
    TÔI RẤT TÁN THÀNH VỚI LỘ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP KHỦNG LONG NHÀ NƯỚC TỪ NAY ĐẾN 2010. CÁI HAY MÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM NHƯ THỦ TƯỚNG ***************, PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNG VẠCH RA LÀ MỖI NĂM LUÔN CÓ VÀI TỔNG CÔNG TY VÔ CÙNG HẤP DẪN TRÌNH LÀNG TTCK.Khi LỰC HẤP DẪN LÀI NHỮNG CHIẾC BÁNH ĐƯỢC CHIA LÊN TTCK MỖI NĂM MỘT CHÚT- VỚI LƯỢNG HÀNG CUNG TƯƠNG ĐỐI ỔN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THÌ BẦY THÚ ĐIỆN TỬ KHO MÀ QUAY ĐẦU BỎ ĐI THỊ TRƯỜNG KHÁC ĐƯỢC.
    CÁI CẦN LÀM CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM LÀ CẦN HẠN CHẾ- KHÔNG NÊN DÙNG NHỮNG MỆNH LỆNH HÀNH CHÍNH ĐỂ "ĐIỀU KHIỂN" THỊ TRƯỜNG. CẦN DÙNG CÁC ĐÒN BẨY KINH TẾ VÀ MINH BẠCH HOÁ TRONG THÔNG TIN CẢ Ở PHÍA QUẢN LÝ VÀ CÁC CÔNG Y NIÊM YẾT, CÁC SÀN GIAO DỊCH.
    VIỆC ĐÁNH THUẾ THU NHẬP TỪ TTCK CŨNG RẤT NÊN CẨN TRỌNG. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM NÊN THAM KHẢO TTCK TRUNG QUỐC Ở SK 27/2/2007. BẢN THÂN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK ĐÃ ĐEM LẠI CHO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM RẤT NHIỀU LỢI ÍCH. ĐẶC BIỆT SỰ PHÁT TRIỂN NHANH ,BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP SẼ LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP. Ở THI TRƯỜNG SƠ CẤP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ , ĐANG VÀ SẼ THU LỢI HÀNG TRĂM NGÀN TỶ TỪ VIỆC PHÁT HÀNH ĐƯỢC CỔ PHIẾU GIÁ CAO TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KHI NHỮNG DOANH NGHIỆP NÀY ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG. LỢI ÍCH LỚN ĐÃ RÕ. NHỮNG QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CẦN CÓ THỜI GIAN THẢO LUẬN, CẦN HẾT SỨC CẨN TRỌNG KHI BAN HÀNH.

    BÀ CON KHOAI LANG CHÚ Ý: PHIÊN GIAO DỊCH CUỐI TUẦN HÔM NAY LÀ MỘT THẮNG LỢI LỚN CỦA BÀ CON. MỌI ÂM MƯU RUNG CÂY ĐỂ DOẠ BÀ CON BỎ RƠI CÁC MÃ CỔ PHIẾU CÓ ĐẲNG CẤP ĐÃ GẦN NHƯ THẤT BẠI. HƠN 50 NGÀN REE BỊ MỘT SỐ TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI BÁN RA HÔM NAY NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?(Xin đính chính vì hôm nay VSE cập nhật thông tin giao dịch của nhà đầu tư khoai tay nhỏ giọt- mỗi lúc bổ sung một ít số liệu- nên số liệu khoai tây bán hơn 50ngàn cp ree mà Khoaitay1 thông báo chưa được cập nhật, đầy đủ mlà hơn 100ngàn. Cuối phiên ree dư mua 50.000, dư bán 22.590. Mặc dù tăng 2 điểm, có khối lương giao dịch 243.610 cp, nhưng phiên 2 ree kjhông khớp được một cổ phiếu nao. Thật kỳ lạ?! )( KHÔNG CÓ KỊCH BẢN NĂM 2006 LẶP LẠI ĐÂU CÁC NHÀ ?oĐẦU TƯ? NƯỚC NGOÀI Ạ. CAO NHÂN ẮT SẼ CÓ CAO NHÂN TRỊ. HÀNG LOẠT CÁC QUỸ NƯỚC NGOÀI CHUẨN BỊ VÀO VIỆT NAM SẼ KÈM CẶP NHỮNG CUỘC TUNG BÁN HÔM NAY ĐỂ VƠ VAO TẮP LỰ. HÀNG CHẤT LƯỢNG CAO NHIỀU TỔ CHỨC THÈM RỎ RÃI LẮM. ĐIỀU ĐÁNG LƯU Ý, MỘT SỐ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, MỘT SỐ PHÓNG VIÊN CŨNG THAM GIA GUỒNG QUAY KIẾM TIỀN KHÔNG ĐƯỢC SẠCH SẼ LẮM NÀY. CÓ THỂ HỌ RẤT GIÀU NHƯNG SẼ CÓ LÚC HỌ BỊ TRỪNG PHẠT NẾU KHÔNG TỈNH NGỔ SỚM. QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ, NẾU CÁC NGƯỜI CÒN CHÚT ÍT DÒNG MÁU VIỆT.
    CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CẦN SỚM MỞ RỘNG CỬ PHÁ BỎ NHỮNG RÀO CẢN KHÔNG CẦN THIẾT ĐỂ ĐÓN NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MỚI. HỌ SẼ LÀ LỰC LƯƠNG ĐỐI TRỌNG ĐỂ LÀM TRONG SẠCH TTCK VIỆT NAM.
    CHÚC BÀ CON KHOAI LAI CHỚ THẤY SÓNG CẢ MÀ NGÃ TAY CHÈO. MONG MỌI NGƯỜI SẼ CÓ MỘT MÙA QUẢ NGỌT BỘI THU. ĐỈNH CAO VINH QUANG ĐÃ GẦN TỚI ĐÍCH. THÂN ÁI !
    Tiến triển nguy hiểm
    22:46:30, 24/03/2007
    TS Phan Minh Ngọc

    Theo TS Phan Minh Ngọc, việc các NĐT đổ xô vào các loại CP giá thấp là một dấu hiệu nguy hiểm cho thị trường - ảnh: D.Đ.M
    Mấy tháng gần đây chứng kiến sự "lên ngôi" của những cổ phiếu (CP) giá trị thấp (penny stock), khi mà giá các loại CP blue chip đã trở nên quá cao, vượt khỏi tầm với của nhiều nhà đầu tư (NĐT) nhỏ, hoặc được cho rằng đã vượt quá giá trị thật của chúng. Trong quan niệm của nhiều NĐT, giá thấp ắt hẳn phải là giá rẻ, hứa hẹn biên độ lợi nhuận lớn.
    Một nhà môi giới cho biết anh thường nhận được những cú điện thoại nhờ anh lùng mua những loại CP giá ở mức vài chục nghìn/CP, vì theo họ, nếu so với giá vài trăm nghìn đồng/CP blue chip thì cái giá này là quá rẻ. Cũng có khi họ nhờ anh mua một loại CP cụ thể nào đó. Sau khi nghe anh chào giá, ví dụ ở mức 450, họ lắc đầu quầy quậy, nói rằng mức đó là quá đắt.
    Tất nhiên, NĐT thiếu kinh nghiệm và hiểu biết không biết rằng, tùy thuộc vào công ty, CP giá 450 vẫn có thể là rất rẻ. Nhà môi giới này cho biết anh lo ngại rằng nhiều NĐT không hiểu rằng penny stock rất có thể đem lại thua lỗ hơn là lợi nhuận cho NĐT. Nếu nói cho NĐT biết rằng ông ta đã mua được loại CP nào đó với trị giá thấp, chẳng hạn 40, thì có thể ông ta sẽ rất hoan hỉ vì nghĩ rằng vừa mua được một món với giá hời. Trên thực tế, giá mua như vậy lại thường là đắt.
    Ở nước ngoài, cho đến tận gần đây vẫn có những công ty chuyên doanh các loại penny stock này. Họ đứng ra thu mua những CP loại này ở các công ty phát hành với giá còn xa mới đến một penny. Sau đó, họ thu lãi bằng cách bán lại chúng cho các NĐT khờ khạo với giá một penny. Các công ty chuyên doanh này biết rõ rằng giá của các loại CP như vậy phần lớn là vô giá trị. Nhưng kinh doanh là kinh doanh, và nhất là khi nó được coi là hợp pháp.
    Tất nhiên, một số trong những CP loại này vẫn có thể là CP tốt. Tuy nhiên phần lớn chúng chứa đựng rủi ro cực kỳ lớn. Nhưng điều nguy hiểm vẫn không phải là ở chỗ này, vì nó mới chỉ đe dọa trực tiếp đến túi tiền của "NĐT amateur". Điều đáng quan tâm hơn là khi cơn khát chứng khoán đã lan tỏa sang loại CP giá thấp thì thị trường thực sự đã tiến đến gần hơn nữa giới hạn bùng nổ.
    Hiện còn nhiều tranh cãi xung quanh chuyện thị trường chứng khoán Việt Nam có "xì hơi" hay không khi mà nó đã phát triển đến mức quá nóng này. Trường phái biện hộ thì cho rằng thị trường sẽ còn "bình an vô sự" một khi các giao dịch chỉ diễn ra tập trung xung quanh các CP blue chip, như lịch sử ngành chứng khoán đã minh chứng. Người ta chỉ phải cảnh giác khi giao dịch lan rộng đến CP của các công ty hạng hai, ba, và thậm chí là bốn. Như vậy, cho dù có lạc quan mấy đi chăng nữa theo trường phái biện hộ này thì diễn biến gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với các penny stock được săn lùng mạnh, cho thấy thị trường đang tiến triển một cách nguy hiểm.
    TS Phan Minh Ngọc

    Bà con khoai lang chú ý, cổ phiếu giá nhỏ-penny đã chịu sự điều chỉnh cuả quy luật giá trị từ nhiều ngày qua.Bà con bình tĩnh rút lui có trật tự. Đọc bài viết của ông tiến sĩ họ Phan này đúng nhưng mà chỉ là nói vuốt đuôi theo thị trường thôi. Thật buồn cho báo chí Việt Nam vì những dự đoán, phân tích vuốt đuôi như vậy. Báo chí Việt Nam có thể làm xấu thêm cho TTCK VN vì những bài viết vuốt đuôi của những người cầm bút như vậy.Chất lượng hoặc động cơ ở nhiều bài viết của một số phóng viên ở một số tờ báo còn đáng đặt dấu hỏi hơn.Chân lý ở đây là, cổ phiếu nào có giá trị, đúng thực lực vẫn sẽ tăng giá. Dù cho có những "dự báo" thị trường sẽ tụt 30% của mấy cha đại diện lợi ích cho các quỹ nước ngoài đang ôm tiền chờ giải ngân. Mong bà con sáng suốt đối với mỗi quyết định mua bán của mình. Thân ái!


    Lý trí mách bảo chúng ta: Đâu là những mã cổ phiếu thực sự tốt- về :chiến lược phát triển; các chỉ số tài chính khả quan;tính thanh khoản cao; lợi thế phát triển khi hiếm có đối thủ nào cạnh tranh được với một số mã cổ phiếu trong vòng dăm bảy năm nữa. Những mã cổ phiếu nào đáp ứng được những tiêu chí đó trên thị trường hiện nay? Tự bà con suy xét nhé!
  5. I_love_life

    I_love_life Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Có 1 cái rất quan trọng mà em rất sợ là khả năng quản lý vốn của các ngân hàng. Hiện tại tình hình kinh tế vẫn rất khả quan. Tuy nhiên có hiện tượng các công ty vay vốn thay vì để đầu tư sản xuất thì lại dùng vốn đó để kinh doanh chứng khoán. Như thế khi thị trường giảm, fundamental của các công ty này sẽ bị thay đổi, lợi nhuận giảm, lỗ, hoặc ở 1 mức độ cao hơn là công ty không có khả năng trả tiền ngân hàng, phá sản. Lợi nhuận công ty giảm, sẽ dẫn đến việc các công ty phải giảm chi phí hoạt động, giảm nhân công, dẫn đến thất nghiệp tăng, lạm phát tăng. Như thế khi thị trường giảm, fundamental của các công ty cũng bị thay đổi theo, kéo theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nhưng hiện tại mức độ vốn hoá của thị trường chứng khoán của VN rất bé, và các ngân hàng vẫn quản lý đựơc nguồn vốn vay của họ. Nên chưa nên lo lắng nhiều ở thời điểm này.

    Các bác nhà nước ta hơi yếu trong khâu quản lý kinh tế. Kinh nghiệm với cái gọi là "kinh tế thị trường" không nhiều. Nên là chỉ sợ 1-2 năm nữa các bác ấy sẽ bó tay với thị trường chứng khoán. Lúc đó thì không biết như thế nào.
  6. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Sự lo lắng của bạn là có cơ sở. Nhưng như tôi biết các bác đứng đầu Chính phủ nhà ta như bác Dũng, bác Hùng rất tỏ tường trên từng bước đi của tiến trình hội nhập ra biển lớn. Vấn đề bây giờ cả Dân tộc cần duy trì được sự đồng thuận trong các đường hướng chiến lược. Đây là sự trợ lực cực kỳ quan trọng của ĐỔI MỚI2 !



    Được khoaitay1 sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 25/03/2007

    Được khoaitay1 sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 25/03/2007

    Được khoaitay1 sửa chữa / chuyển vào 16:06 ngày 25/03/2007
  7. t_qh

    t_qh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Chính trị ổn định , kinh tế tăng trưởng bền vững . Tiền trong dân còn nhiều ,Các tập đoàn nước ngoài đã cầm $ đã đến , chuẩn bị IPO các Cty , tập đoàn lớn mà NN đang thèm khát . Chắc chắn nhà nước sẽ không thể cho TT đi xuống được . Mới là đi xuống chứ chưa nói đến đổ vỡ . " Đổ vỡ " Sẽ không thể đến với VN trong vòng 5 - 6 năm tới . Cẩn thận không lại bị NN nó lừa quăng tin đểu ra để làm giá . Tuần tới TT tiếp tục UP - Dài hạn UP
  8. lemon182

    lemon182 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Tình hình kinh tế rất tốt . Chỉ có điều chỉnh không thể nào có sụp đổ.
    Tuần sau thị trường sẽ điều chỉnh có chọn lọc hơn
  9. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Đã được thích:
    359
    Thực ra VNI có tăng hay giảm không quan trọng bằng xác định chính xác cổ phiếu nào sẽ tăng trong tương lai bất chấp thị trường biến động ...
    " THỊ TRƯỜNG CK VN KHÔNG TIN NHỮNG LỜI CẢNH BÁO CHUNG CHUNG "
  10. lao_phat_gia

    lao_phat_gia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này