Vượt vũ môn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HoangL0ng2007, 23/10/2014.

1732 người đang online, trong đó có 692 thành viên. 21:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2107 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Bài học thành công từ Cá Chép Hóa Rồng
    Chuyện kể rằng có một cửa biển Rồng, ở đó có một Vũ Môn, bất kì một chú cá chép nào có thể vượt qua Vũ Môn đều có thể hóa thành rồng. Trong vòng nhiều năm, rất nhiều cá chép đã thử sức, nhưng tất cả đều chỉ trầy vi tróc vẩy mà không con nào hóa được thành rồng. Ức quá, tất cả cá chép mới kéo nhau đến gặp Long Vương xin hạ Vũ Môn thấp xuống chứ nếu không thì không cá chép nào muốn hóa rồng nữa. Sau một hồi tranh luận, Long Vương đồng ý hạ Vũ Môn xuống thấp để tất cả cá chép đều có thể nhảy qua dễ dàng. Thế là, tất cả cá chép đều được hóa thành rồng.

    Lúc đầu, bọn cá chép rất hân hoan vui sướng vì cuối cùng cũng đã được hóa thành rồng. Nhưng sau một thời gian, chúng nhìn nhau và tự hỏi vậy rốt cuộc làm rồng khác làm cá chép ở điểm nào, và không con nào có thể trả lời được vì tất cả chúng đều như nhau. Chúng kết luận là làm rồng cũng chẳng có gì thú vị hơn làm cá chép. Thế là chúng lại kéo đến kiện Long Vương lừa chúng mất công mất sức vượt Vũ Môn để hóa rồng trong khi làm rồng chẳng khác gì làm cá chép. Lúc này, Long Vương cười thật to một tiếng vào bảo chúng rằng:

    - Thật ra các người chưa kẻ nào hóa thành rồng cả. Vũ Môn mà các người nhảy qua dễ dàng đó là Vũ Môn giả. Thấy bọn ngươi thay vì nỗ lực cố gắng thì lại đến gặp ta kêu ca, cho nên ta đã dùng phép thuật che đi Vũ Môn thật, và dựng lên Vũ Môn giả ấy cho bọn người thỏa nguyện. Chứ còn Vũ Môn thật được tạo thành bởi linh khí của trời đất, đừng nói là ta, ngay đến Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng không hạ thấp xuống cho các ngươi được. Ta muốn tất cả các ngươi học một bài học đó là: nếu tất cả cá chép đều thành rồng dễ dàng, thì rồng rốt cuộc chỉ là một tên gọi khác của loài cá chép các ngươi mà thôi. Các người muốn biết Rồng thật sự khác cá chép thế nào thì chỉ có một cách là hãy quyết tâm bằng mọi giá vượt qua Vũ Môn thật. Khi đó, ai chỉ là cá còn ai là Rồng thì các ngươi sẽ tự khắc nhìn ra ngay.

    Thế là kể từ đó trở đi, tất cả cá chép đều mang trong mình mơ ước hóa Rồng. Một số cá chép thử vài lần rồi bỏ cuộc. Một số khác cứ đâm đầu nhảy qua Vũ Môn nhiều lần cho đến khi kiệt sức rồi chết. Nhưng cũng có một số cá chép sau vài lần thất bại, đã biết kiên trì luyện tập và biết tìm cách lợi dụng sức gió cùng những con sóng to để vượt được Vũ Môn, và rồi hóa Rồng.

    Rồng bay vút lên cao tung hoành trong mây, rồi lại lao xuống biển sâu vẫy vùng thỏa thích, tự do không gì sánh bằng. Rồng kêu mưa gọi gió mang đến mùa màng tốt tươi cho loài người. Rồng trở thành biểu tượng của sức mạnh, quyền uy và sự cao quý. Rồng xuất thân từ cá chép nhưng Rồng chắc chắn không còn là một chú cá chép tầm thường sống ở một góc sông nho nhỏ nữa.

    Để kết lại câu chuyện này, tôi chỉ muốn chia sẻ một điều:

    Thành công dành cho tất cả mọi người.
    Thành công không phải là một đặc quyền và đặc lợi của riêng bất kì ai.
    Tất cả chúng ta đều có thể thành công! Nhưng không phải tất cả mọi người đều sẽ thành công. Chỉ có những người thật sự nỗ lực và biết cách đầu tư vào bản thân mình mới có thể thật sự “hóa Rồng”.

    (dựa trên truyền thuyết nổi tiếng “Vượt Vũ Môn, cá chép hóa rồng)
    Last edited: 23/10/2014
    Jayce, ck3zw, fuong999919 người khác thích bài này.
    vanngheJohnny Ng đã loan bài này
  2. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Ngành gỗ đang mở rộng thị trường, tăng trưởng nhanh
    Theo số liệu thống kê của Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa), từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến đã đạt hơn 3 tỷ USD. Đặc biệt, trong lúc các ngành hàng xuất khẩu khác đang khó khăn về đơn hàng thì rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước đã có hợp đồng sản xuất cả năm. Theo dự báo, năm nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sẽ cán mốc 6,5 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2013. “Hiện Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới. Triển vọng xuất khẩu gỗ trong năm 2014 của ngành rất tươi sáng với thông tin lạc quan ở những thị trường nhập khẩu như Australia, Singapore, Malaysia, Indonesia…”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa cho hay.

    Post date: 23-10-2014 | 52453 view(s)
    [​IMG]

    Theo số liệu thống kê của Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa), từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến đã đạt hơn 3 tỷ USD. Đặc biệt, trong lúc các ngành hàng xuất khẩu khác đang khó khăn về đơn hàng thì rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước đã có hợp đồng sản xuất cả năm. Theo dự báo, năm nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sẽ cán mốc 6,5 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2013. “Hiện Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới. Triển vọng xuất khẩu gỗ trong năm 2014 của ngành rất tươi sáng với thông tin lạc quan ở những thị trường nhập khẩu như Australia, Singapore, Malaysia, Indonesia…”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa cho hay.
    Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngay khi thị trường Trung Quốc gặp trục trặc, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không gặp khó khăn nhiều ở cả nguồn nguyên liệu và thị trường. Nguyên nhân là nguồn cung nguyên liệu từ gỗ trong nước đã đáp ứng 50% nhu cầu sản xuất dành cho xuất khẩu. Còn lại là từ gỗ nhập từ các nước có sự quản trị rừng bền vững chiếm 50% như Mỹ, châu Âu và một ít từ Trung Quốc khoảng 300.000 USD/ năm, chủ yếu thuộc các phụ kiện như rây trượt, tay nắm tủ, ổ khóa... Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ, châu Âu, sau đó là một loạt những thị trường khác như: Trung Quốc, Nhật Bản…
    Cơ hội khẳng định mình
    Theo kết quả khảo sát về “Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ ở Việt Nam” nhờ sự hồi phục của kinh tế trong nước, tiêu dùng đồ gỗ của thị trường nội địa trong năm 2014 và các năm tiếp theo sẽ tiếp tục tăng. Thực tế, trong 4 năm qua, thương mại đồ gỗ Việt Nam đã đạt gần 20 tỷ USD/năm; Trong đó, tiêu dùng đồ gỗ của người dân thành thị chiếm khoảng 30% cho hộ gia đình, 40% cho các công trình dự án mới và 30% thị phần còn lại là của thị trường nông thôn. Khác với thời gian trước, khi sản phẩm nội thất cung ứng cho thị trường trong nước hầu như được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan… hiện doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn.
    Gỗ và sản phẩm gỗ chiếm vị trí thứ 5 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Dự kiến xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt 15 - 20 tỷ USD trong 10 năm tới. Hiện, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ.
    Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc điều hành Công ty Scansia Pacific cho biết, suy thoái kinh tế tại thị trường châu Âu khiến cho giá thành sản xuất đồ gỗ tăng, gây khó khăn trong việc cạnh tranh. Nhiều nhà máy của các quốc gia sản xuất đồ gỗ lớn như Ý, Đức, Mỹ… buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.
    Đơn cử tại Trung Quốc, do bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá ở mức cao và giá nhân công lao động ở Trung Quốc tăng, nên mặt hàng đồ gỗ chế biến từ Trung Quốc đang mất dần lợi thế cạnh tranh. “Ngành gỗ đang chứng kiến sự chuyển dịch nhiều đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các nhà nhập khẩu đang tăng cường đàm phán với các doanh nghiệp trong nước, đặt hàng thay cho nhà cung ứng từ Trung Quốc. Để đáp ứng các đơn hàng chúng ta sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu trong nước và nhập từ các nước đối tác”, ông Thắng nói thêm.
    Nhìn xa hơn, theo ông Khanh, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Khi thuế suất cắt giảm sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam thâm nhập các quốc gia trong TPP như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia...
    Việc thực thi cam kết TPP sẽ tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh, qua đó sẽ thu hút được nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. “Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam để mở rộng thị trường và thị phần gỗ, sản phẩm gỗ. Nếu mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ chiếm được thị trường dễ dàng. Đã đến lúc các ngành chức năng, doanh nghiệp cùng sát cánh tận dụng thời cơ để đưa ngành gỗ có bước tiến đột phá”, ông Khanh nói thêm.
    Theo Tin Tức
    Johnny Ng đã loan bài này
  3. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Theo Báo Châu Âu: “Luồng gió mới” từ quan hệ Việt Nam-EU
    “Việt Nam đã chứng tỏ mình là một đối tác thương mại quan trọng với lợi thế là lực lượng lao động trẻ, lành nghề và giá nhân công thấp…”, một tờ báo của Đức trích đăng phát biểu của thống đốc bang Baden-Württemberg khi đưa tin về các hoạt động của Thủ tướng *************** trong chuyến thăm và làm việc tại châu Âu.
    Mỗi sáng tại châu Âu có hàng triệu máy cà phê hoạt động và không ít khả năng cà phê trong đó có xuất xứ từ Việt Nam. Trung bình cứ năm ly cà phê thì có một ly trong đó có cà phê từ đất nước Đông Nam Á này, một tờ báo của Đức viết khi đưa tin về chuyến thăm và làm việc tại châu Âu của Thủ tướng ***************.
    Sự liên kết kinh tế giữa EU và Việt Nam không chỉ dừng lại trong lĩnh vực cà phê mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, bài báo tiếng Đức đăng trên Deutsch Welle nhận định.
    Bài báo dẫn số liệu của Ủy ban châu Âu cho thấy, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Thặng dư thương mại của Việt Nam trong những năm qua vẫn duy trì ở mức đáng kể. Kim ngạch thương mại song phương tăng từ 5 lên 26 tỷ Euro trong 10 năm qua.
    Việt Nam sẽ ngày càng mạnh hơn, bài viết “Vị trí mới của Việt Nam trong hệ thống quyền lực” bằng tiếng Ba Lan đăng trên báo Rzeczpospolita ngày 9/10 nhận định.
    Tờ báo này dẫn ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), trong danh sách các quốc gia dính bẫy thu nhập bình quân không có tên Việt Nam. GDP của Việt Nam trong các năm vừa qua vẫn duy trì ở mức 5% mỗi năm và là quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh, như giày dép, dệt may, điện tử, đồ gỗ, gỗ và nông nghiệp.
    Hệ số GINI (xác định hệ số bất bình đẳng trong xã hội) của Việt nam cũng ở mức ổn định và tiếp tục giảm mức độ nghèo đói – từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008.
    Bài viết của nhật báo Rzeczpospolita tại Ba Lan cũng khẳng định, đối với Ba Lan và EU, Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất lớn, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, lực lượng lao động trẻ và năng động.
    Luồng gió mới
    Nhận định về sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-EU, bài viết trên Aseantoday đăng ngày 13/10 cho rằng, nội dung chuyến thăm các đối tác châu Âu lần này sẽ xoay quanh việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA).
    Tờ báo này viết, quan hệ Việt Nam-EU tiến triển tốt đẹp trong những năm qua và nếu Hiệp định này được thông qua sẽ thúc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai bên.
    EVFTA hiện đang là hiệp định triển vọng, khả thi nhất trong các FTA mà EU đang triển khai đàm phán tại khu vực Đông Nam Á. Việc thông qua EVFTA sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả hai bên.
    Cùng nhận định trên, bài viết trên Telesur TV hôm 14/10 trích bình luận của Viện Konrad Adenauer (KAS), 1 trung tâm nghiên cứu chính sách của Đức trong bài nghiên cứu gần đây rằng hiệp định EVFTA sẽ thổi luồng gió vào nền kinh tế Việt Nam bởi ngành sản xuất của Việt Nam đang bị hạn chế bởi hàng hóa giá trị thấp.
    Nghiên cứu của KAS cũng nhận định "lợi ích lớn nhất cho Việt Nam từ EVFTA sẽ là sự hoà nhập sâu hơn vào thương mại thế giới".
    dungnanlamlai, Johnny Nghoangda thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này
  4. Gman

    Gman Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2013
    Đã được thích:
    78
    Hay
    dungnanlamlai thích bài này.
  5. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Hoa Kỳ được cho là thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam
    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Hoa Kỳ hiện là thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, đạt 1,4 tỷ USD, tăng 14,41% so với 8 tháng năm 2013.

    Post date: 22-10-2014 | 20 view(s)
    [​IMG]

    Tính riêng tháng 8/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 199,7 triệu USD gỗ và sản phẩm sang Hoa Kỳ – các chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 8 bao gồm: tủ, ghế, giường, bàn… trong đó ghế GR – 1300 được xuất nhiều nhất, với đơn giá 149 USD/cái, FOB, cảng Cái Mép TCIT (Vũng Tàu).
    Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 2 tỷ USD. Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ chỉ sau Trung Quốc, là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới, thứ 2 châu Á, đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ.
    Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, Bộ Công thương không ngừng tổ chức các chương trình xúc tiến và góp phần không nhỉ vào việc tăng trưởng xuất khẩu và duy trì thương hiệu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.
    Mới đây nhất, trong khuôn khổ các hoạt động chính của Hội chợ triển lãm quốc tế đồ gỗ nội ngoại thất High Point Market 2014, sáng 18/10, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế International Home Furnishings Center (IHFC) (Hoa Kỳ), Bộ Công thương đã tổ chức khu gian hàng Quốc gia Việt Nam với sự tham gia của Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, Hiệp hội gỗ Bình Dương, 11 doanh nghiệp đồ gỗ, trang trí nội, ngoại thất Việt Nam.
    Hội chợ triển lãm High Point Market tại Hoa Kỳ là hội chợ có quy mô lớn và uy tín nhất trong ngành công nghiệp đồ gỗ và trang trí nội, ngoại thất quốc tế, với quy mô trưng bày trên trên 900.000 m2, trong đó gian hàng chung quốc gia Việt Nam có diện tích trưng bày hơn 320 m2 tại vị trí đẹp trong tổng thể mặt bằng của hội chợ với thiết kế hiện đại phù hợp với thị trường Hoa Kỳ.
    Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 9 của cả nước đạt 464 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 4,41 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2013.
    Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Canada…/.
    Theo VOV.VN
    [​IMG]
    dungnanlamlai, xauzai77Johnny Ng thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này
  6. Tam nhat

    Tam nhat Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/03/2014
    Đã được thích:
    219
    Cau chuyen qua hay, Bac ket con hay hon nhieu.
    Cam on Bac.
    dungnanlamlaiJohnny Ng thích bài này.
  7. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    IMF: Nợ công của Việt Nam có thể giảm
    Theo IMF, trong trung hạn, nợ công của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 60% GDP- mức trần về giới hạn an toàn của nợ công.
    [​IMG]


    [​IMG]
    Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam đã được cải thiện so với năm ngoái. Mặc dù vậy hoạt động trong nước còn yếu ớt, một phần do "sức khỏe" hệ thống ngân hàng còn kém và doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả.

    Giống như đánh giá của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa được công bố, IMF cũng đánh giá cao việc Việt Nam kiềm chế được lạm phát ở mức một con số, tài khoản vãng lai vẫn còn thặng dư lớn, và dự trữ ngoại hối tăng lên.

    IMF cũng "nhắc nhở" rằng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong những năm gần đây, nhưng tốc độ tăng trưởng được IMF dự báo sẽ phục hồi dần dần trong những năm tới,

    IMF cũng muốn Việt Nam sớm hoàn thành việc đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh châu Âu và Hàn Quốc. Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính và thúc đẩy cải cách dựa trên thị trường.

    "Việc sớm kết thúc các cuộc đàm phán thương mại trọng điểm sẽ kích thích tăng trưởng của Việt Nam"- IMF nhận định.


    Tổ chức này cũng cập nhật tiến độ cải cách doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngân hàng của Việt Nam.

    Theo đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được cải thiện nhờ vào điều kiện tiền tệ nới lỏng, nguồn vốn FDI và kiều hối vào Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng đã được yêu cầu phải nộp kế hoạch tái cơ cấu cho Ngân hàng Nhà nước.

    Song "tác dụng phụ" của nó là hạn chế tăng trưởng tín dụng và khiến hệ thống ngân hàng nhạy cảm với những biến động và suy giảm tài sản đáng kể.

    "Việc công bố nhanh chóng mức nợ xấu thực sự, tái cơ cấu ngân hàng sẽ tạo cơ sở hỗ trợ tín dụng mạnh mẽ và ổn định tài chính vĩ mô"- theo IMF.

    Tổ chức này cho rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng nên tập trung vào tăng cường quản trị doanh nghiệp và đảm bảo một sân chơi bình đẳng.

    IMF cũng chú ý đến vấn đề nợ công của Việt Nam. Theo IMF, nợ công dự kiến sẽ tăng lên khoảng 55 % GDP trong năm 2014, cao hơn đáng kể so với một vài năm trước đây, đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn đến nợ công. Trong trung hạn, nợ công dự kiến sẽ đạt 60% GDP- mức trần về giới hạn an toàn của nợ công.

    Dù vậy, nếu có những giải pháp đúng đắn, IMF cho rằng nợ công của Việt Nam có thể giảm về mức 45% trong tương lai (đúng như mục tiêu Chính phủ đề ra trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
    vannghe, dungnanlamlaiJohnny Ng thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này
  8. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    “Chưa bao giờ DN lại thờ ơ với vốn tín dụng như hiện nay"

    [​IMG]

    Nhiều DN cho rằng, lãi suất cho vay hiện nay tuy đã giảm, nhưng với DN thì vẫn còn cao do tình hình kinh tế khó khăn.
    Tuần đầu tháng 10, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND ở hầu hết các kỳ hạn. Có ý kiến cho rằng, động thái này sẽ là đà nối tiếp cho lãi suất cho vay giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chỉ khi giải quyết giảm nợ xấu, giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại (NHTM) thì lãi suất cho vay mới có thể tiếp tục giảm.

    Thờ ơ vì lãi suất còn cao


    Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh, 9 tháng đầu năm, huy động vốn tại TP tăng 4,7% và tăng trưởng tín dụng đạt 6,05% so với đầu năm. Trong đó, có đến 80% tổng dư nợ đi vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (tăng 3,6% so với cùng kỳ) với lãi suất cho vay tối đa 8%/năm chiếm 30% tổng dư nợ; lãi suất trên 8% - 12%/năm chiếm 50% và lãi suất trên 12% chiếm 20% tổng dư nợ (chủ yếu là cho vay lĩnh vực tiêu dùng và chứng khoán). Như vậy, lãi suất cho vay đã giảm nhiều so với trước. Thế nhưng, theo các ngân hàng (NH) phản ảnh, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp (DN) vẫn thấp.
    Thực tế cho thấy, động thái giảm lãi suất huy động trong đầu tháng 10 mới đây đã thể hiện sự dư thừa vốn của NH. Nhiều ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh cho biết, ngay cả hạn mức tín dụng cấp cho DN cũng đang dư thừa vì các DN không có nhu cầu vay, mặc dù các ngân hàng ra sức tiếp cận. Theo đó, không phải DN cần NH mà ngược lại, hiện NH cần DN nhiều hơn.
    Kế hoạch của ngành NH thành phố đề ra cho chương trình kết nối NH - DN năm 2014 là giải ngân khoảng 20.000 tỷ đồng. Đến nay, các NH trên địa bàn đã thực hiện vượt kế hoạch cả năm.

    Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

    “Chưa bao giờ DN lại thờ ơ với vốn tín dụng như hiện nay. Bởi với hàng ngàn phiếu thăm dò nhu cầu vốn vay được phát ra cho DN, hiệp hội chỉ nhận lại được vài chục phiếu có nhu cầu vay”, ông Nguyễn Phước Hưng, Tổng Thư ký Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh, đã phải thốt lên như thế tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh ngày 13/10 vừa qua.
    Thừa nhận tình trạng này, Tổng Giám đốc VietCapital Bank Đỗ Duy Hưng cũng cho biết, từ đầu 2014 đến nay, dư nợ của ngân hàng đạt khoảng 11.400 tỷ đồng nhưng tỷ lệ cho vay DN chỉ chiếm dưới 20%.

    Lý giải về sự thờ ơ vốn của DN, ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), cho rằng do khó khăn chung về thị trường và sức mua sụt giảm nên các DN cũng ngần ngại vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, một số DN nhỏ hiện đã tự túc được vốn nên không có nhu cầu vay, hoặc một số DN biết không thể tiếp cận được vốn tín dụng vì điều kiện tài sản thế chấp nên cũng không mặn mà.

    Ngoài ra, nhiều DN khác cũng cho rằng, lãi suất cho vay hiện nay tuy đã giảm, nhưng với DN thì vẫn còn cao do tình hình kinh tế khó khăn. Bởi lãi suất thấp chỉ thực hiện trong thời gian ngắn hạn, riêng trung và dài hạn vẫn trên 10%. Trong khi đó, không DN nào có thể quay vòng vốn nhanh trong ngắn hạn để trả NH. Vì thế, trong thời gian tới, nếu lãi suất trung và dài hạn giảm thì DN mới mạnh dạn đi vay.

    Kết nối để giảm lãi suất, tăng vay


    Trước tình hình tăng trưởng tín dụng thấp, UBND TP Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh chương trình kết nối NH - DN nhằm thúc đẩy cho vay. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, chương trình này không chỉ có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN duy trì, phục hồi tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế thành phố trong thời gian qua mà còn giúp DN vay vốn với lãi suất thấp.

    “Các DN thường kêu khó tiếp cận gói vay thương mại. Tuy nhiên, thông qua chương trình kết nối NH - DN thì DN có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận vốn vay”, ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh thừa nhận. Với hơn 15.500 tỷ đồng được ngân hàng VietinBank cam kết cho 115 DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vay vào ngày 18/10 vừa qua đã cho thấy, nhu cầu vay vốn của DN vẫn có. Vì thông qua kết nối, DN được hưởng lãi suất thấp nhất 7%/năm với vay ngắn hạn và trung, dài hạn không quá 11%/năm. Đáng chú ý, có 74/115 DN vay vốn mới với tổng số vốn 10.921 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, với việc tăng mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro khi bán nợ xấu cho VAMC thì nợ xấu có nguy cơ tăng cao. Do đó, việc bất chấp rủi ro để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng là không nên.
    Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Minh cho rằng từ nay đến cuối năm hứa hẹn có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu như: Các NH đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để bán cho VAMC. Ngoài ra, Thông tư 16 của liên bộ Tư pháp, Tài nguyên - Môi trường và NHNN sẽ giúp đẩy nhanh việc xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, trích lập và xử lý quỹ dự phòng rủi ro cao nên nợ xấu sẽ được xử lý tốt hơn. Nợ xấu được xử lý tốt thì các NHTM mới nghĩ đến chuyện tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

    Ông Trần Du Lịch cũng cho rằng, với tình hình NH hiện nay cũng đã sáng sủa hơn, nhưng để giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn thì ngoài những nỗ lực của các NHTM, NHNN cũng cần phải dùng công cụ của mình để giảm lãi suất tái chiết khấu cho các NHTM. Từ đó, có thể giảm chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra từ mức phổ biến khoảng 3,5 - 4% hiện nay xuống còn 2,5 - 3% trong bối cảnh lạm phát giảm như hiện nay.
    vannghedungnanlamlai thích bài này.
  9. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Ông chủ Gỗ Trường Thành vẫn tìm cách bán nợ sau cú "cứu thua" của DATC


    Gỗ Trường Thành vẫn tiếp tục xúc tiến việc bán nợ tại các ngân hàng cho DATC và các đối tác khác.
    Câu chuyện về dòng tiền vẫn là một chủ đề nóng hổi của Gỗ Trường Thành (TTF) – từ năm 2012 đến nay. Đặc biệt, sau thương vụ DATC mua trên 500 tỷ đồng nợ vay của TTF tại Vietcombank, Gỗ Trường Thành bất ngờ được xóa 107 tỷ đồng lãi vay, ghi âm chi phí tài chính, kết quả kinh doanh quý 2 sáng sủa rõ rệt (LNST 6 tháng đạt 16,8 tỷ đồng – trong khi cùng kỳ 2013 lãi vỏn vẹn 1,8 tỷ đồng). Trước đây, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Võ Trường Thành, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, việc bán nợ của ngân hàng cho DATC đối với khoản nợ vay của TTF là cứu Gỗ Trường Thành, đồng thời cũng là cứu ngân hàng.

    >>Ông chủ Trường Thành: Cứu TTF cũng là cứu ngân hàng

    Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Võ Trường Thành xung quanh tình hình hoạt động kinh doanh của Gỗ Trường Thành và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

    Qua thông tin báo cáo soát xét, TTF có khoản lãi vay được xóa 107 tỷ đồng, Ông có thể nói rõ hơn về khoản xóa bỏ lãi vay này được không?

    Khoản lãi vay được xóa là do việc Vietcombank bán toàn bộ khoản nợ của công ty mẹ và một số công ty con tương ứng với 543 tỷ cho DATC. Việc mua bán nợ này giúp cho công ty cơ cấu được toàn bộ khoản nợ ngắn hạn tại Vietcombank. Giúp cho dòng tiền của công ty tốt hơn đáng kể. Cũng thông qua việc mua bán nợ này công ty được miễn (không có nghĩa vụ thanh toán nữa) toàn bộ khoản lãi vay tương ứng 107 tỷ và được hạch toán giảm vào chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2014 nên giúp chi phí tài chính giảm đột biến đáng kể.

    Dòng tiền của công ty vẫn đang là một khúc mắc vô cùng lớn, mặc kệ những nỗ lực của các ngân hàng cũng như DATC. Xin ông cho biết kế hoạch cải thiện dòng tiền trong thời gian tới của TTF như thế nào?

    Trước đây TTF đã thế chấp hầu hết các Nguyên liệu gỗ tồn kho cho các ngân hàng. Để giải chấp nguyên liệu sử dụng thì cần có nguồn tiền thanh toán cho ngân hàng trước mới giải chấp và sử dụng được. Việc này đã gây khó khăn cho công ty trong việc giảm nguyên liệu tồn kho cũng như giảm nợ vay. Do đó công ty cần đưa ra các giải pháp mạnh mẽ để hóa giải vấn đề trên như sau:

    A. Phát hành cổ phiếu tăng vốn lưu động

    Thứ nhất, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước thu tiền về để trả nợ và giải chấp tồn kho tại các ngân hàng

    Thứ hai, phát hành cổ phiếu cho Ngân hàng để hoán đổi nợ vay qua đó giảm nợ và giải chấp hàng tồn kho đưa vào sản xuất

    Hiện nay công ty đã thu tiền phát hành xong 26,5 triệu cổ phần từ Ngân hàng và các nhà đầu tư trong nước. Công ty sẽ công bố phát hành chính thức vào đầu tháng 11/2014 theo quy định của UBCK. Theo kế hoạch và mục đích phát hành thì số tiền này công ty dùng để trả nợ vay tại một số ngân hàng và đối tác.

    B. Tiếp tục làm việc để Ngân hàng cơ cấu và bán nợ

    Công ty dự kiến tiếp tục thúc đẩy việc bán nợ khoảng 350 tỷ đồng trong Quý 4 tại một số Ngân hàng. Các ngân hàng này phần lớn là nhận thế chấp hàng tồn kho, do đó sau khi bán nợ công ty được giải chấp phần lớn hàng tồn kho để tiêu thụ, việc này giúp công ty giải quyết phần lớn bài toán tồn kho của công ty.

    Tình trạng TTF không dám nhận các đơn hàng do khó khăn về dòng tiền có ảnh hưởng gì tới uy tín công ty với đối tác nước ngoài hay không? Thời gian tới, khi tình hình bình ổn trở lại, liệu TTF có dành lại được những đơn hàng từ đối tác cũ như trước kia?

    Trong 6 tháng cuối năm 2013 công ty rất khó khăn về dòng tiền, chính vì vậy công ty đã chủ động giảm nhận đơn hàng từ các khách hàng. Vì nếu nhận mà không có vốn làm thì khách sẽ phạt, gây thiệt hại nặng hơn và càng mất uy tín hơn. Chính vì không nhận đơn hàng 6 tháng cuối năm 2013 đã dẫn đến doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 giảm sút đáng kể (từ lúc nhận đơn hàng đến lúc giao hàng trung bình khoảng 6 tháng).

    Qua đầu 2014, nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Ngân hàng Việt Á về việc cung cấp đầy đủ nguồn vốn cho tất cả đơn hàng, TTF đã lấy lại được hầu hết các khách hàng cũ và thêm nhiều khách hàng mới.Việc này đã phản ánh doanh số Quý 3 tăng trở lại và lợi nhuận cũng tăng mạnh so với cùng kỳ.

    Hiện công ty đang tham gia mạnh mẽ các hội chợ Quốc tế đặc biệt là Hội chợ lớn nhất thế giới Hight Point Furniture tổ chức tại Mỹ trong tháng 10/2014 này sẽ giúp công ty có doanh thu đột phá kể từ Quý 1 2015.

    Chủ tịch TTF đã từng nói "cứu TTF cũng chính là cứu ngân hàng". Liệu ông còn bảo lưu ý kiến đó?

    Là một doanh nghiệp có mức dư nợ khá lớn tại các ngân hàng, nếu TTF không nhận sự hợp tác từ các Ngân hàng thì dĩ nhiên công ty sẽ bế tắc và các bên đều thiệt hại chứ không riêng gì TTF, nhưng nếu nhận được sự hỗ trợ và hợp tác của các ngân hàng về các giải pháp xử lý nợ xấu thì bản thân các ngân hàng cũng xử lý được nợ xấu, giảm trích lập dự phòng và giảm đi thiệt hại cho ngân hàng. Đây cũng là việc thực hiện theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

    Xin ông cho biết triển vọng kinh doanh trong thời gian tới của TTF?

    Với tình hình kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, đặc biệt là lãi vay giảm đáng kể sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn trong những tháng cuối năm 2014. Đặc biệt là dự kiến trong năm 2015 khi Việt Nam ký kết TPP và VN-EU FTA, đây sẽ một bước đệm rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nguyên liệu đầu vào trong nước từ rừng trồng như TTF.

    Hiện nay TTF đang quản lý gần 12.000ha rừng trồng đã đến chu kỳ khai thác lấy gỗ. Đến cuối năm 2014 TTF sẽ khai thác 500ha rừng và kể từ năm 2015 sẽ khai thác mỗi năm 1.000ha. Việc này sẽ giúp công ty thu hồi vốn đầu tư mỗi năm 120 tỷ đồng. Chính vì khoản đầu tư rừng dài hạn này đã làm công ty suy yếu dòng tiền trong những năm qua, và đây là lúc công ty bắt đầu thu hoạch.

    Ngoài lĩnh vực xuất khẩu, công ty cũng đang đẩy mạnh thi công nội thất tại các công trình Khách sạn, căn hộ cao cấp trong nước, đây là thị trường mà công ty đang trên đà tăng trưởng mạnh trong 3 năm và đang tiếp tục đẩy mạnh. Với tình hình bất động sản đang hồi phục cũng sẽ giúp TTF tăng trưởng mạnh thị mảng công trình này trong thời gian tới.

    Xin cảm ơn ông!

    Đan Nguyên (thực hiện)
    Last edited: 25/10/2014
    dungnanlamlaixauzai77 thích bài này.
  10. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Thiên hạ đang xúi nhau đánh sập TT:D:drm1
    Vậy khi đó ai sẽ hoá rồng <:-P<:-P<:-P
    Cừ chờ xem :-?:-?:-?
    :D:D:D:drm1:drm1:drm1
    --- Gộp bài viết, 26/10/2014, Bài cũ: 26/10/2014 ---
    Cụ @xauzai77 còn ôm LAF :D<:-P
    dungnanlamlaixauzai77 thích bài này.

Chia sẻ trang này