VPB...LẠI LÀ VPB...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dautucophieu6688, 24/11/2020.

1949 người đang online, trong đó có 87 thành viên. 04:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1811 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. dautucophieu6688

    dautucophieu6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    677
    Tin tức - Tài chính - Ngân hàng/VPBank và bài học tận dụng cơ hội trong thách thức
    Theo Người đồng hành | 24/11/2020 18:38

    Chia sẻ


    Không còn chung mức tăng trưởng hai con số như những năm trước, lợi nhuận ngành ngân hàng sau 9 tháng đã thể hiện sự phân hóa rõ rệt do ảnh hưởng của đại dịch. Ngoài con số lợi nhuận trồi sụt khác nhau, nợ xấu cũng là điểm nhấn đang chú ý khi báo cáo tài chính quý III của 15 ngân hàng thương mại cho thấy, có tới 14 nhà băng ghi nhận quy mô nợ xấu tăng từ 30% trở lên so với đầu năm.

    Trong dự báo về quý cuối năm nay và triển vọng năm sau, hầu hết các công ty chứng khoán đều đưa ra góc nhìn thận trọng, khi cho rằng ảnh hưởng của Covid-19 vẫn chưa được phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính của các nhà băng.

    Tuy nhiên, mỗi vấn đề đều có hai mặt, là cơ hội và thách thức, Covid-19 cũng tương tự vậy. Với nhiều nhà băng, đại dịch mang đến thách thức không nhỏ về hoạt động kinh doanh, nhưng cũng là cơ hội để đẩy nhanh hơn nữa quá trình tự làm mới, tự cấu trúc lại các mảng kinh doanh. Và VPBank là một ví dụ điển hình cho quá trình này.

    Nhìn từ tác động tiêu cực, các phân khúc hoạt động chính của ngân hàng này như tín dụng tiêu dung dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp (SME), tín dụng tiểu thương đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, bởi các khách hàng này ngay từ đầu năm đã được dự báo là đối tượng dễ chịu "tổn thương".

    Danh mục tín dụng phải tái cấu trúc của VPBank, lên tới tương đương 8,1% tổng dư nợ, tập trung vào khách hàng một số ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng như du lịch, xây dựng, vận tải - kho bãi, bán buôn - bán lẻ.

    [​IMG]
    Doanh thu và lợi nhuận 9 tháng của VPBank lần lượt đạt 28.300 tỷ và 9.400 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước, tăng trưởng hai chữ số.

    Ảnh hưởng là vậy, nhưng đến cuối quý III, hơn 96% nợ phải tái cấu trúc của VPBank đã có thể trả nợ đúng hạn. Tổng doanh thu và lợi nhuận 9 tháng của VPBank đạt lần lượt 28.300 tỷ và 9.400 tỷ đồng, đều cao hơn cùng kỳ năm trước, thậm chí tăng trưởng hai chữ số. Điều này là kết quả của một nhóm giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng thời là việc thay đổi chiến lược kinh doanh để thích ứng với bối cảnh mới.

    "Để hạn chế tác động của đại dịch, chúng tôi đã dịch chuyển danh mục cho vay sang các phân khúc rủi ro thấp hơn, nhờ đó, những phân khúc chiến lược lại có mức tăng trưởng hợp lý, vừa phải", bà Lê Hoàng Khánh An, Giám đốc tài chính VPBank cho biết. Cấu trúc khách hàng trong danh mục tín dụng của VPBank trở nên đa dạng sau quá trình cơ cấu, mang tính chất linh hoạt hơn nhờ các chương trình thu hút khách hàng mới trong nhóm doanh nghiệp lớn, những ngành ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch và phân khúc cho vay mua nhà riêng và vay có tài sản đảm bảo nói chung.

    VPBank đã tiến hành đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu, bên cạnh thu nhập lãi thì thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu từ dịch vụ, cũng là những yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng thu nhập của ngân hàng. Thu nhập từ phí của ngân hàng mẹ (NFI) tăng trưởng tới hơn 36%, đạt hơn 2.200 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các hoạt động thẻ, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán… Tỷ trọng NFI trên tổng thu nhập hoạt động cũng tăng từ 13,2% lên 15,1% so với cùng kỳ.

    Đồng thời, trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng tới tăng trưởng, một lời giải khác được VPBank tận dụng là cấu trúc lại nguồn vồn đầu vào, để hạ chi phí vốn.

    Đại dịch khiến khách hàng thay đổi thói quen, ưu tiên các nền tảng trực tuyến hơn vật lý, điều này đã mở ra cơ hội cho VPBank đẩy nhanh tiến trình số hóa ngân hàng. Nhờ việc đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng với khách hàng cá nhân và khách hàng SME qua nền tảng số hóa, VPBank giữ chân khách hàng giao dịch nhiều hơn, gia tăng lượng tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đến cuối quý III đã tăng lên mức 15,6%, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 12-13% của các năm trước đây. Việc kết hợp giữa tăng CASA và tối ưu các nguồn vốn đầu vào khác giúp ngân hàng đạt mức chi phí huy động vốn thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

    Kết quả, với sự tổng hòa của nhiều yếu tố, từ việc đưa ra hàng loạt sản phẩm đa dạng hóa doanh thu, cho tới chính sách kiểm soát và tối ưu hóa chi phí hoạt động, giảm chi phí vốn, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của VPBank đạt 92% kế hoạch đề ra hồi đầu năm, tương đương gần 9.400 tỷ đồng, trong đó riêng lợi nhuận của ngân hàng mẹ đạt hơn 6.200 tỷ đồng.

    Dù tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất vẫn được duy trì ở mức dưới 3% trong bối cảnh cả thị trường chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, trong đó tỷ lệ này tại ngân hàng riêng lẻ giảm từ mức 2,18% cuối 2019 xuống còn 2,01% cuối quý III.

    Nhờ những bước tiến trong kinh doanh, kết hợp với các chính sách thích nghi với bối ảnh mới, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s hồi tháng 7 đã đánh giá các chỉ số xếp hạng tín nhiệm của VPBank tiếp tục giữ nguyên ở triển vọng ổn định. Tổ chức này đánh giá cao tiềm lực vốn của ngân hàng, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động cao hơn mức trung bình ngành ở Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Moody’s cũng nhận định kết quả kinh doanh của VPBank đã thể hiện bảng cân đối đã được tối ưu hóa, đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tài sản có thanh khoản tốt. Có thể nói, quyết định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm VPBank ở mức B1 đã phản ánh đúng những nỗ lực duy trì một nền tảng vững chắc, nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững và hiệu quả của ngân hàng.

    VPB ...Cái gì cũng tốt mỗi CT và Bọn Lái Lợn là Bựa.....

    https://stockchart.*********.vn/data/snapshot/637418448827520125.png


    CÙNG CHUYÊN MỤC
    --- Gộp bài viết, 24/11/2020, Bài cũ: 24/11/2020 ---
    https://stockchart.*********.vn/data/snapshot/637418448827520125.png
    --- Gộp bài viết, 24/11/2020 ---
    [​IMG]
  2. ducphu

    ducphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2015
    Đã được thích:
    225
  3. dautucophieu6688

    dautucophieu6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    677
    múc TPB và CTG...
    --- Gộp bài viết, 24/11/2020, Bài cũ: 24/11/2020 ---
    vô tình vừa đọc mục tin tức có thấy VPB...em mà Tôi đã từng khen...nên tiện post cái tin và chart ....
    --- Gộp bài viết, 24/11/2020 ---
    https://fialda.com/news/vpbank-va-bai-hoc-tan-dung-co-hoi-trong-thach-thuc/423431
    --- Gộp bài viết, 24/11/2020 ---
    TCB đang trên sóng 3... cơ bản vẫn tăng...nhưng đang bị cản vùng 23.85...24
    [​IMG]
  4. Nguyen999

    Nguyen999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2020
    Đã được thích:
    1.217
    Dùng Vpb điều tiết chỉ số ?
  5. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    9.542
    CTG có nghị quyết được 29% cổ tức rồi đó pác
    https://m.cafef.vn/vietinbank-thong...bang-co-phieu-ty-le-288-20201124143416347.chn
    dautucophieu6688 thích bài này.
  6. dautucophieu6688

    dautucophieu6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    677
  7. nguyenvanvo11627642

    nguyenvanvo11627642 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2019
    Đã được thích:
    114
    VPB nay mạnh quá, lái đánh ghê thật nhỏ lẻ còn này ko ôm nhiều.
  8. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.276
    VPB: Khả năng bán cổ phần FEC duy trì là yếu tố hỗ trợ chính – Cập nhật

    [​IMG]

    * Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 12,5% và duy trì khuyến nghị MUA dành cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) khi (1) cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021 và (2) điều chỉnh giảm giả định chi phí vốn của chúng tôi, giúp bù đắp cho mức giảm 4,4% trong dự báo thu nhập ròng trong giai đoạn 2020-2024 so với dự báo trước đây của chúng tôi.

    * Tỷ lệ các khoản vay tái cơ cấu tại VPB duy trì ở mức 27,8 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 3/2020 so với 28 nghìn tỷ đồng trong quý 2. Chúng tôi duy trì giả định rằng các khoản vay tái cơ cấu sẽ không vượt quá 33,5 nghìn tỷ đồng.

    * Chúng tôi kỳ vọng VPB sẽ tăng tốc xử lý nợ để giảm tỷ lệ nợ xấu trong quý 4. Chúng tôi duy trì dự báo thu nhập ròng 2020 gần như không đổi so với dự báo trước đây đạt 9 nghìn tỷ đồng (+8.5% YoY) do (1) mức giảm 2% trong chi phí dự phòng bù đắp cho (2) mức giảm 1% trong dự phóng LN trước dự phòng.

    * Chúng tôi duy trì quan điểm rằng NIM 2020 sẽ giảm từ mức cơ sở cao trong năm 2019. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng NIM sẽ tăng trong năm 2021 trong bối cảnh chi phí vốn ổn định khi chúng tôi kỳ vọng lợi suất cho vay của FE Credit (FEC) sẽ phục hồi sau khi giảm mạnh trong 9 tháng 2020.

    * Việc bán cổ phần tại FEC duy trì là yếu tố hỗ trợ cho VPB trong năm 2021, theo quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng định giá của VPB là hấp dẫn với P/B 2021 đạt 1,0 lần. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/B 2021 đạt 1,29 lần.

    * Rủi ro: không thể kiểm soát chi phí tín dụng; rủi ro thực hiện khi gia tăng mảng thẻ tín dụng để giảm tỷ trọng cho vay tiền mặt; các đợt bùng phát dịch COVID-19 mới có thể dẫn đến mức tăng trong nợ xấu.
    Tổng hợp




    Mở tài khoản ưu đãi: 097.522.8813
    Skype :quantran0211

Chia sẻ trang này