VPB, ACB, TCB, HDB, STB...Vô hình chung được nới room cho nn lên 49% nhờ EVFTA.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi supperindex, 13/02/2020.

3233 người đang online, trong đó có 1293 thành viên. 16:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 42025 lượt đọc và 257 bài trả lời
  1. Phuong_Hoang9

    Phuong_Hoang9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2014
    Đã được thích:
    3.893
    .
  2. supperindex

    supperindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    1.484
    Dĩ nhiên là về mặt hình thức bank cổ phần tư nhân được nới hết. Nhưng chắc sẽ có thêm một vài điều kiện để lọc ra trong đám tư nhân đó. Cho nên tốt nhất là cứ nhắm bọn top 1 - 5 trong nhóm tư nhân.
  3. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    36.731
    Cứ con nào tiền vào mạnh là vào
    Đơn giản nhất
  4. VND_USD

    VND_USD Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/03/2019
    Đã được thích:
    1.884
    3 vấn đề để các bác suy ngẫm thâu.
    1- Theo nghị định evfta VN quyết giữ Big 4 Mà Mbb vẫn của NN (của BQP) nhưng tại sao lại để ngoài.
    2- Đầu năm mới bác Huệ đến chúc tết và yêu cầu sớm đệ trình phương án tăng vốn.
    3- Các bank ngoài big4 giờ có ai đủ 1 cục trên 50% như mbb để bán ko.
    ----------
    Em để ngỏ 3 câu hỏi để 500 anh em chém gió vui thâu.
  5. supperindex

    supperindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    1.484
    Cũng là một trong những cơ sở cho ae lựa chon để trade.**==
  6. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.926
    STB VPB ACB
    Rolex4646 thích bài này.
  7. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.583
    BASEL II - CHỈ CÓ VIB VPB


    [​IMG]
    Hình minh họa

    Hiệp ước vốn Basel II
    Định nghĩa

    Hiệp ước vốn Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.

    Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các qui định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới.

    Mục tiêu của Basel II
    - Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế.

    - Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế.

    - Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lí rủi ro.




    Nhận xét

    Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỉ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.

    Nội dung Basel II
    - Basel II sử dụng khái niệm"Ba trụ cột":

    (1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc.

    Theo đó, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu hay tỉ lệ bắt buộc vốn tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường.

    So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

    (2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những "công cụ" tốt hơn so với Basel I.

    Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lí, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).



    Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:

    + Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một qui trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.

    + Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của qui trình này.

    + Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo qui định.

    + Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo qui định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.

    (3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường.

    Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và qui trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

    Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hivọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.

    (Tài liệu tham khảo: Hiệp ước vốn Basel, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
  8. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.583
    Một công ty vốn chỉ 5 tỷ đi vay nước ngoài 1.400 tỷ đồng với lãi suất "cắt cổ" 20%/năm để mua 60 triệu cổ phiếu ACB?
    12-11-2019 - 22:51 PM | Doanh nghiệp


    [​IMG]
    CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng - doanh nghiệp phát hành số trái phiếu trên - nhiều khả năng cũng chính là bên đã mua 35,2 triệu cổ phiếu quỹ mà ACB bán ra ngày 30/10.


    ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
    Giá hiện tại
    26.4

    Thay đổi
    0.9 (3.5%)
    Cập nhật lúc 11:00 Thứ 6, 14/02/2020
    [​IMG]
    Xem hồ sơ doanh nghiệp
    [​IMG]
    Hapro còn lại gì sau khi 'nữ tướng' Nguyễn Thị Nga từ nhiệm?

    CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng - một doanh nghiệp có trụ sở tại tầng 3, tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - vừa công bố hoàn tất số trái phiếu trị giá hơn 1.402 tỷ đồng.

    Trái phiếu phát hành ngày 29/10/2019, có kỳ hạn 5 năm, bên mua là nhà đầu tư nước ngoài.

    Điểm đáng chú ý nhất của lô trái phiếu này là có lãi suất lên đến 20% - mức lãi suất có thể nói là kỷ lục trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, bỏ xa những mức lãi suất vốn đã khá cao khác như 14,5% của trái phiếu Phát Đạt hay 13% của Pharmacity.

    Theo thông tin chúng tôi có được, ngày 1/11/2019, 60.771.055 cổ phiếu ACB do công ty Hồng Hoàng sở hữu đã được dùng làm tài sản bảo đảm với bên nhận đảm bảo là Saigon Asia Credit Limited - một pháp nhân có trụ sở tại thiên đường thuế Cayman Islands.

    Do vậy nhiều khả năng Saigon Asia Credit Limited chính là trái chủ của số trái phiếu trên. Tổ chức tư vấn cho đợt phát hành này là ACBS - công ty chứng khoán thuộc ngân hàng ACB.

    Với thị giá cổ phiếu ACB hiện đạt 24.700 đồng thì lượng cổ phiếu dùng làm tài sản bảo đảm có trị giá hơn 1.500 tỷ đồng - tức nhỉnh hơn một chút so với giá trị trái phiếu phát hành.

    Một điểm đáng chú ý nữa là dù đi vay cũng sở hữu lượng cổ phiếu ACB có giá trị lớn như vậy nhưng vốn điều lệ của Hồng Hoàng chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng, tương ứng 500.002 cổ phiếu.

    Vào ngày 12/10/2019, CTCP Đầu tư Thương mại Nghi Lan đã mang 499.980 cổ phiếu - tương đương 99,999% vốn điều lệ của Hồng Hoàng làm tài sản bảo đảm cho Saigon Asia Credit Limited.

    Cả công ty Nghi Lan và Hồng Hoàng đều có chung người đại diện theo pháp luật là bà Phạm Thị Khánh Hồng.

    [​IMG]
    Trước khi chuyển trụ sở về An Phú Plaza, cả công ty Nghi Lan và Hồng Hoàng từng đặt trụ sở tại tòa nhà ACB, số 480 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3. Đây cũng là nơi đặt trụ sở nhiều công ty riêng của gia đình ông Trần Hùng Huy.

    CTCP Đầu tư Thương mại Nghi Lan cũng có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, mới được thành lập ngày 9/8/2019 với cổ đông lớn nhất nắm 90% vốn là bà Trần Thị Minh Hà.

    Bà Trần Thị Minh Hà cũng là cổ đông sáng lập của CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh - doanh nghiệp vào tháng 2/2019 đã nhận chuyển nhượng 1,25% vốn điều lệ của ACB từ ông Trần Minh Hoàng (em trai của chủ tịch ACB Trần Hùng Hùng Huy).

    Bên cạnh đó, cả cha và chị gái ông Trần Hùng Huy cũng chuyển cổ phiếu sang cho các công ty riêng là CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen và CTCP Đầu tư Thương mại Vân Môn. Cả 3 công ty này đều có trụ sở tại 480 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3.

    Khi đó chủ tịch ACB cho biết "đây chỉ là việc cơ cấu lại sở hữu và hình thức đầu tư trong nội bộ gia đình, không bán ra thị trường bất kỳ cổ phiếu nào".

    Xem thêm: 3 người nhà ông Trần Mộng Hùng muốn chuyển quyền sở hữu cổ phần tại ACB, chủ tịch ngân hàng nói gì?
    Rolex4646 thích bài này.
  9. Rolex4646

    Rolex4646 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2015
    Đã được thích:
    11.632
    ACB room nn kín từ xưa đến nay;
  10. imctradersafe

    imctradersafe Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/06/2010
    Đã được thích:
    1.858
    Đoán làm gì chia nhỏ ra múc hết mbb acb vpb tcb STB!:D
    rocket7 thích bài này.
    imctradersafe đã loan bài này

Chia sẻ trang này