Vượt đỉnh 680, múc VCB, SSI, PVI đón sóng cực khủng...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thanhtrung050782, 27/09/2016.

1634 người đang online, trong đó có 653 thành viên. 18:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13218 lượt đọc và 123 bài trả lời
  1. thanhtrung050782

    thanhtrung050782 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Đã được thích:
    1.221
    http://f319.com/threads/di-nguoc-tay-ban-rong-muc-vcb-ssi.844697/

    Sau khi có bài viết mua SSI, VCB, PVI, BVH ở bài viết trước, và với nhận định BVH, VCB sẽ giúp thị trường vượt đỉnh 680 (hôm nay điều đó đã xảy ra) thì chiến lược tiếp theo của thị trường là dòng chứng khoán sẽ lead thị trường, vậy lý do sau để có thể thuyết phục các bác mua tiếp VCB, SSI, PVI...cho con sóng này, còn BVH hôm nay tôi đã thực hiện chốt lời 1 nửa vùng giá 68-69 sau khi mua ở vùng 58-59, chính vì vậy tôi sẽ không khuyến nghị mua thêm BVH mà canh chốt lời nốt số còn lại.

    1. Cổ phiếu điên trong thời gian tới SSI (ưu tiên số 1)

    Sau khi Reveiw ETF, SSI bị bán mạnh hơn 5tr cổ phiếu, nhưng đã được cân hết, hậu review thì SSI lại tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài múc mạnh.
    Vì sao khối ngoại tăng cường sở hữu SSI và sẽ tiếp tục mua mạnh SSI .

    A. SSI là công ty đầu ngành của lĩnh vực huy động vốn đặc biệt là những thị trường sơ khai mới nổi như Việt Nam thì triển vọng tăng trưởng huy động vốn khá lớn, ngoài ra với thị phần lên tới 14,21 % , mà trung bình giá trị giao dịch chứng khoán tại SSI hàng năm đạt khoảng 200,000 tỷ đồng- 300,000 tỷ đồng thì đây là khoản doanh thu và lợi nhuận rất đáng nể.

    B. Một điều tôi rất tâm đắc về SSI vì thấy SSI đang phát triển khá giống với mô hình ngân hàng đầu tư mà mô hình này đang rất thành công với Công ty Berkshire Hathaway của Warren Buffett. Do vậy đây là cơ hội tuyệt vời để khối ngoại gia tăng vốn vào thị trường tài chính Việt Nam sau khi các ngân hàng việt nam bị giới hạn room sở hữu.

    b1. Lợi nhuận và sự kinh doanh ổn định đảm bảo sự an toàn cho khoản đầu tư vốn của khối ngoại, doanh thu cũng như lợi nhuận của SSI luôn duy trì mức ổn định cũng như đảm bảo sự tăng trưởng trong các năm qua bất chấp những biến cố và khó khăn của thị trường.

    b2. Chính sách mới giúp công ty chứng khoán đầu ngành hưởng lợi lớn đặc biệt thông tư 203 khuyến khích tăng mạnh giá trị giao dịch
    Việc khối ngoại tăng sở hữu SSI cũng là cơ hội để các NĐT nước ngoài tiếp cận tham gia vào thị trường vốn Việt Nam đặc biệt dòng vốn từ : Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...

    Việc triển khai Thông tư 203 từ 01/07/2016 sẽ tác động lớn đến kết quả kinh doanh quý 3 của SSI
    Thị trường thời gian qua chứng kiến cơn sốt giá chứng khoán mạnh mẽ đây là cơ hội để cty chứng khoán như SSI gia tăng lợi nhuận và thực tế dư địa lợi nhuận của Quý 3 của SSI sẽ tăng rất mạnh khi họ chốt lãi những cổ phiếu tự doanh đã tăng nóng như DBC, GIL, HPG...

    Quý 3 SSI ghi nhận doanh thu từ khoản đầu tư HTM ( 4,705 tỷ đồng tăng mạnh so với 4,430 tỷ đồng quý 1/2016 ) với khoảng 85 - 90 tỷ đồng ( Quý 2 đạt 81,32 tỷ đồng )

    Doanh thu từ các khoản cho vay 110 - 120 tỷ đồng ( quý 1 SSI đạt doanh thu 107,7 tỷ đồng - cho vay 3,634 tỷ đông) Các khoản cho vay tăng gần 750 tỷ lên 4.383 tỷ đồng, trong đó phải thu về nghiệp vụ ký quỹ là 4.073 tỷ đồng.

    Doanh thu Môi giới khoảng 90 - 95 tỷ đồng .

    Ngoài ra những khoản của quý 2 chuyển qua khá lớn đủ đảm bảo cho SSI báo cáo lãi lớn quý 3 :
    khi phải thu từ bán tài sản : 168 tỷ đồng
    Cổ tức chốt quý 2 nhưng tiền về tk quý 3 : 19,8 tỷ đồng
    cổ tức PVS 12% : hơn 4 tỷ đồng .

    C. SSI: 11.10.2016, ngày GDKHQ trả cổ tức bằng tiền năm 2015 (1.000 đ/cp)

    Sau khi tích lũy ở vùng giá 20-22, do thời gian trước SSI chưa có sức bật một phần vì ảnh hưởng tiêu cực bởi nhà đầu tư ngoại bán ròng, nhưng điều này đều được giải quyết trong ngày review khi SSI được cân hết số lượng nhà đầu tư ngoại bán ra. Vài phiên gần đây tôi nhận thấy lượng cổ phiếu trôi nổi của SSI không còn nhiều, hàng đã bị thâu tóm bởi tay to nên việc đánh lên vùng 3x sắp tới là điều khả thi.

    2. Cổ phiếu phòng thủ, an toàn và tăng trưởng tốt PVI

    PVI là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong nửa đầu 2016, ở mức 20%. Với sự hỗ trợ của tập đoàn dầu khí Việt Nam, PVI có được thế mạnh trong mảng bảo hiểm tài sản kỹ thuật, nắm giữ hơn 40% thị phần. Những năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn của ngành dầu khí, PVI đã chủ động giữ vững tăng trưởng bằng cách đẩy mạnh các mảng sản phẩm bán lẻ, bao gồm bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới.
    Trong nửa đầu 2016, doanh thu từ hoạt động cốt lõi tăng tốt 14%. 1H2016, PVI ghi nhận 4,348.4 tỷ đồng doanh thu (-1.8% yoy) và 193 tỷ lợi nhuận trước thuế (-15.3%). Doanh thu sụt giảm chủ yếu do PVI đã hạ tỷ lệ sở hữu mảng bảo hiểm nhân thọ từ 51% xuống còn 25% vào cuối 2015, khiến doanh thu từ mảng hoạt động này không còn được hợp nhất từ 2016. Doanh thu từ hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm nói riêng có mức tăng trưởng tốt 14% yoy.
    Sự sụt giảm của lợi nhuận trước thuế chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư. Doanh thu đầu tư giảm mạnh 20%, cũng do không còn hợp nhất PVI Sunlife làm giảm mạnh doanh thu từ lãi trái phiếu. Tình hình hoạt động đầu tư vẫn gặp khó trong nửa đầu 2016 khi mặt bằng lãi suất ở mức thấp. Ngược lại, chi phí tài chính tăng cao (+89%) do hoạt động đầu tư cổ phiếu chưa hiệu quả khiến dự phòng giảm giá đầu tư tăng cao.
    Tỷ lệ bồi thường của nửa đầu 2016 giảm 2% về mức 42.7%.
    Ngày 29/8/2016, Hội đồng quản trị PVI đã thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp tương đương 25% vốn điều lệ của PVI Sun Life cho đối tác Sun Life Assurance Company of Canada. Thương vụ chuyển nhượng này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của Sun Life lên mức 100%. Dựa vào thương vụ chuyển nhượng của PVI cho Sun Life vào cuối 2015, với mức lợi nhuận trước thuế 509 tỷ đồng cho tỷ lệ sở hữu 26%, chúng tôi ước tính lợi nhuận thu về từ thương vụ nào sẽ vào khoảng 500 tỷ đồng. Chúng tôi lưu ý rằng thương vụ thoái vốn sẽ nâng cao giá trị sổ sách và vốn đầu tư của doanh nghiệp, mặc dù sẽ ảnh hưởng dến kết quả kinh doanh do hoạt động đầu tư của mảng bảo hiểm nhân thọ thường hiệu quả hơn. Ngoài ra, trong tháng 9, PVI đã thực hiện chi trả mức cổ tức 20% bằng tiền mặt.
    Với mức lợi nhuận đột biến, lợi nhuận sau thuế 2016 của PVI ước tính ở mức 644.4 tỷ đồng, tương đương với EPS 2016 là 2,531 VND/cp (đã loại trừ 8% trích quỹ khen thưởng phúc lợi), và giá trị sổ sách ở mức 31,200 VND/cp, tương đương với P/E forward ở mức 11.3x và P/B forward là 0.9x, thấp so với mức trung bình của thị trường hiện nay là 13x và 1.5x.

    3. Cổ phiếu Lead thị trường đã cho điểm mua mạnh sau khi break 38.3 VCB

    Sau khi đã mua VCB vùng 35-36 như đã khuyến nghị, nay tôi tiếp tục vào mạnh VCB sau khi break khỏi kháng cự mạnh 38.3 với lý do như sau.

    VCB sẽ lead thị trường trong giai đoạn vượt đỉnh.

    Lũy kế 6 tháng, VCB ghi nhận KQKD tích cực với 4.271 tỷ đồng LNTT, tăng trưởng 35,6% so với cùng kỳ, hoàn thành 56% kế hoạch cả năm. Kết quả tích cực thể hiện trong hầu hết các mảng kinh doanh, cụ thể: Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 29,5%, đến từ tăng trưởng mạnh cho vay khách hàng, tập trung tại các phân khúc lợi suất cao, trong khi duy trì mặt bằng vốn thấp so với thị trường. Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 16,9%, chủ yếu đến từ hoạt động dịch vụ (+11,3% yoy) và kinh doanh ngoại hối (+18% yoy), 2 mảng kinh doanh VCB vốn có thế mạnh. CIR đang có xu hướng tăng nhẹ, là hệ quả tất yếu khi ngân hàng đẩy mạnh mảng bán lẻ nhưng VCB vẫn là ngân hàng có quản lý chi phí hiệu quả. Dù đã giảm chi phí dự phòng, VCB vẫn trích lập dự phòng khá thận trọng trong nửa đầu năm. KQKD tích cực trong 6 tháng và tính mùa vụ khi hoạt động cho vay càng sôi động về cuối năm củng cố quan điểm từ đầu năm là VCB sẽ vượt xa kế hoạch trong năm nay. LNTT dự báo đạt 9.248 tỷ đồng (+35,45% yoy, vượt 23,3% kế hoạch đề ra.

    Lũy kế 6 tháng, VCB ghi nhận KQKD tích cực với 4.271 tỷ đồng LNTT, tăng trưởng 35,6% so với cùng kỳ, hoàn thành 56% kế hoạch cả năm. Kết quả tích cực thể hiện trong hầu hết các mảng kinh doanh, cụ thể: Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 29,5%, đến từ tăng trưởng mạnh cho vay khách hàng, tập trung tại các phân khúc lợi suất cao, trong khi duy trì mặt bằng vốn thấp so với thị trường. Tín dụng nửa đầu năm tăng trưởng 10,76% ytd, cao hơn trung bình toàn hệ thống (8,16% ytd) và vượt trên 50% kế hoạch cả năm (trong khi tín dụng cuối năm thường tăng cao hơn theo yếu tố mùa vụ). Động lực tăng trưởng đến từ các phân khúc khách hàng lợi suất cao, như cho vay thể nhân và SME tăng mạnh (lần lượt 18,12% và 16,22% ytd) so với cho vay tổ chức (8,2% ytd), cho vay trung dài hạn tăng nhanh hơn so với cho vay ngắn hạn (14,7% so với 7,8% ytd). Nhờ đó, lợi suất cho vay khách hàng cải thiện tích cực từ 3,03% (2015) lên 3,22% (1H.2016)

    Mặt bằng vốn thấp tiếp tục được duy trì, chi phí vốn bình quân đã giảm từ 1,53% xuống 1,51%, do VCB tiếp tục tăng tỷ trọng cho vay không kỳ hạn thêm 2,8% từ mức 26,5% trong nửa đầu năm 2015. Việc cải thiện tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn như trên cùng xu hướng tăng đều là tích cực, nếu so với 1 ngân hàng khác cũng có nguồn vốn KKH cao là MBB (có xu hướng giảm và không ổn định). Một yếu tố khác giữ cho chi phí vốn ở mức thấp, là mặt bằng lãi suất huy động thấp nhất thị trường. VCB không có nhiều áp lực tăng lãi suất để đẩy mạnh huy động theo thị trường trong nửa đầu năm (để đảm bảo chỉ số an toàn hoạt động theo TT06) nhờ tỷ lệ LDR thấp nhất trong nhóm ngân hàng quốc doanh. Thực tế, trong 6 tháng, huy động vốn chỉ tăng 6,8% ytd, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng, khiến tỷ lệ LDR tăng từ 75,7% lên 79,5%. Ngân hàng dường như đã sẵn sàng cho việc tăng tỷ lệ LDR khi tiếp tục đặt mục tiêu huy động vốn cả năm sẽ vẫn thấp hơn tín dụng. Theo đó, VCB là 1 trong số ít các ngân hàng có cải thiện NIM (từ 2,51% (6T.2015) lên 2,78% (6T.2016).

    Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 16,9%, chủ yếu đến từ hoạt động dịch vụ (+11,3% yoy) và kinh doanh ngoại hối (+18% yoy), 2 mảng kinh doanh VCB vốn có thế mạnh. Theo chúng tôi được biết, tăng trưởng doanh thu dịch vụ (thuần ngân hàng) tăng trưởng đến 23%, đến từ tăng dịch vụ thẻ (20-30% yoy), chuyển tiền kiều hối (trên 10% yoy), thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại (tăng khoảng 1% thị phần so với năm 2015)… Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng trưởng cao (35,9%), có thể do việc tăng đầu tư trái phiếu chính phủ, khi thanh khoản hệ thống dồi dào và thị trường trái phiếu phát sinh nhiều cơ hội đầu tư ngắn hạn.

    Số dư trái phiếu chính phủ ngắn hạn trong thời gian này đã tăng khoảng 13%, trong khi TPCP dài hạn giảm khoảng 10,5%. Trong khi đó, thu nhập từ chứng khoán đầu tư suy giảm mạnh, khi lỗ ~500 triệu so với lãi 95 tỷ cùng kỳ. Hoạt động góp vốn đầu tư tăng gấp 3 lần cùng kỳ. Nhìn chung cả 2 hoạt động này có quy mô khá nhỏ nên không ảnh hướng lớn lên KQKD chung. Lãi thuần hoạt động khác (chủ yếu đến từ thu hồi nợ) đạt kết quả khả quan 818 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Tăng trưởng thu hồi nợ cao 1 phần đến từ trích lập dự phòng thận trọng trong quá khứ. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng 26%. Chi phí hoạt động tăng 53,9%, khiến hệ số CIR tăng từ 33,2% (6T.2015) lên 40,2% (6T.2016). Tỷ lệ CIR 33,2% (6T.2015) là thấp nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây, có thể do yếu tố bất thường về việc hoãn 1 số chi phí chưa ghi nhận hết trong nửa đầu năm, mức 39-40% là thường thấy đối với VCB. Nhìn chung, CIR đang có xu hướng tăng nhẹ, là hệ quả tất yếu khi ngân hàng đẩy mạnh mảng bán lẻ nhưng VCB vẫn là ngân hàng có quản lý chi phí hiệu quả.

    Trong nửa đầu năm 2016, VCB đã vượt qua MBB để trở thành ngân hàng có tỷ lệ CIR thấp nhất trong nhóm niêm yết. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 3.005 tỷ đồng, giảm 10,2% yoy, cũng là nhân tố đóng góp tích cực cho việc tăng trưởng lợi nhuận. Thực tế, dù đã giảm chi phí dự phòng, VCB vẫn trích lập dự phòng khá thận trọng trong nửa đầu năm, khi (1) giữ mức trích lập cao cho vay khách hàng trong khi nợ xấu phát sinh mới có xu hướng giảm (xem thêm phía dưới), do đó tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu tăng mạnh từ 121% (2015) lên 129% (6T.2016); (2) trích lập cao cho trái phiếu đặc biệt VAMC khi 6 tháng đã trích lập ~15% mệnh giá trái phiếu đặc biệt (mức trích lập theo quy định cho cả năm là 20%).

    Cơ cấu tài sản sinh lãi có xu hướng thay đổi tích cực, theo hướng giảm cho vay liên ngân hàng, tăng tỷ trọng cho vay khách hàng để hưởng lợi suất cao. Cụ thể, tỷ trọng tiền gửi và vay liên ngân hàng giảm từ 20,3% (2015) xuống 15,3% (6T.2016), trong khi cho vay khách hàng tăng từ 59,8% lên 64%. Chất lượng tài sản cải thiện tốt, nợ xấu giảm từ 1,84% (2015) xuống 1,75% (6T.2016). Khi điều chỉnh lại phần nợ ngoại bảng (đã được xử lý bằng dự phòng hoặc bán cho VAMC) để tính tổng tỷ lệ nợ xấu của VCB, kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu thực tế được cải thiện từ năm 2015, và xu hướng này tiếp tục trong năm 2016. Trong khi đó, tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu cũng cải thiện mạnh. Điều này cho thấy chất lượng tài sản tốt và 1 hệ thống quản trị rủi ro thận trọng của VCB.

    KQKD tích cực trong 6 tháng và tính mùa vụ khi hoạt động cho vay càng sôi động về cuối năm củng cố quan điểm từ đầu năm là VCB sẽ vượt xa kế hoạch trong năm nay. Dự báo cho VCB cả năm như sau: (1) Tín dụng ước tăng trưởng 20%. Với tăng trưởng 10,76% trong nửa đầu năm, việc đạt tỷ lệ 20% trong cả năm là dễ dàng. Báo cáo không nâng dự báo cao hơn do triển vọng kinh tế (và do đó là cầu vay vốn) có dấu hiệu chững lại, trong khi các quy định mới về nâng cao hệ số an toàn ngành ngân hàng có thể ảnh hưởng xấu lên thị trường bất động sản. (2) VCBS điều chỉnh giảm tăng trưởng huy động từ 17,5% xuống 15% do nhận thấy mức độ sẵn sàng hơn của lãnh đạo VCB đối với việc nâng cao hệ số LDR để đạt hiệu quả vốn. Theo đó, tỷ lệ LDR tăng lên 80,7% so với 79% theo dự báo trước đó. Hệ số NIM do đó cải thiện mạnh hơn từ 2,58% lên 2,67% (dự báo trước đây là từ 2,58% lên 2,61%). (3) Tuy vậy, tăng trưởng mảng bán lẻ cao khiến báo cáo thận trọng hơn trong việc dự báo tỷ lệ CIR. Cụ thể, VCBS điều chỉnh tăng CIR từ 40% lên 40,5%. Trong 6 tháng, tỷ lệ này là 40,2%. (4) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt kế hoạch đề ra 5.500 tỷ đồng (giảm 9,4% so với 2015).

    Trong 6 tháng, VCB đã không bán thêm nợ xấu cho VAMC, do đó mức trích lập cho trái phiếu đặc biệt có thể dự đoán từ số dư đến cuối năm 2015. VCB đã trích lập được 15% tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tương đương 75% mức quy định trong nửa đầu năm. Nghĩa là nếu VCB chỉ dừng việc trích lập theo đúng quy định đề ra, áp lực trích lập cho trái phiếu đặc biệt nửa cuối năm sẽ không lớn (ước tính chỉ khoảng 200 tỷ đồng). Tương tự trích lập dự phòng cho vay khách hàng cũng được dự báo giảm, do tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt và nguy cơ nợ xấu phát sinh mới giảm. Theo đó, chúng tôi dự báo nửa cuối năm VCB sẽ trích lập thêm 2.500 tỷ đồng, so với mức 3.005 tỷ đồng đã trích lập trong nửa đầu năm. Theo đó, LNTT dự báo đạt 9.248 tỷ đồng (+35,45% yoy, vượt 23,3% kế hoạch đề ra. Các vấn đề khác Tăng trưởng tín dụng cao trong nửa đầu năm đã khiến tỷ lệ CAR giảm nhanh từ trên 11,04% xuống 9,74%. Bên cạnh đó, việc áp dụng thí điểm Basel II trong năm tới có thể khiến CAR chịu áp lực giảm thêm 2% (theo tính toán của VCB). Theo đó, VCB đang xúc tiến các kế hoạch cải thiện CAR như là (1) Phát hành 8.000 tỷ trái phiếu thứ cấp (đã được NHNN thông qua); (2) Phát hành 10% cố phần cho đối tác nước ngoài. Không có bình luận gì từ đại diện ngân hàng được đưa ra về việc Quỹ đầu tư GIC Pte Ltd của Singapore mua lại ít nhất 7% như báo chí công bố, nhưng nhiều khả năng giá phát hành theo đàm phán thấp hơn giá thị trường hiện tại và Mizuho đề xuất mua lại ít nhất 1,36% cổ phần để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 15% hiện tại. Nếu việc tăng vốn qua cổ đông chiến lược thành công trong năm nay, VCB sẽ có đủ nguồn vốn cho tăng trưởng ít nhất trong 2 năm tới, trước khi có đợt tăng vốn tiếp theo.

    Chúc các bác lồi mồm toác mỏ với 3 siêu cổ phiếu trên. Bác nào muốn tìm hiểu kỹ hơn với nhiều thông tin tốt phía trước thì cứ PM riêng cho tôi nhé.
    Tieu_man_thau3Phi đã loan bài này
  2. Jumany Prime

    Jumany Prime Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    13/04/2014
    Đã được thích:
    460
    SSI cản cứng ở 22
    Thủng mốc này thì phi thôi
    VCB nay break đẹp, khuyến nghị mua vào
    thanhtrung050782 thích bài này.
  3. TIENMOI

    TIENMOI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/05/2016
    Đã được thích:
    1.168
    :))
  4. thanhtrung050782

    thanhtrung050782 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Cản 22 chỉ là mốc cản tâm lý, không vấn đề gì với SSI cả, 10% cổ tức tiền mặt đang ở phía trước.
  5. giatri368

    giatri368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2013
    Đã được thích:
    325
    từ giờ đến cuối năm SSI sẽ vuợt HCM \m/\m/\m/
  6. thanhtrung050782

    thanhtrung050782 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Thị phần đứng đầu thị trường, HCM chỉ là môi giới, sẽ bị tụt lại phía sau nhanh thôi, giá HCM giờ 3x, cao hơn so với SSI nên việc SSI vượt HCM là chuyện ko còn xa.
  7. thanhtrung050782

    thanhtrung050782 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Đã được thích:
    1.221
    SSI, PVI, VCB hôm nay đều thể hiện sức mạnh là hàng khủng trong tương lai.
  8. single82

    single82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2015
    Đã được thích:
    17
    Hi, bạn cho mình hỏi PVI gio mua đựoc kg?
  9. thanhtrung050782

    thanhtrung050782 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Vùng này vẫn là vùng mua của PVI, target 4x thì giá này nhằm nhò j bạn.
  10. Tieu_man_thau

    Tieu_man_thau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    311
    Vote PVI cho anh :)
    --- Gộp bài viết, 28/09/2016, Bài cũ: 28/09/2016 ---
    anh đánh giá sóng banks đợt này dài ko anh?? VCB dự kiến lên bao nhiêu anh :)
    thanhtrung050782 thích bài này.

Chia sẻ trang này