VRE - Dấu hiệu hồi phục rõ dần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 06/07/2020.

6316 người đang online, trong đó có 900 thành viên. 17:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7059 lượt đọc và 46 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Cập nhật VRE

    Doanh thu Vincome Retail (VRE) Q1/20 giảm 26,2% sv cùng kì còn 1.686 tỉ đồng và lợi nhuận giảm 19,5% sv cùng kì còn 492 tỉ đồng.

    Hoạt động mua sắm tại các trung tâm thương mại (TTTM) đã có sự hồi phục sau thời gian giãn cách xã hội, theo dữ liệu của Google và VRE.

    Khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 38.000 đồng/cp.

    Covid-19 tác động đến kết quả kinh doanh của VRE trong Q1/20

    Do sự bùng phát dịch Covid-19 vào T2 và T3/20, doanh thu (DT) Q1/20 của VRE giảm 26,2% sv cùng kỳ, trong đó DT chuyển nhượng bất động sản giảm 66,6% sv cùng kỳ và DT cho thuê mặt bằng giảm 9,4% sv cùng kỳ. Tổng diện tích sàn của VRE tăng 9,7% sv cùng kỳ, nhưng tỉ lệ lấp đầy giảm 4,3 điểm % sau khi VinPro đóng cửa vào cuối 2019. Chúng tôi ước tính giá cho thuê trung bình giảm 9,9% sv cùng kỳ trong Q1/20 khi VRE triển khai gói hỗ trợ 300 tỉ đồng dành cho khách thuê chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. LN Q1/20 giảm 19,5% sv cùng kỳ xuống 492 tỉ đồng, đạt 13,7% dự báo của chúng tôi.

    VRE đã triển khai gói hỗ trợ 600 tỉ đồng trong 6T/20

    VRE đã chủ động hỗ trợ cho các khách thuê bị tác động bởi Covid-19 với gói hỗ trợ có tổng giá trị 600 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2020 (300 tỉ đồng cho mỗi quý), chủ yếu bằng cách tạm thời giảm giá thuê của các hợp đồng cố định (fix-rate) và triển khai các chương trình khuyến mãi / sự kiện quảng bá nhằm thu hút khách hàng trở lại mua sắm.

    Hoạt động mua sắm dần phục hồi sau thời gian giãn cách xã hội

    Báo cáo của Google cho thấy số lượng người quay trở lại các khu trung tâm thương mại (TTTM) vào T6/20 đã phục hồi về mức 90 – 100% so với thời điểm trước khi đại dịch xảy ra. VRE cũng cho biết hoạt động mua sắm tại các ngày trong tuần trong T6/20 đạt mức 65-70% sv cùng kỳ, và tỷ lệ này ở các ngày cuối tuần đạt mức 90-100%.

    Sự khác biệt trong dự báo của chúng tôi

    Chúng tôi giảm doanh thu năm 2020F/21F lần lượt là 15,8%/12,5%, đồng thời giảm lợi nhuận ròng lần lượt là 33,3%/26,9% so với báo cáo trước đây. EPS cốt lõi giảm lần lượt là 27,8%/23,4% do sự ảnh hưởng của Covid-19. EPS 2020 mới thấp hơn 7% so với mức dự báo bình quân theo số liệu của Bloomberg, trong khi EPS năm 2021F/22F cao hơn 4%/16%. Việt Nam đã thành công trong việc chống dịch Covid-19 và ngành bán lẻ đã phục hồi khiến chúng tôi có cái nhìn tích cực hơn so với consensus về mức tăng trưởng giá cho thuê bình quân 2021F (tăng 13,6% sv cùng kỳ) và tốc độ mở rộng diện tích thuê (tăng 18,3% sv cùng kỳ).

    Khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 38.000 đồng/cp

    Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu mới là 38.000 đồng/cp (WACC: 12,6%) sau điều chỉnh tác động Covid-19. Giá mục tiêu hiện tại đang dựa trên dự báo VRE sẽ vận hành 3,5 triệu m2 sàn vào 2026F, nhưng có thể mở rộng tới 5,0 triệu m2 sàn vào 2026 theo kế hoạch mới của VRE. Chúng tôi sẽ cập nhật kế hoạch mới trong báo cáo tiếp theo. Tiềm năng tăng giá đến từ tốc độ mở TTTM mới nhanh hơn dự kiến. Rủi ro gồm đợt dịch Covid-19 khác xảy ra trong tương lai.
    lmp162, Rolex4646, minhlam20141 người khác thích bài này.
  2. persistence

    persistence Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/06/2020
    Đã được thích:
    117
    Vote cho bạn, mình cũng thấy VRE khá hay, phù hợp cho trading
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    \m/\m/\m/\m/\m/
  4. hunter113

    hunter113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    9.392
  5. tula2020

    tula2020 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/04/2020
    Đã được thích:
    1.050
    Đứt rồi, nay thấy top anh Vượng mọc lên, chắc anh em kẹp chum hô hào để xả đây, dự là phiên nay anh Vượng đỏ oạch, có khi xanh lơ nào
  6. persistence

    persistence Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/06/2020
    Đã được thích:
    117
    Hihi xanh lơ thì mua 1 ít nha bác. Hiếm khi có cơ hội mua đc giá xanh lơ họ Vin mà
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Được thế còn gì bằng.
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    KINH TẾ VIỆT NAM 6T 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2020
    • Tháng 4 là giai đoạn các nước trên thế giới cũng như Việt Nam áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội gần như tuyệt đối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động và tăng trưởng kinh tế trong Q2 .Tăng trưởng kinh tế Q2 và 6T đầu năm thấp kỉ lục trong lịch sử thống kê do chịu tác động bởi COVID-19 và giá dầu
    • Kể từ tháng 5, các hoạt động kinh tế dần khởi sắc trở lại nhưng nền kinh tế vẫn đang đối mặt với thách thức hậu COVID-19
    • Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 5 và tháng 6
    • Chỉ số PMI vượt trên mức 50 điểm lần đầu trong 5 tháng
    • Ngành bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng tiếp tục đà phục hồi (so với tháng trước)
    • Xuất, nhập khẩu giảm nhẹ, phản ánh nhu cầu bên ngoài suy yếu
    • Dòng vốn FDI đang tăng trở lại trong bối cảnh chuyển dịch sản xuất vào Việt Nam gia tăng
    • Tỷ giá VND/USD duy trì ổn định
    • Thu ngân sách giảm và tăng trưởng tín dụng YoY cao sau khi Chính phủ từng bước nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ để hạn chế tác động tiêu cực của COVID-19 ▪ DN tạm ngừng kinh doanh và tỷ lệ thất nghiệp tăng trong Q2
    • Lạm phát tăng tốc trở lại
    • Tiếp tục hạ triển vọng tăng trưởng GDP 2020 về mức 3,1% từ mức 4,9%: Tăng trưởng GDP thấp hơn kì vọng trong 6T đầu năm, nền kinh tế có thể đã chạm đáy trong tháng 4 và sẽ phục hồi trong các quý tiếp theo
    • GDP Q2/2020 ước tăng 0,36% YoY, là mức tăng thấp nhất của Q2 giai đoạn 2011-2020, trong bối cảnh dịch Việt Nam tiến hành cách ly xã hội do tác động của COVID-19 và giá dầu thô giảm sâu. Theo đó, tăng trưởng của các ngành chính tiếp tục chậm lại.
    • Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,72% YoY, công nghiệp và xây dựng tăng 1,38% YoY. Ngược lại, dịch vụ giảm 1,76% YoY.
    • Tăng trưởng GDP Q2 thấp hơn kì vọng và ghi nhận sự giảm tốc quý thứ ba liên tiếp.
    • Tăng trưởng kinh tế 6T2020 chỉ ghi nhận mức 1,81% YoY, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 6,8% của Chính phủ đầu năm.
    • Nông, lâm nghiệp và thủy sản (+1,19% YoY) chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, dịch tả lợn Châu Phi, và biến đổi khí hậu.
    • Công nghiệp và xây dựng tăng 2,98% YoY, riêng ngành công nghiệp tăng 2,71% YoY, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng cùng kỳ giai đoạn 2011-19 (trong khoảng 4,95% tới 9,66% YoY). COVID-19 bùng phát toàn cầu làm gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất và nhu cầu bên ngoài sụt giảm. Tuy vậy, từ T5, SXCN đang dần khởi sắc trở lại sau khi các giải pháp giãn cách xã hội trong nước được nới lỏng, và các hoạt động kinh tế đang dần trở lại trạng thái bình thường.
    • Dịch vụ nhích nhẹ 0,57% YoY. Đáng chú ý, dịch vụ lưu trú và ăn uống (-20,7% YoY), vận tải và kho bãi (-3% YoY) chịu tác động nặng nề bởi giãn cách xã hội và đóng cửa biên giới. Ngược lại, ngành bán buôn, bán lẻ và hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng trưởng dương, lần lượt đạt 4,3% YoY và 6,78% YoY.
    DÒNG VỐN FDI TĂNG TỐC
    • Dòng vốn FDI mới tiếp tục chảy vào Việt Nam trong 6T 2020: FDI đăng ký mới có 1.418 dự án (-17,7% YoY) với tổng vốn 8,5 tỷ USD (+13,8% YoY). Có 526 lượt dự án (-16,2% YoY) đăng ký điều chỉnh vốn dầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,7 tỷ USD (+26,8% YoY). Tổng vốn đăng kí mới và tăng thêm ghi nhận 12,2 tỷ USD, tăng 17,9% YoY.
    • Sự sụt giảm diễn ra ở dòng vốn FII với 3,5 tỷ USD, giảm 56,8% YoY, giữa lúc NĐT toàn cầu thận trọng với tài sản rủi ro ở các nước đang phát triển vốn dễ chịu tổn thương bởi COVID-19.
    • FDI thực hiện 6T20 giảm 4,9% YoY ước tính đạt 8,65 tỷ USD.
    • FDI thực hiện T6 ghi nhận mức cao nhất theo tháng kể từ đầu với 1,95 tỷ USD, tăng 25,8% MoM và 8,3% YoY
    • FDI thực hiện được kì vọng sẽ chuyển biến tích cực trong thời gian tới nhờ dòng vốn FDI mới gia tăng và Chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế di lại đối với các chuyên gia nước ngoài.
    LÀN SÒNG DỊCH CHUYỂN SẢN XUẤT VÀO VIỆT NĂM GIA TĂNG
    • Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới khi đã bắt đầu có sự chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và các nước tăng cường tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu.
    • Việt Nam được kì vọng là nước hưởng lợi lớn nhất từ quá trình tái cơ cấu chuỗi giá trị.
    • Thủ tướng Chính phủ ngày 22/05 đã đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt để đón được làn sóng đầu tư mới trước áp lực cạnh tranh của các nước trong khu vực ASEAN và Ấn Độ. ▪ 5 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào Việt Nam gồm IT và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử, logistic, hàng tiêu dùng và bán lẻ.
    Doanh nghiệpMột số nhà máy/ sắp chuyển dịch sang VN trong lĩnh vực công nghệ cao
    QualcommTháng 6/2020 Qualcomm thông báo mở phòng thí nghiệm mới tại Việt Nam để mở rộng sản xuất chipset 5G, cung cấp dịch vụ kiểm thử cho Vinmart, BKAV và Viettel
    AppleTừ tháng 3 hãng Apple bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng sản xuất tai nghe tại VN
    SamsungTháng 6/2020 Samsung công bố việc dời dây chuyền sản xuất màn hình máy tính từ Trung Quốc sang VN trong năm 2020
    PanansonicPanasonic chuyển sản xuất đồ gia dụng từ Thái Lan sang VN

    TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CUNG TIỀN THẤP

    • Tính đến 19/6/2020, tăng trưởng tín dụng đạt 2,45% YTD, mức tăng trưởng thấp nhất cùng kì giai đoạn 2016-2020, cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh và các ngân hàng thận trọng hơn trong việc giải ngân tín dụng do rủi ro nợ xấu gia tăng.
    • Tăng trưởng của phương tiện thanh toán M2 (+4,59% YTD) và huy động (+4,35% YTD) đang cao hơn tăng trưởng tín dụng, phản ánh thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa.
    • Chúng tôi kì vọng tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc nhanh hơn trong 6T cuối năm trong bối cảnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đang dần trở lại trạng thái bình thường sau giãn cách xã hội và chi phí vốn ngày càng giảm nhờ mức độ nới lỏng chính sách tiền tệ gia tăng.
    • Tăng trưởng tín dụng 6T đạt ~10% YoY, cao gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này phản ánh chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN trong việc giảm thiểu tác động tài chính được gây ra bởi COVID-19. Kể từ đầu năm, NHNN đã 2 lần cắt giảm các mức lãi suất điều hành chính (lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu) lần lượt 150 và 100 điểm cơ bản cho mỗi mức.
    DOANH NGHIỆP TẠM NGỪNG KINH DOANH VÀ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP GIA TĂNG
    • DN thành lập mới trong T6 hồi phục, đạt 13.725, tăng 27,9% MoM, với số vốn đăng ký 139,1 nghìn tỷ VND (+23.4% YoY). Dù vậy, tính chung 6T2020, chỉ có hơn 62 nghìn DN thành lập mới , giảm 7,3% YoY, với tổng số vốn đạt 697,1 nghìn tỷ đồng (-19,0% YoY), tương ứng vốn đăng ký bình quân đạt 11,2 tỷ đồng (-12,5% YoY). Số DN quay trở lại hoạt động tăng 16,4% YoY đạt 25,2 nghìn DN.
    • Số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng vọt 38,2% YoY lên 29,2 nghìn DN, số DN tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 19,6 nghìn DN, giảm 10,2% YoY.
    • Tỷ lệ thất nghiệp đến T6 tăng vọt lên 2,73% so với 2,2% trong T3 và 2,15% cuối năm 2019 trong bối cảnh số DN tạm ngưng kinh doanh tăng mạnh và số DN thành lập mới suy giảm dưới ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đi kèm thu nhập của các hộ gia đình giảm sút đang tạo áp lực lên tổng cầu trong nước.
    • Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh ở các lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc và da giày, dịch vụ du lịch, bán lẻ.
    LẠM PHÁT TĂNG TỐC TRỞ LẠI
    • CPI T6 tăng tốc lên 0,66% MoM sau khi giảm liên tiếp trong 4 tháng trước đó do hai đợt điều chỉnh tăng 14,24% giá xăng, dầu, kéo chỉ số giá nhóm giao thông tăng vọt 6,05% MoM. Theo đó, CPI YoY T6 tăng 3,17% YoY, cao hơn so với với mức tăng 2,4% của T5 nhưng vẫn thấp hơn so với mức tăng 6,43% trong T1/2020.
    • CPI bình quân 6T20 tăng 4,19% YoY, mức tăng cao nhất trong 6T 2016-20 ▪ Lương thực, thực phẩm tăng mạnh 11,17% YoY do chịu ảnh hưởng bởi giá thịt lợn tăng đột biến và duy trì ở mức cao. ▪ Ngược lại, giá năng lượng giảm với nhu cầu đi lại, du lịch giảm do dịch COVID-19 kéo chỉ số giá của giao thông (-9,26%) và giải trí, du lịch (-0,5%) giảm, góp phần kiềm chế lạm phát. ▪ Tốc độ tăng CPI bình quân giảm tốc tháng thứ 4 liên tiếp.
    • Áp lực lạm phát gia tăng về cuối năm do chịu tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ và giá năng lượng phục hồi gần đây. Dù vậy, chúng tôi kì lạm phát cả năm 2020 vẫn được kiểm soát quanh 4% nhờ nhu cầu trong nước yếu và giá hàng hóa cơ bản giảm
    Rolex4646 thích bài này.
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Truyền hình Đức: Vingroup góp phần khiến thế giới thay đổi cách nhìn về Việt Nam

    Đại dịch Covid-19 có thể là thảm hoạ với nhiều doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu nhưng cũng là cơ hội với những doanh nghiệp có sự linh hoạt và chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đài Truyền hình DW (Đức) nhấn mạnh, VinFast, thương hiệu ô tô Việt thuộc Tập đoàn Vingroup là điển hình tiêu biểu của việc nhanh chóng phục hồi và có tiến bước nhanh sau khi Việt Nam thành công bước đầu khống chế dịch Covid-19.
    "Mọi nhân viên của VinFast đều đã làm việc ngày đêm, không quản ngại khó khăn” - Phó Tổng giám đốc VinFast – bà Nguyễn Thị Vân Anh tự hào chia sẻ về tinh thần làm việc của các cộng sự, coi đó chính là chìa khoá giúp VinFast vươn lên.

    Bất chấp sự ảnh hưởng khó khăn do đứt gãy về chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, VinFast vẫn không thay đổi mục tiêu sản xuất xe trong năm 2020 là bán được tối thiểu 30.000-35.000 xe ô tô và 100.000 xe máy điện. "Trong Quý I/2020, chúng tôi vẫn bám sát mục tiêu. Vào thời điểm thực hiện giãn cách xã hội theo quyết định của Chính phủ Việt Nam, sản lượng sản xuất và tiêu thụ có sụt giảm nhẹ so với kế hoạch ban đầu, tuy nhiên VinFast đã chuẩn bị sẵn sàng lên kế hoạch sản xuất và thúc đẩy bán hàng ngay sau khi hết giãn cách xã hội nhằm bù lại sản lượng." - Bà Vân Anh khẳng định với DW.

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty VinFast

    Sau 1 tháng trở lại làm việc, VinFast đã gây bất ngờ lớn với truyền thông trong nước và quốc tế khi công bố kết quả kinh doanh trong tháng 5/2020 với 2.100 xe đã bán ra. VinFast đã có 2 mẫu LUX A2.0 và Fadil đều nằm trong top 10 mẫu xe bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam, chính thức soán ngôi của nhiều thương hiệu quốc tế vốn đã chiếm lĩnh thị trường nội địa nhiều năm qua.

    Chia sẻ về việc linh hoạt trong phát triển sản xuất và kinh doanh, bà Vân Anh khẳng định với DW: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống công nghiệp phụ trợ trong nước; Tái cơ cấu chuỗi cung ứng giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung bên ngoài; Đa dạng hóa Phương thức bán hàng, phát triển các hình thức bán hàng số online (thương mại số), ứng dụng thực tế ảo (VR), bán hàng bằng live stream (live broadcast), dịch vụ bán hàng qua điện thoại (video calling services)...; Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, sử dụng robot và công nghệ để thay thế và hỗ trợ cho con người. Vấn đề này chúng tôi cũng tính đến ngay từ đầu, nhà máy của VinFast tự động hóa đến 90% ở các công đoạn sơn, hàn thân vỏ và động cơ..."

    Bên cạnh đó, ngay khi thế giới vẫn đang chống chọi với dịch bệnh ngày một nghiêm trọng, chiếc xe ô tô điện đầu tiên của Việt Nam mang thương hiệu VinFast đã chính thức chạy thử trên đường phố Hà Nội, đồng thời công bố kế hoạch bán dòng xe này tại thị trường Mỹ vào năm 2021. Trong khi giới chuyên gia phân tích còn đang ngỡ ngàng với kế hoạch của VinFast thì hãng xe này đã mở Viện Nghiên cứu và Phát triển Ô tô số 2 tại Australia, một bước đi chiến lược trong việc vươn ra toàn cầu.

    [​IMG]
    Mẫu xe ô tô điện của VinFast chạy thử tại Hà Nội vào đầu tháng 6/2020

    Bình luận về những bước tiến thần tốc và năng lực hiện thực hoá ý tưởng của Vingroup, truyền thông Mỹ đã dành rất nhiều sự đánh giá tốt về doanh nghiệp nằm phía bên kia bán cầu được dẫn dắt bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Tờ Bloomberg (Mỹ) nhận định "Ông Vượng có khát vọng rất lớn, nhưng những khát vọng ấy đã được chứng minh qua thực tế”, còn tờ Forbes (Mỹ) cho hay "Vingroup là một doanh nghiệp rất thú vị. Một khi họ muốn làm điều gì đó thì ngay lập tức họ sẽ làm cho bằng được".

    [​IMG]
    Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

    Đài DW cũng ấn tượng với kế hoạch linh hoạt của VinFast khi sử dụng nguồn lực để sản xuất máy thở, ứng phó với đại dịch. Dù máy thở không còn quá cấp bách tại Việt Nam do dịch Covid-không còn quá nghiêm trọng, nhưng Vingroup sẽ gửi hàng nghìn máy thở cho Nga, Ukraina trong tháng 7 với ý nghĩa hỗ trợ nhân đạo.

    [​IMG]
    Dây chuyền sản xuất máy thở tại nhà máy sản xuất VinSmart của Vingroup (Photo: Bloomberg)

    Với những điểm nhấn ấn tượng trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, đài truyền hình DW đã gọi Vingroup - "cha đẻ" của VinFast là tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp tại Việt Nam. Vingroup có khát vọng nâng tầm Việt Nam bằng các sản phẩm công nghệ đẳng cấp quốc tế, cụ thể là các sản phẩm công nghệ cao như ô tô, thiết bị thông minh và các công trình khoa học công nghệ ngang tầm với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

    Trong đại dịch, Việt Nam đã khẳng định là quốc gia có năng lực kiểm soát dịch bệnh và tái thiết nền kinh tế hàng đầu thế giới. Sau bước đầu khống chế đại dịch thành công, những thành tựu công nghệ, công nghiệp của Vingroup được coi là chỉ dấu cho sự hồi phục và trỗi dậy mạnh mẽ của quốc gia này. Có lẽ đã đến lúc thế giới cũng phải thay đổi cách nhìn về các doanh nghiệp và nền kinh tế tại Việt Nam.
    Rolex4646 thích bài này.

Chia sẻ trang này