VPB: hạ cánh mềm.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Brocker68, 16/10/2018.

3798 người đang online, trong đó có 381 thành viên. 06:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1730 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. Brocker68

    Brocker68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2018
    Đã được thích:
    1.975
    Vậy là VPB đã quyết định hạ cánh mềm, điều tốt cho ndt dài hạn nhưng gây thất vọng cho ndt lướt sóng.

    Hạ cánh mềm tức là không tiếp tục phát triển mảng cho vay tiêu dùng bằng mọi giá, mà cho vay chặt hơn, chọn lọc hơn. NH cũng gia tăng trích lập , chấp nhận hy sinh con số lợi nhuận đẹp để đổi lấy sự phát triển lâu dài, bền vững.

    Hôm nay diễn đàn đưa thông tin VPB lợi nhuận đạt 3 quý là 6,2k tỷ. Trong khi cách đây chỉ khỏang tuần mình check bên đội ssi vẫn là Q3 tăng 30%. Tuy nhiên trên 6k có lẽ là dự báo chính xác, và sẽ làm không ít ndt đang nắm VPB chột dạ vì họ đang mong chờ một kết quả bùng nổ, để là động lực đẩy VPB thoát đáy.

    Ai cũng đang nghĩ tới bài: lợi nhuận cao+ vợ chủ tịch mua+ ipo fecredit+ bán 15% cho nn để vpb lên 4x.

    Vậy mà.....

    Chắc chắn sự thất vọng lên cao sẽ dẫn tới cắt lỗ, hy vọng rằng sau khi cắt lỗ VPB đừng bốc đầu vì nếu bốc đầu sẽ dẫn tới cảnh thất vọng, nuối tiếc liên miên.

    Xưa ông bà ta ra chiến trường đã ác liệt rồi, giờ chúng ta ra chứng trường cũng thật lắm cam go.

    Thôi thì kệ, hãy để gió bay đi.
  2. vinhbao12

    vinhbao12 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2018
    Đã được thích:
    182
    chuẩn bác , đợt rồi e cắt hơi tiếc nhưng không biết bao h vpb mới huy hoàng trở lại trong khi những bid , acb , ctg nổi trội hơn
  3. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    19.512
    Vẫn là Bank dẫn VNindex lên 1200 điểm.
  4. Boxingday

    Boxingday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2017
    Đã được thích:
    4.795
    Mai VPB ăn hết hàng T+ sẽ khác đấy
  5. Brocker68

    Brocker68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2018
    Đã được thích:
    1.975
    Giờ chẳng ai nghĩ VPB có thể leo lên 3x, thì có khi nó lên 25: ko ai dám mua, chỉ bán, lên 26: không ai dám mua, chỉ bán, lên 27: rút kinh nghiệm, chỉ bán, lên 28: càng không dám mua, chỉ bán.... Lên 4x: nhỏ lẻ hết hàng, chỉ mua.

    Ha ha....
    --- Gộp bài viết, 16/10/2018, Bài cũ: 16/10/2018 ---
    VPB làm cho đa số ndt giai đoạn này có chung cảm giác: mệt mỏi
    Khi nào sự mệt mỏi, chán nản tới đỉnh thì sẽ đến cảm giác: nuối tiếc.
    Nuối tiếc vì bán đúng đáy, nuối tiếc vì nó phi quá nhanh.
  6. Moklov

    Moklov Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2017
    Đã được thích:
    650
    Nợ khó đòi to tướng...
  7. Boxingday

    Boxingday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2017
    Đã được thích:
    4.795
    VPB đoạn này chật vật, STB, HBC, DXG, LDG, BID mà múc
  8. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.235
    Thế này là biết bác chủ mới vào hàng rồi. Con này có gì đâu mà tiếc với nuối gì. Bank thiếu gì em ngon hơn. Cổ đông dài hạn hơn 1 năm qua cũng đói thối mồm rồi chứ có ăn uống được gì đâu mà tốt. Giá này còn thấp hơn giá khi lên sàn.:)
    Còn báo cáo quý 3 thì chắc chắn nó cũng không tốt rồi, không tốt thì nó mới có giá này. Chứ tốt thì nó lên 4x lâu rồi.:)
  9. Chungkhoan1018

    Chungkhoan1018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2018
    Đã được thích:
    289
    VPB giờ đang tích lũy xập xình đi ngang đồ thị không có gì đặc biệt. Các bác có thể đợi khi nào có vài phiên giá xanh thực sự đột biến mạnh cùng vol cao thì vào. Chứ giờ vào chôn vốn tốn chi phí cơ hội đầu tư nhiều mã khác ngon hơn.
    hunghm999 thích bài này.
  10. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.235
    [​IMG]

    Giống đồ thị con SEARS này các bác nhỉ.

    Không chịu cắt lỗ, nhà đầu tư mất hơn 500 triệu USD
    17:46 | 16/10/2018


    [​IMG]

    Từng chút, từng chút một, khoản đầu tư của Edward Lampert – người từng được mệnh danh là “Warren Buffett tiếp theo” - cứ thế bay hơi.

    Edward Lampert là người quản lý quỹ đầu tư ESL Investments. Phong cách đầu tư thành công của ông có nhiều nét giống với Warren Buffett như: chỉ nắm giữ một số lượng tương đối ít, từ 3 đến 5, mã cổ phiếu; thời gian nắm giữ kéo dài nhiều năm, … Vì vậy, ông từng được ví là “Warren Buffett tiếp theo”.

    Thế nhưng không ai, kể cả bạn của Lampert, hiểu tại sao nhà quản lý quỹ tài năng này lại ôm khoản đầu tư tại Sears – một chuỗi cửa hàng tạp hóa đang chết dần chết mòn – lâu đến thế.

    Đúng là nhiều nhà đầu tư danh tiếng từng phạm phải những sai lầm khủng khiếp như Julian Robertson trong thương vụ US Airways hay Bill Ackman khi bán khống Herbalife. Nhưng ít có ai lại theo đuổi một khoản đầu tư thảm hại một cách công khai trong nhiều năm với một thương hiệu nổi tiếng (Sears) như Edward Lampert đã làm trong 14 năm qua.

    Có người cho rằng đó là sự ngạo mạn và thất bại trong việc tuân theo một trong những lời răn quan trọng nhất của giới đầu tư: biết thoát ra đúng lúc.

    [​IMG]Warren Buffett dự báo sự phá sản của chuỗi bán lẻ Sears từ 13 năm trước
    Edward Lampert mua lại chuỗi cửa hàng tạp hóa Sears năm 2004 khi chuỗi này còn có tên Sears, Roebuck & Co. Sau đó ông nỗ lực cải cách công ty để bảo vệ khoản đầu tư của mình. Ông liên tục bơm thêm tiền vào công ty, đóng bớt những cửa hàng hoạt động không hiệu quả, sa thải bớt nhân viên, và – một hành động không hoàn toàn đúng đắn – lấy một phần tài sản của công ty cho riêng mình … Có lúc Lampert còn có lãi từ khoản đầu tư vào Sears.

    Tuy vậy, Sears vẫn phải nộp đơn phá sản hôm 15/10 vừa qua. Một lần nữa, phố Wall lại tự hỏi liệu Lampert và quỹ ESL Investment với 1,3 tỉ USD của ông sẽ thu lại được gì?

    Chuyên gia tái cấu trúc Van Conway – người có kinh nghiệm làm việc trong vụ phá sản của thành phố Detroit nhận định: “Ông ấy đã rất nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhưng tất cả chỉ như chạy loanh quanh trên con tàu Titatic – cuối cùng thì con tàu vẫn chìm và dù ở vị trí nào trên tàu thì cũng chịu cùng một số phận”.

    Trong suốt nhiều năm, nhiều người luôn cho rằng phá sản là lối thoát duy nhất của Sears nhưng Lampert nghĩ khác. Ông không chịu từ bỏ, hai tuần trước ngày Sears phá sản Lampert vẫn còn đề xuất những giải pháp tạm thời để cứu công ty đã ốm yếu sau trong nhiều năm.

    [​IMG]
    Nhà quản lý quỹ Edward Lampert.
    Cổ phiếu trở nên vô giá trị
    Edward Lampert từng thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm trước đây. Lần nổi tiếng nhất là năm 2003 khi ông bị 4 người đàn ông lạ mặt bắt cóc, bịt mắt và còng tay trong phòng tắm của một nhà nghỉ trong hơn 30 giờ đồng hồ. Sau đó ông đã thuyết phục được những kẻ bắt cóc trả tự do cho ông. Tuy nhiên, để điều hành và hồi sinh Sears thì chỉ có tài ăn nói thôi vẫn là chưa đủ.

    Ý tưởng cuối cùng của ông để cứu Sears là một kế hoạch tái cơ cấu nợ, theo đó các chủ nợ không đảm bảo sẽ hoán đổi khoản cho vay của mình lấy cổ phần của Sears. Không có gì đáng ngạc nhiên khi đại đa số các chủ nợ đều không đồng ý.

    Sự sụp đổ của Sears khiến Edward Lampert thiệt hại không nhỏ, không chỉ về mặt danh tiếng mà về cả tiền bạc: khối cổ phiếu mà ông bỏ 240 triệu USD tiền túi ra để mua giờ đây đã trở nên vô giá trị, khoản cổ phiếu thưởng trị giá ban đầu 287 triệu USD cũng không cánh mà bay. Quỹ ESL cũn thua lỗ 65 triệu USD trong năm nay.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu Sears. Nguồn: Google Finance.
    Tài sản của quỹ ESL cũng tụt dốc không phanh từ 15 tỉ USD năm 2006 xuống còn 1 tỉ USD hiện nay, danh mục đầu tư của quỹ cũng giảm từ 6 mã cổ phiếu xuống còn một mã duy nhất với khối lượng khổng lồ: Sears. Những nhà đầu tư có tên tuổi lớn bao gồm Goldman Sachs đều đã rút tiền khỏi quỹ.

Chia sẻ trang này