Xong phim chủ tịch một Cty lừa đảo bị bắt và Công ty nào tiếp theo!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 20/09/2016.

6652 người đang online, trong đó có 960 thành viên. 22:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23988 lượt đọc và 133 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    • 19/09/2016 | 22:28
    Khởi tố và bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT MTM
    Vào lúc 15h ngày 19/9/2016, Cơ quan An Ninh điều tra A92, tổng cục An Ninh – Bộ ******* đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Trần Hữu Tiệp – Chủ tịch HĐQT CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung (UPCoM: MTM).
    Đồng thời, Cơ quan An ninh điều tra A92 – Tổng cục An Ninh – Bộ ******* đã phối hợp với ******* phường, tổ dân phố thực hiện lệnh khám xét, tịch thu tài liệu của công ty và máy tính cá nhân của ông Trần Hữu Tiệp tại nơi làm việc. /.
    http://*********.vn/2016/09/khoi-to-va-bat-tam-giam-chu-tich-hdqt-mtm-737-495954.htm

    Tụi lừa đảo từ từ sẽ chết hết không có đường sống khi dư luận ngày càng lan rộng, tụi nó tưởng lấy được tiền dễ thế sao và Công ty nào tiếp theo đây!
    vnlover73, chungvang1, Xuandoa3 người khác thích bài này.
    chungvang1kevin pham đã loan bài này
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    http://danviet.vn/kinh-te/faros-dung-83-von-dieu-le-de-uy-thac-dau-tu-tai-chinh-704500.html
    Faros dùng 83% vốn điều lệ để ủy thác đầu tư tài chính
    [​IMG]Nguyễn Ngân [​IMG]Thứ Hai, ngày 29/08/2016 07:52 AM (GMT+7)

    (Dân Việt) Với ý kiến của Công ty kiểm toán ASC về việc 18 lần chuyển tiền đến và đi trong ngày 8.1 để tăng vốn điều lệ trong quý I.2016 do 3 cổ đông góp vốn với số tiền là 462,5 tỷ đồng, nhà đầu tư nghi ngờ Faros tăng vốn “ảo”. Vì tiền tăng vốn vừa chuyển về công ty đã được rút đi ngay với mác ủy thác đầu tư tài chính.



    Sở GDCK TP. HCM (HOSE) đã có quyết định chấp thuận cho CTCP Xây dựng Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu, với mã chứng khoán là ROS. Ngày 01.09 tới đây sẽ là ngày giao dịch chính thức cổ phiếu của Faros.

    Theo đó, Faros được chấp thuận chính thức niêm yết 430 triệu cổ phiếu với tổng giá trị 4.300 tỷ đồng, mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng.

    Faros có vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng, hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, tư vấn thiết kế và quản lý các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông... và là một trong những nhà thầu chính xây dựng các dự án của Tập đoàn FLC.

    2 năm tăng vốn gấp 2.866 lần

    Faros tiền thân là Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập vào tháng 3.2011, với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Đến ngày 13.5.2015 đổi tên thành Faros. Trải qua 5 năm và 5 lần tăng vốn, đến tháng 3.2016, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 4.300 tỷ đồng, tương đương với vốn điều lệ của Vinaconex.

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Quá trình tăng vốn điều lệ của Faros thực chất chỉ diễn ra trong 2 năm, từ tháng 4.2014 đến hết quý II.2016

    Tuy nhiên, quá trình tăng vốn thực chất chỉ diễn ra trong hơn 2 năm, bắt đầu từ tháng 4.2014 đến tháng 6.2016. Cụ thể, tháng 4.2014 với giá trị vốn tăng thêm là 223,5 tỷ đồng. Năm 2015 tăng vốn 2 lần với tổng giá trị vốn tăng thêm là 4.162 tỷ đồng. Năm 2016 tăng vốn 2 lần với tổng giá trị vốn tăng thêm là 1.263 tỷ đồng.

    Theo bản cáo bạch của Foros, Chủ tịch FLC, ông Trịnh Văn Quyết đồng thời là cổ đông lớn nhất của Faros khi sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, tương đương 41,79% vốn điều lệ. Tạm tính theo mệnh giá 10.000 đồng thì lượng cổ phiếu ROS mà ông Quyết nắm giữ có trị giá 1.800 tỷ đồng.

    Hiện ông Quyết cũng là cổ đông lớn nhất của FLC Group với 93 triệu cổ phiếu (14,6% vốn điều lệ), có trị giá 521 tỷ đồng theo thị giá hiện tại của cổ phiếu FLC là 5.600 đồng. FLC Group vừa hoàn tất đợt tăng vốn từ 5.300 tỷ đồng lên 6.380 tỷ đồng.

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Ông Trịnh Văn Quyết sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, tương đương 41,79% vốn điều lệ của Faros nhưng không tham gia HĐQT hay điều hành

    Với lượng cổ phiếu FLC và ROS đang nắm giữ, ông Trịnh Văn Quyết sẽ nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá vào khoảng trên 2.300 tỷ đồng, con số đủ để giữ một vị trí trong Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

    83% vốn điều lệ đi ủy thác đầu tư tài chính

    Tuy nhiên, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của Faros cho thấy một số điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, đó là khoản tiền và tương đương tiền của Faros tính đến 30.6 là 11,8 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm là 42,4 tỷ đồng. Với một công ty xây dựng có vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng, đặc biệt là mới tăng vốn lớn trong thời gian gần đây, so với các doanh nghiệp cùng ngành trên sàn như CTD là 1.360 tỷ đồng, HBC là 400 tỷ đồng, thì 11,8 tỷ đồng là một con số rất nhỏ.

    Theo báo cáo tài chính nửa năm của Faros cho thấy doanh thu 6 tháng đạt 1.072 tỷ đồng, lãi gộp 103 tỷ đồng, lãi từ hoạt động tài chính 106,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 153 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận từ lĩnh vực hoạt động chính xây lắp của Faros là rất nhỏ so với quy mô vốn 4.300 tỷ đồng.

    [​IMG][​IMG][​IMG]Doanh thu từ hoạt động tài chính là 106,9 tỷ đồng, trong khi doanh thu và lợi nhuận từ lĩnh vực hoạt động chính rất nhỏ so với vốn điều lệ là 4.300 tỷ đồng

    Một vấn đề nữa, ông Quyết là cổ đông lớn nhất của Faros với tỷ lệ sở hữu là 41,8% vốn điều lệ nhưng lại không nằm trong HĐQT hay ban điều hành của công ty. Đây là điều kỳ lạ, khi mà người nắm nhiều cổ phiếu nhất lại không tham gia quản trị doanh nghiệp.

    Quan trọng, trong báo cáo kiểm toán, Công ty TNHH kiểm toán ASC nhấn mạnh, đó là: “Tính đến ngày 30.6, tổng số tiền Faros uỷ thác đầu tư cho các cá nhân là 1.417 tỷ đồng, uỷ thác đầu tư cho các tổ chức là 2.149 tỷ đồng (chi tiết tại thuyết minh số V.2). Trong kỳ, tổng số tiền lãi phải thu từ các hợp đồng uỷ thác này được hạch toán trên tài khoản Doanh thu tài chính với số tiền là 92,9 tỷ đồng. Số tiền lãi theo điều khoản hợp đồng uỷ thác đầu tư sẽ được thanh toán khi tất toán hợp đồng”.

    Một ý kiến nữa của kiểm toán ASC: “Như đã nêu tại thuyết minh số V.17.c, đợt tăng vốn điều lệ trong quý I.2016 do 3 cổ đông góp vốn với số tiền 462,5 tỷ đồng, tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần, các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận uỷ thác được thực hiện trong cùng ngày 8.1.2016”.

    [​IMG][​IMG][​IMG]Ý kiến của công ty kiểm toán ASC về việc chuyển tiền đến và đi liên tục trong quá trình tăng vốn điều lệ của Faros ngày 8.1

    Điều đó có thể hiểu, tiền tăng vốn sau khi chuyển về công ty thì được rút đi ngay. Điều này dấy lên nghi ngờ đối với các nhà đầu tư là tăng vốn “ảo”, khi việc chuyển tiền đến chỉ là thủ tục để phát hành thành công nhưng sau đó tiền được chuyển đi ra khỏi công ty ngay lập tức với các mác ủy thác đầu tư tài chính. Và với số tiền 3.566 tỷ đồng uỷ thác cho các cá nhân và tổ chức đầu tư, các cổ đông sẽ không biết họ đang làm gì với số tiền lớn đó.

    Điều đáng nói, Faros đã dành 3.566 tỷ đồng để uỷ thác đầu tư tài chính, chỉ còn 734 tỷ đồng để dành cho ngành nghề chính. Đây là một rủi ro lớn và tiềm tàng khi mang 83% vốn điều lệ đi ủy thác đầu tư tài chính cho các cá nhân và tổ chức.

    Một thủ thuật “làm đẹp” cho cổ phiếu ROS, đó là công ty kinh doanh vẫn có dòng tiền dương. Tuy nhiên, thuyết minh báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm lại "tố" một phần dòng tiền đó đến từ Tập đoàn FLC. Trong mục Phải trả cho người bán, Tập đoàn FLC có giá trị ghi sổ là 803,98 tỷ đồng.

    Báo cáo tài chính 6 tháng cũng cho thấy, Faros có 993 tỷ đồng khoản phải thu, trong đó, tổng giá trị các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi là 90.9 tỷ đồng nhưng chỉ có khả năng thu hồi là 48,2 tỷ đồng. Trong đó, có khoản thu từ công ty TNHH Golf Phúc An Ngọc Việt là 68,9 tỷ đồng, có khả năng thu 48,2 tỷ đồng. Còn khoản thu từ công ty CP Cồn rượu Hà Nội là 11 tỷ đồng và “ngân hàng 0 đồng” OceanBank là 11 tỷ đồng không có khả năng thu hồi.

    Với những phân tích trên, nhà đầu tư sẽ định giá chào sàn cho cổ phiếu ROS ngày 1.9 là bao nhiêu?
    Last edited: 20/09/2016
    thatha_chamchi, Xuandoaspringsail thích bài này.
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.024
    Link không hoạt động à?

    ----------------------------------------------------------------------------

    Mở tài khoản: phí giao dịch 0.15%, margin 3:7, lãi 12%/năm

    Thêm sức mua miễn phí trong 2 ngày cùng nhiều tiện ích khác

    Liên hệ: 0912107487 Sky & yahoo: ntk77822
    Xuandoa thích bài này.
  4. taichinhtuvan

    taichinhtuvan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    4.205
    vào án 10 năm lo còn 2 năm ra tù với trăm tỷ chôn đâu đó trong dòng họ

    làm gì bọn chúng sợ
    nếu nghĩ là chúng sợ thì lầm to
    obama_0099, sipdoXuandoa thích bài này.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    http://viet-stock.vn/2016/09/khoi-to-va-bat-tam-giam-chu-tich-hdqt-mtm-737-495954.htm (bỏ dấu gạch ngang mảu đỏ sẽ rõ)
    Đây mới chỉ bắt đầu làm trong sạch thị trường tài chính thôi,...mới bắt đầu và còn còn dài!
    nvhtXuandoa thích bài này.
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.024
    OK bác.

    ----------------------------------------------------------------------------

    Mở tài khoản: phí giao dịch 0.15%, margin 3:7, lãi 12%/năm

    Thêm sức mua miễn phí trong 2 ngày cùng nhiều tiện ích khác

    Liên hệ: 0912107487 Sky & yahoo: ntk77822
    Xuandoa thích bài này.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Tụi lừa đảo bắt đầu cân não rồi bây giờ cố tình làm nhẹ dư luận nhưng nó dần dần phải chết!
    Xuandoa thích bài này.
  8. subin05

    subin05 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2014
    Đã được thích:
    7.418
    tiếp theo ah? tới mấy cty kiểm toán? đề nghị UBCK thanh lọc đám cty kiểm toán, vì NDT khi đọc báo cáo tài chính, cần sự chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và cty kiểm toán.
    ganhluaveXuandoa thích bài này.
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Từ từ cũng tới thôi bác qua vụ TTF thì cũng có dấu hiệu rồi,...thị trường tài chính phải trong sạch thôi!
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Ông Trịnh Xuân Thanh sẽ bị dẫn độ thế nào?
    Đăng lúc: 20/09/2016 05:37

    In bài viết
    [​IMG]
    Ông Trịnh Xuân Thanh - Ảnh: Internet
    [​IMG] Ngay cả khi bị can Thanh cư trú ở nước không có hiệp định dẫn độ, Việt Nam vẫn có thể yêu cầu quốc gia đó đưa bị can về nước theo nguyên tắc “có đi có lại”.
    Ngày 16-9, Cơ quan CSĐT Bộ ******* đã có quyết định truy nã trong nước và quốc tế đối với bị can Trịnh Xuân Thanh. Hiện chưa có thông tin chính xác bị can đang cư trú ở đâu nhưng nhiều người quan tâm: Nếu phát hiện ông Thanh đang ở nước ngoài thì nhà nước Việt Nam có dẫn độ bị can này về Việt Nam được hay không, dẫn độ thế nào?

    Dẫn độ liên quan chủ quyền quốc gia

    Dẫn độ tội phạm là một thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến quan hệ giữa các quốc gia. Đây là việc đưa một cá nhân đã có hành vi phạm tội theo luật hình sự của một quốc gia trở về quốc gia đó để tiến hành xét xử hoặc để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

    Việc dẫn độ tội phạm một mặt tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó bao gồm sự tôn trọng đối với chủ quyền quốc gia. Mặt khác còn phải theo những nguyên tắc đặc thù như nguyên tắc không dẫn độ công dân mình (trong trường hợp công dân phạm tội ở nước ngoài nhưng đang lẩn trốn tại nước mình), không dẫn độ đối với tội phạm chính trị (khi nước mà người đó đang lẩn trốn và được yêu cầu dẫn độ coi hành vi của người này là “hoạt động chính trị”…

    Do việc yêu cầu dẫn độ và dẫn độ người phạm tội liên quan đến việc thực thi chủ quyền quốc gia của mỗi nước nên trước tiên phải dựa trên cơ sở các hiệp định về dẫn độ giữa hai nước hoặc các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự (gọi chung là “thỏa thuận dẫn độ”).

    Ngoài ra, một số phương thức khác có thể thực hiện tùy thuộc vào quan hệ cụ thể giữa các nước liên quan.





    Hai khả năng cho việc dẫn độ bị can Thanh

    Vì chưa rõ nơi bị can Thanh cư trú nhưng trên cơ sở luật pháp, có thể đặt ra những tình huống sau:

    Giả sử bị can này đang cư trú tại một nước mà giữa Việt Nam và nước đó có hiệp định dẫn độ hoặc hiệp định tương trợ tư pháp, trong đó có quy định về thủ tục này thì yêu cầu dẫn độ, điều kiện, thủ tục và quy trình dẫn độ sẽ thực hiện theo quy định của các thỏa thuận dẫn độ đó.

    Nếu bị can này đang cư trú tại nước mà Việt Nam không có hiệp định dẫn độ (Canada, Mỹ, Australia…) thì việc này không đơn giản. Bởi lẽ nhà nước Việt Nam không có cơ sở pháp lý để đề nghị/yêu cầu nước mà bị can đang cư trú thực hiện việc dẫn độ. Dù rằng công ước về chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc 2003 có đặt ra vấn đề dẫn độ đối với tội phạm tham nhũng nhưng người phạm tội cũng chỉ bị dẫn độ về nước nếu như cả hai nước đều coi hành vi phạm tội đó là hành vi phải bị trừng trị.

    Thành viên Interpol sẽ hỗ trợ bắt giữ

    Nguyên tắc chủ quyền quốc gia không cho phép một nước thực thi quyền bắt giữ một người ngay cả khi có đầy đủ dấu hiệu phạm tội trên lãnh thổ của một nước khác. Cách khác, việc bắt giữ sẽ phải do nước mà bị can đang lẩn trốn tự nguyện bắt giữ hoặc trên cơ sở một lệnh truy nã quốc tế, thường sẽ do Interpol của nước có yêu cầu dẫn độ yêu cầu.

    Cụ thể, nếu cơ quan điều tra của Việt Nam có đầy đủ căn cứ hoặc có cơ sở để nghi ngờ bị can Thanh trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam thì lệnh truy nã quốc tế sẽ được gửi đến tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) để truy tìm, bắt và dẫn độ nghi phạm.

    Cần lưu ý rằng với tôn chỉ tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước thành viên, Interpol không phải là một lực lượng cảnh sát quốc tế mà là một tổ chức liên chính phủ hoạt động nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế. Do đó, Interpol không có chức năng trực tiếp điều tra hay bắt giữ nghi can khi có yêu cầu. Việc bắt giữ người bị phát lệnh truy nã là công việc của cảnh sát các quốc gia, Interpol chỉ hỗ trợ, giúp đỡ và đề nghị các nước thành viên giúp đỡ trong việc đạt được mục tiêu chung. Nói cách khác, thông qua vai trò hỗ trợ của Interpol, một nghi can có thể bị bắt giữ và việc này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định pháp luật cụ thể của nước đó.

    Kế đến, sau khi cảnh sát quốc gia được yêu cầu bắt giữ bị can Thanh thì vấn đề dẫn độ sẽ đặt ra. Vì không có thỏa thuận dẫn độ nên muốn đưa bị can Thanh về Việt Nam có thể dựa trên nguyên tắc “có đi có lại”. Đây là nguyên tắc dựa trên cơ sở quan hệ giữa hai nước, sự tin cậy, thiện chí và sự cam kết khả năng dẫn độ trong tương lai với những trường hợp tương tự. Nói cách khác, dù không có thỏa thuận dẫn độ nhưng hai nước đã từng có hợp tác thực hiện thủ tục này thì Việt Nam có thể dựa vào đó để đề nghị giúp đỡ tương tự.

    Thường thì việc đề nghị dẫn độ trên nguyên tắc “có đi có lại” sẽ được thực hiện bằng con đường ngoại giao giữa hai chính phủ. Tuy nhiên, trên cơ sở chủ quyền quốc gia, việc có dẫn độ người bị bắt hay không lại tùy thuộc vào quyết định của nước đã bắt giữ bị can Thanh.

    Lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh đã được chuyển đến Interpol

    Ngày 19-9, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) thông tin liên quan đến vụ việc khởi tố ông Trịnh Xuân Thanh và bắt tạm giam với nguyên bốn lãnh đạo cấp cao của PVC. Theo thông báo phát đi, những người bị bắt, khởi tố là do liên quan đến những thua lỗ của giai đoạn 2011-2013, còn từ năm 2014 đến nay hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVC ổn định, bước đầu có kết quả.

    Cùng ngày, TTO dẫn nguồn từ một lãnh đạo của Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ ******* cho biết lệnh truy nã quốc tế đối với bị can Trịnh Xuân Thanh đã được chuyển đến tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol).

Chia sẻ trang này